Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Thực trạng và...

Tài liệu Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

.DOC
66
14538
71

Mô tả:

1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta đã có những bước tiến dài trong việc hội nhập sâu rộng với thế giới, dấu mốc quan trọng cho việc đó là Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) vào tháng 11/2006. Tham gia vào sân chơi lớn như WTO đem lại cho chúng nhiều lợi ích, cơ hội để phát triển, tuy nhiên nó cũng có không ít thách thức. Thách thức lớn nhất với chúng ta là phải từng bước tự do hóa thị trường, và tự do hóa lãi suất là một trong những yêu cầu tất yếu. Tự do hóa lãi suất là lãi suất trên thị trường sẽ do Cung – Cầu quỹ cho vay quyết định. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như sức khỏe tài chính của các NHTM. Chính vì vậy việc kiểm soát tốt biến động rủi ro lãi suất là thực sự cần thiết cho các NHTM. Là một ngân hàng hàng đầu trong hệ thống các NHTM, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam phải đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro lãi suất. Chính vì vậy đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” vừa mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc gắn liền với những nội dung mà người viết được đào tạo cũng như được tiếp xúc qua quá trình thực tế tại đây là nội dung nghiên cứu của mình. 2. - Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những nội dung cơ bản về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất. - Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản tri rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Báo cáo được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2012, với đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo có sử dụng phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, các mô hình định lượng rủi ro lãi suất: GAP, VaR, DGAP…phương pháp phân tích thực chứng và phương pháp phân tích chuẩn tắc… 5. Kết cấu Tên đề tài: “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – thực trạng và giải pháp” Ngoài phần mở đầu, kêt luận và các danh mục bảng, biểu, tài liệu tham khảo, báo cáo chia làm ba chương: Chương I: Rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT 3 Trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường… Các rủi ro này luôn hiện hữu và tồn tại một cách khách quan. Công tác quả trị của Ngân hàng cũng chỉ có thể hạn chế và khắc phục 1 phần nào đó ảnh hưởng của những rủi ro trên. Một trong những loại rủi ro mà ngân hàng khó có thể kiểm soát là rủi ro lãi suất. 1.1.1. Khái niệm và phân loại rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường biến động. Cụ thể hơn, rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Khi lãi suất trên thị trường thay đổi, những nguồn thu chính của ngân hàng từ danh mục cho vay, danh mục đầu tư, cũng như chi phí của các khoản huy động đều bị thay đổi. Ngoài ra, sự thay đổi của lãi suất thị trường còn làm ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản và nợ, làm thay đổi đến giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Như vậy, khi lãi suất thay đổi sẽ tác động đến toàn bộ bảng cân đối kế toán của ngân hàng và Báo cáo thu nhập của ngân hàng. 1.1.2. Phân loại rủi ro lãi suất a. Rủi ro về thu nhập Rủi ro về thu nhập là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Rủi ro về thu nhập bao gồm: Rủi ro định giá lại: Phát sinh khi ngân hàng có sự chênh lệch về kỳ hạn giữa TSC và TSN đối với các khoản mục có lãi suất cố định, và có chênh lệch về kỳ hạn định giá lại với các khoản mục có lãi suất thả nổi. Rủi ro định giá lại gồm rủi ro tái tài trợ và rủi ro tái đầu tư - Rủi ro tái tài trợ: phát sinh khi ngân hàng duy trì kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn của nguồn vốn, khi lãi suất thị trường tăng lên, ngân hàng sẽ phải huy động với lãi suất cao hơn để đáp ứng cho các khoản cho vay, do đó làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng. 4 - Rủi ro tái đầu tư: phát sinh khi ngân hàng duy trì kỳ hạn của tài sản ngắn hơn kỳ hạn của nguồn vốn. Khi các tài sản đến hạn được tiếp tục tái đầu tư với lãi suất thấp hơn trên cơ sở các nguồn vốn đã huy động, do đó làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng. Rủi ro cơ bản: phát sinh khi việc định giá lại không hoàn hảo hoặc giống nhau đối với các khoản mục khác nhau, nghĩa là xuất hiện sự khác nhau về mức độ thay đổi lãi suất của TSC và TSN, mặc dù các khoản mục này có cùng kỳ hạn định giá lại. Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan tới “lựa chọn” của khách hàng khi lãi suất thị trường thay đổi. Khi lãi suất thị trường tăng lên, khách hàng thường có xu hướng trì hoãn thanh toán đối với các khoản đi vay trước kia hoặc rút tiền trước hạn để gửi tiền mới với lãi suất cao hơn. Và ngược lại khi lãi suất thị trường giảm xuống, khách hàng thanh toán các khoản vay trước hạn để tiến hành vay mới các khoản vay với lãi suất thấp hơn. Do đó làm ảnh hưởng tới thu nhập ròng của ngân hàng b. Rủi ro giảm giá trị tài sản Rủi ro giảm giá trị tài sản là khả năng giảm giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động Rủi ro giảm giá trị tài sản bao gồm: Rủi ro kỳ hạn: là rủi ro giảm giá trị ròng của ngân hàng khi tồn tại sự không cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN. Giá trị thị trường của TSC và TSN được xác định dựa trên giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó khi lãi suất thị trường tăng lên, mức chiết khấu của tài sản cũng tăng, làm cho giá trị hiện tại của TSC và TSN giảm xuống. Như vậy, nếu kỳ hạn của TSC lớn hơn kỳ hạn của TSN thì khi lãi suất thị trường tăng lên, giá trị TSC giảm nhiều hơn so với giá trị của TSN, do đó làm giảm giá trị ròng của ngân hàng. Rủi ro đường cong lãi suất: là rủi ro của ngân hàng trước những thay đổi về hình dạng, độ dốc của đường cong lãi suất. Khi đường cong lãi suất trở nên dốc hơn so với dự tính, khi đó lãi suất của các khoản cho vay có kỳ hạn dài tăng nhiều hơn lãi suất huy động của các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn, làm cho giá trị TSC giảm nhiều hơn so với giá trị TSN, do đó làm giảm giá trị ròng của ngân hàng 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất 1.1.3.1. Sự bất cân xứng giữa kỳ hạn của TSC và TSN 5  Xuất phát từ nhu cầu đa dạng của khách hàng: Mỗi khách hàng lại có những nhu cầu khác nhau về các khoản tiền gửi cũng như các khoản đi vay, để đáp ứng những nhu cầu đó của khách hàng ngân hàng buộc phải đa dạng kỳ hạn của các khoản tiền gửi và cho vay.  Ngân hàng thường không quy định khách hàng bắt buộc phải thực hiện cam kết trong hợp đồng: khách hàng có thể thanh toán các khoản vay trước hạn hoặc tất toán các khoản tiền gửi trước hạn… mặc dù ngân hàng có tính phí cho các khoản sai phạm này, ví dụ như khách hàng rút tiền trước hạn sẽ bị tính lãi suất không kỳ hạn cho khoản tiền gửi của mình. Tuy nhiên do tần suất vi phạm thỏa thuận về thời hạn của khách hàng vay và gửi tiền là không giống nhau, do đó dẫn tới sự không cân xứng về kỳ hạn tài sản và nợ của ngân hàng.  Các ngân hàng thường có khuynh hướng duy trì kỳ hạn của Tài sản lớn hơn kỳ hạn của nợ: ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, do đó mục tiêu quan trọng nhất của nó là tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu. Để đạt được lợi nhuận cao hơn, ngân hàng thường tiến hành cho vay với các kỳ hạn dài với lãi suất cao, và huy động với các kỳ hạn ngắn hơn để trả lãi suất thấp hơn. Chính vì đặc điểm này của ngân hàng làm cho sự không cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN ngày càng lớn. 1.1.3.2. Sự biến động của lãi suất thị trường Công tác dự báo biến động của lãi suất thị trường luôn được Ngân hàng quan tâm để làm cơ sở đưa ra các chiến lược, biện pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế tối đa rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, lãi suất thị trường lại chịu tác động của nhiều nhân tố, khiến cho việc dự báo trở nên thiếu chính xác, dẫn đến nguy cơ rủi ro lãi suất của ngân hàng luôn hiện hữu. Lãi suất thị trường được hình thành dựa cân bằng quan hệ Cung- Cầu tín dụng trên thị trường, do đó các nhân tố tác động đến Cung-Cầu quỹ tín dụng cũng chính là những nhân tố làm thay đổi lãi suất thị trường. Đồ thị 1.1. Cân bằng cung cầu tín dụng trên thị trường. Lãi suất(i) D S Quỹ cho vay(Q) 6 a. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tín dụng - Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư Trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế, rất nhiều cơ hội đầu tư được kỳ vọng là có khả năng sinh lời cao, làm nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án tăng lên. Lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở mọi mức lãi suất, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng lên. Và ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khả năng sinh lời của các cơ hội đầu tư giảm xuống, nhu cầu vay vốn giảm xuống. Lượng cầu tín dụng giảm xuống ở mọi mức lãi suất làm cho đường cầu tín dụng dịch chuyển sang trái, lãi suất giảm xuống - Lạm phát dự tính Mức lạm phát dự tính tăng lên sẽ làm cho chi phí thực dự tính của việc vay tiền của các mức lãi suất trước giảm xuống. Điều này làm tăng nhu cầu vay vốn của các chủ thể kinh tế, lượng cầu tín dụng tăng lên ở mọi mức lãi suất, đường cầu dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng lên. - Tình trạng thâm hụt Ngân sách Nhà nước Khi Ngân sách nhà nước thâm hụt, nhu cầu vay vốn tài trơ thiếu hụt cho Ngân sách nhà nước tăng lên ở mọi mức lãi suất, làm đường cầu tín dụng dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng b. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung tín dụng - Tài sản và thu nhập Khi nền kinh tế tăng trưởng, tài sản và thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lến, làm tăng khả năng cung ứng vốn ở mọi mức lãi suất làm cho đường cung tín dụng dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, tài sản và thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế giảm xuống làm cho khả năng cung ứng vốn ở mọi mức lãi suất giảm xuống, làm cho đường cung tín dụng dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng. - Tỷ suất lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư Trong trường hợp lãi suất thị trường có xu hướng tăng trong tương lai thì giá trị thị trường của các công cụ nợ sẽ bị giảm xuống, tỷ suất lợi tức sinh lời theo đó cũng giảm. Khi đó các công cụ nợ hiên tại sẽ trở nên kém hấp dẫn, làm giảm nhu 7 cầu vay của các chủ thể trong nền kinh tế, cung tín dụng giảm và đường cung tín dụng dịch chuyển sang trái. - Lạm phát dự tính Lạm phát dự tính tăng sẽ làm tăng tỷ suất lợi tức dự tính của tài sản thực và làm giảm tỷ suất sinh lợi của công cụ nợ so với tài sản thực. Lượng cầu công cụ nợ giảm và đường cung tín dụng dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng. - Rủi ro của các công cụ nợ Khi mức độ rủi ro của các công cụ nợ tang lên so với các công cụ đầu tư khác, cầu về công cụ nợ giảm, làm cung tín dụng giảm, đường cung tín dụng dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng. - Tính lỏng của các công cụ nợ Nếu tính lỏng của các công cụ nợ cao hơn so với các công cụ đầu tư khác sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các công cụ nợ, làm cho cầu về các công cụ nợ tăng lên ở mọi mức lãi suất. Lượng cầu quỹ cho vay tăng lên, đường cung tín dụng dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm xuống. 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Tổ chức quản trị rủi ro lãi suất Việc tổ chức bộ phận quản trị rủi ro lãi suất phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng ngân hàng. Với những ngân hàng có quy mô nhỏ thường chỉ thành lập một bộ phận chuyên dự báo, đo lường, đánh giá mức độ rủi ro lãi suất và trực tiếp báo cáo với các lãnh đạo. Với những ngân hàng có quy mô lớn, trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng có khối chuyên trách về quản trị rủi ro lãi suất, có sự phân tách trách nhiệm rõ ràng ở từng cấp quản trị Hiện nay, thông thường, việc quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng do ủy ban quản trị Tài sản – Nợ (ALCO) trực tiếp chịu trách nhiệm. Tuy nhiên cần xây dựng các bộ phận hỗ trợ và tạo điều kiện cho ALCO hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất có thể xây dựng gồm ba bộ phận chính như sau: 8 - Ủy ban quản trị Tài sản – Nợ (ALCO): có trách nhiệm quyết định chiến lược rủi ro, thiết lập các hạn mức với tất cả các loại rủi ro và các công cụ tài chính, định kỳ tiến hành kiểm tra các chiến lược quản trị rủi ro Bộ phận thực hiện các chiến lược quản trị rủi ro do ALCO đề ra, báo cáo với ALCO về các giao dịch thực hiện, vị thế rủi ro và tình hình thị trường. Bộ phận kiểm soát rủi ro: có trách nhiệm theo dõi các giới hạn và vị thế rủi ro, tình hình sử dụng các công cụ à tình hình lãi lỗ; báo cáo cho giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, ALCO, ban kiểm toán trực thuộc HĐQT. 1.2.2. Nhận biết rủi ro lãi suất và dự báo lãi suất Rủi ro lãi suất được nhận biết qua những đánh giá của ngân hàng về kỳ hạn TSC và TSN, và mức độ biến động của lãi suất thị trường so với mức lãi suất ngân hàng kỳ vọng Để dự báo mức độ biến động của lãi suất tị trường một cách chính xác, ngân hàng phải chủ động nghiên cứu, phân tích các nhân tố có thể ảnh hưởng tới lãi suất như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát dự tính, tình trạng thâm hụt Ngân sách nhà nước,… qua đó có thể xây dựng được mô hình dự báo lãi suất: Trong đó: : Lãi suất thị trường (ví dụ 1 tháng) : Lạm phát dự tính, xác định dựa trên cơ sở lạm phát kỳ trước : tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế : tỷ lệ tăng cung tiền : Biến giả 9 Ngoài ra, sự biến động của lãi suất thị trường có thể được dự báo căn cứ vào đường cong lãi suất đã được công bố. Thực chất, đường cong lãi suất là tập hợp các mức lãi suất chiết khấu (Yield To maturity – YTM) của các công cụ có thời hạn khác nhau, được xác định trên cơ sở giá thị trường của các công cụ nợ đó tại mỗi thời điểm. 1.2.3. Đo lường rủi ro lãi suất a. Mô hình định giá lại  Mục đích: Mô hình được sử dụng đo luờng mức độ biến động của thu nhập lãi ròng (NII: net interest income) của ngân hàng trước sự thay đổi của lãi suất thị truờng  Nội dung mô hình: Ngân hàng sẽ phân TSC, TSN thành hai nhóm: tài sản/nợ nhạy cảm lãi suất (RSA: rate sensitive assets, RSL: rate sensitive liabilities) và tài sản/nợ không nhạy cảm lãi suất (NRSA, NRSL). Tài sản có nhạy cảm lãi suất (RSA) là những tài sản có thể được định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi: các khoản cho vay sắp đến hạn; chứng khoán và các khoản cho vay có lãi suất thả nổi... Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (RSL) là những nguồn vốn được định giá lại khi lãi suất thị tnrờng biến đổi: các khoản tiền gửi sắp đến hạn ừả, đến kỳ điều chinh lãi; các khoản tiền gửi có lãi suất thả nổi... Khi đó, chênh lệch giữa TSC và TSN nhạy cảm lãi suất (khe hở nhạy cảm lãi suất - GAP) và sự biến động thụ nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thay đổi được xác định như saụ: GAP = RSA – RSL ▲NII = GAP x ▲i Trong đó: GAP : khe hở nhạy cảm lãi suất; ▲NII : thay đổi thu nhập lãi ròng của ngân hàng; ▲i : sự biến động lãi suất thị trường; 10 Qua phương trình trên có thể thấy rằng, khi có sự chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm lãi suất, ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ rủi ro khi lãi suất biến động. Ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập ròng từ lãi của ngân hàng được tóm tắt qua bảng sau: Bảng 1.1. Tác động của lãi suất đến thu nhập lãi ròng của ngân hàng theo mô hình định giá lại GAP Tính chất Sự biên động lãi suất Sự biến động thu nhập lãi ròng Tăng Tăng Giảm Giảm Tăng, giảm Không đổi Tăng Giảm Giảm Tăng GAP > 0 Nhạy cảm tài sản GAP = 0 Trung hoà GAP < 0 Nhạy cảm nợ  Ưu, nhược điểm của mô hình: - Ưu điểm của mô hình : + Đơn giản, trực quan, dễ tính toán + Dễ dàng xác định thay đổi thu nhập của lãi ròng. - Nhược điểm của mô hình: + Vấn đề về tiêu chí đánh giá: Việc phân loại các khoản mục là nhạy cảm hay không nhạy cảm lãi suất chỉ mang tính tương đối + Hiệu ứng giá của thị trường: Mô hình chỉ dựa trên giá trị ghi sổ của TSC và TSN mà không tính đến giá trị thị trường của chúng. + Vấn đề kỳ định giá tích lũy: Việc phân nhóm TSC và TSN theo khung kỳ hạn nhất định vẫn tồn tại những sai lệch thông tin về cơ cấu các TSC và TSN trong cùng một nhóm. +Mức độ biến động của lãi suất là khác nhau giữa TSC và TSN. Do vậy, khi phân tích độ lệch nhạy cảm với lãi suất, các ngân hàng phải tính đến cả các hệ số nhạy cảm với lãi suất của các tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng để cỏ thể ước 11 lượng chính xác hơn. b. Mô hinh thời lượng  Mục đích: Mô hình thời lượng đo lường mức độ biến động của giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường thay đổi.  Nội dung mô hình: Thời lượng của một tài sản là thước do thời gian tồn tại của tài sản, được xác định trên cơ sở giá trị hiện tại của nó Công thức tổng quát xác định thời lượng của mội tài sản: Trong đó: D :Thời lượng của tài sản. : Giá trị hiện tại của dòng tiêng nhận được cuối kỳ t. n : Số dòng tiền phát sinh từ tài sản. Từ công thức tính thời lượng của một tài sản, ta có thể tính được thời lượng của toàn bộ danh mục tài sản có và tài sản nợ như sau: Gọi : là thời lượng binh quán của toản bộ TSC DL là thời lượng bình quân của toàn bộ TSN Ta có : =∑ 12 =∑ Trong đó: : Tỷtrọng của tài sản có thứ i : Thời lượng của tài sản có thứ i : Tỷ trọng của tài sản có thứ j : Thời lượng của tài sản nợ thứ j Độ lệch thời tượng là chênh lệch giữa thời lượng binh quân của TSC và TSN. Theo mô hình này, khi lãi suất thay đổi thì giá giá trị thị trường của tài sản thay đổi trong mối tương quan với biến động của lãi suất theo công thức: Áp dụng công thức này ta có thể lượng hóa mức độ rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động: ∆E = -A.∆i/(l+i) * (DA-kDL) Với E, A, L lần lượt là vốn tự có, tổng tài sản và tổng nợ của ngân hàng k = L/A được gọi là hệ số đòn bẩy DGAP = DA - kDL là chênh lệch thời lượng TSC - TSN Bảng 1.2. Tác động của lãi suất đến giá trị ròng của ngân hàng theo mô hình thời lượng Trạng thái khe hở kỳ bạn DGAP >0 DGAP <0 Thay đổi lãi suất Sự thay đổi giá trị ròng Tăng Giảm Giảm Tăng Tăng Tăng 13 DGAP =0 Giảm Giảm Tăng, giảm Không đổi  Ưu, nhược điểm: Mô hình thời luợng là phương pháp lượng hoá rủi ro lãi suất mang độ chỉnh xác cao vì nó đề cập tới yếu tố thời gian của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của TSC-TSN. Tuy nhiên, mô hình cũng có một số hạn chế nhất định: Hạn chế về tính lồi của mô hình: Mô hình giả định rằng mối quan hệ giữa lãi - suất và giá tài sản là tuyển tính (1), nhưng thực chất mối quan hệ này là phi tuyến (dạng đường cong) (2). Vì vậy, khi lãi suất thị truờng thay đổi ở mức độ lớn, mô hình trở nên kém tin cậy. - Vấn đề trì hoãn thanh toán: Một giả định khác của mô hình thời lượng là việc khách hàng sẽ thanh toán lãi và gốc đầy đủ và đúng kỳ hạn như đã quy đinh trong hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế khách hàng có thể rút tiền hoặc trả nợ truớc hạn làm cho thời hạn thực tế có thể khác thời điểmn tính. c. Phương pháp giá trị chịu rủi ro (Value at Risk — VaR) VaR được phát triển dựa trên những kế thừa từ những phương pháp đo lường rủi ro trước đó. Phương pháp này không chi dừng lại trong việc lượng hoá rủi ro lãi suất mà còn được sử dụng rộng rãi trong việc đo lường các rủi ro khác như: rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro vận hành,… thông qua việc đo lường giá trị tổn thất của một danh mục cụ thể. Hiện tại, các ngân hàng trên thế giới đang sử dụng 3 phương pháp chính để đo lường VaR, đó là:  Phương pháp Delta - Gamma (VCV) Đây là phuơng pháp ứng dụng VaR đơn giản nhất dựa trên giả định rằng rủi ro của danh mục là tuyến tính và các nhân tố rủi ro tuân theo phân phối chuẩn. Tuy nhiên, cũng chính vì giả định mối quan hệ giữa VaR và các biến và tuyến tính do đó phương pháp này trở nên kém chính xác hơn so với 2 phương pháp tiếp theo  Phương pháp mô phỏng lịch sử 14 Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp trên ở chỗ là không đưa ra các giả định đã nêu. Tuy nhiên, phương pháp này lại dựa trên một giả định lớn khác là những gì diễn ra trong quá khứ sẽ lặp lại trong tương lai. Bên cạnh đó, phương pháp này yêu cầu khá nhiều số liệu. Cách tính toán của phương pháp này như sau: - Đầu tiên các nhà quản trị phải thu thập các lợi tức của danh mục các trái phiếu trong t ngày và sắp xếp chúng vào n khoảng đều nhau - Trong trường hợp độ tin cậy là 95% thì nhà quản trị sẽ tính VaR chính bằng giá trị khoảng thấp nhất thứ {n*0.05} (nếu {n *0.05} không là số nguyên nhà quản trị sẽ lấy trung bình cộng của 2 giá trị thấp nhất nằm hai bên giá trị này). Đồ thị 1.3. VaR theo phương pháp mô phỏng lịch sử  Phương pháp mỏ phỏng Monte Carlo Phương pháp này tương tự phương pháp mô phỏng lịch sử, ngoại trừ việc sự thay đổi trong các tác nhân rủi ro được tạo ra từ các quy luật phân phối khác. Phương pháp này sẽ chọn các biến ngẫu nhiên và thông qua một mố hình đã được xây dựng bởi chính ngân hàng sẽ cho ra các giá trị đầu ra tương ứng. Càng nhiều các lần ngẫu nhiên được thực hiện thì giá trị VaR càng sát với thực tế. Sau đó, các 15 nhà quản trị sẽ sử dụng cách làm của phương pháp mô phỏng lịch sử để tính giá trị VaR cần tính. Đồthị 1.4. VaR theo phương pháp mô phỏng Monte Carlo X1 X2 X3 Model F(x) y1 y1 = 87.6% rộng rãi trong đo 5.26 ± Mặc 0.04dù, phương pháp tính giá trị rủi ro VaR được áp dụngReliability lường và giám sát rủi ro. Tuy nhiên, nó vẫn bao hàm những hạn chế nhất định: - Hạn chế lớn nhất của VaR là giả định các yếu tố của thị trường không thay đổi nhiều trong khoảng thời gian xác định VaR. - Hạn chế thứ hai đó là hiệu ứng “đuôi chuông”. Đó chính là những tổn thất nằm ngoài dự đoán (ngoài khoảng tin cậy) khiến các ngân hàng bị phá sản do quá tin tưởng vào VaR có được. Do vậy, phương pháp VaR thường được kết hợp với các phép kiểm tra tình huống (stress testing) để đem lại hiệu quả cao nhất. 1.2.3.1. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất a. Biện pháp phòng ngừa nội bảng Như đã phân tích, có hai nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất là sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC-TSN và sự biển động của lãi suất thị trường. Do đó, có thể thấy, một trong những biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro lãi suất là các ngân hàng phải tích cực duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa TSC - TSN. Về mặt lý thuyết, sự cân xứng về kỳ hạn có thể thiết lập được bằng cách khi có khoản vốn huy động mới tăng thêm, lập tức ngân hàng sử dụng vốn này để cho vay/đầu tư với kỳ hạn tương ứng và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực 16 hiện theo cách này không khả thi. Do đó, các ngân hàng có thể hạn chế sự không cân xứng về kỳ hạn TSC - TSN bằng cách thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn của TSC - TSN. Chẳng hạn, nếu một ngân hàng có thời lượng chênh lệch dương (DGAP > 0), ngân hàng có thể tăng kỳ hạn của TSC bằng cách phát hành thêm các công cụ nợ với kỳ hạn dài, bán bớt các chứng khoán dài hạn và đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn. tái cấu trúc kỳ hạn cho phù hợp trong từng giai đoạn b. Biện pháp phòng ngừa ngoại bảng - Sử dụng các công cụ phái sinh Nguyên tắc cơ bản của biện pháp này là dùng lãi thu được từ các nghiệp vụ ngoại bảng để bù đắp lỗ nội bảng do rủi ro lãi suất gây ra. Cụ thể có các nghiệp vụ sau đây:  Hợp đồng kỳ hạn (Fowards) Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá nhất định đã thoả thuận từ hôm nay. Hợp đồng kỳ hạn có đặc điểm là linh hoạt, mềm dẻo, không yêu cầu thế chấp tuy nhiên tính thanh khoản thấp và rủi ro cao. Các loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến: - Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu: là một thoả thuận mua hoặc bán một khối lượng trái phiếu vào một thời điểm cụ thể trong tương lai với một mức giá ấn định. - Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi (FFD): Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thoả thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại ), theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong một khoảng thời gian từ ) tới (t2) trong tương lai với mức lãi suất xác định. - Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA): là thoả thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại ( ), theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo mức lãi suất xác định trong một khoảng 17 thời gian từ ( ) tới (t2) trong tương lai Bảng 1.3. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn Lãi suất Hợp đông kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn Hơp đồng kỳ hạn trái phiếu tiền gửi lãi suất Giảm Mua Bán Bán Tăng Bán Mua Mua Tuy nhiên việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn phòng ngừa rủi ro lãi suất tồn tại một số hạn chế nhất định như khó tìm được đối tác giao dịch có nhu cầu trao đổi một lượng tương đương một hàng hoá có cùng tính chất vào cùng một thời gian giao nhận tài sản trong tương lai hay không có tổ chức giám sát đảm bảo việc thực hiện hợp đồng theo đúng những điều đã ký kết  Hợp đồng tương lai (Futures) Hợp đồng tương lai là một thoả thuận giữa hai bên, mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định. Sự khác biệt cơ bản giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn là ở chỗ: - Rủi ro không thực hiện hợp đồng đối với các hợp đồng tương lai được giảm thiểu đáng kể do hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường chính thức. Do đó, tính thanh khoản của hợp đồng tương lai cũng cao hơn. - Khác với hợp đồng kỳ hạn là các hợp đồng tuỳ ý, phụ thuộc hoàn toàn vào thoả thuận của người mua và người bán, hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hoá vởi những điều kiện buộc phải tuân thủ. - Giá của hợp đồng tương lai được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường trong khi giá cửa hợp đồng kỳ hạn được ấn định trong suốt thời hạn của hợp đồng. Ngoài những điểm khác biệt trên, hợp đồng tương lai cũng có điểm tương đồng với hợp đồng kỳ hạn. Cách sử dụng các hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro lãi suất cũng tương tự như sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Bảng 1.4. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai 18 Lãi suất Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương trái phiếu tiền gửi lai lãi suất Giảm Mua Bán Bán Tăng Bán Mua Mua  Hợp đồng quyền chọn (Options) Quyền chọn là công cụ cho phép người sở hữu nó được quyền mua/bán một khối lượng nhất định hàng hoá tại một mức giá xác định tại một thời điểm xác định. Các chiến lược quyền chọn cơ bản bao gồm mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua, mua quyền chọn bán, bán quyền chọn bán. - Quyền chọn trái phiếu: Khi lãi suất tăng (giá trái phiểu giảm), để phòng ngừa rủi ro lãi suất ngân hàng nên mua quyền chọn bán trái phiếu hoặc bán quyền chọn mua trái phiếu và ngược lại. - Quyền chọn lãi suất. + Giao dịch CAP: là giao dịch quyền chọn mà bên mua thanh toán phí quyền chọn và được quyền yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối đa đã thoả thuận và lãi suất so sánh. Giao dịch CAP được sử dụng trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng. + Giao dịch FLOOR: là giao dịch quyền chọn mà bên mua thanh toán phí quyền chọn và được quyền yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối thiểu đã thoả thuận và lãi suất so sánh. Giao dịch CAP được sử dụng trong phòng ngừa rủi ro lãi suất giảm. + Giao dịch COLLAR: là giao dịch quyền chọn trong đó ngân hàng thực hiện đồng thời cả hai giao dịch CAP và FLOOR. Ngân hàng thực hiện mua CAP và bán FLOOR khi dự đoán lãi suất tăng, và ngược lại. Mục đích của giao dịch COLLAR là ổn định được lãi suất phải trả (mức lãi suất cao nhất chỉ bằng mức lãi suất tối đa của hợp đồng CAP) và thu phí từ hợp đồng FLOOR nhằm tài trợ cho chi phí từ hợp đồng CAP.  Hợp đồng hoán đổi (Swaps) 19 Hợp đồng hoán đổi là một thoả thuận để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định nào đó. Giao dịch hoán đổi được tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình. Hợp đồng hoán đổi bao gồm hợp dồng hoán đồi lãi suất và hợp đồng hoán đồi tiền tệ. Cụ thể, đối với phòng ngừa rủi ro lai suất, ngân hàng sử dụng các giao dịch hoán đổi lãi suất. Hợp đồng hoán đổi lãi suất là thoả thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các luồng thanh toán lãi khác nhau, phát sinh trên cơ sở một khoản giá trị vốn hư cấu bằng một đồng tiền nhất định với sự áp dụng các cơ sở tính toán khác nhau cho một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng hoán đổi lãi suất chủ yếu được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất cho từng hợp đồng cho vay hay huy động vốn cụ thể. Kết luận Chương I Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro cơ bản nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tác động của rủi ro lãi suất tới ngân hàng, không chỉ trong ngắn hạn thể hiên qua khả năng làm suy giảm thu nhập, mà còn mang tính dài hạn thông qua tác động lên giá trị ròng của ngân hàng. Chương I báo cáo đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, từ đó, tạo nền tảng cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 20 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) được được chính thức thành lập vào ngày 26/3/1988 theo quyết định số 53/QĐ-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đến ngày 14/11/1990 chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất