Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị doanh nghiệp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật...

Tài liệu Quản trị doanh nghiệp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật

.PDF
35
3366
93

Mô tả:

Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay không chỉ mở ra những cơ hội mà còn mở ra những thách thức đối với các doanh nghiệp thương mại. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế đã ra đời và phát triển. Quy luật của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được các quy luật của nền kinh tế thị trường để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình có lãi. Để đạt được điều này có một sự đóng góp rất quan trọng của những nhà quản trị doanh nghiệp thương mại. Những con người này không phải ai cũng có nhiều kinh nghiệm làm lãnh đạo mà họ là những con người tận tâm, tận lực với nghề quản trị nhằm giúp cho doanh nghiệp ngày càng kinh doanh có hiệu quả. Xuất phát từ quan điểm trên, tôi nhận thấy rằng quản trị doanh nghiệp thương mại là một môn khoa học đồng thời quản trị doanh nghiệp còn là một nghệ thuật và tôi cung đã chọn chủ đề “ Quản trị doanh nghiệp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật” cho tiểu luận của mình. Nội dung tiểu luận gồm 2 phần: - Phần 1 : Chứng minh nhận định “Quản trị doanh nghiệp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật” - Phần 2: Các bài tập tình huống quản trị doanh nghiệp . 1 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 Cách thức quản trị của các tổ chức luôn thay đổi là một tất yếu. Quá trình toàn cầu hoá giê đây đã được chấp nhận trong đời sống hàng ngày. Các nước đang phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ... muốn giữ vững thế cạnh tranh thì các nhà quản trị ở các nước đó phải thay đổi suy nghĩ về cách thức quản trị, tìm ra phương thức quản trị sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Học tập và nghiên cứu quản trị có ý nghĩa quan trọng vì hai lý do: Thứ nhất, xã hội của chúng ta dùa vào những định chế và tổ chức chuyên môn hóa để cung cấp hàng hóa và những dịch vụ mà chúng ta cần. Những tổ chức này được điều khiển và chỉ đạo bởi những quyết định của một hay nhiều cá nhân được chỉ định làm “ nhà quản trị”. Thứ hai, nhiều cá nhân hiện đang được đào tạo làm giáo viên, nhân viên kế toán, nhạc công, nhân viên bán hàng, bác sỹ...đến một ngày nào đó họ sẽ kiếm sống với tư cách nhà quản trị. Họ sẽ quản trường học, công ty kế toán, bệnh viện... Sự thành công của các nước công nghiệp nào cũng bắt nguồn từ hiệu quả quản trị đó chính là khả năng đối phó với những biến đổi môi trường và quản trị tốt lực lượng lao động. Những thách thức này đòi hỏi phải có những người được đào tạo tốt, có trình độ kiến thức, tích cực làm việc và quyết định lấy sự nghiệp quản trị làm giá trị của đời mình. Các nhà xã hội học xem xét việc quản trị các tổ chức là một hiện tượng xã hội vô cùng quan trọng đáng được nghiên cứu thông qua việc điều tra một cách khoa học. Với tư cách là những nhà khoa học họ không xét đoán giá trị thực tiễn quản trị giỏi hay kém. Mục tiêu của họ là tìm hiểu và giải thích thực tiễn quản trị. Hai thái cực này của thực tiễn quản trị và khoa học quản trị đã có rất nhiều người nghiên cứu quản trị, họ là những kỹ sư, các nhà xã hội học, các kế toán, các nhà chính trị học và các nhà triết học. Với tư cách là một nhà quản trị bạn sẽ có rất nhiều cách xem xét những nhiệm vụ quản trị dưới nhiều góc độ khác nhau tuỳ theo ý của mình. Đối với những vấn đề nào đó thì cách nhìn này có thể lợi Ých hơn so với những cách khác. Ví dụ, học thuyết quản trị coi trọng việc làm hài lòng người lao động có thể giúp Ých nhiều hơn khi giải 2 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 quyết vấn đề mức độ biến động nhân sự cao so với khi giải quyết vấn đề trì trệ trong sản xuất bởi vì không có một phương thức quản trị duy nhất nên bạn phải tìm hiểu những lý thuyết quan trọng khác nhau. Để hoàn thành tốt đẹp các nhiệm vụ nhà quản trị phải thực hiện: Hoạch định, tổ chức, quản trị nhân sự và kiểm soát nhưng bên cạch đó nhà quản trị còn phải có một số kỹ năng cần thiết. Robert Katz đã trình bày ba loại kỹ năng mà mỗi nhà quản trị đều cần phải có và những kỹ năng đó có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà quản trị phụ trách đồng thời cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà quản trị. Đó là: Kỹ năng kỹ thuật là những khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể hay nói mộ cách khác là trình độ chuyên môn hoá nghiệp vụ của nhà quản trị. Ví dụ: Soạn thảo hợp đồng pháp lý kinh tế, thiết kế máy móc... Kỹ năng nhân sự liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và diều khiển con người trong doanh nghiệp dù những người đó là đồng nghiệp ngang hàng hay cấp trên. Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với người khác để nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy hoàn thành công việc chung. Vi dụ: Có thái độ tích cực quan tâm đến người khác và khung cảnh làm việc, xây dựng không khí tác hợp giữa mọi người và biết cách động viên các nhân viên dưới quyền. Kỹ năng tư duy đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu rõ mức độ phức tạp của hoàn cảnh và biết cách giảm thiểu sự phức tạp dó một mức độ có thể đối phó được. Kỹ năng tư duy là cái khó tiếp thu nhất và cũng là một điều đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản trị. Có ba quan điểm đã hình thành vững chắc về tư duy quản trị đó là quan điểm kinh điển, quan điểm hành vi học và quan điểm khoa học quản trị. Mặc dù các quan điểm này đã phát triển tuần tự theo lịch sử những ý tưởng sau không phải bao giê cũng thay thế những ý tưởng trước, mỗi quan điểm mới đều bổ sung cho quan điểm có trước đồng thời mỗi quan điểm lại phát triển theo hướng riêng của mình. Việc coi trọng phân tích hợp lý và việc áp dụng tính chất chặt chẽ của khoa học vào các sự việc và thông tin về năng suất đã dẫn đến việc sử dụng thuật ngữ quản trị có khoa học để mô tả những nỗ lực đầu tiên nhằm quản trị công việc của các cá nhân. Nhưng người đầu tiên ủng hộ việc quản trị có khoa học đó là những kỹ sư. Trong khi 3 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 những ý tưởng quản trị có khoa học đang phát triển thì những lý thuyết tổ chức cổ điển cũng bắt đầu phát triển. Họ cho rằng các cá nhân thực hiện công việc của mình, tổ chức là một tập hợp những công việc của cá nhân, vì thế tổ chức cũng phải dược thiết kế và quản trị theo đúng nguyên tắc. Việc kết hợp những ý tưởng bắt nguồn từ mối quan tâm của quan trị có khoa học nhằm đảm bảo làm việc có năng suất. Những nhà quản trị cần phải biết và vận dụng tri thức này để cạch tranh được các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Vậy quản trị doanh nghiệp là gì? Quản trị doanh nghiệp là một phương thức nhằm đảm bảo hoàn thành công việc một cách có kết quả và hiệu quả cao thông qua nỗ lực của những thành viên trong doanh nghiệp. Phương thức kinh doanh được hiểu bằng những cách thức khác nhau mà nhà quản trị sử dụng khi tiến hành hoạt động quản trị của mình. Mọi công việc được hoàn thành trong doanh nghiệp chính là hoạt động kinh doanh thì phải có hiệu quả tức là kết quả thu được phải gắn liền với chi phí đã bỏ ra. Quản trị doanh nghiệp thương mại thể hiện nét đặc thù riêng do đặc điểm hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp thương mại quyết định. Quản trị doanh nghiệp thương mại gắn liền với sự thay đổi nhanh và liên tục theo môi trường kinh doanh. Thế giới kinh doanh phát triển nhanh, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, viễn thông cạch tranh hỗ trợ mạnh mẽ làm cho hoạt động kinh doanh thương mại luôn luôn trong trạng thái thay đổi, thích ứng với sự phát triển của nền sản xuất dùa trên khoa học công nghệ cao và sự phát triển nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ của các tầng líp dân cư trong xã hội. Trong thực tiễn hoạt động, nhà quản trị phải làm nhiều loại công việc khác nhau thậm chí phải ứng xử theo những cách khác nhau đối với cấp trên, cấp dưới, khách hàng...đó chính là một nghệ thuật của nhà quản trị. Các nhà nghiên cứu cho rằng những hoạt động bình thường của nhà quản trị phải thực hiện mười vai trò khác nhau nhưng tập trung trong ba nhóm lớn đó là vai trò quan hệ con người, vai trò thông tin va vai trò quyết định. Quan hệ với con người là vai trò đầu tiên, vai trò này nhà quản trị cho thấy hình ảnh của tổ chức mà họ quản trị, vai trò của người lãnh đạo, đòi hỏi nhà quản trị phải phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên dưới quyền. Vai trò này có thể được nhà quản trị thực hiện trực tiếp hay gián tiếp. Việc tuyển dụng đào tạo và động viên có thể là những việc nhà quản trị phải trực tiếp làm. Trái lại, khi phân 4 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 chia trách nhiệm Ên định thời gian hoàn thành công việc nhà quản trị đã thực hiện vai trò lãnh đạo một cách gián tiếp. Ngoài ra nhà quản trịh còn quan hệ với rất nhiều người khác nhau ở ngoài doanh nghiệp để nhằm góp phần hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ Việc thu thập, phổ biến thông tin và thay mặt cho doanh nghiệp để phát biểu là vai trò thông tin của nhà quản trị. Các vai trò này xuất phát từ những quan hệ với con người. Do mối quan hệ giữa nhà quản trị với thuộc cấp cũng như với cá nhân bên ngoài đơn vị, các nhà quản trị trở thành trung tâm đầu não thông tin của tổ chức mà họ phụ trách. Nhà quản trị thu thập, tiếp nhận và chuyển giao những thông tin liên quan đến sự hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp. Nhà quản trị đảm nhận vai trò thu thập thông tin bằng cách thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh chung quanh doanh nghiệp để nhận ra những tin tức, những hoạt động và những sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe doạ với hoạt động của doanh nghiệp. Công việc này được thực hiện qua việc đọc báo chí văn bản và qua trao đổi, tiếp xúc với mọi người. Đây là vai trò quan trọng trong vai trò thông tin của nhà quản trị. Nhà quản trị có vai trò cuối cùng là người giải quyết xáo trộn trong doanh nghiệp. Nhà quản trị phải kịp thời đối phó những biến cố bất ngờ nhằm đưa doanh nghiệp sớm trở lại ổn định. Khi nhà quản trị ở tình huống quyết định nên phân phối tài nguyên cho ai như thế là lúc nhà quản trị đóng vai trò của nhà phân phối tài nguyên. Nó có thể là tiền bạc, thời gian, quyền hành...Thông thường khi tài nguyên dồi dào nhà quản trị đều có thực hiện vai trò quyết định một cách dễ ràng nhưng khi tài nguyên khan hiếm, quyết định của nhà quản trị trong vấn đề này có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cuối cùng nhà quản trị còn là nhà thương thuyết. Thực ra người quản trị cũng như mọi người khác, chỉ có thể thương thuyết khi trong tay người đó có tài nguyên của doanh nghiệp để có thể đem ra trao đổi, chuyển nhượng. Khi kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạch đó nhà quản trị luôn phải đối đầu với những khủng hoảng quản lý trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới được thành lập, nhà quản trị chỉ có một mình lãnh đạo tất cả, quyết định tất cả, kiểm soát tất cả và hành động tuỳ theo thời cơ. Bị chìm ngập trong các hoạt động ngày càng gia tăng và vì không thể lãnh đạo được nữa, khủng 5 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 hoảng đầu tiên đó chính là khủng hoảng lãnh đạo xuất hiện. Đối phó với cuộc khủng hoảng này là việc tiến hành xây dựng doanh nghiệp bằng cách thiết lập một cơ cấu bộ máy quản lý rõ ràng, phân công trách nhiệm cho từng người. Sự tập trung cao độ này sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng mới, khủng hoảng quyền tự chủ và nó chỉ được giải quyết khi người lãnh đạo uỷ thác lại một phần trọng trách của mình. Tuy nhiên cùng với sự phân chia trách nhiệm được mở rộng ra toàn doanh nghiệp, các quan hệ và qui mô của nó trong nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với môi trường ngày càng phức tạp. Để ứng phó với tình hình này, cần phải có một hệ thống qui định, thủ tục chặt chẽ. Nếu không chú ý đề phòng, các qui định này sẽ có xu hướng những qui tắc hành chính lỗi thời mất đi sức sống riêng. Quản trị là khoa học hay nghệ thuật? Câu hỏi này gây tranh cãi không phải chỉ trong các nhà nghiên cứu quản trị học mà còn ngay cả trong những nhà quản trị thực sù. Các tư tưởng quản trị thế kỷ hai mươi đã đặc biệt chú ý đến cho quản trị trở thành một khoa học. Trong quá trình hướng tới mục tiêu đó đã nổ ra nhiều cuộc tranh luỵân về vấn đề quản trị thực sự có phải la mét khoa học hay không? Luther Gulick, nhà lý luận nổi tiếng trong lĩnh vực quản trị học tuyên bố quản trị sẽ trở thành một khoa học bởi nó nghiên cứu một cách có hệ thống các hiện tượng được tập hợp trong các lý thuyết khác nhau và bởi vì nó “ cố gắng trên một cơ sở hệ thống hóa tìm hiểu tại sao và như thế nào mọi người làm việc cùng với nhau để đạt được những mục tiêu xác định và để làm cho các hệ thống hóa hợp tác đó trở nên có hiệu quả hơn cho nhân loại”. Trong khi đó nhiều chuyên gia khác lại có quan điểm cho rằng quản trị đơn thuần là một nghệ thuật mà chỉ có thể đạt được bằng kinh nghiệm thực tiễn và những người có tài năng trong lĩnh vực này mới đạt tới sự hoàn thiện. Rất nhiều nhà quản trị, kể cả những người rất thành công trong sự nghiệp quản trị của mình, cho rằng các học thuyết về quản trị chỉ là những tháp kinh viện làm từ xương voi chứ không gắn liền với các thế giới thực tại của các doanh nghiệp. Đi sang cơ chế thị trường mỗi một người đều có quyền tự do hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Mọi người có quyền tự do thử vạn may và điều đó có nghĩa là mọi người có thể gặp rủi do va sự thất bại. Việc khởi sự một công việc làm ăn bao giê cũng chứa đựng cả thời cơ và rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận được coi là phần thưởng dành cho những người chấp nhận mạo hiểm. Bước 6 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 chân vào thương trường, chúng ta luôn phải lùa chọn giữa vô vàn các khả năng làm ăn và với những may rủi dễ và khó lường. Ta sẽ chấp nhận mạo hiểm để mong đạt đến một sự thành công rực rỡ trên thương trường hay sẽ lùa chọn khả năng kinh doanh chắc chắn không xáo trộn, Ýt rủi ro nhưng lợi nhuận không cao. Sự lùa chọn ở đây phụ thuộc và thể hiện bản lĩnh, khí phách, ý chí của nhà quản trị doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp bị lâm vào thế khó khăn hay phá sản đều không phải chỉ bởi một nguyên nhân, có thể do cạch tranh quá gay gắt, lãi suất quá cao, quản lý của chính phủ quá chặt chẽ...Nhưng nguyên nhân chính làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng không mong muốn cũng có nhân tố “quản lý tồi” và một nguyên nhân khác cũng làm thất bại trong kinh doanh nữa cũng chính la do thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý. Không có gì thay được kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Chóng ta luôn nói kinh doanh là một khoa học, kinh doanh còn là một nghệ thuật là chính nói về vấn đề này. Kinh nghiệm sẽ cho phép ta nhìn nhận thấy nhiều điều và giảm bớt những bất ngờ cho người mới bắt đầu kinh doanh. Nhưng làm thế nào để có kinh nghiệm? Đó là một câu hỏi vô cùng khó trả lời. Ông bà ta thường có câu “ muốn biết bơi phải nhảy xuống nước ”, muốn có kinh nghiệm phải làm các công việc thực tế. Không có gì tốt hơn với nhà quản trị doanh nghiệp tương lai la phải tập làm đi làm lại tất cả các công việc của một nhân viên từ cấp thấp nhất. Kinh nghiệm là cái quan trọng nhưng bên cạch đó cần phải qua đào tạo, bồi dưỡng đúng qui cách luôn là yếu tố quan trọng trong thời buổi kinh tế thị trường. Nếu không có được kiến thức thành thạo đến mức trở thành nghệ thuật trong việc chỉ ra các thời cơ khi nó mới xuất hiện và cách thức giải quyết các vấn đề trong các tình huống khác nhau có thể nói hoạt động kinh doanh sẽ thất bại. Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là săn lùng cơ hội không được thụ động. Nhà quản trị là những người không bao giê tự thoả mãn hay tự bằng lòng với chính mình, càng không bao giê cho mình là người nhất, doanh nghiệp của mình la giỏi nhất. Họ phải luôn tìm tòi cách hoàn thiện, làm tốt hơn từng phần việc chi tiết để mong đạt đến một kết quả tốt đẹp. Nhà quản trị luôn phải thay đổi cách thức hoạt động của mình cho phù hợp với thị trường, họ phải hiểu rằng chính khách hàng là người trả lương cho mình. Phân tích hoạt động quản trị từ các góc độ khác nhau chóng ta sẽ thấy được tính hai mặt của hoạt động này: “Quản trị vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật”. 7 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 Trước hết có thể nói rằng quản trị doanh nghiệp là một khoa học. Đặc trưng cơ bản của mọi lĩnh vực khoa học là việc áp dụng các phương pháp khoa học để phát triển kiến thức trong lĩnh vực đó. Các kiến thức khoa học là sự tích luỹ và phát triển từ các giả thuyết thực nghiệm. Cơ sở của mọi khoa học đó là khả năng đo lường khả năng các hiện tuệong nghiên cứu. Nhiệm vụ khó khăn này quản trị học có thể làm được ngay từ khi nó trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Quản trị doanh nghiệp là một khoa học vì nó nghiên cứu các mối quan hệ quản trị trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quan hệ của doanh nghiệp với thị trường, doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp với nhà nước, doanh nghiệp với người lao động...Các quan hệ này phải được xử lý theo đúng những đòi hỏi khách quan vốn có của đời sống kinh tế xã hội. Quản trị là một khoa học vì nó có đối tượng riêng, có phương pháp riêng, chịu sự chi phối riêng của những qui luật khác. Có nghĩa là chúng ta có thể học để trở thành nhà quản trị. Tuy nhiên, thực tiễn quản trị cũng chỉ ra rằng có thể thiết kế hợp lý công việc để hoàn thành no một cách có hiệu quả, nhưng không phải bao giê cũng có thể buộc nhân viên dưới quyền thực hiện đúng những gì mà nhà quản trị đã dự kiến. Con người không đơn giản như những chiếc máy. Hơn nữa, các nhà quản trị vừa phải làm việc với những con người rất cụ thể vừa phải làm việc với những nhóm người. Con người làm việc với một nhận thức và tình cảm nhất định. Trong mét doanh nghiệp, nhưng nhà quản trị ở tất cả các cấp đều ra quyết định. Ảnh hưởng cuối cùng của những quyết định này có thể tác động đến một điều gì đó như sự tồn tại của doanh nghiệp hay một điều gì đó có vẻ thứ yếu như tiền lương khởi điểm của một người tập sự. Mặc dù những nhà quản trị trong các doanh nghiệp, bệnh viện, trường học có cách giải quyết các vấn đề khác nhau nhưng tất cả họ đều phải ra quyết định mặc dù họ được phân biệt theo bối cảnh lối sống... Ví dô: Một người phục vụ trong một hiệu ăn đánh đổ nước uống vào quần áo khách hàng. Ông này rất khó chịu, nhà quản trị sẽ làm sao? Vì trường hợp này vẫn thường xảy ra nên cách giải quyết vẫn trở thành thông lệ, chẳng hạn như sự việc đó do lỗi người phục vụ và người khách đòi bồi thường thì phải giải quyết là nhà hàng đó phải đưa áo đi tẩy giặt và chịu phí tổn. 8 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 Sự nghiên cứu vấn đề trước khi quyết định là rất co lợi vì rất nhiều tình huống xảy ra trong doanh nghiệp có xu hướng lặp lại. Do đó các nhà quản trị có thể sử dụng những khả năng xét đoán, óc sáng tạo, kiến thức, kinh nghIệm tích luỹ từ trước đó và việc giải quyết vấn đề thường được xây dựng trên cơ sở khoa học, nghệ thuật và logic... Ví dô: Trong quá trình quyết định xảy ra tại trường đại học kinh doanh Adelphi ở New York. Ban quản lý của trường muốn mở rộng chương trình nhưng sẽ có nhưng hạn chế về thời gian đối với những học viên quan tâm theo học nhất. Họ là những doanh nhân được công ty trợ cấp cho đi học và phần lớn sống ở ngoại ô, không thể về thành phố tới mười giê để theo các líp đêm vì họ đi về bằng xe lửa. Trường bèn nghĩ ra cách tổ chức những líp ngày trên những xe lửa. Nhưng líp đêm trên “bánh xe” Êy đã mở ra một lĩnh vực hoàn toàn mới cho việc giáo dục của trường Adelphi. Mét ý nghĩ thật đơn giản và rõ rệt như vậy mà không ai nghĩ ra trước đây. Các quyết định của nhà quản trị bao gồm các loại như quyết định liên quan đến hoạch định, tổ chức, lãnh đạo. Những nhà quản trị có trách nhiệm với việc hoạch định thì xem hoạch định là chức năng quản trị chính và nghĩ rằng việc tổ chức, kiểm tra là chức năng thứ yếu. Tình trạng một doanh nghiệp có khả năng hay không có khả năng thực hiện hay thích ứng thành công với sự thay đổi như vậy liên quan trực tiếp đến hệ thống hoạch định của nó. Hoạch định là việc xác định những hướnh hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Mục tiêu là điểm khởi đầu lao động trí óc hết sức đặc biệt của nhà quản trị để doanh nghiệp hướng tới và là điểm kết thúc mục tiêu của công việc tổ chức, chỉ đạo kiểm tra và kiểm soát. Việc hoạch định tốt đòi hỏi phải biết nghệ thuật biến những cái khó thành cái đơn giản. Để đạt được mục đích này công việc hoạch định đòi hỏi hoạt động trí tuệ ở trình độ cao. Những người hoạch định phải có khả năng xử lý những thông tin phức tạp suy nghĩ một cách có hệ thống về hiện tại và tương lai. Nếu như nhà quản trị đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tổ chức hướng đến tương lai thì việc tổ chưc trong tương lai có thể cải thiện. Thông qua hành vi hoạch định những nhà quản trị không chỉ phát huy được khả năng tư duy về tương lai. Mét doanh nghiệp phải quyết định thể l;oại kinh doanh mà họ tiến hành. Doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm vật chất cung ứng cho thị trường hay cung ứng 9 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 một sản phẩm cho tiêu dùng hay xuất khẩu...Mỗi doanh nghiệp phải quyết định mục tiêu phát triển và khả năng sinh lời cho mình. Ví dụ: Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam sẽ may xuất khẩu hay tiếp tục gia công cho nước ngoài. Doanh nghiệp trực tiếp bán hàng hoá hay thông qua đại lý. Doanh nghiệp tập trung măt hàng mục tiêu hay kinh doanh tổng hợp. Những nhà quản trị ngày nay đang dần càng nhận thức được rằng chỉ có sự khôn ngoan và việc đổi mới thì không còn đủ dẫn dắt số phận của các doanh nghiệp mà họ phải quan tâm đến nhu cầu và sở thích của khách hàng không ngừng thay đổi. Ngày nay, Các doanh nghiệp không chỉ hoạt động trong một môi trường cạnh tranh mà còn phải co khả năng hợp tác với những doanh nghiệp khác.Việc hoạch định chiến lược là một quá trình đòi hỏi phải xem xét lại những điều kiện của hiện trường, nhu cầu của khách hàng, những điểm mạnh và điểm yếu trong cạnh tranh. Ví dụ: Công ty Matsushita Electric Industrial Company, nhà quản trị của công ty cứ mỗi sáu tháng phải chuẩn bị ba kế hoạch. Một là kế hoạch 5 năm, đưa vào những thay dổi công nghệ và môi trường. Một kế hoạch 2 năm, thể hiện các chiến lược thành những sản phẩm mới và một kế hoạch 6 tháng, đưa ra những dự kiến hàng tháng về sản xuất bán hàng, lợi nhuận, số lượng tồn kho, kiểm tra chất lượng và những yêu cầu về nhân sự... Việc hoạch định đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo cân bằng giữa cái trước mặt và cái lâu dài. Việc quản lý chủ ýeu đối với thị phần và doanh thu là nhằm dảm bảo tương lai của doanh nghiệp. Việc quá tập trung cái trước mắt có thể tạo nên sự không thích ứng với rủi ro làm cho công việc kinh doanh bị đình trệ. Tuy nhiên việc nhấn mạnh cái quá lâu dài cũng không thích hợp vì doanh nghiệp cố gắng quá sức mình trong việc cá cược vào tương lai có thẻ gây bất lợi cho khả năng sinh lời truớc mắt và những kết quả hoạt động khác. Và mục đích của chiến lược là thông qua một hệ thống các mục tiêu và chính sách chủ yếu xác định va tạo một hình tượng của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh nhất định. Trong quá trình quản trị doanh nghiệp, tổ chức được coi la một chức năng cơ bản làm một công tác rất quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu đã đè ra. Tổ chức là một chức năng liên quan đến việc xác lập mô hình cấu trúc doanh nghiệp. Trong đó, phân chia rõ nhiệm vụ quyền hạn, cho mỗi bộ phận và cá nhân khi tiến hành công việc. 10 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 Đồng thời tổ chức cũng qui định sự phân phối, hợp tác giữa các phàn việc từng cá nhân, từng bộ phận cũng như từng bậc quản trị trong tổ chức. Công tác tổ chức có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh nói chung và công tác quản trị nói riêng. Nếu không tạo nên một cấu trúc hợp lý sẽ gây ra nhiều khó khăn phức tạp cho công tác quản trị. Công tác tổ chức được tiến hành có cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Nhất là nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật. Nếu thực hiện tốt sẽ tạo diều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và đa dạng hoá tổ chức, nâng cao tính sáng tạo cho các nhà quản trị... Nguyên tắc cấu trúc tổ chức phải đi theo và đáp ứng chiến lược kinh doanh. Trong doanh nghiệp, các chức năng được thực hiện chủ yếu thông qua quá trình hình thành và thực hiện chiến lược kinh doanh. Chiến lược là cái có trước tổ chức, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp chỉ xây dựng chiến lược khi chưa có một cấu trúc tổ chức. Đây là nguyên tắc rất quan trọng và cơ bản trong việc hình thành cấu trúc tổ chức. Nếu vi phạm nguyên tắc này chắc chắn sẽ dẫn sự suy giảm của tổ chức, sẽ gây ra các hiện tượng chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống các chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận cá nhân trong tổ chức. Bên cạnh đó việc xây dựng còn phải đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tối ưu và tính linh hoạt: Tính tối ưu là cách phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang còn cấp quản trị theo chiều dọc. Nó thiết lập những mối liên hệ hợp lý để giải quyết công việc một cách có hiệu quả nhanh chóng. Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức quản lý phải thích ứng với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường Ví dụ: Công ty Ford Motor. Phần lớn, các nhà phân tích đều xem công ty Ford Motor là mạnh nhất trong các nhà sản xuất ô tô của Mỹ, thế nhưng công ty này đã thực hiện thay đổi to lớn trong cách thức quản trị công nhân viên của mình cũng như cách thức để chế tạo những chiếc ô tô của mình. Năm 1901, doanh số bán trên toàn thế giới của Ford bị giảm 15% và triển vọng thì vẫn tiếp tục ảm đạm vì nền kinh tế toàn cầu sa sút. Nhưng Ford vẫn kiên trì những nỗ lực của mình nhằm thay đổi trong phương thức công nhân viên làm việc. Giê đây các công việc của công ty Ford đã Ýt bị chuyên môn hóa, những người không phải quản trị đều thực hiện 11 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 những nhiệm vụ đã từng dành cho những người quản trị như xây dựng tiến độ sản xuất và đảm bảo chất lượng. Tính tin cậy lớn: Phải đảm bảo tính chính xác của tất cả thông tin được sử dụng vì mọi quyết định chiến lược kinh doanh đều dựâ trên sự tổng hợp , phân loại, đánh giá, phân tích các thông tin để kinh doanh có hiệu quả. Tính kinh tế: Sử dụng chi phí quản lý phải đạt hiệu quả cao nhất. Khi chi phí quản lý thấp sẽ lam giảm giá thành của sản phẩm va thu nhập của doanh nghiệp se tăng. Do đó, kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá là tốt. Tính bí mật: Trong nền kinh tế thị truờng diễn ra sự cạnh tranh rất ác liệt và các đối thủ cạnh tranh thường tìm hiểu những thông tin về doanh nghiệp như đặc điểm kinh doanh, khả năng của doanh nghiệp về tiêu thụ hàng hóa, tài chính, trình độn lao động...để từn đó hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp hay tăng khả năng cạnh tranh. Chức năng tổ chức liên quan đén yếu tố con người, liên quan đến quyết định cần thiết của nhà lãnh đạo, thể hiện tính khoa học và nghệ thuật quản trị. Lãnh đạo là hướng dẫn, đôn đốc nhân viên làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Lãnh đạo là nghười chỉ huy cao nhất và duy nhất chịu trách nhiệm tối hậu về sự thành bại của tổ chức. Lãnh đạo ở đay là chỉ huy con người. Nghệ thuật lãnh đạo thực chất là nghệ thuật điều khiển con người hướng vào nững mục tiêu nhất định. Trên phương diện lý thuyết sau hoạch định và tổ chức, nhà quản trị phải thực hiện chức năng lãnh đạo nhằm tác động đến những người dưới quyền và qua đó đảm bảo mọi hoạt động diẽn ra theo các mục tiêu đã xác định. Vì hoạch định là một hành động trong hiện tại nhưng hướng tới tương lai thì nhà quản trị phải vạch ra trong giai đoạn hoạch định. Nếu nhà quản trị chỉ dừng lại ở việc hoạch định và tổ chức thôi thì doanh nghiệp vẫn chỉ coi như “ Con tằm nằm trong kén” cần phải tác động để đánh thức nó dậy. Người lãnh đạo không phải là người đứng trên tập thể doạ nạt , mắng mỏ càng không phải là ngườiđứng đằng sau “ cầm gậy, cầm roi” để thúc đẩy nhóm hành động. Mà nhà quản trị phải biết đặt mình vào những thành viên mà là người đứng đầu để tạo ra sự phấn khích cho mọi nghười. Bằng sự lãnh đạo có hiệu quả, nhà quản trị sẽ khai 12 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 thác được động cơ chung của cả tập thể để tạo nên sức mạnh chung cho cả doanh nghiệp, là người truyền ý chí cho người khác nên giúp cho nhà quản trị rèn luyện và nâng cao phẩm chất, năng lực của nhân viên dưới quyền tạo ra đội ngò lao động biết làm việc và hăng hái làm việc. Giúp cho nhà quản trị xây dùng , củng cố và hoàn thiện bầu không khíb làm việc trong sạch, lành mạnh tin tưởng, cởi mở với nhau giữa các thành viên trong doanh nghiệp, tạo ra “ sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp”. Phải xây dựng tinh thần làm việc. Đây là vấn đề cốt lõi của nghệ thuật lãnh đạo. Tinh thần làm việc của nhân viên dưới quyền là một nhân tố quyết định hiệu lực công tác lãnh đạo, năng suất lao động và hiệu quả quản trị kinh doanh. Nhà quản trị phải am hiểu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên để sử dụng tối đa hóa “ công suất” của các động cơ đó. Công việc lãnh đạo của nhà quản trị không phải là phủ nhận động cơ thúc đẩy của cá nhân, xóa nhoà ranh giới giữa lợi Ých tập thể với lợi Ých của từng thành viên trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ vủa nhà lãnh đạo là tìm tòi, xác định và khuếch trương những sự trùng hợp, đồng nhất giữa các mục đích, yêu cầu của từng các nhân với nhau và giữa các cá nhân với doanh nghiệp. Uỷ nhiệm và ủy quyền là một trong những vấn đề quan trọng của quản trị. Trong quá trình lãnh đạo, việc cấp dưới phải thực thi nhiệm vụ của cấp trên là một tất yếu phổ biến. Hơn nữa, quản trị doanh nghiệp là một hoạt động rất phức tạp, vừa tỉ mỉ mà tổng quát mà nếu không ủy nhiệm và ủy quyền thì không thể giải quyết nổi. Uỷ nhiệm và ủy quyền trong phạm vi chức trách quyền hạn của mình khi nhà lãnh đạo ủy quyền là giao một phần công việc cho người dưới quyền chiu trách nhiệm thi hành và đồng thời giao cho họ quyền hành tương xứng với trách nhiệm được giao. Uỷ quyền giúp cho nhà lãnh đạo có thời gian tập trung sức lực và suy nghĩ cho các vấn đề quan trọng chủ yếu trong quản lý giải phóng họ khỏi những công việc Ýt quan trọng, đồng thời tạo điều kiện phát triển nhân viên, nâng cao trình độ cho họ. Sự ủy quyền không phải là một việc làm đơn giản mà nó là một nghệ thuật của quản lý sao cho công việc giao được hoàn thành theo ý muốn và do đó phải dùa vào một kỹ thuật nhất định. Sự khó khăn trong ủy quyền còn xuất phát từ yếu tố tâm lý của người ủy quyền và người được ủy quyền. Thời hạn ủy quyền và ủy nhiệm phải được xác định rõ nếu không chú ý đến yếu tố thời gian thì sớm muộn việc ủy quyền sẽ vi phạm nguyên tắc về quyền hạn và trách nhiệm. 13 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 Trên thực tế, tồn tại song song hai xu hướng trái ngược nhau trong việc ủy nhiệm và ủy quyền. Xu hướng đầu là cấp trên ôm đồm, không tin tưởng vào cấp dưới. Nha quản trị sẽ mệt mỏi, công việc trì trệ, hiệu quả bộ máy quản lý thấp. Xu hướng thứ hai là nhà quản trị “ ba phải”, “ buông xuôi” giao cho cấp dưới tự do hoạt động, dẫn dắt doanh nghiệp và bản thân nhà quản trị hành động theo chỉ dẫn> Trong trường hợp này, nhà quản trị đã tự bỏ mình vào vị trí và trèn tránh trách nhiệm lãnh đạo của mình. Cả hai xu hướng trên đều không tốt và hậu quả đem lại cho doanh nghiệp đều nguy hiểm thậm chí có theer đưa doanh nghiệp đến sự sụp đổ. Như vậy, lãnh đạo nói chung và ủy nhiệm, ủy quyền nói riêng vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Muốn quản trị thành công, nhà quản trị cần chăm chú và nghiêm túc trong quá trình thực hành quản trị. Nhà quản trị giỏi biết lãnh đạo có hiệu quả phải là người biết xem xét, phan tích đánh giá các yếu tố trên. Để có được phong cách lãnh đạo tốt nhất hoặc điều chỉnh phong cách lãnh đạo cho phù hợp với từng tình huống khách quan, với điều kiện chủ quan hay cái “ tạm “ của mình. Đó chính là nghệ thuật lãnh đạo. Nhưng ngoài ra nhà quản trị phải có khả năng thuyết phục, đánh giá từng cá nhân và phải biết khuyến khích nhân viên làm việc một cách khéo léo. Bên cạnh đó nhà quản trị phải là một nhà lãnh đạo can đảm, gan dạ, không né tránh những cuộc xung đột và đưa ra những thông tin phản hồi cho các bộ phận, tin vào khả năng của mình, mong muốn làm việc độc lập và thực hiện tốt công việc của doanh nghiệp, bất chấp nững hy sinh và trở ngại của bản thân. Nhà quản trị phải là một njhà lãnh đạo đáng tin cậy, nhậy bén, tôn trọng các vấn đề về giá trị và đạo đức kinh doanh, phải có óc phán xét và sử dụng kiến thức hợp lý và thông minh. Dùng kinh nghiệm vốn có và dựng những thông tin để đạt được những triển vọng tốt đẹp với những quyết định hiện tại và đánh giá được các mục tiêu đề ra. Nhà quản trị phải tôn trọng chứ không xem thường ý kiến và công việc của người khác. Một vấn đề nữa cần phải tính đến là có rất nhiều yếu tố môi trường bên ngoài thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Mối quan hệ qua lại giữa doanh nghiệp với môi trường là rất phức tạp và không dễ gì xác định được. Có những 14 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 cơ hội và rủi ro mà không một mô hình lượng hóa hoàn hảo nào có thể lường trước được, nhận biết và xử lý các tình huống không chắc chắn này chỉ có thể bằng kinh nghiệm và trưc giác. Đó chính là nghệ thuật. Quản trị là một nghệ thuật vì chúng ta có thể học thành một nhà quản trị nhưng không phải ai cũng có thể trở thành một nhà quản trị giỏi. Nó còn phụ thuộc vào những yếu tố như khả năng, tài năng.. và sự may mắn trên thương trường nữa. Quản trị vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật, nó không tách rời nhau, không tuân theo mét quy luật nào cả. Các nhà quản trị cảm nhận trên trực giác của mình để có thể giải quyết được vấn đề. Một người làm quản trị không cần học cũng đã làm được quản trị vì thuộc vào yếu tố nghệ thuật. Nhưng muốn thành công phải học để vận dụng, nắm bắt những thông số, chỉ tiêu để nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh, nhưng cũng không nhất thiết phải học qua trường líp mà có thể bằng nhiều cách khác nhau. Như vậy, với tư cách là một lĩnh vực thực hành, một nghề thì quản trị là một nghệ thuật, còn với tư cách là một hệ thống hóa kiến thức có tổ chức thì nó là một khoa học. Hai mặt này không loại bỏ nhau. Mét khi khoa học tiến bộ thì nghệ thuật sẽ được hoàn thiện. Khoa học quản trị sẽ giúp cho ocác nhà quản trị không vấp phải sai lầm mà người khác đã vấp để đi đến thành công nhanh hơn và Ýt tốn kém hơn, tức là sẽ nhanh chóng đạt được nghệ thuật quản trị hơn. Tuy nhiên lý thuyết quản trị và những kết quả nghiên cứu về quản trị học không phải là chân lý tuyệt đối mà chỉ là những phương tiện giúp chúng ta hiểu được bản chất vô cùng phức tạp của các tổ chức, giúp các nhà quản trị lường trước được một cái gì đó có thể xảy ra và làm thế nào để không mắc sai lầm. Quản trị doanh nghiệp thương mại đòi hỏi phải tiếp cận bằng phương pháp tình huống. Mỗi quyết định, mỗi ứng xử trong hành vi quản trị là đúng hay không đúng đều phải được xem xét trong các điều kiện và tình huống cụ thể, không có một khuôn mẫu quản trị luôn đúng cho mọi hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Việc áp dụng các nguyên lý quản trị nhất thiết phải tính đến hệ thống và các bối cảnh ràng buộc, điều kiện chủ quan và khách quan. Như thế có nghĩa là phải trang bị đầy đủ lý luận nhưng không được “ tầm chương trích cú” và trở thành nô lệ của sách vở và kiến thức, phải vận dụng kinh nghiệm để có suy nghĩ độc lập, sáng tạo cùng với việc tích lũy kiến thức phải nâng cao năng lực thực hành. 15 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 Tóm lại, để trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi phải học , phải hành, phải tích lũy kinh nghiệm, phải suy nghĩ sáng tạo và phải ý thức đúng được bản thân mình. Tình huống số 2: Mạo hiểm - không liều mạng 1. Phân tích mức độ mạo hiểm của ông giấm đốc công ty kính Đáp Cầu khi quyết định ký và thực hiện hợp đồng 100.000 đồng? ông giám đốc có biết về những mạo hiểm và rủi ro đó không? Ông giám đốc có biết về những mạo hiểm nhưng ông giám đốc quyết định ký một hợp đồng chỉ 100.000 đồng/1 sản phẩm cũng đủ nhận thấy ông là người có tính quyết đoán, mạnh dạn và tầm nhìn chiến lược. Đây là một giai đoạn khởi sự, cần cho thị trương biết đến sản phẩm của mình nhưng để sản phẩm của mình được thị trường chấp nhận thì công ty phải thể hiện được là sản phẩm của mình có chất lượcng cao và cộng với giá thành sản phẩm thấp hơn giá thành sản phẩm nhập ngoại. Do đó công ty phải tạo ra được chữ “tín” đối với khách hàng mua sản phẩm. Đây là một phương án mà ông giám đốc đã nghiên cứu và thể hiện tài năng lãnh đạo của mình khi thực hiện bước đi đột phá này. Đó là quyết định sống còn của công ty. Đây là phương án mà Ýt có nhà lãnh đạo nào dám làm. 2. Vị thế cạnh tranh của kính Đáp Cầu sau những quyết định mạo hiểm của ông giám đốc? Công ty kính Đáp Cầu đã thành công trong kinh doanh của mình khi sự mạo hiểm đã được thu hót được nhiều khách trên thị trường Bắc, Trung, Nam. Người tiêu dùng nườm nượp đến với kính Đáp Cầu ngày càng đông. Đây cũng chính là mục tiêu phấn đấu của công ty trong suốt thời gian qua cũng như trong tương lai là doanh thu, mức tăng lợi nhuận, mức tăng thị phần... Nhưng đó là việc không đơn giản chút nào. Trong kinh doanh tồn tại một quy luật là mặt hàng nào, trên thị trường nào, càng nhiều khả năng rủi ro thì lợi nhuận hứa hẹn đem lại càng nhiều. Với tư cách là một người chủ, giám đốc công ty kính Đáp Cầu đã dám chấp nhận mạo hiểm để mong đạt được tới một sự thành công. Vì công ty kính Đáp Cầu đang tìm chỗ đứng trên thị trường, công ty cần có khách hàng và sẵn sàng chấp nhận kinh doanh không có lợi nhuận, thậm chí 16 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 là có lỗ. Dù giám đốc công ty kính Đáp Cầu vẫn biết là nếu mình đi sai bước thì doanh nghiệp sẽ đứng trên bờ vực phá sản nó sẽ dẫn đến hậu quả không lường trước được. Nhưng công ty cần có lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Lợi nhuận chính là mục tiêu lâu dài và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy giám đốc công ty chấp nhận mạo hiểm và rủi ro, thậm chí đánh đổi cả toàn bộ sự nghiệp và tài sản của mình. 3. Đánh giá vai trò của nhà quản trị đối với sự thành bại của doanh nghiệp Là một người chủ trong doanh nghiệp những phẩm chất, đặc điểm, năng lực và bản lĩnh hết sức quan trọng vì kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng doanh nghiệp còn có khả năng thành công chõng nào ở đó có những người chủ doanh nghiệp “ biết quản trị”. Vai trò của nhà quản trị rất quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp vì nhà quản trị vạch ra chiến lược, mục tiêu của từng giai đoạn phát triển trong kinh doanh. Dù cho bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, nhà quản trị cũng không được thụ động buông xuôi phải đương đầu với thử thách. Nhà quản trị không những lùa chọn phương hướng hành động cho riêng mình mà còn cho toàn doanh nghiệp và cho rất nhiều người khác nữa. Những quyết định của nhà quản trị có thể mang lại icho doanh nghiệp một khoản tiền rất lớn nhưng cũng có thể làm phá sản doanh nghiệp, hơn thế nữa nó ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người cùng với gia đình của họ. 17 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 Tình huống số 7: Mèo xơi chuột, chuột xơi...mèo 1. Nêu những suy nghĩ và bình luận về bản thân về câu chuyện trên Nhà kỹ nghệ da mèo đã trở thành một triệu phú ở những năm 1885 với cách thức kinh doanh là sự tiết kiệm tối ưu cho giá thành nguyên vật liệu cung ứng và khai thác triệt để khả năng của chất thải. Đó chính là sau khi lấy da mèo đem bán còn lại thịt mèo_ đây chính là phế thải đầu ra và nhà triệu phú đã tận dụng phế thải đầu ra để nuôi nguyên vật liệu đầu vào là chuột. Đây là một quy trình sản xuất khép kín, tận dụng triệt để, khai thác có hiệu quả khả năng chi phí thấp nhất đầu vào để đạt được doanh thu tối ưu. 2. Phân tích nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh thông qua tình huống trên Đối với một doanh nghiệp, thị trường là nơi mà các doanh nghiệp tìm thấy động lực kinh doanh để làm ra những sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho xã hội và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Trong tình huống trên ta thấy nhà triệu phú nuôi mèo để lấy da mèo nhưng còn thịt mèo thì sao? Nếu bỏ thịt mèo thì quá lãng phí vì thế nhà triệu phú này đã dùng thịt mèo để nuôi chuột, như vậy nhà triệu phú đã không hề tốn chi phí nào cho việc nuôi mèo cũng như nuôi chuột nhưng ông đã thu được lợi nhuận rất lớn từ việc làm kỹ nghệ da mèo. Điều này đã thể hiện được tính “ tối đa hóa lợi nhuận” trong kinh doanh mà hầu hết các nhà kinh doanh đều mong muốn. 3. Kể một câu chuyện tương tự ở Việt Nam Việt Nam là một nước mà đa số người dân hiện nay chủ yếu sản xuất nông nghiệp cho nên đời sống của nhân dân còn thấp. Qua sự chỉ đạo tuyên truyền của Nhà nước 18 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 nhằm không ngừng nâng cao mức sống cho vùng nông thôn nên mô hình VAC là một mô hình khép kín hoàn toàn đã được đưa vào sản xuất tại nông thôn. Các nông dân đã sử dụng lợi thế của vườn cây, ao nuôi để làm kinh tế: Vườn kết hợp đào ao nuôi cá, làm chuồng nuôi gia súc. Từ việc trồng trọt để nuôi gia súc người nông dân đã dùng phân gia súc để bón cây và nuôi cá, còn nước lấy từ ao cá để tưới cây. Vườn trồng cây thì tạo ra bóng râm cho cá và cho ao. Tình huống số 14: Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp 1. Bạn cho biết cái gì là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp? Có rất nhiều quan điểm khách nhau xung quanh các vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như: - Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là giải quyết các vấn đề về năng lực kinh doanh và nguồn lực để nang cao hiệu quả kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận. - Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là nghĩa vụ đóng góp tự nguyện các nguồn lực của doanh nghiệp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội ngoài các quy định của phấp luật. Theo em, trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là: - Doanh nghiệp phải sử dụng cấc nguồn tài nguyên của mình và tham gia các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận của mình nhưng phải tham gia cạnh tranh công khai và tự do, không lừa gạt hay gian lận. - Là phản ứng xã hội, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về những chi phí sinh thái, môi trường và xã hội phát sinh do những hoạt động của mình. - Là đáp ứng xã hội, bày tỏ quan niệm về những vấn đề công cộng, sẵn sàng biện giải các hoạt động cho bất kỳ nhóm nào, dự đoán các nhu cầu tương lai của xã hội và phấn đấu để thỏa mãn chúng, trao đổi thông tin với chính phủ về luật pháp hiện hành và những dự kiến được xã hội mong đợi. 19 Nguyễn Thị Phương Lan QTKD K34 B2 QTKD K34 B2 Thực hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp hết sức khó khăn không phải ai cũng làm được nhưng các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện vì: - Quyền lợi: Doanh nghiệp được hưởng đó là uy tín của doanh nghiệp - Nghĩa vụ: Vì doanh nghiệp là một thành viên của xã hội 2. Vấn đề này phù hợp như thế nào vơi sự cần thiết của các nhà quản lý của các cơ sở kinh doanh cũng như khi kinh doanh khi xét tới toàn bộ môi trường bên ngoài của họ Nếu nhà quản lý làm đúng những gì pháp luật quy định thì sẽ có những quyền lợi sau: - Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trước dư luận cộng đồng - Tăng cường khả năng đứng vững trên thương trường của doanh nghiệp - Đảm bảo tiêu chuẩn văn hóa xã hội - Để có quan hệ tốt với chính quyền, tạo cơ sở tiền đề cho việc chấp hành luật pháp kinh doanh của doanh nghiệp. - Để nắm bắt đúng thời cơ, cơ hội kinh doanh khi nó vừa mới xuất hiện. - Để chủ động phòng ngõa rủi ro , bất trắc trong kinh doanh. 3. Các nhà quản lý nên thực hiện trách nhiệm xã hội của họ như thế nào? Muốn thực hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp được tốt thì người quản lý trước tiên phải có trách nhiệm đối với việc đảm bảo quyền lợi của khách hàng, của nhà cung ứng, của người cung ứng, người làm công, tôn trọng pháp luật và bảo vệ môi trường xung quanh. Quan tâm đến khuynh hướng tiêu thụ trong các mục tiêu của mình song khuynh hướng này không được trái với quyền lợi của doanh nghiệp để làm được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ bán ra. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan