Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp hiện nay (nghiên cứu trường hợ...

Tài liệu Quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp hiện nay (nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội)

.PDF
115
431
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- VŨ MINH ĐỨC QUAN NIỆM VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG VĂN HÓA HỘI HỌP HIỆN NAY (Nghiên cứu trƣờng hợp Thành phố Hà nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI – 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- VŨ MINH ĐỨC QUAN NIỆM VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG VĂN HÓA HỘI HỌP HIỆN NAY (Nghiên cứu trƣờng hợp Thành phố Hà nội) Chuyên ngành Xã hội học Mã số: 603130 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Kim Lan HÀ NỘI - 2012 2 MỤC LỤC Lời cám ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng biểu 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Ý khoa học và thực tiễn của đề tài 11 3. Mục tiêu nghiên cứu 11 4. Đối tƣợng phạm vi và khách thể nghiên cứu 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 12 6. Câu hỏi nghiên cứu 14 7. Giả thuyết nghiên cứu 14 Phân 2 Nội dung và kết quả nghiên cứu 15 CHƢƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 15 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 15 1.1 Các khái niệm làm việc 15 1.1.1 Khái niệm hội họp 15 1.1.2 Khái niệm văn hóa 16 1.1.3 Quan niệm văn hóa hội họp 18 1.1.4 Định nghĩa “Quan niệm” 18 1.1.5 Khái niệm hành vi ứng xử 18 1.1.6 Khái niệm giá trị 20 1.2 Các lý thuyết xã hội sử dụng trong đề tài 21 1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội 21 1.2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng 25 3 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 27 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội địa bàn nghiên cứu 27 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 30 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA HỘI HỌP Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1 Quan niệm của cán bộ và nhân viên ở Hà Nội về văn hóa hội họp 2.2 Hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp của cán bộ và nhân viên ở Thủ đô Hà Nội hiện nay 34 34 45 2.2.1 Ý thức chấp hành thời gian hội họp 46 2.2.2 Thái độ tham dự hội họp 50 2.2.3 Mức độ tham dự hội họp 54 2.2.4 Chuẩn bị nội dung và điều hành cuộc họp 57 CHƢƠNG III: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN NIỆM VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG VĂN HÓA HỘI HỌP CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN 63 Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3.1 Tác động của yếu tố giới tính đến quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp 3.2 Tác động của yếu tố lứa tuổi đến quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp 3.3 Tác động của yếu tố trình độ học vấn đến quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp 3.4. Tác động của yếu tố vị thế xã hội đến quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp 3.5. Tác động của yếu tố thiết chế xã hội đến quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp 63 67 71 76 81 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89 1 Kết luận. 89 2 Một vài kiến nghị. 91 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 93 Bảng chữ viết tắt BCN : Ban chủ nhiệm CBCCVC : Cán bộ, Công chức, Viên chức ĐH : Đại học KHXH : Khoa học xã hội PVBCT : Phỏng vấn bán cấu trúc PVS : Phỏng vấn sâu NXB : Nhà xuất bản NXB CTQG : Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia THPT : Trung học phổ thông Tc, tccn : Trung cấp, trung học chuyên nghiệp TP : Thành phố TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh QĐ : Quyết định UBND : Ủy ban nhân dân 6 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tiêu chí Văn hóa hội họp của CBCCVC Thủ đô Hà Nội 1. Bảng 2.2: Tình hình chấp hành giờ giấc hội họp ở Thủ đô Hà Nội 2. phân theo loại hình cơ quan Bảng 2.3: Hiện tƣợng nói chuyện riêng trong hội họp ở các loại 3. 38 49 53 hình cơ quan (%) Bảng 2.4: Tƣơng quan giữa địa bàn khảo sát và mức độ tham gia 4. hội họp CBCCVC (%) 56 5. Bảng 2.5: Tƣơng quan giữa địa bàn khảo sát và nội dung cuộc họp 57 6. Bảng: 2.6: Phát huy tính dân chủ trong cuộc họp (%) 59 Bảng 2.7: Tƣơng quan giữa địa bàn khảo sát và cuộc họp không có 7. kết luận Bảng 3.1: Tƣơng quan giới tính và lựa chọn các tiêu chí cho cuộc 8. họp (%) Bảng 3.2: Tƣơng quan giới tính với các hành vi lệch chuẩn trong 9. hội họp 10. Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa nhóm tuổi với các tiêu chí văn hóa hội họp 60 64 65 68 11. Bảng 3.4: Tƣơng quan nhóm tuổi và các hành vi trong hội họp (%) 69 12. Bảng3.5: Tƣơng quan giữa học vấn và các tiêu chí cho cuộc họp 72 13. Bảng 3.6: Các hành vi lệch chuẩn trong hội họp 74 7 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 8 Bảng3.7: Tƣơng quan giữa vị thế xã hôi trong lựa chọn các tiêu chí cho cuộc họp Bảng3.8: Tƣơng quan giữa quy định hội họp với các loại hình tổ chức xã hội Bảng 3.9: Tƣơng quan giữa các loại hình tổ chức xã hội hành vi trong cuộc họp Bảng 3.10: Tƣơng quan giữa qui định hội họp với các loại hình tổ chức xã hội Biểu 2.1: Mức độ hạn chế cuộc họp trong hoạt động quản lý (%) Biểu đồ 2.2: Tƣơng quan giữa các thành phố về hiện tƣợng đi muộn Biểu 2.3: Tình trạng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong các cuộc họp tại các thành phố lớn (%) Biểu 2.4: Tình trạng cán bộ tham dự trong hội họp (%) Biểu đồ 3.1: Tƣơng quan giữa các loại hình tổ chức xã hội với quan điểm tăng cƣờng kỷ luật là công cụ quản lý tốt nhất 76 82 84 85 42 48 51 55 86 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Việt Nam đang trên con đƣờng hội nhập quốc tế. Song hành với quá trình đi lên của đất nƣớc, với nền kinh tế ngày một phát triển, các cuộc hội họp đƣợc diễn ra nhiều hơn. Tại các cấp cơ sở, một tuần trung bình có từ 01 đến 02 cuộc họp nhƣ: họp giao ban đầu tuần, họp cuối tuần báo cáo công việc không kể các cuộc họp đột xuất. Còn ở các cấp Trung ƣơng hội họp diễn ra với mật độ thƣờng xuyên hơn nhƣ: họp giao ban, họp ban lãnh đạo, họp các cấp liên ngành, v.v.. Xét về mặt quản lý, hội họp là một trong những phƣơng thức để thực hiện quản lý. Nhờ vào hình thức hội họp nhà quản lý có thể triển khai các chiến lƣợc hay phổ biến các kế hoạch công tác... nhằm đạt mục đích đề ra. Xét về mặt quan hệ xã hội, hội họp là một trong những kênh giao tiếp xã hộ, một phƣơng thức tạo ra sự liên kết của mạng lƣới xã hội. Với hình thức hội họp việc qui định những ngƣời tham gia phải tuân thủ theo một nguyên tắc chung, hay qui định chung để đảm bảo cho kết quả của cuộc hội họp là cần thiết. Trong cuộc họp, mọi ngƣời có thể tƣơng tác lẫn nhau thông qua hình thức này. Vô hình chung nó trở thành một thứ văn hóa mà chúng ta gọi là văn hóa hội họp. Văn hóa hội họp không chỉ phản ánh chất lƣợng cuộc hội họp, mà nó còn biểu hiện trình độ nhận thức và hành vi ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời trong môi trƣờng làm việc. Bởi văn hóa hội họp chính là sự tuân thủ các giá trị, chuẩn mực nơi công sở của các cá nhân. Môi trƣờng văn hóa công sở lành mạnh hay không, điều đầu tiên đƣợc thể hiện ngay trong văn hóa của hội họp, các quan niệm và thói quen về hành vi ứng xử trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể hay trong doanh nghiệp, tác phong và lề lối làm việc của các tổ chức hay đoàn thể đó. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã ghi rõ “...văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực 9 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội...”[5, tr. 55]. Nhƣ vậy, việc từng bƣớc xây dựng văn hóa trong đó văn hóa hội họp cũng chính là góp phần xây dựng môi trƣờng văn hóa nơi công sở, một trong những mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giải quyết các công việc, xây dựng lề lối làm việc một cách khoa học cho đội ngũ cán bộ và góp phần vào công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Những năm qua để xây dựng môi trƣờng văn hóa công sở, và tổ chức hội họp Việt Nam đã có những văn bản qui định về hội họp. Ở cấp Trung ƣơng đã có các văn bản nhƣ: “Sắc lệnh qui định về quyền tự do hội họp” ngày 20/5/1957; “Những qui định về chế độ hội họp” ban hành ngày 24/5/1961 (Số118-QĐ). Những qui định về chế độ hội họp này đƣợc ban hành, nhằm giảm bớt các cuộc hội họp; Quyết định của Hội đồng chính phủ về “Qui định việc hội họp, học tập của cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước” ban hành ngày 17/12/1963. Văn bản này qui định thời gian dành cho hội họp, số lƣợng cuộc hội họp. Thông tƣ ban hành ngày 01/03/1965 số 01 LĐ – TT của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh – Xã hội về việc hƣớng dẫn thi hành Quyết định 118 – QĐ của Hội đồng Chính phủ; 25/5/2006 Quyết định số 114/2006/QĐ- Thủ Tƣớng ban hành qui định chế độ họp trong hoạt động của các Cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc. Tại các địa phƣơng nhƣ tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 01/03/2008 ban hành Qui chế “Văn hóa công sở cơ quan văn phòng UBND tỉnh” đã đƣa ra những chuẩn mực cho cán bộ công nhân viên về hành vi ứng xử thực hiện nơi công sở, v.v... Các cơ quan, ban ngành tùy theo tính chất nghề nghiệp, các tổ chức này cũng ban hành những qui định riêng nhƣ Chi nhánh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam ở phía Nam đã ban hành Qui chế văn hóa của Tổng công ty hàng không miền Nam vào năm 2008, trong đó ở Chƣơng III: Văn hóa ứng xử, mục 4 có qui định rõ về cách thức tổ chức cuộc họp, trang phục trong hội họp, v.v… 10 Mặc dầu vậy, các qui định nói trên vẫn chƣa đầy đủ và đáng nói là tính hiệu lực chƣa cao. Vì vậy đây là một trong những vấn đề không chỉ các nhà quản lý mà toàn thể xã hội rất quan tâm là làm thế nào để xây dựng hệ thống văn hóa hội họp một cách hoàn thiện. Đã có rất nhiều bài báo hay các ý kiến bàn luận đƣa ra các qui định khi hội họp, nhằm củng cố và xây dựng một môi trƣờng văn hóa nơi công sở nói chung và xây dựng hệ thống văn hóa hội họp nói riêng. Mặt khác, với sự gia tăng của các sự kiện hội họp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, vấn đề văn hóa hội họp đang trở thành một trong những vấn đề nhức nhối đƣợc dƣ luận quan tâm. Nhiều bài báo đã lên tiếng phản ánh các biểu hiện thiếu văn hóa trong hội họp thậm chí là trong các cuộc họp quan trọng của những ngƣời đƣợc coi là “đại biểu của dân”. Hiện tƣợng nói chuyện riêng, đọc báo, sử dụng điện thoại di động trở nên quá phổ biến. Nhiều cuộc họp chỉ đông đủ trong vài phút đầu sau đó hầu nhƣ chỉ còn ban tổ chức với một nhóm ngƣời thƣa thớt. Thậm chí trong cuộc họp ngƣời ta không ngần ngại dùng ngôn từ thóa mạ lẫn nhau, đôi khi còn “thƣợng cẳng chân, hạ cẳng tay” ngay trƣớc mặt quan khách và các vị lãnh đạo trong quá trình hội họp.v.v... Thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nƣớc, nơi hàng năm diễn ra hàng ngàn cuộc họp, hội nghị từ cấp quốc tế cho đến các cuộc hội họp quốc gia và của địa phƣơng. Riêng cấp địa phuwong, tổ chức, đoàn thể nào cũng sơ kết, tổng kết 6 tháng, 1 năm, 3 đến 10 năm ... Mỗi cơ quan hành chính công ngoài các cuộc hội họp hàng tháng còn họp giao ban định kỳ vào một ngày nhất định. Với vị trí là bộ mặt của cả nƣớc, văn hóa hội họp tại thủ đô không ngừng đƣợc cải thiện cả về nội dung, chất lƣợng và văn hóa ứng xử. Nói nhƣ vậy không có nghĩa là văn hóa hội họp ở Hà Nội hiện nay đã hoàn toàn đạt đến chuẩn mực mong đợi. Vẫn còn rất nhiều cuộc họp do các Bộ chủ quản tổ chức với qui mô 11 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi hàng trăm đại biểu nhƣng thực tế chỉ có khoảng 1/3 số đại biểu có mặt. Hiện tƣợng đi muộn, về sớm, làm việc riêng trong hội họp vẫn còn phổ biến, v.v... Rõ ràng Hội nghị, toạ đàm, họp mặt, v.v… là những hoạt đông không thể thiếu trong đời sống chính trị ở bất kỳ một tổ chức nào. Tuy nhiên, hội họp nhƣ thế nào để có hiệu quả và góp phần nâng cao giá trị của con ngƣời nhất là đối với Thủ đô ngàn năm văn hiến đang bƣớc vào thời kỳ hội nhập. Những hiện tƣợng phản văn hóa trong hội họp nêu trên đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tác động đến môi trƣờng làm việc nơi công sở, văn hóa công sở, văn hóa chính trị và làm giảm hiệu quả lao động. Trong những năm gần đây, văn hóa hội họp đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu qui mô và có hệ thống về lĩnh vực này chƣa nhiều đặc biệt là nghiên cứu về văn hóa hội họp trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Văn hóa hội họp vẫn là một vấn đề xã hội cần tiếp tục bàn luận trên diễn đàn khoa học. Với những nhu cầu cấp thiết nêu trên việc nghiên cứu thực trạng về văn hóa hội họp là hết sức cần thiết, nhằm đánh giá thực trạng hiện nay, đồng thời tìm ra những vấn đề còn bất cập trong các cuộc hội họp, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm góp phần xây dựng môi trƣờng văn hóa nơi công sở, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế và hội nhập của đất nƣớc. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2.1.Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu này nhằm vận dụng và kiểm chứng một số lý thuyết Xã hội học văn hóa và Xã hội học quản lý trong việc lý giải và đánh giá các vấn đề về văn hóa hội họp. 2.2.Ý nghĩa thực tiễn 12 Nghiên cứu này sẽ góp phần xây dựng môi trƣờng văn hóa hội họp, góp phần vào quá trình cải cách hành chính xây dựng môi trƣờng văn hóa nơi công sở lành mạnh, khoa học và hiệu quả ở Thủ đô Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung.\ 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu này nhằm góp phần xây dựng môi trƣờng văn hóa hội họp lành mạnh, năng động và hiệu quả trong thời kỳ đổi mới. - Mục tiêu cụ thể: + Xác định thực trạng quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp của Cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) ở Thủ đô Hà Nội hiện nay. + Phân tích các yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp. + Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng môi trƣờng văn hóa hội họp ở Thủ đô. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp hiện nay. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là những nhân viên và những nhà quản lý hiện đang công tác tại các tổ chức, đoàn thể, cơ quan nhà nƣớc và các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian : 6/2009-3/2010 Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Hà Nội 13 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Phạm vi nội dung nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu này chỉ tập trung làm rõ các khía cạnh cơ bản của quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Nghiên cứu này sử dụng nguồn số liệu từ Cuộc khảo sát của đề tài cấp nhà nƣớc KX 03 - 21/06 - 10. 21-06/10 “Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay” là chủ yếu. Cuộc khảo sát đƣợc tiến hành với dung lƣợng mẫu là 2000 tại 4 tỉnh thành TP Hải Dƣơng, TP Đà Nẵng,TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội, trong đó Hà Nội là 620 phiếu. Đối tƣợng khảo sát bao gồm 2 bộ phận: cán bộ quản lý và nhân viên đang làm việc tại các loại hình cơ quan và doanh nghiệp. Nguồn thứ hai là: các tài liệu thu đƣợc từ các cuộc phỏng vấn sâu, các văn bản, chính sách liên quan; các báo cáo của các địa phƣơng, các bài viết, báo cáo và nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong và ngoài nƣớc có liên quan đến văn hóa hội họp. 5.2. Thảo luận nhóm tập trung Nghiên cứu đã tổ chức 02 cuộc thảo luận nhóm tập trung, 01cuộc với nhóm lãnh đạo và 01 cuộc với nhóm nhân viên. Nhóm lãnh đạo thuộc khối quản lý hành chính và doanh nghiệp, nhóm nhân viên bao gồm các cán bộ đang làm tại viện nghiên cứu, giảng viên và nhân viên doanh nghiệp. Thảo luận nhóm tập trung ở nhóm lãnh đạo có 07 ngƣời, trong đó: có 03 ngƣời hiện là phó giám đốc doanh nghiệp, 02 ngƣời là phó chủ tịch phƣờng, 02 ngƣời là trƣởng phòng của cơ quan hành chính sự nghiệp. Thảo luận nhóm tập trung ở nhóm nhân viên có 07 ngƣời, trong đó 03 ngƣời là cán bộ tại các viện nghiên cứu, 02 cán bộ đang làm việc ở doanh nghiệp và 02 ngƣời là giáo viên. 5.3 Phỏng vấn bán cấu trúc Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc 20 cán bộ quản lý và nhân viên thuộc các lĩnh vực khác nhau, với mục tiêu tìm hiểu quan niệm của họ về văn 14 hóa hội họp. 5.4 Phỏng vấn sâu Phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng để tiến hành phỏng vấn 15 trƣờng hợp, trong đó có 05 cán bộ quản lý và 10 nhân viên hiện đang công tác tại các cơ quan trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, với mục tiêu: nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về quan niệm cũng nhƣ đánh giá của họ về văn hóa hội họp, 5.5 Phƣơng pháp quan sát tham dự Chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp có tham dự (phƣơng pháp này đƣợc kết hợp với ghi chép và phỏng vấn một số cuộc họp), để ghi nhận hành vi ứng xử của các nhóm khách thể trong văn hóa hội họp. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Các quan niệm về văn hóa hội họp hiện nay của Cán bộ, Viên chức tại Thủ đô Hà Nội, họ dựa vào những thành tố nào để đƣa ra cách hiểu văn hóa hội họp. - Thực trạng nhận thức và hành vi ứng xử của Cán bộ, Viên chức ở Thủ đô Hà Nội trong quá trình hội nhập hiện nay nhƣ thế nào? - Các yếu tố nào tác động đến nhận thức và hành vi ứng xử của Cán bộ, Viên chức trong hội họp hiện nay? - Làm thế nào để xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh trong hội họp hiện nay? 7. Giả thuyết nghiên cứu - Cùng với sự gia tăng số lần hội họp, phần lớn quan niệm về văn hóa hội họp hiện nay, chủ yếu dựa vào nhận thức chủ quan chứ chƣa căn cứ trên những quy định thành văn bản. - Hiện tƣợng vi phạm nội qui, thiếu tôn trọng văn hóa hội họp đang rất phổ biến tại Việt Nam nói chung và ở thủ đô Hà Nội nói riêng. - Các quan niệm về văn hóa hội họp phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: trình độ học vấn, giới tính, lứa tuổi vị thế xã hội và thiết chế xã hội. 15 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Các khái niệm làm việc 1.1.1.1. Khái niệm hội họp Theo các nhà ngôn ngữ học “Hội họp” là khái niệm đƣợc tạo thành bởi hai từ “hội” và “họp”. Trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đƣa ra khái niệm về thuật nghữ này nhƣ sau: Hội: 1. Cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.2. Tổ chức quần chúng rộng rãi của những người cùng chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt động Họp là khái niệm chỉ ra một nhóm người tập trung lại có mục đích để bàn bạc, phổ biến hoặc giải quyết một vấn đề hay nhiều vấn đề [7, tr. 595]. Trong Quy định (Chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc) của Thủ tƣớng Chính phủ đã đƣa ra khái niệm về họp trong các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ sau: Họp là một hình thức của hoạt động quản lý nhà nước, là một cách thức để giải quyết công việc, thông qua đó thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước trực tiếp thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động trong việc giải quyết công việc thuộc chức năng thẩm quyền của cơ quan mình theo qui định của pháp luật. Qua khái niệm về hội họp này chúng ta có thể thấy sự khác biệt lớn giữa hội họp và lễ hội, nó không chỉ khác nhau về nội hàm của thuật ngữ mà nó còn khác biệt cả về tính chất giữa hai khái niệm này. Nhƣ vậy, chúng ta có thể đƣa ra một cách hiểu tƣơng đối khái quát về hội họp nhƣ sau: Hội họp là một nhóm người có tổ chức nhất định tập trung lại có mục đích 16 được pháp luật thừa nhận để bàn bạc, phổ biến hoặc giải quyết một hay nhiều vấn đề. 1.1.1.2. Khái niệm văn hóa Văn hóa (Culture) là một danh từ độc lập đƣợc sử dụng từ thế kỷ XVIII, trong tiếng Anh nó có hai nghĩa: trồng trọt. và văn hóa. Ngƣời đầu tiên có công đƣa từ Culture vào khoa học là S. Pufendorf nhà nghiên cứu pháp luật ngƣời Đức. Cho đến nay, văn hóa đã trở thành thuật ngữ khoa học, nhƣng do mỗi một ngành khoa học tiếp cận từ quan điểm của mình để đƣa ra khái niệm về văn hóa nên đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Dƣới góc độ Nhân học, E.B. Tylor đƣa ra định nghĩa về văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa hay văn minh, dưới góc độ nhân học, được xem là tổng thể phức tạp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, các quy tắc đạo đức, luật lệ, phong tục và bất cứ kĩ năng hay thói quen do con người, với tư cách là một thành viên xã hội” [26, tr 94]. Ở quan điểm này, Tylor chỉ ra sự khác biệt giữa tự nhiên và văn hóa, đồng thời trên quan điểm này thì chỉ có sự khác biệt về văn hóa, chứ không có sự so sánh giữa các nền văn hóa. Hạn chế của khái niệm này là chƣa chỉ rõ văn hóa vật chất, cũng nhƣ chƣa làm rõ đƣợc mối liên hệ giữa các yếu tố của văn hóa. Bên cạnh đó tác giả của khái niệm này không phân biệt giữa văn minh và văn hóa. Các nhà Văn hóa học có thể lấy quan điểm của Trần Ngọc Thêm, ông cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [17, tr 27] Ở quan điểm trên, ta thấy khái niệm thiên về tính giá trị, các nhà văn hóa học đã đề cập đến trình độ phát triển của lịch sử loài ngƣời. Văn hóa là cái do con ngƣời sáng tạo ra, cái đặc hữu của con ngƣời. Mọi thứ văn hóa đều thuộc về con 17 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi ngƣời, các thứ tự nhiên không thuộc về khái niệm văn hóa. Văn hóa là đặc trƣng căn bản, phân biệt con ngƣời với động vật, cũng là tiêu chí căn bản để phân biệt sản phẩm nhân tạo và sản phẩm tự nhiên. Đối với các nhà Xã hội học có thể kể đến W. Thomas (1863 – 1947), nhà Xã hội học ngƣời Mỹ coi Văn hóa là “các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tuc, tâm thế, phản ứng cư xử), không phụ thuộc vào việc đó là người man rợ hay là người văn minh” [8, tr 18] Chúng ta có thể thấy trong khái niệm về “Văn hóa” này đã đƣa ra tính tƣơng đối của hệ thống giá trị, tôn trọng sự khác biệt các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, nó vẫn chƣa thực sự đầy đủ do tác giả xem nhẹ các mối quan hệ tƣơng tác cũng nhƣ những biến đổi tất yếu của hệ thống này từ quá khứ đến hiện tại. Hay một khái niệm văn hóa đầy đủ hơn: “Văn hóa là một sản phẩm của con người, là cách quan niệm cuộc sống, tổ chức cuộc sống và sống cuộc sống ấy. Văn hóa là để đáp ứng những nhu cầu nhất định của con người, là “mức độ con người hóa” chính bản thân mình và tự nhiên” [12, tr 240] Theo cách này, văn hóa đặc trƣng cho một xã hội nhất định và đem lại diện mạo bản sắc riêng của nó. Để triển khai đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nêu các cách định nghĩa về văn hóa của các nhà xã hội học với đặc trƣng căn bản là các giá trị, chuẩn mực và khuôn mẫu ứng xử trong xã hội. 1.1.1.3. Quan niệm văn hóa hội họp Với những khái niệm về hội họp và văn hóa, tác giả đƣa ra quan niệm của mịnh về văn hóa hội họp nhƣ sau: Văn hóa hội họp là toàn bộ những hệ thống giá trị, chuẩn mực dẫn đến hành động tƣơng tác giữa những ngƣời tham gia cuộc hội họp, hay những hành vi của cá nhân diễn ra trong cuộc hội họp. 18 1.1.1.4. Định nghĩa “quan niệm” Định nghĩa về quan niệm đƣợc đƣa ra trong từ điển tiếng việt, “Quan niệm là cách nhìn, cách suy nghĩ, ý kiến về một vấn đề nào đó” [7, tr 1029] Nhƣ vậy, quan niệm đƣợc xếp vào quá trình nhận thức của con ngƣời về sự kiện, hiện tƣợng, và phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cá nhân. 1.1.1.5. Khái niệm hành vi ứng xử Khái niệm “hành vi ứng xử” đƣợc hình thành từ hai khái niệm: Khái niệm hành vi và Khái niệm ứng xử. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng: “hành vi con người là toàn bộ những phản ứng cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định” [ 23, tr 259] Trong cách tiếp cận của các nhà Tâm lý học, hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống với môi trƣờng xung quanh, do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu cầu) thúc đẩy. Trong Tâm lý học Xô Viết, hành vi con ngƣời đƣợc xem nhƣ là hoạt động, tuy ít nhiều mang yếu tố bẩm sinh, nhƣng chủ yếu chịu sự chi phối từ phía xã hội thông qua ngôn ngữ và các hệ thống tín hiệu trong ý nghĩa khác. Hình thức tiêu biểu nhất của hành vi ngƣời là lao động và giao tiếp. Sự độc đáo của hành vi cá nhân phụ thuộc vào tính chất của mối quan hệ tƣơng hỗ trong nhóm, thái độ của cá nhân đối với những chuẩn mực, định hƣớng giá trị và vị thế xã hội mà ngƣời đó đảm nhiệm [22, tr. 92]. Đứng trên quan điểm về “hành vi” của các nhà Tâm lý học thì hành vi sơ đẳng của con ngƣời đƣợc chia thành các loại sau: * Hành vi bản năng (bẩm sinh di truyền): là hành vi có đặc điểm nhƣ thoả mãn nhu cầu sinh lý của cơ thể; Có thể là tự vệ; mang tính lịch sử; mang tính văn hoá mỗi quốc gia vùng miền. 19 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi * Hành vi kỹ xảo: là loại hành vi mới tự tạo trên cơ sở luyện tập; Có tính mềm dẻo và biến đổi; nếu đƣợc định hình trên vỏ não và củng cố thì sẽ bền vững không thay đổi. * Hành vi đáp ứng: là hành vi ứng phó để tồn tại, phát triển và là những hành vi ngƣợc lại với sự tự nguyện của bản thân và không có sự lựa chọn. * Hành vi trí tuệ: hành vi đạt đƣợc do hoạt động trí tuệ nhằm nhận thức đƣợc bản chất của các mối quan hệ xã hội có quy luật của sự vật hiện tƣợng để đáp ứng và cải tạo thế giới. “Ứng xử” là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trên mọi lĩnh vực cuộc sống xã hội. Theo từ điển tiếng Việt, "ứng xử" đƣợc giải thích là "có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc xử sự". Còn trong Từ điển tâm lí học các soạn giả lại cho rằng hai từ "ứng xử" và "hành vi" thƣờng dùng thay thế cho nhau. "Từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của động vật khi một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình ứng xử để kích thích có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được chứ không như tình ý bên trong thì nói là ứng xử. Khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi" [ 23, tr 260] Theo các nhà Xã hội học, ứng xử đƣợc luận giải nhƣ sau: “Liên hệ xã hội được thực hành và thực hiện bằng những hành động như thế nào đó giữa các cá nhân, giữa các nhóm với nhau. Hành động như thế nào đấy đối với nhau và cụ thể hóa, khách thể hóa mối liên hệ xã hội. Hành động (và nói) như thế nào đấy là ứng xử” [6, tr 64] Quan điểm này cho thấy: ứng xử là sự phản ứng có lựa chọn, thể hiện qua lời nói hoặc hành vi của con ngƣời, trƣớc sự tác động của ngƣời khác đến mình trong một tình huống cụ thể. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan