Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị công tác tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác t...

Tài liệu Quản trị công tác tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng bím sơn

.PDF
63
103
73

Mô tả:

TIỂU LUẬN: Quản trị công tác tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Bím Sơn LỜI MỞ ĐẦU Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đến nay tuy còn mới mẻ nhưng nó đã cuốn hút hầu hết các Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Từ đây, nhiều Doanh nghiệp đã bắt kịp được với cơ chế mới và kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên cũng có không ít những Doanh nghiệp vẫn nằm trong tình trạng làm ăn thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản. Bởi trong cơ chế mới các Doanh nghiệp cùng sản xuất hàng hoá, cùng tồn tại cạnh tranh và bình đẳng với nhau trước pháp luật, đã tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ bằng sự đào thải những Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thay thế bằng những Doanh nghiệp có năng lực, nhạy bén và có khả năng phát triển. Vậy vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp sản xuất đó chính là hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các Doanh nghiệp phải thực hiện tốt nguyên tắc hạch toán kinh doanh “lấy thu bù chi và có lãi”. Một trong những khâu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sx kinh doanh của Doanh nghiệp là khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là để tiêu thụ và hoạt động đó diễn ra trên thị trường ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Vì vậy, làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp Doanh nghiệp có nguồn tài chính để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh vòng quay của vốn và đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Đồng thời, qua đó cũng tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian được về thực tập tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu về công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty thông qua đề tài “Quản trị công tác tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Bím Sơn” .  Chương I: Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn .  Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ tại công ty cổ phân xi măng Bỉm Sơn  Chương III: Một số giải pháp và kiến nghi nhăm tăng nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn . PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN . 1. Quá trình hình thành và phát triển . Cuối thập kỷ 60, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc đang đi vào giai đoại ác liệt nhất, thì Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định một chiến lược xây dựng, để ngay sau khi thống nhất nước nhà, dân tộc ta có thể bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước.Cũng trong thời gian này, với sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Liên-Xô, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất xi măng hiện đại, có công suất lớn nhất nước ta tại khu vực Bỉm Sơn, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước ngay sau khi kết thúc chiến tranh. Quá trình hình thành và phát triển: Đã có rất nhiều địa điểm được khảo sát và có khả năng xây dựng nhà máy xi măng như: Hoàng Mai (Nghệ An), Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hoá), Bút Sơn (Nam Hà)…Nhưng do điều kiện của nước ta lúc đó không đủ sức để xây tất cả các nhà máy nên Đảng, Chính phủ đã quyết định tập trung xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn có công suất lớn nhất nước ta khi đó nhằm đáp ứng được một phần nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước sau khi thống nhất. - Giai đoạn 1: Tiến hành công tác khảo sát thăm dò địa chất (1968 - 1975) Việc thăm dò khảo sát do đoàn Địa chất 306 tiến hành trên phạm vi rộng hàng chục km2. Trong báo cáo cuối cùng về kết quả thăm dò khảo sát địa chất ở Bỉm Sơn, đoàn Địa chất 306 đã khẳng định: nguồn nguyên liệu ở đây đủ điều kiện để xây dựng nhà máy xi măng cỡ lớn, có công suất từ 1,5 – 2 triệu tấn / năm. Đến cuối năm 1975, các tài liệu về xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã hoàn tất, được Đảng và Chính phủ thông qua lần cuối. - Giai đoạn 2: Quá trình xây dựng và hoàn thành xây dựng, đưa nhà máy đi vào sản xuất (1975 – 1985) Công trình xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn nhận được sự hợp tác và giúp đỡ to lớn của Liên Xô (cũ). Theo thoả thuận ký kết thì Liên Xô sẽ giúp đỡ cho Việt Nam toàn bộ dây chuyền công nghệ và trang thiết bị hiện đại, thiết kế kỹ thuật để xây dựng nhà máy với hai dây chuyền sản xuất có công suất 1,2 triệu tấn / năm. Ngày 01/10/1974, công việc thi công chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy bắt đầu. Đến năm 1980, Chính phủ ra quyết định số 334 / BXD – TC CB ngày 04/03/1980 thành lập Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Tháng 10 năm 1981 , dây chuyền 1 đã được lắp ráp hoàn chỉnh và đến 28/12/1981 những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “Con voi” của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã chính thức xuất xưởng. Từ năm 1982 – 1985, các đơn vị tiếp tục xây lắp các phần còn lại và hoàn chỉnh nhà máy. -Giai đoạn 3: Sản xuất kinh doanh, thực hiện cơ chế quản lý mới (1986 - 1990). Từ năm 1986 – 1990 là giai đoạn nhà máy xi măng Bỉm Sơn chuyển dần từ cơ chế quản lý cũ sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo nghị quyết Đại hội Đảng IV. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã vượt qua những khó khăn thử thách mới như: Các dây chuyền sản xuất thiếu nguyên vật liệu, thiếu phụ tùng thay thế, ý thức tổ chức kỷ luật lao động của công nhân còn lỏng lẻo, tư tưởng bảo thủ trì trệ, tâm lý bao cấp còn nặng nề,…Những bài học kinh nghiệm và thành công đã nâng cao một bước năng lực quản lý điều hành, tổ chức lao động sản xuất của nhà máy. -Giai đoạn 4: Xi măng Bỉm Sơn đổi mới (Từ năm 1991 đến nay) Tháng 08 năm 1993, Thực hiện chủ trương sản xuất gắn liền với tiêu thụ, ngày 12/8/1993, Bộ Xây Dựng ra quyết định số 366/BXD-TCLĐ hợp nhất Công ty Kinh doanh Vật tư số 4 và Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, đổi tên thành Công ty Xi măng Bỉm Sơn, là công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam với tổng số công nhân viên là 2864 người, trong đó nhân viên quản lý là 302 người. Ngày 19/02/2002, được sự đồng ý của Nhà nước và sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã khởi công xây dựng, cải tạo và hiện đại hoá dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế giai đoạn I đạt sản lượng 1,8 triệu tấn xi măng / năm, giai đoạn II đạt sản lượng 2,4 triệu tấn xi măng / năm. Từ năm 2004 đến nay công ty đang thực hiện tiếp dự án xây dựng nhà máy xi măng mới công suất 2 triệu tấn sản phẩm/năm. Từ ngày 01/5/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn theo quyết định số 486/QĐ-BXD ngày 23/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đăng kí kinh doanh số 2603000429 do sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 01/5/2006. Ngày 20/1/2006 Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu tại 2 địa điểm là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn 25 năm hình thành và phát triển với không ít những khó khăn trở ngại, Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đã có những bước phát triển vững vàng trong nền kinh tế thị trường. Các giải thưởng đã đạt được: +Từ năm 1988 được cấp dấu chất lượng cấp 1 +Từ năm 1992 đến nay liên tục được Bộ xây dựng và công đoàn ngành tập cờ chứng nhận sản phẩm chất lượn cao + Đạt 12 huy chương vàng tại hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam tổ chức tại Giảng Võ Hà Nội (từ 1991 -2003, năm 2002 không tham gia) +Từ 1994 đến nay liên tục được tổng cục TC-ĐL-CL cấp chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn.Các sản phẩm xi măng PCB30,PCB40 và clinker thương phẩm của công ty đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn tại chi cục TC-ĐL-CL tỉnh Thanh hóa. +Ủy ban quốc tế của tổ chức BID có trụ sở tại thủ đô MADRID-Tây Ban Nha đã có quyết định tặng thưởng “Sao Vàng Quốc Tế” về tinh thần hợp tác và chất lượng sản phẩm cho công ty. +Liên tục từ năm 1997 đến nay được người tiêu dùng bình chọn và báo Sài Gòn tiếp thi cấp chưngd nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao. +Được giải bạc trong giải thưởng chất lượng chất lượng Việt Nam năm 1999. +Đạt giải quả cầu vàng về chất lượng năm 2003,2004,2005,2006. +Đạt huy chương vàng tại triển lãm quốc tế về vật liệu xây dựng BUILDMAT 2004. +Đạt giải vàng(cúp vàng) trong giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2007,2008. +Nằm trong tốp 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn năm 2007 +Được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới. 2. Một số thông tin cơ bản về công ty xi măng bỉm sơn . Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN + Tên gọi tắt : Công ty xi măng Bỉm Sơn. + Tên giao dịch Quốc tế : BIMSON JOINT STOCK COMPANY. + Tên viết tắt : BCC. + Trụ sở Công ty: Phường Ba Đình-Thị xã Bỉm Sơn-tỉnh Thanh Hóa. + Tel/Fax : 037.824.242/037.824.046 +Website: www.ximangbimson.com.vn +Email: [email protected]. Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker - Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác. Vốn điều lệ : -956.613.970.000 đồng Việt Nam. -Lượng cổ phiếu đắng kí giao dịch : cổ phiếu thường . -Khối lượng cổ phiếu giao dịch : 95,661,357 . -Giá trị đăng kí giao dịch : 956, 613, 970,000. Người đại diện theo pháp luật của Công ty. · Chức danh : Giám đốc công ty. · Họ và tên : Nguyễn Như Khuê. 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn. * Khối sản xuất chính Khối sản xuất chính của Công ty gồm có 6 xưởng sản xuất chính, mỗi xưởng có nhiệm vụ thực hiện công việc sản xuất theo đúng quy trình công nghệ của Công ty áp dụng. Mỗi xưởng được giao cho mỗi công việc cụ thể khác nhau theo từng công đoạn của quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm xi măng cho Công ty. Xưởng Mỏ nguyên liệu:Là đơn vị sản xuất trực thuộc công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn có chức năng :quản lý khai thác mỏ của công ty,khai thác,bốc,xúc đá vôi,đá sét đảm bảo khối lượng và chất lượng theo kế hoạch của công ty giao,nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Xưởng Ô tô vận tải: Có nhiệm vụ tổ chức và sử dụng hợp lý các loại phương tiện xe, máy để vận chuyển nguyên liệu đã khai thác và vận tải hàng hoá cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Xưởng Tạo nguyên liệu: Có nhiệm vụ nghiền đá vôi và đất sét tạo ra hỗn hợp dưới dạng bùn bằng các thiết bị chính là máy đập đá vôi, thiết bị nghiền và các thiết bị phụ trợ khác. Xưởng Lò nung: Có nhiệm vụ quản lý thiết bị từ tiếp liệu, lò nung, nghiền than đến nạp Clinker, tổ chức vận hành đúng quy trình đảm bảo thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ nhằm tạo ra Clinker có chất lượng cao. Xưởng Nghiền xi măng: Có nhiệm vụ nghiền hỗn hợp Clinker, thạch cao và các chất phụ gia khác thành xi măng bột bằng máy nghiền chuyên dùng, máy đập thạch cao. Xưởng Đóng bao: Có nhiệm vụ đóng gói xi măng bột đã được sản xuất. * Khối sản xuất phụ Khối sản xuất phụ có nhiệm vụ hỗ trợ cho khối sản xuất chính hoàn thành công việc của mình. Khối sản xuất phụ gồm 5 xưởng với mỗi nhiệm vụ khác nhau như sau: Xưởng Cơ khí chế tạo: Thực hiện sửa chữa các thiết bị của các đơn vị trong Công ty, chế tạo một số phụ tùng phục vụ cho công tác sửa chữa và thay thế. Xưởng Sửa chữa thiết bị: Thực hiện công tác sửa chữa máy móc thiết bị phần cơ khí thuộc dây chuyền sản xuất của Công ty. Xưởng sửa chữa công trình cấp thoát-nén khí: Thực hiện công tác sửa chữa các công trình kiến trúc, xây lót lò nung và làm công tác vệ sinh công nghiệp trong Công ty. Xưởng Điện tự động: Tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả hệ thống điện được Công ty giao, đảm bảo vận hành an toàn các thiết bị cung cấp điên của Công ty. Xưởng may bao: Cung cấp vỏ bao phục vụ cho đóng bao * Khối tiêu thụ : Gồm có 6 chi nhánh và 1 trung tâm tiêu thụ -Trung tâm tiêu thụ có nhiệm vụ ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm trực tiếp với công ty , hợp đồng vận tải của công ty với các cá nhân, tập thể bên ngoài để vận chuyển xi măng đến các địa bàn tiêu thụ, viết hoá đơn kiêm phiếu xuất kho bán xi măng cho tất cả các đối tượng mua xi măng đầu nguồn, điều độ nguồn hàng hợp lí đến các địa bàn tại từng thời điểm. - Các chi nhánh ( Chi nhánh Thái Bình; Chi nhánh Nam Định; Chi nhánh Ninh Bình; Chi nhánh Thanh Hoá; Chi nhánh Nghệ An và chi nhánh Hà Tĩnh )có nhiệm vụ bán xi măng trên địa bàn của mình phụ trách, chịu trách nhiệm theo dõi số hàng bán ra cũng như các chi phí liên quan đến việc bán hàng và theo dõi các đại lý thuộc lĩnh vực của chi nhánh quản lý. * Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: Tổ chức hoạt động là tổ chức quá trình hoạt động của con người trong sự kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản của qúa trình lao động (sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động) và các mối quan hệ qua lại giữa người lao động với nhau nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất đồng thời thông qua quy trình lao động mà con người được rèn luyện để tiến tới hoàn thiện mình. Tổ chức lao động có vai trò quan trọng, là cơ sở để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên của xã hội, là sự khẳng định ý nghĩa của qúa trình sản xuất. Gồm: - Đại hội đồng cổ đông :Đại hội đồng cổ đông quyết định tất cả những vấn đề thuộc về công ty theo pháp luật qui định như: cơ cấu tổ chức sản xuất, qui mô sản xuất kinh doanh, kế hoạch, nhiệm vụ, cổ tức, phương hướng đầu tư phát triển... -Giám đốc công ty :Là người đại diện theo pháp luật của công ty,là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty.Là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà nước và hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất:Đại diện lãnh đạo công ty chịu trách nhiệm về đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng ,duy trì và áp dụng. Chỉ đạo quản lý trực tiếp các đơn vị :Phòng kỹ thuật sản xuất,điều hành sản xuất,thí ngiệm khu công nghiệp,kỹ thuật an toàn,cung ứng vật tư thiết bị,các phân xưởng sản xuất chính - Phó giám đốc cơ điện : giúp giám đốc công ty quản lý chỉ đạo điều hành công tác cơ điện phục vụ cho quá trình sản xuất ,bảo dưỡng ,sửa chữa máy móc thiết bị ,phương tiện bốc xúc,khai thác,vận chuyển,công tác cung ứng vật tư thiết bị,phụ tùng phục vụ sửa chữa ,gia công chế tạo.Chỉ đạo quản lý trực tiếp các đơn vị:phòng cơ khí,năng lượng,các phân xưởng phụ trợ. - Phó giám đốc nội chính : giúp giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác bảo vệ quân sự,phòng cháy chữa cháy,đời sống,văn hóa xã hội,y tế trong công ty.Trực tiếp quản lý các đơn vị:Phòng bảo vệ ,quân sự,phòng đời sống,quản trị,trạm y tế công ty. -Phó giám đốc phụ trách công tác tiêu thụ sản phẩm:Giúp giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác thị trường,tổ chức mạng lưới bán hàng,vận tải hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng sản xuất kinh doanh của công ty.Trực tiếp quản lý chỉ đạo các đơn vị:Trung tâm giao dịch tiêu thụ,văn phòng đại diện tại các tỉnh trong nước và văn phòng đại diện tại nước CHDC nhân dân Lào. -Phó giám đốc công ty kiêm giám đốc BQL dự án:Chuẩn bị hồ sơ thiết kế,dựtoán,tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định phê duyệt theo quy định.Lập kế hoạch đấu thầu,lập hồ sơ mời thầu cho các gói thầu. Các phòng ban: -Phòng tổ chức lao động:Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ ,tổ chức sản xuất kinh doanh,tổ chức lao động,tiền lương,tiền thưởng,định mức lao động,công tác đào tạo,bồi dưỡng thi đua khen thưởng,kỷ luật. -Phòng Kinh tế Kế Hoạch: Tham mưu giúp giám đốc công ty định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh.Xây dựng toàn bộ hệ thống kế hoạch thuộc các lĩnh vực trong công ty,kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. -Phòng Kế toán thống kê tài chính: Quản lý tài chính và giám sát việc hoạt động kinh tế tài chính trong công ty.Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán,hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kinh tế Việt Nam và hoạch toán kinh tế nội bộ. -Phòng Thẩm định: Tham mưu giúp giám đốc công ty thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh đầu tư xây dựng và kết quả đấu thầu các gói thầu mua bán hàng hóa của công ty và của dự án thuộc công ty quản lý. -Phòng Kỹ thuật sản xuất: Quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất xi măng ,đảm bảo xi măng sản xuất đúng chất lượng theo quy định ,quản lý chặt chẽ các quá trình sản xuất,quản lý chất lượng sản phẩm,tiến bộ kỹ thuật môi trường, định mức, nguyên, nhiên vật liệu nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. -Phòng cơ khí:Quản lý kỹ thuật các thiết bị cơ khí,thiết bị xe máy của công ty,nhằm đảm bảo các máy móc,thiết bị hoạt động an toàn ổn định đạt năng suất,chất lượng và hiệu quả cao. -Phòng năng lượng: Quản lý kỹ thuật ,lĩnh vực :điện,điện tự động ,thông tin,nước,khí nén ,thiết bị lọc bụi của công ty.nhằm đảm bảo các thiết bị an toàn,ổn định,đạt năng xuất,chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. -Phòng Kỹ thuật an toàn-Vệ sinh lao động:Quản lý, chỉ đạo, giám sát về việc thực hiện công tác bảo vệ lao động trong công ty nhằm đảm bảo điều kiện an toàn,sức khỏe và tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. -Phòng cung ứng vật tư thiết bị: Tham mưu giúp giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị, nguyên nhiên vật liệu,phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. -Phòng điều hành sản xuất: Thực hiện công tác điều hành sản xuất hàng ngày và vận hành trung tâm hệ thống thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp khô .Điều hành quá trình sản xuất từ khâu khai thác,bốc,xúc,vận chuyển nguyên liệu...đến xuất sản phẩm tiêu thụ,đảm bảo năng suất,chất lượng sản phẩm,đáp ứng yêu cầu sản phẩm kinh doanh và đạt hiệu quả cao của công ty. -Phòng Bảo vệ quân sự:Tổ chức và thực hiện công tác bảo vệ tài sản,giữ gìn trật tự an ninh,phòng chống cháy nổ trong địa bàn sản xuất của công ty,tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ,công tác quốc phòng toàn dân của công ty. -Tổng kho vật tư thiết bị: Thực hiện chức năng :nhập,cấp phát,bảo quản toàn bộ vật tư thiết bị ,phụ tùng,nguyên nhiên vật liệu,kho tàng... phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. -Văn phòng công ty: Giúp giám đốc công ty tổng hợp mọi hoạt động có liên quan đến công ty.Tổ chức thực hiện công tác quản lý hành chính và quan hệ của công ty với các cơ quan bên ngoài. -Trạm y tế công ty: Quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu.Khám chữa bệnh,phòng chống dịch bệnh,cấp cứu tai nạn lao động cho người lao động và người lao động theo khả năng chuyên môn và phân cấp của ngành y tế. -Ban quản lý dự án : Là đơn vị trực thuộc công ty,chịu trách nhiệm quản lý,điều hành dự án đầu tư xây dựng dây chuyền mới nhà máy xi măng Bỉm Sơn.Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn được giao. Nhìn vào có thể thấy công ty đã phân công trách nhiệm chính cho 5 phó giám đốc : Mỗi phó giám đốc phụ trách một tổ hợp, phòng ban, phân xưởng có chức năng tương tự và có liên quan đến nhau . Điều đó chứng tỏ công ty đã có sự nghiên cứu chấn chỉnh sắp xếp bộ máy quản lý, các đơn vị sản xuất một cách hợp lý để mỗi phó giám đốc phụ trách một lĩnh vực riêng vừa đảm bảo nắm bắt được tình hình một cách cụ thể, vừa tránh được sự chồng chéo trong quản lý . 4. Môt số đặc điêm kinh doanh của công ty . a , Sản phẩm của công ty . Sản phẩm chính hiện nay Công ty đang sản xuất là xi măng pooclăng hỗn hợp PCB 30 và PCB 40 theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 6260 năm 1997, xi măng PC 40 theo TCVN 2682 năm 1999 và Clinker thương phẩm theo TCVN 7024 năm 2002. Các sản phẩm này Công ty đã công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn và chất lượng hàng hoá tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TC – ĐL – CL) Thanh Hoá và được Chi cục tiếp nhận. Đặc biệt đối với hai sản phẩm xi măng chủ đạo là PCB 30 và PCB 40 đã được Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn QUACERT thuộc Tổng cục TC – ĐL – CL cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn. Quy trình sản xuất của công ty là sản xuất đơn giản kiểu khép kín. Sản phẩm tạo ra trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, Sản phẩm chính của công ty là xi măg PCB 30, PCB 40, Clinker, ximăng lixăng, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, liên tục.Với chính sách chất lượng nhất quán, sản phẩm xi măng mang nhãn hiệu “Con Voi” của Công ty đã và đang có uy tín với người tiêu dùng trên thị trường hơn 25 năm qua.. Do nhu cầu của thị trường mà hiện tại sản phẩm xi măng PCB 30 đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của Công ty. Định hướng trong thời gian tới Công ty sẽ sản xuất đại trà chủng loại xi măng PCB 40 pha phụ gia tỷ lệ cao, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. b, Tình hình lao động của công ty . Tình hình lao động của Công ty, được thể hiện qua bảng số liệu ở bảng 1 cho thấy, số lao động qua các năm (2008 -2010) về tổng số lao động đã giảm đi và đấy là xu thế tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất theo xu hướng ngày càng hiện đại, chuyên môn hoá như CTCP xi măng Bỉm Sơn và có hai đặc điểm chính sau: Về mặt số lượng, lao động có xu hướng giảm dần qua 3 năm cụ thể: Năm 2008là 2.434 lao động nhưng đến năm 2009chỉ còn là 2.337 lao động, tiếp tục đến năm 2010 giảm xuống còn 2.325 lao động. Ngược lại, chất lượng lao động không ngừng tăng cao. Cụ thể là lao động có trình độ trên đại học và đại học tăng liên tục, lao động chưa qua đào tạo giảm đáng kể (năm 2008 là 347 lao động chiếm 14,26% đến năm 2010, chỉ còn lại là 218 lao động và chỉ còn chiếm tỉ lệ 9,38%). Xét theo giới tính: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng như xi măng, clinker…nên trong quá trình sản xuất có nhiều khói, bụi các chất độc cũng như tính chất các công việc là nặng nhọc như điều khiển máy, bốc vác, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm.... Chính vì vậy, cần phải có lực lượng lao động có sức khoẻ tốt, có khả năng chống chịu tốt nên nó phù hợp với nam giới hơn là nữ giới. Còn số lao động nữ chiếm tỷ lệ ít hơn và phần đa số lao động là nữ giới này hoạt động ở các lĩnh vực văn phòng, văn thư, vệ sinh…. Do đó, trong 3 năm (2008 - 2010) lực lượng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với lao động nữ trong Công ty (trên 70%). Năm 2008, lao động nam có đến 1942 người tương ứng chiếm 79,79%, lao động nữ là 492 người, tương ứng là 20,21%. Năm 2009, lao động nam là 1.922, lao động nữ là 415 người. So với năm 2008, năm 2009 số lao động nam giảm 20 người, tương ứng giảm 1,03%; lao động nữ giảm 77 người, tương ứng giảm 15,65%. Năm 2010 số lượng lao động nam tăng 0,36%, tương ứng tăng 7 người; Nhưng số lao động nữ lại tiếp tục giảm, giảm 4,58% hay giảm 19 người. Xét theo trình độ chuyên môn: Qua bảng 1 cho thấy, qua 3 năm, lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng nhanh. Nếu năm 2008 là 322 lao động chiếm 13,23% thì năm 2009 tăng lên 31 người, tương ứng tăng 9,635% so với năm 2008. Đến năm 2010, đội ngũ lao động này tiếp tục tăng lên 22 người, tức là tăng 6,23%. Đặc biệt, trong năm 2010 này thì so với năm 2009 lao động ở các trình độ như cao đẳng, công nhân nghề cũng tăng lên. Trong khi đó, thì lao động chưa qua đào tạo giảm đi một cách đáng kể, giảm 15,83% hay tương ứng giảm 41 người so với năm 2009. Trình độ chuyên môn của người lao động không ngừng được cải thiện đặc biệt là lao động có trình độ đại học tăng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm đáng kể, đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp. Tất cả những biến động về mặt trình độ chứng tỏ sự quan tâm của ban lãnh đạo tới lực lượng lao động của Công ty, đã tạo cơ hội cho CBCNV nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề và phát huy tinh thần không ngừng học tập. Xét theo tính chất công việc: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng bởi vậy tỷ trọng lao động trực tiếp cao hơn rất nhiều so với lao động gián tiếp. Năm 2008, số lao động trực tiếp chiếm 75,68% tương ứng với 1.842 người, lao dộng gián tiếp chỉ chiếm 24,32% tương ứng với 592 người. Năm 2009, lao động trực tiếp của Công ty giảm tương đối nhiều so với năm 2007, giảm 117 người, tương ứng giảm 6,35%. Lao động gián tiếp năm 2009 đang có xu hướng tăng so với năm 2008, tăng 20 người, tức là tăng 3,38%. So sánh năm 2010 và năm 2009, số lượng lao động trực tiếp của Công ty tiếp tục giảm nhưng không giảm mạnh như năm 2009, giảm từ 1.725 người xuống còn 1.694 người, giảm về tuyệt đối 31 người, về tương đối giảm 1,80%. BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2008-2010 ĐVT: Người Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu SL Tổng LĐ % SL % SL % So sánh 2009/2008 +/- %tăng giảm 2010/2009 %tăng +/- giảm 2.434 100 2.337 100 2.325 100 -97 -3,99 -12 -0,51 1.942 79,79 1.922 82,24 1.929 82,97 -20 -1,03 7 0,36 492 20,21 415 17,76 396 17,03 -77 -15,65 -19 -4,58 - Đại học và trên đại học 322 13,23 353 15,10 375 16,13 31 9,63 22 6,23 - Cao đẳng 134 5,51 106 4,54 119 5,12 -28 -20,90 13 12,26 - Trung cấp 312 12,82 322 11,94 261 11,23 10 3,21 -61 -18,94 1.319 54,19 1.298 55,54 1.352 58,15 -21 -1,59 54 4,16 347 14,25 259 12,88 218 9,38 -88 -25,36 -41 -15,83 1.Phân theo giới tính - Nam - Nữ 2. Phân theo trình độ - Công nhân nghề - Chưa qua đào tạo 3. Phân theo tính chất - LĐ trực tiếp 1.842 75,68 1.725 75,87 1.694 76,09 -117 -6,35 -31 -1,80 - LĐ gián tiếp 592 24,32 612 24,13 631 23,91 20 3,38 19 3,10 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động - CTCP xi măng Bỉm Sơn) c, Tình hình cơ sở vật chất của công ty . Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nên vấn đề CSVCKT luôn được coi trọng, quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là máy móc, trang thiết bị sản xuất. Bảng 2, phản ánh tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty qua 3 năm (2008- 2010). Nhìn chung, qua 3 năm tổng giá trị CSVCKT của Công ty đều tăng với tốc độ tương đối cao. Năm 2009, tăng 1,18% hay tăng 21,03 tỷ đồng so với năm 2008 và đạt 1.796,83 tỷ đồng. Và đến năm 2010 tăng 4,95% hay tăng tương ứng 88,97 tỷ đồng, đạt 1.885,80 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ, Công ty luôn chú trọng trong việc đầu tư tài sản cố định để phục vụ một cách tốt nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty; đồng thời đáp ứng nhu cầu về sản phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng. Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật (trên 70%) của Công ty, cụ thể là: Năm 2008, giá trị máy móc thiết bị là 1.287,79 tỷ đồng hay chiếm 72,52%, năm 2010 là 1.338,66 tỷ đồng hay chiếm 70,99%. Qua 3 năm giá trị máy móc thiết bị đều tăng: năm 2009 so với năm 2008 tăng 0,42% hay tương ứng tăng 5,46 tỷ đồng; Và năm 2010 tăng 3,51% hay tăng 45,41 tỷ đồng so với năm 2009. Hàng năm Công ty đều cải thiện hoặc nâng cấp khu vực nhà làm việc, nhà xưởng phù hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất đồng thời cải thiện hơn môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên. Năm 2010, giá trị nhà cửa vật kiến trúc của Công ty đạt 383,10 tỷ đồng, tăng 16,62 tỷ đồng hay tăng tương ứng là 4,54% so với năm 2009. Trong 3 năm qua Công ty cũng đầu tư nhiều vào phương tiện vận tải. Năm 2009, giá trị phương tiện vận tải đạt 119,51 tỷ đồng, tăng 8,02% hay tăng 8,87 tỷ đồng so với năm 2008. Và đặc biệt năm 2010, giá trị phương tiện vận tải tăng rất nhiều so với năm 2009, tăng 17,37% hay tăng 20,76 tỷ đồng. Có sự tăng mạnh về phương tiện vận tải như vậy là Công ty đã đầu tư mua thêm ô tô tải để vận chuyển nguyên vật liệu. BẢNG 2: CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2008- 2010 ĐVT: Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Tổng 1.Nhà cửa, vật kiến trúc 2. Máy móc thiết bị 3. Phương tiện vận tải truyền dẫn 4. Thiết bị dụng cụ quản lý 5. TSCĐ hữu hình khác So sánh 2009/2008 % tăng, 2010/2009 % GT % GT % +/- 1.775,80 100 1.796,83 100 1.885,80 100 21,03 1,18 88,97 4,95 363,64 20,48 366,48 20,40 383,10 20,31 2,84 0,78 16,62 4,54 1.287,79 72,52 1.293,25 71,97 1.338,66 70,99 5,46 0,42 45,41 3,51 110,64 6,23 119,51 6,65 140,27 7,44 8,87 8,02 20,76 17,37 13,62 0,77 14,60 0,81 15,99 0,85 0,98 7,20 1,39 9,52 0,11 0,01 2,99 0,17 7,78 0,41 2,88 2.618,18 4,79 160,20 giảm +/- %tăng, GT giảm (Nguồn: Phòng Kế toán- thống kê- tài chính của Công ty)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan