Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trư...

Tài liệu Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
202
589
119

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  ®ç hång nhung qu¶n trÞ dßng tiÒn cña c¸c doanh nghiÖp chÕ biÕn thùc phÈm viÖt nam LUËN ¸N TIÕN SÜ KINH TÕ Hµ Néi - 2014 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  ®ç hång nhung qu¶n trÞ dßng tiÒn cña c¸c doanh nghiÖp chÕ biÕn thùc phÈm viÖt nam Chuyªn ngµnh: Tµi chÝnh - Ng©n hµng M· sè: 62340201 LUËN ¸N TIÕN SÜ KINH TÕ Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: pgs.ts. vò duy hµo Hµ Néi - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án “Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn; các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu của công trình này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nghiên cứu sinh Đỗ Hồng Nhung ii LỜI CẢM ƠN Luận án này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc và sự cố gắng nỗ lực của tác giả. Tuy nhiên, để hoàn thành Luận án này, tác giả đã nhận được nhiều sự khích nệ động viên của gia đình, thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Trước hết, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chồng và các con Hoàng Nguyên và Thảo Nguyên, cùng ba mẹ và các thành viên trong gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên, chia sẻ tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành nghiên cứu này. Qua đây, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành các thầy, các cô đã luôn quan tâm dìu dắt, cung cấp các kiến thức chuyên môn trong quá trình thực hiện Luận án này. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Vũ Duy Hào, đồng thời tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Lưu Thị Hương đã luôn giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành nghiên cứu này. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô, các đồng nghiệp, các bạn và đặc biệt là các đồng nghiệp đang công tác tại bộ môn Tài chính doanh nghiệp, Viện Ngân hàng Tài chính đã luôn quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia trong suốt quá trình tác giả thực hiện Luận án này. Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã được sự tư vấn và giúp đỡ của TS. Nguyễn Thị Minh trong quá trình xử lý dữ liệu. Xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ. Nhân dịp này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã luôn động viên và tận tình hỗ trợ, hướng dẫn tạo điều kiện cho các nghiên cứu sinh hoàn thành nghiên cứu theo đúng tiến độ. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả Luận án Đỗ Hồng Nhung iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH................................................................ vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 5 1.1.1. Công trình nghiên cứu ngoài nước................................................................... 5 1.1.2. Công trình nghiên cứu trong nước ................................................................. 12 1.1.3. Đánh giá tổng quan về công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống nghiên cứu ............................................................................................ 14 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 17 1.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 17 1.3.1. Cách tiếp cận .................................................................................................. 17 1.3.2. Biến nghiên cứu ............................................................................................. 19 1.3.3. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 20 1.3.4. Kích thước mẫu nghiên cứu ........................................................................... 21 1.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ......................................................... 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 24 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 25 2.1. Tổng quan về dòng tiền của doanh nghiệp ................................................ 25 2.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp .................................................................. 25 2.1.2. Dòng tiền của doanh nghiệp........................................................................... 28 2.2. Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp ......................................................... 32 2.2.1. Khái niệm quản trị dòng tiền của doanh nghiệp ............................................ 32 2.2.2. Nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp .............................................. 36 iv 2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá quản trị dòng tiền của doanh nghiệp.................................. 69 2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản trị dòng tiền của doanh nghiệp.................. 70 2.3.1. Nhân tố chủ quan ........................................................................................... 70 2.3.2. Nhân tố khách quan........................................................................................ 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 84 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM ........................ 85 3.1. Đặc trưng của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ảnh hưởng tới quản trị dòng tiền................................................................................................... 85 3.1.1. Đặc điểm phân loại ngành .............................................................................. 85 3.1.2. Quy mô vốn của doanh nghiệp ...................................................................... 87 3.1.3. Kết quả kinh doanh ........................................................................................ 89 3.1.4. Khả năng cân đối vốn..................................................................................... 91 3.1.5. Cơ cấu tài sản ................................................................................................. 92 3.2. Thực trạng quản trị dòng tiền của DN CBTPNY trên TTCK Việt Nam .................................................................................................... 93 3.2.1. Thực trạng quản trị dòng tiền vào của doanh nghiệp CBTPNY .................... 94 3.2.2. Thực trạng quản trị dòng tiền ra của doanh nghiệp CBTPNY .................... 102 3.2.3. Thực trạng lập kế hoạch dòng tiền và xây dựng ngân quỹ tối ưu ................ 107 3.3. Đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền của doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết.................................................................................... 115 3.3.1. Kết quả đạt được .......................................................................................... 116 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................. 117 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 134 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................ 135 4.1. Nhóm giải pháp trực tiếp........................................................................... 135 4.1.1. Dự báo dòng tiền .......................................................................................... 135 4.1.2. Thiết lập điều kiện tiền đề để xây dựng ngân quỹ tối ưu ............................. 143 v 4.1.3. Tăng cường quản trị công nợ ....................................................................... 149 4.2 Nhóm giải pháp bổ trợ ............................................................................... 154 4.2.1. Phát triển nguồn nhân lực ........................................................................... 154 4.2.2. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp ...................................... 157 4.2.3. Xây dựng chính sách bán hàng linh hoạt và tăng cường hoạt động Marketing ..................................................................................................... 159 4.2.4. Sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ của NHTM .................................... 161 4.2.5. Một số giải pháp khác .................................................................................. 162 4.3. Khuyến nghị................................................................................................ 163 4.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ ......................................................................... 163 4.3.2. Khuyến nghị với Bộ Tài chính ..................................................................... 166 4.3.3. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước ....................................................... 167 4.3.4. Khuyến nghị với các NHTM........................................................................ 169 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 170 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 171 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 CPI Chỉ số giá tiêu dùng 2 CTCP Công ty cổ phần 3 CTCK Công ty chứng khoán 4 DN CBTPNY Doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết 5 DT Doanh thu 6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7 HTK Hàng tồn kho 8 KNTTNH Khả năng thanh toán ngắn hạn 9 NHTM Ngân hàng thương mại 10 NVL Nguyên vật liệu 11 SX Sản xuất 12 TSLĐ Tài sản lưu động 13 TSCĐ Tài sản cố định 14 TTCK Thị trường chứng khoán 15 TV Tổng vốn 16 TTS Tổng tài sản 17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH SƠ ĐỒ: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ 2.1. Sơ đồ 2.2 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ 2.4. Sơ đồ 2.5. Sơ đồ 2.6. Sơ đồ 2.7 Sơ đồ 2.8. Sơ đồ 2.9. Sơ đồ 2.10. Sơ đồ 4.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 18 Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............................. 28 Luân chuyển tiền trong doanh nghiệp................................................. 33 Quy trình quản trị dòng tiền ................................................................ 34 Quy trình lập kế hoạch dòng tiền ........................................................ 40 Luân chuyển tiền trong xây dựng ngân quỹ tối ưu ............................. 56 Chu kỳ luân chuyển của tiền ............................................................... 73 Giai đoạn chi tiền ................................................................................ 73 Giai đoạn thu tiền ................................................................................ 74 Cấu trúc của thị trường tài chính ........................................................ 82 Dòng tiền doanh nghiệp thu được thông qua kênh tài chính trực tiếp ....... 82 Hệ thống quản trị tiền mặt của doanh nghiệp ................................... 163 BẢNG: Bảng 1.1. Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 3.1. Bảng 3.2. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý thông tin ........................... 23 Nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp ................................... 35 Dự báo dòng tiền trung bình 3 ngày ................................................... 48 Dự báo dòng tiền trung bình 10 ngày ................................................. 48 Bảng dự báo dòng tiền theo cấp số nhân ............................................ 49 Số doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tính tới 31/5/2013 .... 85 Bảng 3.3. Phân loại các DN CBTPNY theo tiêu chí phân loại của ICB ............. 87 Bảng 3.4. Phân loại DN CBTPNY theo quy mô vốn .......................................... 88 Bảng 3.5. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các DN CBTPNY ............... 90 Bảng 3.6. Chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn của các DN CBTPNY ........ 91 Bảng 3.7. Cơ cấu tài sản của các DN CBTPNY ................................................. 92 Bảng 3.8. Kỳ thu tiền bình quân của 15 doanh nghiệp thực hiện khảo sát ......... 95 Bảng 3.9. Tỷ trọng hàng tồn kho/TTS của 15 DN CBTPNY khảo sát ............. 100 Thời gian hoạt động của các DN CBTPNY tính tới 31/5/2013 .......... 86 Bảng 3.10. Mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển HTK và khả năng thanh Bảng 3.11. toán của ................................................................................... 101 Tỷ trọng phải trả/tổng vốn của 15 DN CBTPNY ............................. 103 Bảng 3.12. Kỳ trả tiền bình quân của 15 DN CBTPNY ..................................... 104 viii Bảng 3.13. Bảng 3.14. Bảng 3.15. Bảng 3.16. Bảng 4.1. Bảng 4.2. Bảng 4.3. Bảng 4.4. ĐỒ THỊ: Đồ thị 2.1. Đồ thị 2.2. Đồ thị 2.3. Đồ thị 2.4. Đồ thị 2.5. Đồ thị 2.6. Đồ thị 3.1. Đồ thị 3.2. Đồ thị 3.3. Đồ thị 3.4. Đồ thị 3.5. Số lượng DN theo tỷ trọng tiền /dự trữ tiền của DN tại ngày 31/12/2012 ........................................................................................ 111 Tỷ số tài chính phản ánh quản trị dòng tiền của DN CBTPNY ....... 116 Phải trả - Phải thu của ICF giai đoạn 2007 - 2012 ............................ 119 Lãi vay của 15 DN CBTPNY khảo sát giai đoạn 2007 - 2012 ......... 121 Kết quả kiểm định (4.2) theo phương pháp Random effect ............. 139 Kết quả kiểm định nhân tố tác động ngẫu nhiên của mô hình .......... 140 Kết quả kiểm định (4.2) theo phương pháp Fixed effects ................ 140 Kết quả kiểm định và ước lượng hệ số của phương trình (4.2) ........ 142 Chi phí dự trữ tiền ............................................................................... 60 Dự trữ tiền rời rạc theo Mô hình Baumol ........................................... 61 Mô hình quản trị tiền Baumol. ............................................................ 61 Mô hình quản trị tiền Miller - Orr ....................................................... 64 Yếu tố mùa vụ của nhu cầu tiền của doanh nghiệp ............................ 66 Mô hình quản trị dòng tiền Stone ....................................................... 68 Mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ luân chuyển HTK và khả năng thanh toán của CTCP NTACO ......................................................... 102 Dòng tiền của công ty Thủy sản Minh Phú ...................................... 113 Lãi vay của 15 DN khảo sát giai đoạn 2007-2012 ............................ 121 Đường cong lãi suất năm 2009 ......................................................... 127 Sự biến động khả năng thanh toán trung bình của các DN CBTPNY giai đoạn 2007 - 2012 ....................................................... 129 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 3.1. Biến động về tổng vốn của DN CBTPNY giai đoạn 2008 - 2012 ...... 89 Biểu đồ 3.2. Mối liên hệ giữa phải thu - phải trả của ICF ..................................... 120 HÌNH: Hình 3.1. Tính mùa vụ về dòng tiền của CTCP Thủy sản Minh Phú ............... 112 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu Quản trị dòng tiền là một nội dung rất quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Nội dung này ngày càng quan trọng hơn trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế. Một doanh nghiệp khi muốn hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, không còn cách nào khác phải quan tâm tới quản trị dòng tiền. Một doanh nghiệp quản trị dòng tiền chưa tốt, dẫn tới khả năng thanh toán thiếu ổn định và giảm sút, khả năng phá sản cao; chi phí cho tài trợ nhu cầu thanh toán lớn hay tổn thất khi thặng dự ngân quỹ cao làm giảm lợi nhuận; từ đó buộc doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch kinh doanh do thâm hụt hoặc thặng dư ngân quỹ. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các nhà quản trị tài chính thời gian gần đây đã quan tâm hơn tới quản trị dòng tiền. Từ đó, doanh nghiệp của họ đã thu được nhiều lợi nhuận hơn mong đợi. Trong cuộc điều tra khảo sát 401 giám đốc tài chính của Graham (2004) [35] cho thấy, 21,4% các giám đốc tài chính coi dòng tiền và dòng tiền tự do là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong các kế hoạch thực hiện. Gần 51,6% trong số người được phỏng vấn cho rằng lợi nhuận là quan trọng nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể tối đa hóa được giá trị tài sản của chủ sở hữu khi kết hợp được giữa lợi nhuận kỳ vọng và dòng tiền kỳ vọng (Melendrez và cộng sự, 2005) [46]. Không những thế, quản trị dòng tiền giúp các doanh nghiệp dự báo được dòng tiền hiệu quả và tiết kiệm được chi phí giao dịch. Theo một khía cạnh khác, quản trị dòng tiền được hiểu là tập hợp các hoạt động nhằm xác định số dư tiền tối thiểu và các biện pháp nhằm tìm ra số dư lý tưởng này. Với mục đích đó, các doanh nghiệp xây dựng mô hình quản trị dòng tiền. Các mô hình được nhiều nhà quản trị tài chính quan tâm như mô hình Baumol, Miller-Orr và Stone. Như vậy, các doanh nghiệp phải tiếp cận toàn diện các nội dung của quản trị dòng tiền. Việc tìm ra các nhân tố bên trong và bên ngoài, cũng như lượng hóa được ảnh hưởng/mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. 2 Vì mỗi lĩnh vực kinh doanh có những nét đặc thù riêng trong hoạt động cũng như quản trị dòng tiền, do đó không thể quản trị dòng tiền cho mọi lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế. Lĩnh vực chế biến thực phẩm có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Vai trò này được thể hiện thông qua: (i) quy mô các doanh nghiệp CBTP chiếm tỷ trọng lớn và phân bố rộng, là lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với nông nghiệp và thủy sản; (ii) nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, không đòi hỏi kỹ thuật hạn tầng cao; (iii) thời gian quay vòng vốn nhanh, tốc độ tăng trưởng cao; (iv) chế biến từ sản phẩm thô trở thành sản phẩm tinh phục vụ cho mục đích xuất khẩu có giá trị cao hơn; (v) đặc biệt, các doanh nghiệp CBTP chiếm tỷ trọng cao trong số các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Từ những phân tích trên, quản trị dòng tiền của các DN CBTP ở Việt Nam có đặc điểm đặc thù. Hơn thế nữa, trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp này có kết quả kinh doanh tốt (lợi nhuận sau thuế >0), song dòng tiền chưa tốt, quản trị dòng tiền chưa tốt, dẫn tới nguy cơ phá sản cao. Một số doanh nghiệp trên báo cáo kết quả kinh doanh có lãi, tuy nhiên trong ngân quỹ không có tiền. Có thể thấy, quản trị dòng tiền chưa tốt đã dẫn tới các doanh nghiệp này buộc phải thay đổi kế hoạch kinh doanh, chẳng hạn giảm dự trữ nguyên vật liệu, gây sức ép với người bán (ngư dân) nhằm giảm giá và lượng nhập, gây mất ổn định vùng nguyên liệu, từ đó mất ổn định sản xuất, hoặc không tận dụng thời điểm nông sản rẻ để tăng dự trữ. Trong trường hợp thặng dư tiền, doanh nghiệp thực hiện đầu tư chứng khoán (trái ngành) dẫn tới thua lỗ trong hoạt động tài chính. Ngược lại, trong trường hợp thâm hụt tiền, các doanh nghiệp CBTP Việt Nam phải huy động vốn bổ sung. Song, các doanh nghiệp này tiếp cận vốn gặp nhiều khó khăn. Muốn huy động được vốn cho sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này có thể huy động nợ và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi huy động nợ, các doanh nghiệp chưa thực sự tiếp cận được với nguồn vốn này, mặc dù các ngân hàng thương mại đang thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng và lãi suất cho vay đã giảm. Vì vậy, việc quản trị dòng tiền trong kinh doanh tốt giúp doanh nghiệp đảm bảo được khả năng chi trả. Muốn vậy, doanh nghiệp cần hoạch định và kiểm soát dòng tiền vào, dòng tiền ra và xây dựng mô hình ngân quỹ tối ưu; đồng thời luôn quan tâm đánh giá những nhân tố tác động tới quản trị dòng tiền và tác động của quản trị dòng tiền tới hoạt động sản xuất kinh doanh. 3 Quản trị dòng tiền có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp như vậy. Song, các doanh nghiệp CBTP Việt Nam đã chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề này. Nội dung quản trị dòng tiền đã được các doanh nghiệp này thực hiện như quản trị các khoản phải thu, phải trả, quản trị ngân quỹ thông qua quản trị thu và chi dựa trên cân đối thu - chi. Mặc dù một số doanh nghiệp đã thực hiện dự báo dòng tiền, lựa chọn nguồn tài trợ, song những dự báo này chủ yếu dựa vào những yếu tố mang tính chất định tính chưa thực sự đảm bảo được khả năng thanh toán. Ngoài ra, một số doanh nghiệp CBTP Việt Nam đã bỏ qua việc quản trị vốn lưu động (vốn lưu động < 0), chưa áp dụng mô hình hay quy trình nào trong quản trị dòng tiền, và chưa lựa chọn các sản phẩm tài chính phái sinh giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong các hoạt động xuất - nhập khẩu. Trước thực tế đó, một loạt các câu hỏi lớn được đặt ra: quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp CBTP Việt Nam như thế nào? Làm thế nào để quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp CBTP? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp này? Làm thế nào để giúp các doanh nghiệp CBTP tăng cường quản trị dòng tiền, xây dựng được mô hình quản trị dòng tiền tối ưu? Những vấn đề trên cần phải được giải quyết trong thời gian trước mắt, đó là điều cần thiết với các doanh nghiệp CBTP Việt Nam nhằm đảm bảo mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của các chủ sở hữu, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay. Góp phần đáp ứng đòi hỏi đó của thực tiễn, đề tài: “Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên góc độ của nhà nghiên cứu và phân tích ở trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào: - Làm rõ được lý luận về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp và xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá quản trị dòng tiền phù hợp. - Phân tích, đánh giá được thực trạng quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt nam. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quản trị dòng tiền của doanh nghiệp. Khi đề cập tới dòng tiền của doanh nghiệp, cần phân biệt giữa dòng tiền hoạt động và dòng tiền tự do. Dòng tiền tự do được tính toán bằng hiệu số giữa dòng tiền hoạt động thuần và chi tiêu vốn. Dòng tiền tự do = Dòng tiền hoạt động thuần – chi tiêu vốn Dòng tiền tự do = Lợi nhuận sau thuế + khấu hao – thay đổi vốn lưu động – chi tiêu vốn Trong đó: chi tiêu vốn là đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động hoạt động. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu quản trị dòng tiền đối với dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: giai đoạn 2007 - 2012. Đây là giai đoạn TTCK Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn hoạt động khó khăn và suy yếu sau một thời gian phát triển nóng. Như vậy, hoạt động đầu tư và dòng tiền của các CTCP bị ảnh hưởng, từ đó tính thanh khoản giảm sút. Về không gian: các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm 53[4] doanh nghiệp. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động với lạm phát tăng và lãi suất biến động mạnh như hiện nay, hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp ngày càng trở lên khó khăn. Quản trị dòng tiền giữ vai trò quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp đã không quan tâm tới vấn đề này. Một số doanh nghiệp đã đồng nhất giữa quản trị lợi nhuận và quản trị dòng tiền. Do vậy, mục tiêu của các doanh nghiệp này là tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, không giống như lợi nhuận, dòng tiền có vai trò hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Như vậy, quản trị dòng tiền là nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Trên thế giới và Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau đã tập trung giải quyết vấn đề này. 1.1.1. Công trình nghiên cứu ngoài nước (1) Vai trò của quản trị dòng tiền Quản trị dòng tiền là yếu tố quan trọng tạo tính thanh khoản của doanh nghiệp. Tính thanh khoản là tính năng kinh tế đặc biệt của tiền. Tính thanh khoản giúp doanh nghiệp tránh được những “cú sốc” về những dòng tiền không mong đợi (Keynes,1936) [43]. Bằng chứng lịch sử với sự bê bối của công ty Enron ở Hoa Kỳ năm 2001, vụ việc còn nổi tiếng hơn khi kéo theo sự phá sản của hãng kiểm toán lâu đời và lớn thứ năm thời bấy giờ là Arthur Andersen, đã chứng minh cho các nhà đầu tư và quản trị tài chính thấy rằng niềm tin của họ khi chỉ đặt vào các báo cáo về lợi nhuận dựa trên phạm trù kế toán không còn phù hợp. Điều đó cũng gợi ý cho họ 6 nên quan tâm và đặt niềm tin nhiều hơn vào dòng tiền từ các hoạt động của doanh nghiệp. Bởi lẽ, chính dòng tiền là một trong những thước đo quan trọng phản ánh “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp. Theo cách hiểu này, làm thế nào để có dòng tiền tốt cũng giống như việc làm thế nào để doanh nghiệp thu được lợi nhuận như mong đợi (Henry, 2004) [37]. Nghiên cứu gần đây của Roychowdhury (2006) [57] cho thấy các nhà quản trị tài chính đã quan tâm tới quản trị dòng tiền và “kiếm” được lợi ích từ quản trị dòng tiền của doanh nghiệp họ. Trong khảo sát 401 giám đốc tài chính của Graham (2004) [35], 21,4% các giám đốc tài chính coi dòng tiền và dòng tiền tự do là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong các kế hoạch thực hiện. Gần 51,6% trong số người được điều tra khảo sát lại cho rằng lợi nhuận là quan trọng nhất. Tuy nhiên, tới nhiên cứu của Melendrez (2005) [46], tác giả đã chứng minh rằng những doanh nghiệp kết hợp được giữa lợi nhuận kỳ vọng và dòng tiền kỳ vọng sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn. Với các công trình nghiên cứu như trên, các tác giả đã đề cập tới vai trò quan trọng của quản trị dòng tiền. Quản trị dòng tiền được nhà quản trị tài chính quan tâm tới nhiều hơn bên cạnh mục tiêu quản trị lợi nhuận. (2) Nội dung của quản trị dòng tiền và quản trị ngân quỹ Nghiên cứu của Leise San Jose’, Txomin Iturralde và Amaia Maseda [41], quản trị dòng tiền được phản ánh thông qua quản trị tiền cơ bản (hay quản trị ngân quỹ). Các tác giả nghiên cứu quản trị ngân quỹ dựa trên các nội dung như quản trị các khoản phải thu, phải trả và tạo ra mức tiền mặt tối ưu. Bên cạnh đó, dự báo dòng tiền, tạo lập các quan hệ với các định chế tài chính nhằm xử lý sự thặng dư hoặc thiếu hụt ngân quỹ đã được các tác giả đề cập tới. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích sâu những nhân tố ảnh hưởng và làm thế nào để tạo ra mô hình ngân quỹ tối ưu trong quản trị dòng tiền của doanh nghiệp. Đến nghiên cứu của Pindado (2001) [54] đưa ra quan điểm quản trị ngân quỹ sẽ liên quan phần nào đó tới vốn lưu động của doanh nghiệp, thông qua đó sẽ xây dựng được mức ngân quỹ tối ưu cần thiết cho doanh nghiệp. Tác giả cho rằng chi phí cơ hội từ thặng dư tiền trong ngân quỹ có xu hướng gia tăng, quản trị ngân quỹ tối ưu sẽ liên quan tới các yếu tố khác ngoài khái niệm ngân quỹ. Chính vì vậy, quản trị ngân quỹ được 7 hiểu là quản trị tính thanh khoản trong ngắn hạn của doanh nghiệp, đồng thời nó sẽ ảnh hưởng tới những khoản mục có thể chuyển đổi thành tiền tức thời với mục đích chính là làm gia tăng lợi nhuận và cải thiện quản trị vốn lưu động. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chưa nghiên cứu được toàn diện những nội dung cơ bản của quản trị dòng tiền của doanh nghiệp. (3) Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị dòng tiền Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khác liên quan tới quản trị dòng tiền của doanh nghiệp. Eije Von, Westerman (2002) [29] và một số nhà nghiên cứu khác đưa ra lập luận, cần cân nhắc việc quản trị dòng tiền bao gồm nhóm các nhân tố: - Khả năng thanh khoản - Lợi nhuận - Rủi ro tài chính - Quản lý thanh khoản - Dự báo dòng tiền, tài trợ vốn ngắn hạn khi thâm hụt ngân quỹ, và đầu tư khoản tiền thặng dư trong ngân quỹ Tính thanh khoản lại được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của các tác giả. Tuy nhiên, tính thanh khoản chưa phản ánh được đầy đủ nội dung của quản trị dòng tiền. Qua nghiên cứu này cho thấy, các tác giả đồng nhất giữa việc quản trị lợi nhuận, khả năng thanh khoản với quản trị dòng tiền. Thêm vào đó, quản trị dòng tiền còn bao gồm các chiến lược và kế hoạch thực hiện để tập trung quan tâm vào vốn lưu động, quản trị rủi ro và mối quan hệ với các ngân hàng thương mại. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền và kết quả tài chính của doanh nghiệp. Trong tác phẩm Hiệu quả của dự báo dòng tiền trong quản trị dòng tiền của doanh nghiệp của Fionnuala M. Gormley và Nigel Meade [32] xuất bản năm 2006 đã chỉ ra việc quản trị và dự báo dòng tiền giúp công ty tiết kiệm được chi phí giao dịch thông qua mô hình Penttinen. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra mối liên hệ giữa dự báo dòng tiền và chi phí giao dịch. Theo đó, nếu doanh nghiệp dự báo 8 dòng tiền có hiệu quả sẽ tiết kiệm chi phí giao dịch (chi phí chuyển đổi chứng khoán ngắn hạn thành tiền hoặc ngược lại). Tác giả cũng đã đánh giá được hiệu quả của việc dự báo dòng tiền, song chưa phân tích tác động của quản trị dòng tiền tới hiệu quả của việc dự báo. Để việc dự báo dòng tiền hiệu quả, nhà quản trị tài chính cần có những thông tin phù hợp và đáng tin cậy. Vậy, các nhà quản trị tài chính dựa vào đâu để quản trị dòng tiền và dự báo dòng tiền của doanh nghiệp? Đó chính là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Một số công trình nghiên cứu gần đây trên thế giới gián tiếp chỉ ra rằng, các nhà quản trị tài chính có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp từ quản trị dòng tiền. Roychowdhury (2006) [57] đã chỉ ra rằng, các công ty đã đưa ra báo cáo tài chính với lợi nhuận nhỏ thay vì lợi nhuận bị âm trên thực tế. Một số hoạt động mang lại được điều này như giảm một số chi phí có thể để đạt được mục tiêu lợi nhuận cần thiết. Như vậy, để có thể dự báo được dòng tiền hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải tiếp cận tới báo cáo lưu chuyển tiền tệ thay vì chỉ tập trung vào báo cáo kết quả kinh doanh. (4) Mô hình quản trị dòng tiền Dựa theo một khía cạnh khác thì quản trị dòng tiền được hiểu là tập hợp các hoạt động nhằm xác định số dư tiền tối thiểu. Các biện pháp nhằm tìm ra số dư lý tưởng này, với mục đích sao cho chi phí dự trữ tiền là tối thiểu trong điều kiện vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán cần thiết. Như vậy, một doanh nghiệp muốn quản trị dòng tiền, cần xây dựng mô hình quản trị dòng tiền. Các mô hình nổi tiếng nhằm xác định số dư tiền tối ưu này đã được nghiên cứu như mô hình Baumol [20], Miller - Orr [47] và Stone [59]. Mô hình quản trị tiền của Baumol và Miller - Orr được dựa trên nguyên tắc quan trọng là xác định số lượng chứng khoán thanh khoản để chuyển đổi sang tiền khi doanh nghiệp cần lượng tiền cần thiết tăng thêm và ngược lại, xác định số lượng tiền tối thiểu cần chuyển đổi thành chứng khoán thanh khoản khi lượng tiền ở trạng thái dư thừa. Theo các giả tác, có nhiều nhân tố tác động tới số dư tiền mặt cần thiết của doanh nghiệp. Những nhân tố này dẫn tới mô hình quản trị tiền trở lên phức tạp hơn. Đồng tác giả đưa ra các mô hình quản trị 9 tiền, đã lượng hóa và lược bỏ yếu tố khiến mô hình quản trị tiền phức tạp. Các mô hình này được xây dựng dựa trên nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và lợi nhuận của việc nắm giữ tiền. Đối với mô hình Baumol, hướng tiếp cận của quản trị tiền đơn giản thông qua việc xác định số lượng tiền chuyển đổi nhỏ nhất sao cho chi phí hiệu quả (nhỏ nhất). Tuy nhiên, mô hình Baumol đưa ra các giải pháp dự trữ như nhau đối với tiền và hàng tồn kho. Mô hình quản trị tiền này dựa trên dòng tiền vào và dòng tiền ra đã được dự báo là chắc chắn. Việc chuyển đối tiền thành chứng khoán thanh khoản hoặc ngược lại được thực hiện dễ dàng và kiếm được lợi nhuận như mong đợi cho doanh nghiệp. Đây là hạn chế lớn của mô hình. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, tiền có tính thanh khoản cao và luôn luôn biến động. Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn tồn tại rủi ro và đôi khi không diễn ra như mong đợi. Trong tác phẩm của Gregor W. Smith (1986) [36], đã đánh giá tính linh hoạt của mô hình Baumol - Tobin về xác định nhu cầu tiền của doanh nghiệp. Điểm hạn chế của mô hình Baumol - Tobin đó là quản trị ngân quỹ của doanh nghiệp độc lập với những biến động về thay đổi giá trị và chính sách đối với hàng tồn kho. Vì vậy, việc áp dụng mô hình này vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp là khó khăn. Mô hình Baumol dựa trên giả thuyết dòng tiền chắc chắn. Tuy nhiên, khi dòng tiền tương lai là không chắc chắn thì mô hình Miller - Orr sẽ thực tế và phù hợp hơn. Mô hình Miller - Orr đề cập tới quản trị dòng tiền liên tục, căn cứ vào tính thanh khoản và sự nhạy cảm với lãi suất của dòng tiền. Theo tác giả, mô hình này được xây dựng dựa trên chi phí nắm giữ tiền tối thiểu dựa trên tiền mặt giới hạn trên và khoảng dao động của tiền. Khoảng dao động của tiền này xác định căn cứ vào lượng dự trữ tiền mặt theo thiết kế. Miller - Orr đưa ra cách xác định khoảng dao động của tiền căn cứ vào 3 giả thuyết: (1) Chi phí chuyển đổi tiền và chứng khoán thanh khoản, và ngược lại; (2) chi phí cơ hội hàng ngày của tiền; (3) sự dao động của dòng tiền ròng hàng ngày (phản ánh mức độ rủi ro của việc nắm giữ tiền hàng ngày). Baumol và Miller - Orr đưa ra các mô hình khác nhau để quản trị dòng tiền. Tuy nhiên, việc áp dụng những mô hình này vào các loại hình doanh nghiệp khác nhau và có quy mô hoạt động khác nhau lại là hạn chế của mô hình. Ngoài ra, các 10 tác giả đưa ra giải pháp xử lý tiền thặng dư hoặc thâm hụt phù hợp với nền kinh tế đã phát triển, nơi dòng tiền của doanh nghiệp được lưu thông qua ngân hàng và thị trường chứng khoán phát triển. Trong nghiên cứu của Stone (1972)[59] về quản trị dòng tiền, Stone đưa ra mô hình gần như tương tự với mô hình Miller - Orr. Tuy nhiên, điểm khác biệt của mô hình Stone với mô hình Miller - Orr đó là mô hình Stone tập trung quản trị số dư tiền hơn là xác định số tiền chuyển đổi tối thiểu. Theo tác giả, quản trị dòng tiền tập trung vào quản trị mức dự trữ tiền tối thiểu và tối đa là không cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư (mua chứng khoán thanh khoản) hoặc thoái vốn đầu tư (bán chứng khoán thanh khoản hoặc vay nợ) như trong mô hình Mill - Orr. Thay vào đó, các quyết định đầu tư này phụ thuộc vào việc tiên đoán trước dòng tiền trong tương lai. Theo Stone, khi dự báo được lượng tiền nhàn dỗi, lượng tiền mặt của doanh nghiệp tự động và ngay lập tức quay về trạng thái tiền mặt theo thiết kế (mục tiêu) sau khi lượng tiền của doanh nghiệp đã thay đổi, nhìn chung không phải là tối thiểu. Mô hình Stone dựa trên giả thuyết: - Công ty có 2 tài sản là tiền và chứng khoán thanh khoản - Các giao dịch mua và bán chứng khoán thanh khoản được diễn ra tức thời - Dự báo dòng tiền trong tương lai của công ty. Khi tiến hành dự báo mọi thông tin cần có là minh bạch, sẵn có - Công ty nhằm duy trì số dư tiền mặt nhất định. Trong nỗ lực duy trì này, công ty có thể phải lên kế hoạch sử dụng tín dụng và hỗ trợ của ngân hàng. Dựa trên phân tích hướng tiếp của của mô hình Miller - Orr và Stone, có thể thấy, mô hình Stone không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào để xác định tiền mặt giới hạn dưới, trong khi đó mô hình Miller - Orr có thể phải thực hiện ước tính lượng tiền mặt giới hạn dưới này để xác định lượng tiền mặt mục tiêu. Theo Stone, lượng tiền mặt giới hạn dưới được xác định dựa trên kinh nghiệm và quan điểm cá nhân của nhà quản trị tài chính. Do vậy, không thể khẳng định được mô hình này hướng tới chính sách chi phí tối thiểu (Pinches, 1997) [53].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất