Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK...

Tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK

.PDF
42
592
149

Mô tả:

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính – tiền tệ thế giới như hiện nay, đòi hỏi ngành ngân hàng phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong từng lĩnh vực hoạt động, nghiệp vụ để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển một cách an toàn, hiệu quả và bền vững. Nói đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chúng ta thường nghĩ đến các loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất… Trong những năm gần đây, rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro chiếm tỉ lệ không lớn nên rất khó đo lường, quản lý và chưa được Ngân hàng quan tâm đúng mức. Loại rủi ro này đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Quản trị rủi ro tác nghiệp là một cách phòng bệnh khách quan nếu như được sự quan tâm ứng dụng và quản lý có hiệu quả của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Quản trị rủi ro tác nghiệp không phải là nghiệp vụ mới đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nhằm phát huy hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tác nhiệp, các Ngân hàng thương mại phải có yêu cầu cần thiết thực hiện cam kết theo thông lệ quốc tế trong quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng và đưa vào áp dụng quy trình về quản trị rủi ro tác nghiệp. Chính vì vậy, đề tài “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng VietinBank giai đoạn 2013 – 6/2016” được chọn đề làm nghiên cứu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ PHAN THÀNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHUYÊN ĐỀ NGÂN HÀNG Ngành Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 52340301 Tháng 9/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ PHAN THÀNH MSSV: CT1221M074 QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHUYÊN ĐỀ NGÂN HÀNG Ngành Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN ĐINH YẾN OANH Tháng 9/2016 MỤC LỤC  Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 9 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 9 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 9 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 9 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 9 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................... 10 1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................ 10 1.3.2 Phạm vi thời gian .................................................................................... 10 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 11 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 11 2.1.1 Tổng quan về rủi ro, mối quan hệ rủi ro và quản trị rủi ro tác nghiệp ... 11 2.1.2 Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng .................................. 15 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 16 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 16 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 16 .......................................................................................................................... 16 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 18 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VIETINBANK ................. 18 3.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng VietinBank ............................................ 18 3.1.2 Thành tựu đạt được: ................................................................................ 19 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2013-2015 VÀ 6 THÁNG 2016 .......................................................... 20 CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 23 iii PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK .................................................................................... 23 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 VÀ 6 THÁNG NĂM 2016 ......... 23 4.1.1 Vốn huy động.......................................................................................... 25 4.1.2 Vốn điều chuyển ..................................................................................... 25 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 VÀ 6 THÁNG NĂM 2016 ......... 26 Doanh số cho vay.................................................................................... 26 Doanh số thu nợ ...................................................................................... 28 Dư nợ ...................................................................................................... 29 4.3 PHÂN TÍCH THỰC THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 VÀ 6 THÁNG NĂM 2016 ........................................................................................ 29 4.3.1 Các sai sót trong hoạt động giao dịch, hạch toán chứng từ: ................... 30 4.3.2 Sai sót trong các nghiệp vụ của cán bộ nhân viên: ................................. 30 4.4 ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIETINBANK .................................................. 32 4.4.1 Kết quả đạt được: .................................................................................... 32 4.4.2 Hạn chế, nguyên nhân: ........................................................................... 33 4.5 CÁC GIẢI PHÁP GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÁC NGHIỆP DO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIETINBANK ĐỀ RA GIAI ĐOẠN 20132015 VÀ 6 THÁNG NĂM 2016 ..................................................................... 34 4.5.1 Đối với các đơn vị................................................................................... 35 4.5.2 Đối với các chi nhánh ............................................................................. 36 4.5.3 Đối với các cán bộ .................................................................................. 37 4.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI VIETINBANK ................................................................................................. 37 CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 39 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 39 5.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 39 iv 5.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ............................... 39 v DANH SÁCH BẢNG  Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 2013-2015 ........................................................................................................ 20 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 6 tháng năm 2015-2016 ...................................................................................... 21 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 2013-2015 và 6 tháng 2016 ................................................................................................ 24 Bảng 4.2: Tình hình cho vay của ngân hàng Vietinbank, giai đoạn 2013-2015 và 6 tháng 2016 ................................................................................................ 27 vi DANH SÁCH HÌNH  Trang Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro ....................................................... 12 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  CNTT: Công nghệ thông tin TMCP: Thương mại cổ phần RRTN: rủi ro tác nghiệp viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính – tiền tệ thế giới như hiện nay, đòi hỏi ngành ngân hàng phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong từng lĩnh vực hoạt động, nghiệp vụ để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển một cách an toàn, hiệu quả và bền vững. Nói đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chúng ta thường nghĩ đến các loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất… Trong những năm gần đây, rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro chiếm tỉ lệ không lớn nên rất khó đo lường, quản lý và chưa được Ngân hàng quan tâm đúng mức. Loại rủi ro này đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Quản trị rủi ro tác nghiệp là một cách phòng bệnh khách quan nếu như được sự quan tâm ứng dụng và quản lý có hiệu quả của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Quản trị rủi ro tác nghiệp không phải là nghiệp vụ mới đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nhằm phát huy hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tác nhiệp, các Ngân hàng thương mại phải có yêu cầu cần thiết thực hiện cam kết theo thông lệ quốc tế trong quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng và đưa vào áp dụng quy trình về quản trị rủi ro tác nghiệp. Chính vì vậy, đề tài “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng VietinBank giai đoạn 2013 – 6/2016” được chọn đề làm nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là tập trung vào nghiên cứu quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng VietinBank trong giai đoạn 2014 – 6/2016. Qua đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng khả năng quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt đông kinh doanh của hệ thống ngân hàng VietinBank. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu các nội dung cơ bản của rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp theo quy trình tại hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 9 Đề xuất ý kiến để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian Đề tài phân tích rủi ro tác nghiệp tại hệ thống ngân hàng VietinBank. Phạm vi thời gian Các số liệu phân tích từ các năm 2014 – 6/2016. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung phân tích về quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại hệ thống ngân hàng VietinBank. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro cho ngân hàng trong thời gian tới. 10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Tổng quan về rủi ro, mối quan hệ rủi ro và quản trị rủi ro tác nghiệp 2.1.1.1 Định nghĩa về rủi ro: Theo định nghĩa truyền thống về quản trị rủi ro, rủi ro là những những tổn thất hoặc mất mát tiềm ẩn có ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính của một cá nhân hay tổ chức. Trong quan điểm hiện đại, rủi ro bao hàm rộng hơn và nó không còn bó hẹp trong phạm vi rủi ro tài chính nữa mà còn liên quan đến khả năng hoạt động và mục tiêu chiến lược trong tương lai: “Rủi ro là những khả năng mà những sự kiện diễn ra chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu đã đề ra, gây ra hậu quả tiêu cự và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính cũng như hoạt động của một tổ chức.” Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro trong hoạt động kinh doanh là khả năng một hành động hoặc sự kiện có thể xảy ra trong tương lai có thể đem lại những ảnh hưởng bất lợi đến tình hình hoạt động kinh doanh hay nguồn vốn của tổ chức và ngăn cản tổ chức thực hiện những chiến lược kinh doanh và khả năng tạo ra lợi nhuận cho mình. 2.1.1.2 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro: Trong tình hình hiện nay, hoạt động kinh doanh ngân hàng đang đối mặt với nhiều loại rủi ro, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cũng như khiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm sút đáng kể. Có thể điểm qua bốn loại rủi ro chính mà ngân hàng đang đối mặt hiện nay bao gồm: rủi ro tài chính, rủi ro tác nghiệp, rủi ro kinh doanh, rủi ro sự cố (các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài). Các loại rủi ro này có mối quan hệ với nhau, chúng tương tác qua lại khi có một trong các loại rủi ro xảy ra, nó sẽ kéo theo một loạt các rủi ro khác. Ví dụ, một cán bộ tín dụng không chấp hành đúng các quy chế nghiệp vụ đã ban hành (rủi ro tác nghiệp) gây ra những tổn thất về tài sản và doanh thu (rủi ro tài chính). Trong hoạt động ngân hàng, có thể thấy rủi ro tác nghiệp có ảnh hưởng nhiều nhất và bao trùm lên cácloại rủi ro khác. Vì vậy, mục tiêu quan trọng hàng đầu 11 của hoạt động kinh doanh ngân hàng là phòng ngừa những rủi ro gây ra từ hoạt động tác nghiệp trong nội bộ ngân hàng. Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro (Nguồn: Tài liệu tổng quan quản trị rủi ro tác nghiệp) Qua sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng hiện nay, có thể thấy rằng rủi ro tác nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các loại rủi ro khác. Khi rủi ro tác nghiệp xảy ra, tùy vào mức độ cũng như tính chất của rủi ro, nó sẽ kéo theo đó những tác động đến những khía cạnh khác như tín dụng, thanh khoản, thị trường, thất thoát tài sản, vì vậy ngăn ngừa rủi ro tác nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của ngân hàng. 2.1.1.3 Định nghĩa về rủi ro tác nghiệp: Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng. Mặt khác, rủi ro tác nghiệp phát sinh do hệ thống thông tin có vấn đề, sai sót kỹ thuật,những sai phạm trong kiểm soát nội bộ, những sự kiện không dựđoán trước hay những vấn đề hoạt động khác có thể dẫn đến mất tài sản. Phạm vi và thời gian xảy ra những rủi ro tác nghiệp rất lớn và không thể dự tính được trước, nó có thể xảy ra bất kì lúc nào trong thời gian hoạt động của ngân hàng. Theo Basel II: “Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ xảy ra tổn thất trực tiếp hay gián tiếp do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc thất bại hay do các sự kiện bên ngoài. Rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín”. 12 Có thể nhận thấy rủi ro tác nghiệp là do các nhóm yếu tố sau liên quan sau gây nên, bao gồm: quy trình, con người, hệ thống và các vấn đề khác. Các nhóm yếu tố đó được thể hiện như sau: Quy trình: rủi ro tác nghiệp tăng theo mức độ phức tạp của giao dịch Giao dịch có nhiều bước, nhiều quy trình, hoặc nhiều mốc tham chiếu; các giao dịch đòi hỏi phải có kiểm soát nội bộ và phê duyệt; và các giao dịch không được xác định rõ ràng hoặc không được thực hiện theo đúng chính sách quy định. Mọi bộ phận hay quy trình của một tổ chức tín dụng như từ việc lập kế hoạch, nhận tiền gửi, huy động nguồn nhân lực thông qua tín dụng và các hợp động, ra quyết định đầu tư, xử lý giao dịch… đều chịu rủi ro tác nghiệp. Con người: Rủi ro tác nghiệp tăng lên cùng với sự tham gia của con người vào hoạt động khởi tạo, phê duyệt, báo cáo hoặc điều chỉnh một giao dịch. Các khía cạnh của rủi ro tác nghiệp bao gồm hành vi gian lận, lỗi, sự bỏ sót và lạm dụng của nhân viên. Ngân hàng càng có nhiều nhân viên, nhiều địa điểm giao dịch và khách hàng thì rủi ro tác nghiệp càng cao. Số lượng nhân viên tăng nhanh là dấu hiệu tăng rủi ro tác nghiệp. Hệ thống: đây chỉ là một phẩn của rủi ro tác nghiệp nhưng lại có thể ảnh hưởng đến tất cả các loại rủi ro khác trong tổ chức tín dụng. Các vấn đề khác: Các vấn đề khác có ảnh hưởng đến rủi ro tác nghiệp bao gồm: số tiền của các giao dịch, số lượng các giao dịch, và số lượng các thay đổi và một ngân hàng đang gặp phải (lãnh đạo mới, nhân viên mới, sản phẩm mới, nhưng thay đổi về chương trình hệ thống….) Các nhóm nhân tố trên tác động đến tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng do vậy mà rủi ro tác nghiệp tồn tại trong tất cả các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho nên có rất nhiều vấn đề liên quan đến rủi ro hoạt động như: Chiến lược kinh doanh. Chính sách, các quy trình tác nghiệp. Công tác tổ chức. Các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động hỗ trợ. Nguồn nhân lực. Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin. Các biện pháp kiểm soát. Công tác kiểm toán. 13 2.1.1.4 Tổng quan về quản trị rủi ro tác nghiệp: Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình ngân hàng tiến hành các hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu tác động do rủi ro tác nghiệp gây nên, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, các quy trình, quy chế quản lý rủi ro tác nghiệp để thực hiện công tác quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro tác nghiệp nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra. Quản trị rủi ro tác nghiệp hiệu quả không có nghĩa là loại bỏ được toàn bộ rủi ro có thể xảy ra, nó chỉ có thể giúp ngân hàng nhận biết, kịp thời áp dụng các biện pháp để ngăn chặn cũng như giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực do rủi ro tác nghiệp gây nên. Mục đích của quản trị rủi ro tác nghiệp là nhằm tìm hiểu mức độ rủi ro tác nghiệp của tổ chức, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, phân bổ các nguồn lực quản lý và xác định các yếu tố tác động từ bên ngoài cũng như nội bộ của tổ chức để giúp dự báo được rủi ro, từ đó có giải pháp phòng ngừa, hạn chế những thiệt hại. Quản lý rủi ro tác nghiệp giúp cho ngân hàng ngăn ngừa các hành vi gian lận, giảmthiểu sai sót trong quá trình giao dịch, duy trì tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. 2.1.1.5 Phân loại rủi ro tác nghiệp: Dựa theo quan sát thực tế bên cạnh quy chế về phân loại rủi ro tác nghiệp ngân hàng, tôi có thể phân loại rủi ro tác nghiệp bao gồm 7 loại chính sau đây: ❖ Gian lận nội bộ: Các hành động cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cố ý vi phạm các quy chế, quy tắc, chính sách của ngân hàng liên quan đến ít nhất một cá nhân thuộc hệ thống Ngân hàng, bao gồm các nhóm hành vi sau: Các hành vi gian lận, giả mạo, trộm cắp… nhằm đạt được lợi ích về mặt kinh tế. Các hành vi vi phạm an ninh hệ thống CNTT như cố ý làm lây nhiễm virus, truy cập/ tiết lộ, sử dụng thông tin trái phép. Các giao dịch, hành động vượt thẩm quyền như cố ý không báo cáo các giao dịch, cố y không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, cố ý vi phạm hạn mức giao dịch được phép… nhằm đạt lợi ích cá nhân hay người thân. 14 ❖ 2.1.2.2 Gian lận từ bên ngoài Các hành động cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cố ý vi phạm các quy tắc, chính sách, quy định của ngân hàng bởi đối tượng bên ngoài, mà không có sự hỗ trợ giúp đỡ hay cấu kết của cán bộ NHCT, bao gồm các nhóm hành vi sau: Các hành vi gian lận, giả mạo, trộm cắp… do đối tượng bên ngoài Ngân hàng thực hiện. Các hành vi gian lận an ninh hệ thống CNTT như cố ý làm lây nhiễm virus, truy cập, tiết lộ, sử dụng thông tin trái phép… do đối tượng bên ngoài Ngân hàng thực hiện. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng Bước 1: Phát hiện, xử lý và khai báo sự cố RRTN: Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sự cố, lãnh đạo/ cán bộ phát hiện sự cố phải chủ động, nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử lý sự cố và giảm thiểu tổn thất phát sinh. Trường hợp vượt thẩm quyền phải báo cáo ngay cho Ban lãnh đạo để trực tiếp xem xét, chỉ đạo sự cố phát sinh. Tạo thông tin trên hệ thống để lãnh đạo kiểm soát và theo dõi, cập nhật thông tin. Bước 2: Điều tra sự cố RRTN phát sinh: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo sự cố qua hệ thống, cán bộ điều tra liên hệ đơn vị phát sinh sự cố để trao đổi, phối hợp xác mình thông tin sự cố, điều tra bổ sung các thông tin còn thiếu. Sau đó Nhập dữ liệu vào hệ thống, theo dõi, cập nhật các thông tin bổ sung về sự cố RRTN từ đơn vị phát sinh cho đến khi xử lý xong hoàn toàn. Bước 3: Kiểm soát phê duyệt thông tin sự cố RRTN phát sinh: Ngay khi nhận được thông tin trên hệ thống, lãnh đạo kiểm soát Kiểm tra, rà soát thông tin sự cố trên báo cáo điều tra sự cố RRTN, yêu cầu cán bộ điều tra bổ sung, hoàn thiện báo cáo (nếu cần) ký kiểm soát trên báo cáo, chuyển lại cho cán bộ điều tra. Bước 4: Giám sát, xác nhận thông tin sự cố RRTN phát sinh: Thực hiện: Lãnh đạo đơn vị phát sinh sự cố. Hàng ngày lãnh đạo đơn vị có quyền vấn tin hệ thống xem chi tiết các sự cố RRTN phát sinh tại đơn vị, giám sát và đôn đốc tiến trình xử lý sự cố. 15 Bước 5: Báo cáo giám sát sự cố/ tổn thất RRTN: Hằng ngày, Phòng QLRR&NCVĐ Kiểm tra, giám sát báo cáo thống kê sự cố/tổn thất RRTN trên hệ thống, thua thập thông tin .Trường hợp phát hiện nguy cơ RRTN lớn và nghiêm trọng, phải lập tức trình ban lãnh đạo có công văn cảnh báo đến các đơn vị để rút kinh nghiệm và phòng ngừa sự cố phát sinh. Hằng tháng thực hiện báo cáo thống kê tổng hợp phân tích thực trạng RRTN trên toàn hệ thống và theo từng đơn vị, báo cáo Ban lãnh đạo, Ủy ban QLRR và gửi tới các đơn vị liên quan. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu - Các số liệu dùng để phân tích được lấy từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Vietinbank. Cụ thể là trên trang web chính thức của công ty: www.vietinbank.vn - Ngoài ra còn xem và thu thập từ các tạp chí và sách báo cáo liên quan đến đề tài phân tích. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số của chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở ( so sánh giữa kỳ này với kỳ trước). Y = Y – Yo Trong đó: Y : Là khoảng chênh lệch tăng giảm giữa các chỉ tiêu kinh tế Y : Là chỉ tiêu kinh tế kỳ này Yo : Là chỉ tiêu kinh tế kỳ trước Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của con số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Y = Y x 100% Yo 16 Trong đó: Y : Là tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Y : Là chỉ tiêu kinh tế kỳ này Yo : Là chỉ tiêu kinh tế kỳ trước Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. Do kết quả QTRRTN được hình thành bởi nhiều yếu tố. Phương pháp này giúp đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu. Từ đó cho thấy được yếu tố nào tích cực, yếu tố nào còn hạn chế. 17 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIETINBANK 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VIETINBANK Lịch sử hình thành Ngân hàng VietinBank Ngày 26 tháng 03 năm 1988, Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN, và chính thức được đổi tên thành “Ngân Hàng Công Thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về sự thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Ngày 15 tháng 04 năm 2008, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chính thức đổi thương hiệu mới “Vietinbank” thay thế tên thương hiệu cũ “Incombank”. Thương hiệu mới Vietinbank đã hiện diện ở khắp mọi miền đất nước với một hình ảnh mới mẻ, trẻ trung, nhất quán và mạnh mẽ hơn nhằm hướng tới mục tiêu “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại, Tăng trưởng”. Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển đến nay, Ngân hàng Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt đông phân bố rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm: 01 Hội sở chính; 01 Sở giao dịch; 02 Văn phòng đại diện trong nước và 01 Văn phòng đại diện nước ngoài; 149 Chi nhánh cấp 1 và 02 Chi nhánh tại nước ngoài; có 07 công ty con và 01 ngân hàng con bao gồm: Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Ngân Hàng Công Thương(VietinbankSC), Công ty Quản lí nợ và Khai thác tài sản, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty Bảo hiểm Vietinbank, Công ty quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý và Ngân hàng Công Thương Việt Nam (tại Lào); có 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm: Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ thông tin, trường đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Vietinbank còn là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành ngân hàng Việt Nam trên thế giới. Ngân hàng Vietinbank hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vốn 18 điều lệ của Ngân hàng Vietinbank tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là (31/12/2014) là hơn 37.234 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 661.241 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 6% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Theo BCTC chưa kiểm toán của ngân hàng Vietinbank, tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2014 vốn điều lệ và tổng tài sản của ngân hàng tương ứng là 37.234 tỷ đồng và 779.483 tỷ đồng Thành tựu đạt được: Ra đời cách đây 2 thập kỷ trong bối cảnh đất nước vừa bước vào giao đoạn tiến hành công cuộc đổi mới, Ngân hàng Vietinbank đã gặp nhiều khó khăn. Vượt qua trở ngại lúc “khởi nghiệp” và bắt đầu thuận lợi vào giữa thập kỷ 90 thì cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã làm đảo lộn tất cả. Rất nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng bị phá sản. Đó là: vụ EPCO Minh Phụng nổi tiếng với những dự án bất động sản hoang tàn tại TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương. Giai đoạn 1998 – 2000, nợ xấu của Vietinbank chiếm đến 29% tổng tài sản. Nhưng bằng nổ lực vượt bậc của ngân hàng cộng với sự ủng hộ của Chính Phủ , trong vòng 5 năm (giai đoạn 2001 – 2006) Vietinbank đã thu hồi và xử lí toàn bộ hơn 1000 tỷ đồng nợ tồn đọng, tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2006 còn 3% và đến nay chỉ còn 1,1% trên tổng dư nợ cho vay và luôn ở mức an toàn (<3%). Trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay Vietinbank đã trở thành Ngân hàng thương mại có uy tín trên thị trường Việt Nam. Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Công thương năm 2014, tổng tài sản đạt được gần 662 tỷ đồng, chiếm thị phần khoảng 18% trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 14.7%. Số tiền mà Ngân hàng Vietinbank đã cho vay trung, dài hạn đến nay là gần 500.000 tỷ đồng để thực hiên nhiều dự án lớn, trong đó có nhiều dự án mang tầm quốc gia như: Thủy điện Sơn La, Đạm Phú Mỹ và Vinasat-1..v.v. Vai trò quan trọng của Vietinbank còn được thể hiện ở chổ khi cần đến vốn cho các dự an lớn của đất nước thì Vietinbank luôn là một trong những tên tuổi được Chính phủ và các Doanh nghiệp nghĩ đến đầu tiên. Tính từ năm thành lập (1988) đến ngày nay, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được tặng thưởng: nhiều Huân chương Lao động và Huân chương Độc lập, hàng ngàn bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc và các bộ, ban, ngành.... Năm 2014, Ngân hàng Vietinbank là thương hiệu duy nhất của Việt Nam 3 lần liền (2012-2014) được tạp chí Forbes xếp hạng 2000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Năm 2015, ngân hàng Vietinbank Việt Nam lọt vào Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới theo xếp hạng của hạng tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance. Bên canh đó, có 3 19 năm liên tiếp nhận giải Thương hiệu Quốc gia và vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp thực hiên tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng”. 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2013-2015 VÀ 6 THÁNG 2016 Một ngân hàng hoạt động trên thị trường tài chính, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn như: sự cạnh tranh của đối thủ, sự biến động của thị trường tài chính, nhu cầu ngày càng cao của khác hàng,… Vì vậy, muốn tồn tại và duy trì hoạt động của mình thì Ngân hàng phải thật sự hoạt động có hiệu quả. Để đạt được như vậy thì Ngân hàng phải có nguồn vốn vững mạnh và biết cách sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhằm đem lại lơi nhuận theo mong muốn của Ngân hàng. Đây là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng nói chung cũng như hệ thống của Ngân hàng VietinBank nói riêng trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Để hiểu thêm về vấn đề này và để thấy rõ hơn kết quả hoạt đông kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua thông qua bảng 3.1 và bảng 3.2: Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 Chênh lệch 2014/2013 2015 Số tiền Thu nhập Chi phí 20.143 21.783 21.031 1.640 3,58 9.414 9.827 1.290 -4,20 12.019 12.369 11.204 350 10,40 8.124 Lợi nhuận (%) Chênh lệch 2015/2014 Số tiền (%) -752 -3,45 413 4,39 -1.165 -9,42 Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 2013-2015 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất