Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn luận văn thạc sĩ...

Tài liệu Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn luận văn thạc sĩ

.PDF
122
547
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỤY ÁNH NHUNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỤY ÁNH NHUNG Chuyên ngành : Tài chính – ngân hàng Mã số chuyên ngành: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB)”là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP. HCM, ngày tháng Tác giả năm 2014 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC TÓM TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................................................................4 1.1 Cơ sở lý luận về QTRRTN của ngân hàng thương mại ..................................4 1.1.1 Khái niệm RRTN...........................................................................................4 1.1.2 Phân loại RRTN.............................................................................................5 1.1.3 Nội dung của QTRRTN .................................................................................7 1.1.3.1 Khái niệm QTRRTN....................................................................................7 1.1.3.2 Xác định RRTN ...........................................................................................7 1.1.3.3 Đo lường RRTN ..........................................................................................8 1.1.4 Hậu quả của RRTN...................................................................................... 10 1.2 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QTRRTN .................... 10 1.2.1 Tổ chức bộ máy QTRRTN........................................................................... 10 1.2.2 Quy trình tác nghiệp .................................................................................... 11 1.2.3 Hệ thống thông tin tác nghiệp ...................................................................... 12 1.2.4 Yếu tố con người ......................................................................................... 13 1.2.5 Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN ................................................ 13 1.3 Mô hình lý thuyết có liên quan..................................................................... 14 1.4 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 16 1.4.1 Phát biểu giả thuyết ..................................................................................... 16 1.4.2 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 18 1.5 Kết luận chương .......................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN ................................................................... 20 2.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Sài Gòn......................................................... 20 2.1.1 Khái quát về SCB ........................................................................................ 20 2.1.2 Hoạt động huy động vốn.............................................................................. 23 2.1.3 Hoạt động tín dụng ...................................................................................... 24 2.1.4 Tầm nhìn chiến lược .................................................................................... 25 2.1.5 Công tác quản trị nguồn nhân lực................................................................. 26 2.1.6 Hiện đại hóa công nghệ thông tin:................................................................ 27 2.2 Công tác QTRRTN tại SCB ......................................................................... 27 2.2.1 Bộ máy QTRR của SCB .............................................................................. 28 2.2.2 Cơ sở pháp lý cho công tác QTRRTN.......................................................... 28 2.2.3 Thực trạng RRTN tại SCB ........................................................................... 29 2.2.3.1 Đánh giá kết quả công tác QTRRTN tại SCB........................................ 29 2.2.3.2 Những thành quả đạt được .................................................................... 33 2.2.3.3 2.3 Những tồn tại, yếu kém ......................................................................... 37 Kết luận chương 2........................................................................................ 38 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 40 3.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 40 3.1.1 Cơ sở dữ liệu: .............................................................................................. 40 3.1.2 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 41 3.2 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 42 3.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 42 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng .................................................................... 44 3.2.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát và thang đo ...................................................... 44 3.2.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo............................................................... 48 3.2.2.3 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA .......... 51 3.3 Mô hình nghiên cứu nghiên cứu sau đánh giá thang đo ................................ 59 3.3.1 Phân tích tương quan ................................................................................... 60 3.3.2 Phân tích hồi quy ......................................................................................... 63 3.3.3 Kiểm định các giả thuyết ............................................................................. 67 3.4 Đánh giá kết quả nghiên cứu........................................................................ 69 3.5 Kết luận chương 3........................................................................................ 71 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN .................................................... 72 4.1 Định hướng QTRRTN tại SCB đến năm 2020 ............................................. 72 4.1.1 Định hướng phát triển của SCB đến năm 2020 .......................................... 72 4.1.2 Định hướng QTRRTN của SCB đến năm 2020.......................................... 72 4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác QTRRTN tại SCB ...................................... 73 4.2.1 Giải pháp về tổ chức bộ máy QTRRTN ..................................................... 73 4.2.2 Giải pháp về các quy trình tác nghiệp ........................................................ 73 4.2.3 Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tác nghiệp ................................. 74 4.2.4 Chú trọng việc đào tạo con người .............................................................. 74 4.2.5 Hoàn thiện công tác thu thập thông tin tổn thất RRTN ............................... 75 4.2.6 Giải pháp khác ........................................................................................... 76 4.3 Kiến nghị ..................................................................................................... 77 4.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam....................................... 77 4.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ........................................................................ 78 4.4 Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 78 4.4.1 Về mặt lý thuyết .......................................................................................... 78 4.4.2 Về mặt thực tiễn .......................................................................................... 79 4.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 79 4.6 Kết luận chương 4........................................................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 81 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 82 Phụ lục I: DÀN BÀI CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH: .............................. 82 Phụ lục II: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ............................................................ 87 Phụ lục III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 92 III.1. Thống kê mô tả mẫu ..................................................................................... 92 III.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo ...................................................................... 92 III.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................ 101 III.4. Phân tích tương quan Pearson ..................................................................... 106 III.5. Phân tích hồi quy ........................................................................................ 108 TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Xác định các yếu tố tác động đến Hiệu quả QTRRTN, (2) Đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho các NHTM và NHNN nhằm xây dựng các quy trình, quy chế, quy định nhằm đảm bảo hiệu quả công tác QTRRTN. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính xác định được 5 nhân tố tác động đến Hiệu quả QTRRTN gồm: (1) Tổ chức bộ máy QTRRTN, (2) Quy trình tác nghiệp, (3) Hệ thống thông tin, (4) Yếu tố con người, (5) Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng phân tích hồi quy đa biến thông qua phần mềm SPSS 16.0 với số lượng mẫu là 220. Kết quả phân tích, kiểm định thang đo cho thấy mô hình sẽ gồm: 5 nhân tố độc lập là (1) Tổ chức bộ máy QTRRTN, (2) Quy trình tác nghiệp, (3) Hệ thống thông tin, (4) Yếu tố con người, (5) Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN tác động đến Hiệu quả QTRRTN. Và kết quả hồi quy đa biến khẳng định mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu khảo sát cũng như cho thấy các giả thuyết cho mô hình điều chỉnh đều được chấp nhận. Trong đó, các giả thuyết về các nhân tố (1) Tổ chức bộ máy QTRRTN, (2) Quy trình tác nghiệp, (3) Hệ thống thông tin, (4) Yếu tố con người, (5) Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN có tác động dương đến Hiệu quả QTRRTN đều được chấp nhận. Kết quả của nghiên cứu này cho các NHTM có cái nhìn rõ nét hơn trong công tác QTRRTN. Từ đó, có thể định hướng việc xây dựng chính sách, quy trình nhằm đảm bảo Hiệu quả QTRRTN. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đóng góp thêm một tài liệu khoa học trong lĩnh vực QTRRTN thông qua việc xây dựng một mô hình lý thuyết giải thích các nhân tố tác động đến Hiệu quả QTRRTN. Nó giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về công tác QTRRTN tại các NHTM tại Việt Nam. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATM: Automatic Teller Machine NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng Thương mại. RRTN: Rủi ro tác nghiệp. QTRR: Quản trị rủi ro QTRRTN: Quản trị rủi ro tác nghiệp. SCB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn. WTO: World Trade Organization. TCTD: Tổ chức tín dụng TT1: Thị trường 1 HĐQT: Hội đồng quản trị DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình hoạt động năm 2012-2013 SCB ...................................................21 Bảng 2.2 Thống kê số liệu RRTN...............................................................................29 Bảng 3.1 Thông tin mẫu ............................................................................................45 Bảng 3.2 Bảng phát biểu thang đo Tổ chức bộ máy QTRRTN....................................45 Bảng 3.3 Bảng phát biểu thang đo Quy trình tác nghiệp .............................................46 Bảng 3.4 Bảng phát biểu thang đo Hệ thống thông tin ................................................46 Bảng 3.5 Bảng phát biểu thang đo Yếu tố con người ..................................................47 Bảng 3.6 Bảng phát biểu thang đo Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN.........47 Bảng 3.7 Bảng phát biểu thang đo Hiệu quả QTRRTN...............................................48 Bảng 3.8 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ..................................................49 Bảng 3.9 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập ..............................................53 Bảng 3.10 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ..............................................58 Bảng 3.11 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá thang đo ..59 Bảng 3.12 Kết quả phân tích tương quan Pearson .......................................................60 Bảng 3.13 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình.........................................64 Bảng 3.14 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình...................................................64 Bảng 3.15 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy....................65 Bảng 3.16 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết .................................................69 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Các yếu tố của QLRR ............................................................................14 Hình 1.2. Mô hình QLRR 3 cấp độ........................................................................15 Hình 1.3. Vòng điều khiển 9 yếu tố cho quá trình QTRRTN ................................16 Hình 1.4. Mô hình đề xuất .....................................................................................18 Sơ đồ 2.1. Bộ máy QTRRTN của SCB ..................................................................28 Biểu đồ 2.2. Tình hình RRTN................................................................................31 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................42 Hình 3.2. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ....................................................................66 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập quốc tế đã mở ra cơ hội để ngành Ngân hàng Việt Nam tiếp cận gần hơn với trình độ và chuẩn mực quốc tế. Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi các Ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung, QTRR nói riêng theo chuẩn mực quốc tế. Trong thời gian qua, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã quan tâm và tập trung thực hiện quản lý một số rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất,…nên đến nay đã xây dựng được một nền tảng khá tốt cả về kiến thức và nguồn lực để quản trị các loại rủi ro này. Song đối với RRTN thì hầu như chỉ mới bắt đầu, trong khi đó, RRTN là loại rủi ro liên quan tới nhiều yếu tố như: con người, hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ và cả các sự kiện bên ngoài. Đây là những yếu tố rất đa dạng và thường xuyên biến đổi, do đó RRTN luôn xuất hiện trong hầu hết các hoạt động quan trọng của ngân hàng. Các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán ảnh hưởng bị tổn thất vì RRTN trong các ngân hàng thông thường là 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (nguồn: báo cáo thực trạng ngành ngân hàng năm 2010- Viện chiến lược ngân hàng nhà nước Việt Nam). Ngoài ra tổn thất do RRTN ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng. Trong xu thế phát triển hiện tại, RRTN ngày càng trở thành vấn đề lớn do môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, hành vi trái pháp luật không ngừng tăng lên trong điều kiện hội nhập quốc tế và áp lực công việc, đòi hỏi kết quả và lòng trung thành của nhân viên ngày càng cao cùng với sự tận tâm của lãnh đạo nhiều hơn; Sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn cùng với tốc độ và khối lượng giao dịch tăng mạnh cũng là yếu tố làm tăng RRTN. Vì vậy, việc quản lý RRTN càng trở nên cấp thiết trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng tăng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo sau đại học vào điều kiện Việt Nam, học viên đã lựa chọn đề tài “QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB)” để làm luận văn nghiên cứu. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện hướng đến các mục tiêu sau đây:  Hệ thống lý thuyết về quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại  Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn.  Đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tại ngân hàng TMCP Sài Gòn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị RRTN của ngân hàng TMCP Sài Gòn.  Phạm vi nghiên cứu:  Không gian nghiên cứu: Trong toàn hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn  Thời gian nghiên cứu: 5/2013 – 5/2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận cơ bản về QTRRTN của ngân hàng thương mại, tác giả vận dụng vào thực tiễn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn. Đề tài thực hiện nghiên cứu định lượng bằng phương pháp hồi quy OLS dựa trên dữ liệu thu thập từ nhân viên trong toàn hệ thống của ngân hàng TMCP Sài Gòn, lựa chọn các biến có liên quan đến đề tài để xây dựng mô hình hồi quy đa biến thể hiện các nhân tố tác động đến RRTN trong hoạt động tại ngân hàng TMCP Sài Gòn. Dựa trên kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến RRTN, đề tài đưa ra một số các khuyến nghị nhằm hạn chế RRTN trong các hoạt động tại ngân hàng TMCP Sài Gòn và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. 3 5. Bố cục đề tài Kết cấu đề tài bao gồm 4 chương và được trình bày theo thứ tự như sau: Chương 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận về QTRRTN của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm RRTN Theo S. Tchernobai, (2006), thì RRTN được định nghĩa là nguy cơ tổn thất do không có quy trình xử lý nội bộ hoặc quy trình đạt yêu cầu, con người và hệ thống, hoặc từ các sự kiện bên ngoài. Theo Basel II: RRTN được định nghĩa là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc không hoạt động, hay do các sự kiện bên ngoài. Khái niệm RRTN bao gồm cả rủi ro luật pháp, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín doanh nghiệp. Tác giả Nguyễn Hoài Linh, (2012), cho rằng RRTN là các tổn thất do con người, do quá trình xử lý công việc, do hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động, hoặc do các sự kiện bên ngoài gây ra. Có thể hiểu RRTN là rủi ro phát sinh do yếu tố con người (cẩu thả, gian lận); sự yếu kém trong hệ thống công nghệ, thông tin; sự sơ hở, thiếu các quy định của các NHTM. Định nghĩa này bao gồm cả rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro danh tiếng. RRTN bao gồm: gian lận của nhân viên, các vụ trộm, lỗi hệ thống, mất điện, lũ lụt, hoặc các lý do khác dẫn đến các sai sót ở một ngân hàng mà không thể phân loại vào các rủi ro khác. RRTN cũng bao gồm cả rủi ro tuân thủ. Rủi ro tuân thủ là rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến thu nhập và vốn phát sinh do việc không tuân thủ pháp luật, quy định, quy chế, thông lệ tốt, chính sách và quy trình nội bộ hoặc các chuẩn mực đạo đức khác. 5 1.1.2 Phân loại RRTN Theo định nghĩa của Basel 2 thì RRTN được xác định dựa trên nguyên nhân gây ra RRTN. Có 4 nhân tố (nguyên nhân) là: con người (People), quy trình nội bộ (Internal Processes), hệ thống (Systems) và sự kiện bên ngoài (External Events). a) Rủi ro từ bên trong nội bộ ngân hàng  Rủi ro do yếu tố con người. RRTN tăng lên cùng với sự tham gia của con người vào hoạt động khởi tạo, phê duyệt, báo cáo hoặc điều chỉnh một giao dịch. NH càng có nhiều nhân viên, nhiều địa điểm giao dịch và khách hàng thì RRTN càng cao. Số lượng nhân viên tăng nhanh là dấu hiệu tăng RRTN. + Do cán bộ, nhân viên thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được ủy quyền hoặc phê duyệt vượt quá thẩm quyền cho phép. + Do cán bộ tác nghiệp không tuân thủ đúng các quy chế, quy trình nghiệp vụ như cho vay không đúng đối tượng, không đúng mục đích sử dụng vốn vay, hạch toán nhầm tài khoản không sửa chữa kịp thời, chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế bảo mật bằng mã khóa điện tử,… + Rủi ro về đạo đức nghề nghiệp như: nhân viên kế toán, thủ quỹ và kiểm soát thông đồng để chiếm dụng tiền mặt trong kho, hoặc có thể biển thủ số tiền nộp vào tài khoản của khách hàng; cán bộ tín dụng lợi dụng khách hàng để vay kế, đòi hỏi khách hàng phải trả phí riêng đối với cán bộ,  Rủi ro do quy định, quy trình nghiệp vụ: RRTN tăng theo mức độ phức tạp của giao dịch. Giao dịch có nhiều bước, nhiều quy trình, hoặc nhiều mốc tham chiếu; các giao dịch đòi hỏi phải có kiểm soát nội bộ và phê duyệt; và các giao dịch không được xác định rõ ràng hoặc không được thực hiện theo đúng chính sách quy định. Mọi bộ phận hay quy trình của một tổ chức tín dụng như từ việc lập kế hoạch, nhận tiền gửi, huy động nguồn nhân lực thông qua tín dụng và các hợp đồng, ra quyết định đầu tư, xử lý giao dịch đều chịu RRTN. 6 Do quy định, quy trình nghiệp vụ có nhiều điể m bất cập, chưa hoàn chỉnh, + tạo kẻ hở để kẻ xấu lợi dụng gây thiệt hại. Quy định, quy trình nghiệp vụ chưa phù hợp, gây khó khăn cho cán bộ khi tác + nghiệp.  Rủi ro từ hệ thống hỗ trợ, Core banking: + Do dữ liệu không đầy đủ hoặc hệ thống bảo mật thông tin không an toàn. + Hệ thống bị ngừng hoạt động do máy chủ bị trục trặc kỹ thuật, hoặc do sự cố đường truyền,… b) Rủi ro do các tác động bên ngoài: Sự kiện bên ngoài là các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng cũng góp phần gây ra RRTN.  Rủi ro do hành vi lừa đảo, trộm cắp và/hoặc phạm tội của các đối tượng bên ngoài ngân hàng (hành động phá hoại, đánh bom...).  Rủi ro do các sự kiện bên ngoài và/hoặc do tự nhiên (động đất, bão...) gây gián đoạn /thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Rủi ro các văn bản, quy định của chính phủ, các ban ngành liên quan có sự thay đổi hoặc có những quy định mới làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.  Tổn thất do các sự kiện bên ngoài gây ra có thể được giảm bớt thông qua bảo hiểm, kế hoạch dự phòng và hệ thống phục hồi. Việc lập kế hoạch kinh doanh liên tục là một cách quan trọng giúp ngân hàng chuẩn bị cho các rủi ro từ các sự kiện bên ngoài và quản lý những rủi ro này. c) Các vấn đề khác như: Khối lượng và giá trị giao dịch, mức độ phức tạp của giao dịch, những thay đổi mà ngân hàng đang gặp phải (quyền sở hữu mới, lãnh đạo mới, nhân viên mới, sản phẩm mới, những thay đổi về chính sách, quy trình, hệ thống vv...). Các ngân hàng đang trong quá trình sáp nhập với tổ chức hoạt động ngân hàng khác thì có mức độ RRTN đặc biệt cao. 7 1.1.3 Nội dung của QTRRTN 1.1.3.1 Khái niệm QTRRTN QTRRTN là quá trình tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến RRTN, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý RRTN để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát RRTN nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra. 1.1.3.2 Xác định RRTN a) Xác định dấu hiệu RRTN  Xác định các dấu hiệu RRTN gồm các nội dung: nguy cơ rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, đối tượng gây rủi ro, mức độ rủi ro.  Xác định dấu hiệu RRTN theo 07 nhóm (Dấu hiệu rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản). b) Sự cố RRTN  Các đơn vị chức năng chủ động theo dõi, báo cáo các sự cố RRTN.  Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp làm đầu mối xây dựng, lưu trữ bộ dữ liệu tổn thất RRTN của ngân hàng.  Báo cáo sự cố RRTN c) Giao dịch nghi ngờ, bất thường  Các loại báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường gồm: Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí do Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp phối hợp với các Ban nghiệp vụ đưa ra; Báo cáo 8 giao dịch nghi ngờ, bất thường được xây dựng cho từng phân hệ nghiệp vụ trong hệ thống chính và các hệ thống khác có liên quan.  Căn cứ yêu cầu quản lý, lập báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất.  Quản lý truy cập chương trình Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường. 1.1.3.3 Đo lường RRTN Các phương pháp lượng hóa RRTN theo chuẩn mực của Basel II Phương pháp 1: Phương pháp chỉ số cơ bản BIA Các ngân hàng đang sử dụng phương pháp chỉ số cơ bản cần nắm giữ mức vốn đối với RRTN bằng một tỷ lệ không đổi 15% của tổng thu nhập dương trung bình trong 03 năm gần nhất của toàn ngân hàng, tức là nếu có bất kỳ năm nào mà tổng thu nhập âm hoặc bằng 0 thì số liệu của năm đó không được tính vào giá trị trung bình. KBIA = Trong đó:  KBIA: là chi phí vốn trong phương pháp chỉ số cơ bản  GI: là tổng thu nhập năm của 03 năm gần nhất thỏa mãn điều kiện thu nhập dương.  n = số lượng lần của ba năm kế trước mà tổng thu nhập là dương.  α = 15%, do Ủy ban quy định, có quan hệ với mức độ mở rộng ngành của mức đủ vốn yêu cầu đối với mức độ mở rộng ngành của chỉ số. Tổng thu nhập hàng năm được tính bằng thu nhập lãi ròng, cộng với thu nhập phi lãi ròng theo định nghĩa bởi các cơ quan giám sát quốc gia và/ hoặc các tiêu chuẩn kế toán quốc gia. Phương pháp 2: Phương pháp tiêu chuẩn hóa SA
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng