Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan niệm của nho giáo tiên tần về hiếu và những biểu hiện của nó trong quốc tri...

Tài liệu Quan niệm của nho giáo tiên tần về hiếu và những biểu hiện của nó trong quốc triều hình luật

.PDF
89
88
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÕ NGỌC QUÂN QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN VỀ HIẾU VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÕ NGỌC QUÂN QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN VỀ HIẾU VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Giảng viên hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Tịnh HÀ NỘI - 2018 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN VỀHIẾU11 1.1. Bối cảnh ra đời của quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần .............. 11 1.1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội ........................................................................... 11 1.1.2. Tiền đề tư tưởng ........................................................................................ 16 1.2. Nội dung cơ bản của quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần ............ 18 1.2.1. Thái độ, ứng xử của con cái với cha mẹ ................................................... 19 1.2.2. Sự báo đáp của dân,bề tôi với vua ............................................................ 30 1.3.Một số giá trị, hạn chế của quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần ..........40 1.3.1. Giá trị chủ yếu của quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần ................. 40 1.3.2. Hạn chế lịch sử của quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần ................ 42 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................. 44 CHƢƠNG 2. NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ QUAN NIỆMHIẾU CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT ........................... 45 2.1. Bối cảnh ra đời và nội dungkhái quátcủa Quốc triều hình luật 45 2.1.1. Bối cảnh ra đời của Quốc triều hình luật ................................................. 45 2.1.2. Nội dung cơ bảntrong Quốc triều hình luật49 2.2. Những biểu hiện về quan niệmHiếucủa Nho giáo tiên Tần trongQuốc triều hình luật .................................................................................................... 56 2.2.1. Trách nhiệm của con cháu với ông bà, cha mẹ ........................................ 56 2.2.2. Trách nhiệm của dân, bề tôi với vua ......................................................... 63 2.3. Một số giá trị, hạn chế của quan niệm Hiếu trong Quốc triều hình luật ...... 73 2.3.1. Giá trị chủ yếu của quan niệm Hiếu trong Quốc triều hình luật .............. 73 2.3.2. Hạn chế lịch sử của quan niệm Hiếu trong Quốc triều hình luật ............. 76 Kết luận chƣơng2 .............................................................................................. 78 KẾT LUẬN ............................................................................................ 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 82 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội Việt Nam trải qua hơn một nghìn năm bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ, hệ tư tưởng và các giá trị văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt từ xa xưa. Trong đó, Nho giáo giữ vai trò chủ đạo có ảnh hưởng lớn đến văn hóa, đạo đức người Trung Quốc và Việt Nam. Tư tưởng trong Nho giáo đã được đúc kết thành những giá trị của con người, giá trị ứng xử và những quan hệtrong xã hội. Tu thân - tề gia - trị quốc- bình thiên hạ là những yêu cầu căn bản để giải quyết các vấn đề trong xã hội. Quan niệm Hiếu hay đức Hiếu là chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người, cụ thể là đức Hiếu trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái và trong quan hệ giữa vua với dân.Thế kỉ XV được coi là một trong những giai đoạn bản lề trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và tiến trình phát triển của Nho giáo Việt Nam nói riêng (thế kỉ X, XV và XIX). Do đó, xác định diện mạo tư tưởng của giai đoạn này không chỉ có ý nghĩa đối với việc xem xét tư tưởng của riêng giai đoạn đó mà còn là cơ sở cho nghiên cứu tư tưởng các giai đoạn sau. Bên cạnh việc tìm kiếm trong sử liệu, trong các tác phẩm văn chương, ngoại giao, triết học... thì việc xem xét tư tưởng thông qua luật pháp cũng là công việc quan trọng góp phần xây dựng và đánh giálại diện mạo tư tưởng của một giai đoạn đã qua. Vì,giai cấp thống trị có thể sử dụng pháp luật quản lí các vấn đề trong xã hội thông qua việc điều chỉnh các quan hệ xã hội của con người. Quốc triều hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức, xác định được biên soạn vào năm 1483, dưới triều Lê Thánh Tông).Đây được coi là Bộ luật hoàn chỉnh nhất, giá trị nhất của các triều đại phong kiến nước ta. Do vậy, điểm xuất phát để đi đến với đề tài Quan niệm của Nho giáo tiên Tần vềHiếu và những biểu hiện của nó trong Quốc triều hình luật, trước tiên phải kể đến sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo đến xã hội phong kiến Việt Nam mà cụ thể là quan niệm Hiếu thể hiện trong luật pháp Việt Nam. Chính sự ảnh hưởng cơ bản đó khiến tác giả muốn tìm tòi, nghiên cứu vấn đề này. 1 Hơn nữa, ngày nay với những tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ, sự toàn cầu hoá về kinh tế đang kéo theo nhiều biến đổi quan trọng trong đời sống xã hội, đạo đức con người. Cũng như mọi sự vật hiện tượng khác, đạo đức gia đình không đứng yên mà vận động theo lịch sử phát triển xã hội. Đạo đức trong gia đình và xã hội cũng đang có sự chuyển tiếp từ truyền thống sang hiện đại. Truyền thống và hiện đại có mối quan hệ hữu cơ, không tách rời với nhau, mà tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, hiện đại là sự tiếp nối của truyền thống và truyền thống chỉ được duy trì khi nó phù hợp với sự tiến hoá của xã hội, trở thành hiện đại. Gia đình là hạt nhân của xã hội, vốn là nơi duy trì bền vững các giá trị đạo đức truyền thống, nhưng hiện đang đứng trước thách thức, sự tấn công của những quan niệm tư tưởng mới, lối sống mới.Tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ làm suy thoái đạo đức của một bộ phận người trong xã hội. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo lối sống không lành mạnh, vì đồng tiền và thói háo danh thấp hèn mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp,.v.v. Một điều đáng buồn là tình trạng giáo dục trong một số gia đình bị buông lỏng, thái độ và hành vi đối xử của con cái đối với cha mẹ đang diễn ra thiếu chuẩn mực và nhiều lúc thô bạo. Để thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam thì việc nghiên cứu quan niệmHiếu trong Nho giáo tiên Tần và những biểu hiện của nó trong Quốc triều hình luậtlà hết sức cần thiết.Tác giả muốn vạch ra và phân tích cụ thể những nội dung cơ bản của quan niệm Hiếu và những giá trị, hạn chế của nó; điều kiện lịch sử nào đã dẫn đến sự tiếp nhận quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần vào Quốc triều hình luật và những biểu hiện của nó trong Bộ luật.Qua những tài liệu khảo cứu được, tác giả nhận thấy, chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trongquan niệmHiếu của Nho giáo tiên Tần và những biểu hiện của nó trong Quốc triều hình luật, cũng như chưacó công trình nào luận chứng một cách sâu sắc cho việc 2 tiếp thu, kế thừa những yếu tố tích cực để xây dựng gia đình văn hoá và khắc phục những biểu hiện tiêu cực của nó trong gia đình, xã hội hiện nay. Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề Quan niệm của Nho giáo tiên Tần vềHiếu và nhữngbiểu hiện của nó trongQuốc triều hình luật làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần không còn mới mẻ đối với giới nghiên cứu. Hầu như mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam từ xưa đến nay đều chịu ảnh hưởng bởi quan niệm Hiếu của Nho giáo, trong đó có Nho giáo tiên Tần. Do vậy, có nhiều công trình nghiên cứu, sách, tham luận đã bàn tới vấn đề này. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó mới chỉ bàn đến quan niệm Hiếu nói riêng mà chưa bàn luận sâunhững biểu hiện của nó trongQuốc triều hình luật, hoặc nếu có bàn chỉ mang tính chất chung chung, chưa sâu sắc cụ thể. Căn cứ vào nhiệm vụ đặt ra để nghiên cứu, tác giả có thể khái quát một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây có liên quan đến đề tài. * Các công trình liên quan đến quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần Tác giả Trần Trọng Kim (2012), trong tác phẩm Nho giáo [29] đã cho rằng: Hiếu trước hết phải nuôi cha mẹ, nuôi thì phải kính, không kính không phải nuôi cha mẹ. Khi cha mẹ còn sống, không bao giờ làm điều gì để cha mẹ lo lắng. Bởi vậy, không nên đi đâu xa, có đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi để cha mẹ khỏi lo và nhỡ có việc gì, có thể tìm gọi được. Trong chữ Hiếu có hai điều cần chú ý là vô vi và vô cải. Vô vi là thờ cha mẹ không trái lễ. Vô cải là giữ cái đạo của cha mẹ. Cả hai điều đó đều hướng tới mục đích buộc con cái phải phục tùng, nhưng phục tùng theo những điều hợp lý, không phải phục tùng một cách thuận phụ, không biết phân biệt phải trái. Hơn nữa, tác giả còn bàn thêm về việc con cái phải theo chí hướng của cha mẹ. Phàm người có Hiếu là khéo nối được cái chí của cha mẹ, khéo theo được việc làm của cha mẹ,nghĩa là khéo biết phân biệt cái chí của và công việc của cha mẹ để làm, để xem cái gì đúng thì theo, cái gì sai thì bỏ, cũng không phải gặp thế 3 nào cũng nhắm mắt mà theo.Tuy vậy, Hiếu là luôn phải giữ đạo trung dung, nghĩa là một mặt phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ, nhưng mặt khác, nếu thấy cha mẹ sai thì chỉ nhẹ nhàng góp ý, không nên có hành động đi ngược với đạo Hiếu. Dẫu có khi cha mẹ giận mà đánh đập hay bắt phải chịu khổ sở, cũng không được oán. Việc giữdanh tiết của cha mẹ được trong sạch là bổn phận người con hiểu đạo Hiếu. Thạc sĩ Trần Thị Thúy Ngọc (2012) trong bài viết Tìm hiểu quan niệm hạnh Hiếu là hạnh Phật in trong sách “Triết học phương Đông và phương Tây vấn đề và cách tiếp cận” [20], đã nêu lên: Hiếu nói chung gồm ba nội dung: Hiếu tâm (lòng hiếu), Hiếuhành (hành vi hiếu), Hiếu tư (suy nghĩ về hiếu). Việc một cá nhân tu dưỡng đạo đức cũng có thể ảnh hưởng tới sự ổn định cả cộng đồng xã hội, sức ảnh hưởng đó thậm chí có thể dẫn xã hội tiến lên hoặc suy vong nếu cá nhân đó là người đứng đầu nhà nước. Để ràng buộc chắc hai mối quan hệ cơ bản là mối quan hệ giữa vua với dân và mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cần phải gia cố thêm bằng những chuẩn mực đạo đức. Bởi thế, Hiếu với nhà Nho được dùng để đo phẩm chất người, đó cũng là thước đo trách nhiệm của công dân trong xã hội. Hơn nữa, bài viết còn chỉ ra sự khác nhau giữa chữ Hiếu trong Phật giáo và Nho giáo. Nếu chữ Hiếu trong Phật giáo tiếp cận từ góc độ nhân sinh giải thoát, thì Nho giáo lại xem Hiếu như phẩm chất đầu tiên của người quân tử. Trương Thị Thảo Nguyên (2010) trong luận văn thạc sĩ Triết học Tư tưởng về “Dân” trong Nho giáo Tiên Tần và ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV) [48] đã chỉ rõ quan niệm Hiếu trong mối quan hệ giữa vua và dân. Theo đó, vua luôn tồn tại trong sự thống nhất giữa Thiên tử và phụ mẫu của muôn dân. Vì, vua là cha mẹ của muôn dân nên vua luôn phải yêu dân, thương dân, trọng dân và dưỡng dân. Nhà vua luôn phải gương mẫu và là người có đạo đức, thi hành các biện pháp đạo đức đối với dân, dưỡng dân và giáo dân. Mặt khác, dân và bề tôi cũng phải có bổn phận, nghĩa vụ đối với vua, xã tắc, dân có vai trò quan trọng trong việc tồn vong, hưng thịnh của triều đại và của chế độ. 4 Ở Việt Nam, đạo Hiếu cũng đã được một số nhà nghiên cứu về Nho giáo đề cập đếnnhư: Nguyễn Hiến Lê (1991)Khổng tử[30]; Nguyễn Khắc Viện (1993)Bàn về đạo Nho[64];Vũ Khiêu (1995) Nho giáo và gia đình [24]; Quang Đạm (1999) Nho giáo xưa và nay [7];Nguyễn Tài Thư (1997) có cuốn Nho học và Nho học ở Việt Nam [55] và cuốnẢnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay [57]; Hà Thúc Minh (2001) với Đạo Nho và văn hoá phương Đông [38]. Ngoài ra còn một số bài viết và công trình nghiên cứu khá công phu, chẳng hạn,bài viết Triết lí trong văn hóa phương Đông của tác giả Nguyễn Hùng Hậu (2004) [14]; tác giả Nguyễn Thị Thọ (2007) có bài viếtTừ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu ngày nay[59]. Trong những công trình, luận án và các bài viết trên, nhiều vấn đề quan trọng của Nho giáo đã được bàn luận, như: Vì sao quan niệm Hiếu trong Nho giáo lại có sức sống kéo dài hàng nghìn năm ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam ? Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội hay là học thuyết về đạo đức, nhân luân ?Quan niệm về Trung - Hiếu - Lễ và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Trung Quốc và Việt Nam... Vấn đề mà những bài viết này nghiên cứu đều là những tài liệu quan trọng có liên quan đến đề tài mà tác giả nhận thấy cần tham khảo. * Các công trình liên quan đến Quốc triều hình luật Nguyễn Thanh Bình (2012) trong bài viết Một số nội dung và giá trị cơ bản về quyền con người trong Quốc triều hình luậtđăng trong sách “Triết học phương Đông và phương Tây vấn đề và cách tiếp cận”[20], tác giả đã đánh giá Quốc triều hình luật là Bộ luật quan trọng nhất và thống nhất dưới triều Lê. Đồng thời, đây cũng là Bộ luật xưa nhất của nước ta được lưu giữ đầy đủ cho đến nay. Trong Bộ luật nàyquyền sống và quyền được bảo vệ của con người được thể hiện tương đối đầy đủ. Đây có thể coi là điểm nổi bật nhất, tiến bộ nhất trong Bộ luật này. Điểm cốt lõi và thực chất của quyền con người được thể hiện trong Bộ luật này là quyền được sống, được chăm sóc, quyền được bảo vệ và tất cả quyền khác của con người chỉ được thực hiện và có ý nghĩa khi quyền sống, quyền được chăm sóc, được bảo vệ, được tôn trọng, 5 phải được đảm bảo trong thực tế và được thể chế hóa bằng pháp luật. Hơn nữa, tác giả cũng chỉ ra tuy trong Bộ luật còn nhữnghạn chế nhất định không thể tránh khỏi, nhưng căn cứ vào nội dung, tính chất của nó khi đề cập đến quyền con người, có thể khẳng định rằng, Quốc triều hình luật để lại nhiều giá trị và ý nghĩa tiến bộ, tích cực mà ngày nay chúng ta có thể kế thừa và phát triển. Cũng trong sách “Triết học phương đông và phương tây, vấn đề và cách tiếp cận” [20], bài viết Một số nội dung và giá trị cơ bản về quyền con người trong Quốc triều hình luật của tác giả Nguyễn Thanh Bình đã khái quát những hành động xâm phạm đến nhân phẩm con người như: con cháu chửi mắng, đánh đập ông bà (các điều từ 473 đến 476) đều sẽ bị xử tội nghiêm minh trước pháp luật. Hơn nữa, bài viết cũng khái quát về tính hai chiều trong mối quan hệ giữa vua và dân. Nhà vua phải quan tâm đến quyền tự do trước pháp luật, quyền thừa nhận và bảo vệ, quyền bình đẳng trong việc thực thi pháp luật, tự do hôn nhân, lựa chọn và bảo vệ hạnh phúc, quyền được bảo vệ tính mạng, tài sản của dân. Đó là trách nhiệm của vua phải thực hiện đối với dân để dân tin theo và tận tâm báo Hiếu vua. Ngoài ra, tác giả cũng đã đánh giá sơ bộ về quan niệm Hiếu được thể hiện trong Quốc triều hình luật. Tuy các điều luật còn hà khắc nhưng vẫn chứa đựng những yếu tố quý báu mà chúng ta có thể nghiên cứu để hoàn thiện luật về hôn nhân - gia đình hiện nay. Nguyễn Thị Luân (2014) trong luận văn thạc sĩ Triết học Tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ (qua Quốc triều hình luật)[36] đã phân tích cụ thểcơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để biên soạn Quốc triều hình luật. Cơ sở lý luận là sự kết hợp giữa tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia và giá trị truyền thống của dân tộc. Cơ sở thực tiễn là bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội đương thời và vai trò quan trọng của vua Lê Thánh Tông trong việc hoàn thiện Bộ luật. Hơn nữa, trong luận văn, tác giả còn nghiên cứu tư tưởng xây dựng bộ máy chính quyền thời Lê sơ thông qua Quốc triều hình luật. Trước hết, nhà vua là người đứng đầu một nước, nên có vị trí và vai trò quan trọng trong việc quản lí đất nước. Đất nước có thịnh vượng hay suy thoái là 6 do trí tuệ và đạo đức của vua. Dưới vua là quan lại cũng luôn phải rèn luyện đạo đức, đặc biệt là thực hành đạo Trung - Hiếu, quan lại phải có trách nhiệm trong việc phò trợ vua quản lí đất nước. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu tư tưởng về phòng chống tham nhũng, cơ chế kiểm tra, giám sát quyền lực và phương thức chủ yếu để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Cuối cùng, luận văn đưa ra đánh giá về giá trị và hạn chế về tư tưởng xây dựng bộ máy chính quyền thời Lê sơ qua Quốc triều hình luật. Nghiên cứu về Quốc triều hình luậtcòn có các công trình: tác giả Đinh Gia Trinh (1968)có cuốn Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam [62]; tác giả Insun Yu (1994) trong cuốn Luật và xã hội Việt Nam thế kỉ XVII XVIII [68] là cuốn chuyên khảo rất giá trị, thông qua luật pháp Việt Nam thế kỉ XVII - XVIII, cuốn sách đã dựng lại diện mạo xã hội Việt Nam, trong đó có tư tưởng của giai đoạn nhà Lê, phân tích cụ thể những điều luật của Việt Nam và những điều luật vay mượn từ Trung Quốc.Trực tiếp nghiên cứu các Bộ luật cụ thể của các triều đại phong kiến Việt Nam có tác giả Lê Thị Sơn (2004) trong cuốn Quốc triều hình luật - lịch sử hình thành, nội dung và giá trị [63] khảo cứu rất kĩ mọi khía cạnh của Bộ luật dưới góc độ pháp luật: kĩ thuật lập pháp, các chế tài, phạm vi bao quát các lĩnh vực trong Bộ luật và đề cập tới nội dung Bộ luật thông qua cách tiếp cận đó;tác giả Cao Văn Liên(2004)với cuốn Pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước [35]và tác giả Vũ Thị Phụng (2007) với cuốn Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam[50]đã cho cái nhìn tổng quan về tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam mà Quốc triều hình luậtđược đánh giá cao hơn cả về thành tựu lập pháp. Từ đó, đánh giá về nội dung và giá trị của Quốc triều hình luật mà ngày nay chúng ta có thể chắt lọc và kế thừa để điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội ngày nay. * Các công trình liên quan đến quan niệm Hiếu của Nho giáo tiên Tần trong Quốc triều hình luật Tác giả Trần Thị Thúy Ngọc (2012) với bài viết Về một đặc điểm của Nho giáo thời Lê thông qua quan niệm Trung, Hiếu trong Quốc triều hình 7 luật đăng trong sách “Triết học phương Đông và phương Tây vấn đề và cách tiếp cận” [20], đã bước đầu nêu lên những ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Nho giáo đếnQuốc triều hình luật. Theo đó, tác giả nhận định tội bất Hiếu đã được minh họa rõ ràng trong điều thứ 2 của chương Danh Lệ. Trong đó, tội bất Hiếu là một trong mười tội lớn nhất. Bất Hiếu bao gồm những hành động sau: tố cáo, rủa mắng ông bà cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo, nuối nấng thiếu thốn…Ngoài ra, tác giả cũng nhận định việc đưa ra Ngũ phục đồ và để tang cửu tộc, có lẽ nằm trong ý đồ của các vua Lê nhằm thiết lập một đời sống gia tộc, phong tục tập quán cho các dòng tộc Việt Nam giống với Trung Quốc. Thêm nữa, tác giả còn bàn đến ảnh hưởng của chữ Hiếu trong Nho giáo đếnQuốc triều hình luật và có những đánh giá về vai trò của đạo Hiếu trong việc xây dựng và bảo vệ bộ máy chính quyền thời vua Lê Thánh Tông. Tiếp đó, tác giả Ngô Thị Minh Hằng trong bài viết Chữ Hiếu trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến luật pháp Việt Nam xưa và nay[74]đã trình bày khái quát ảnh hưởng của chữ Hiếu trong Nho giáo đến các bộ luật Việt Nam như Bộ luật thời Lý - Trần, Quốc triều hình luật, Hoàng việt luật lệ và luật pháp Việt Nam hiện nay. Tác giả đã trình bày ngắn gọn những biểu hiện của Hiếu trong Nho giáo qua các Bộ luật Việt Nam từ xưa đến nay và đưa ra nhận định về vai trò của đạo Hiếu trong xã hội Việt Nam: Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam đã giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta qua nhiều giai đoạn lịch sử.Với quan niệm xem gia đình là gốc của xã hội, chữ Hiếu của Nho giáo vào Việt Nam đã được “bản địa hóa” phần nào những giáo lý cho thích hợp với xã hội. Hiếu là tình cảm quý báu, là lòng biết ơn công sinh thành dạy dỗ, tự giác có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, cả những lúc ốm đau già lão và nhớ công ơn đến khi ông bà cha mẹ đã khuất. Hiếu là nhân cách của con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị đạo đức xã hội cao quý của con người. Kẻ bất hiếu được xem là xấu xa nhất, có tội danh trong pháp luật, đạo hiếu của dân tộc bất cứ triều đại nào cũng đề cao, được quy định trong các văn bản pháp luật xưa 8 và nay. Hiếu kính của Nho giáo trở thành những đạo lý thấm dần vào đời sống tinh thần người dân, giúp hình thành nên một phần nhân cách của người Việt Nam. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên hoặc là chỉ nghiên cứu về quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần, hoặc chỉ nghiên cứu Quốc triều hình luật dưới góc độ luật học, còn việc nghiên cứu quan niệm Hiếu của Nho giáo tiên Tần và tác động của nó đến Quốc triều hình luật được đề cập dưới góc độ Triết học còn rất mờ nhạt. Chính vì vậy, luận văn Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về Hiếu và những biểu hiện của nó trong Quốc triều hình luật được tác giả thực hiện sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan niệm của Nho giáo tiên Tần vềHiếu và những biểu hiện của nó trong Quốc triều hình luật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu *Mục đích nghiên cứu:Luận văn làm rõ quan niệm Hiếu của Nho giáo tiên Tần và những biểu hiện của nó trongQuốc Triều Hình Luật. *Nhiệm vụ nghiên cứu:Thứ nhất, phân tích bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản của quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần, giá trị và hạn chế của nó. Thứ hai, phân tích bối cảnh ra đời, những biểu hiện về quan niệm Hiếu của Nho giáo tiên Tần trong Quốc triều hình luật, giá trị và hạn chế của nó. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu:Quan niệm Hiếutrong Nho giáo tiên Tần và trong Quốc triều hình luật. * Phạm vi nghiên cứu:Luận văn giới hạn nghiên cứu quan niệm Hiếu chỉ trong sách Tứ thư và những biểu hiện của nó trong Quốc triều hình luật. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa con người và xã hội, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Luận văn 9 cũng dựa trên quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về việc kế thừa giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và nhân loại nhằm góp phần làm phong phú hơn đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ta trong thời kỳ đổi mới. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sửkết hợp với một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lịch sử - logic; phân tích - tổng hợp; đối chiếu - so sánh; phương pháp hệ thống - cấu trúc… 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn đã góp phần làm sâu sắc thêm quan niệm của Nho giáo tiên Tần về Hiếu và những biểu hiệncủa nó trong Quốc triều hình luật. Đồng thời, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các môn học có liên quan đến Nho giáo tiên Tần và Quốc triều hình luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,nội dung luận văn gồm 2 chương và 6 tiết. 10 CHƢƠNG 1. QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN VỀHIẾU 1.1. Bối cảnh ra đời của quan niệmHiếu trong Nho giáo tiên Tần 1.1.1.Điều kiện kinh tế- xã hội Thời kỳ Xuân Thu(770 - 475 trước công nguyên), đồ sắt xuất hiện phổ biến, việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt đã thay thế công cụ bằng đá, đồng. Từ đó, đem lại sự phát triển mạnh mẽ đối với nền sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp. Đây cũng là thời kì khởi sắc của nền kinh tế thương nghiệp ở các nước Hàn, Tề, Tần, Sở. Thành thị đã có một cơ sở kinh tế tương đối độc lập, từng bước tách ra khỏi chế độ thành thị thị tộc của quý tộc thị tộc.Do việc sử dụng công cụ bằng sắt trở thành phổ biến cùng với việc mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm lao động, sự phân công trong sản xuất thủ công nghiệp cũng đã đạt tới mức chuyên nghiệp cao hơn. Trên cơ sở sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển cao hơn trước, tiền tệ đã xuất hiện. Trong xã hội đã hình thành một tầng lớp thương nhân giàu có và ngày càng có thế lực. Thương nhân có nhiều người kết giao với chư hầu và công khanh đại phu, gây nhiều ảnh hưởng đối với chính trị đương thời. Tuy vậy, thời điểm đó nghề buôn bán ở Trung Quốc lại được coi là rẻ mạt nhất, theo quan điểm“nông bản thương mạt”, nên chưa thực sự phát triển. Nhưng chính thông qua thương nghiệp đã tạo ra trong cơ cấu giai cấp xã hội có thêmmột tầng lớp mới, tầng lớp này dần dần xuất hiện như một loại quý tộc mới với thế lực ngày càng phát triển nhanh, tìm cách tranh giành quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ. Chế độ tông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng như trước nữa. Đầu mối các quan hệ về kinh tế, chính trị, quân sự giữa Thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo, huyết thống ngày càng xa, trật tự xã hội nhà Chu không còn được tôn trọng. Thiên tử gần như không có quyền gì đối với các nước chư hầu, không xét xử được các tranh chấp đối với các nước chư hầu.Việc các nước gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau cũng như các lãnh chúa bóc lột tàn khốc dân chúng không chỉ dẫn tới sự diệt vong hàng loạt 11 các nước chư hầu nhỏ mà còn dẫn tới sự diệt vong của lễ nghĩa nhà Chu làm cho mâu thuẫn trong giai cấp thống trị ngày càng trở nên gay gắt và sự rối loạn trong xã hội ngày càng tăng.Thời này, “các lãnh chúa càng tăng cường bóc lột nhân dân lao động. Người dân ngoài việc phải đi chiến trận thực hiện các cuộc chinh phạt của các tập đoàn quý tộc, còn phải chịu sưu thuế, phu phen, lao dịch nặng nề. Thiên tai thường xuyên xảy ra, nạn cướp bóc nổi lên khắp nơi làm cho đời sống nhân dân càng thêm khốn khổ, dân lưu vong, đồng trong ruộng ngoài bỏ hoang”[3, tr.35]. Chế độ tỉnh điền tan rã. Sau đó, chế độ tư hữu ruộng đất được pháp luật nhà nước thừa nhận bảo vệ. Khi chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, số lượng ruộng đất của nông dân sở hữu không bằng nhau, nhà nước đã bỏ hình thức thu thuế cũ mà thi hành chế độ thu thuế đánh vào từng mẫu ruộng. Thời Xuân Thu, sự bần cùng của đa số dân trong xã hội, sự tấn công của các nước ngoại bang, sự chuyển đổi quyền lực giữa các thế lực chính trị, mà vua nhà Chu mất dần quyền lực của mình, chỉ có thể duy trì quyền lực dựa vào nước chư hầu. Trong khi đó các nước chư hầu càng ngày càng mạnh, muốn mở rộng lãnh thổ của mình ra bên ngoài. Vì thế, trong thời kì này, các nước luôn nằm trong tình trạng chiến tranh hoặc chuẩn bị chiến tranh. Những người thuộc tầng lớp quý tộc bị biến thành bình dân thì họ chỉ còn cách từ bỏ địa vị của mình để đi làm nghề khác nhưng khi tiếp xúc với những người bình dân, đã giúp họ thay đổi tư duy dần thành những người trí thức. Điều này chứng minh cho sự khác nhau giữa chế độ giáo dục của Trung Quốc thời phong kiến với chế độ giáo dục phương Tây thời Trung cổ là chỉ dành cho tầng lớp quý tộc.Không chỉ tầng lớp quý tộc mà ngay cả tầng lớp bình dân cũng có những biến đổi to lớn. Những người dân đang sống dựa vào canh tác đất đai, song do nhân khẩu ngày càng nhiều, đất đai không thể nuôi sống con người, tình trạng đó gây ra tranh cướp, chiến tranh, nhiều người phải từ bỏ đất đai của mình, chạy đi khắp nơi để mưu sinh hoặc phải làm những nghề nghiệp khác để duy trì cuộc sống. Nhưng có người nhờ 12 vào việc kinh doanh mà phất lên trở thành những người buôn giàu có nổi tiếng thời Xuân Thu như: Huyền Cao, Ninh Thích. Thời Xuân Thu, quan hệ sản xuất địa chủ phong kiến tồn tại xen kẽ với quan hệ sản xuất chủ nô. Giai cấp địa chủ ngày càng có xu thế lấn át chủ nô trong việc chi phối mọi sinh hoạt trong xã hội.Họ không thỏa mãn với trật tự của xã hội cũ, muốn thiết lập trật tự xã hội mới. Bởi lẽ, trật tự xã hội vốn được xem là ý Trời, thì nay cần phải thay đổi cho phù hợp.Đứng trước thực trạng đó, có người cho rằng, Trời chỉ thương người có Đức, vậy con cháu nhà Chu thoái hóa bất lực, không được như các tiên vương đời trước nên xã hội loạn là tất yếu. Có người lại cho rằng, trong xã hội thực ra còn chỗ thiếu xót như: không khôi phục Lễ, không hợp thời hoặc do không coi trọng pháp luật nên cần phải khôi phục lại kỉ cương. Trong hoàn cảnh như vậy, con người không còn giữ được phân vị theo đúng địa vị người trên, kẻ dưới như trước. Vì thế, vấn đề đạo Hiếu được đặt ra nhằm giúp con người chính danh địa vị trong gia đình và xã hội. Thời kỳChiến Quốc (475 - 221 trước công nguyên),từ thời Xuân Thu đến Chiến Quốc,kĩ thuật thủy lợi và canh tác, khai khẩn đất đai càng phát triển. Kéo theo đó là sự phát triển của nghề thủ công như nghề làm đồ gốm, nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, nghề chạm trổ vàng bạc đưa đến tiền tệ bằng kim loại ra đời. Thương nghiệp và các trung tâm buôn bán trao đổi hàng hóa hưng thịnh. Các nước đều chú ý đến công thương mà những nhà buôn trở thành những bậc đại phú, tạo nên sự tôn trọng của nhà vua đối với họ. Cuối thời Xuân Thu, chỉ có các ông chủ nhỏ, thì đến thời Chiến Quốc xuất hiện càng nhiều các xưởng lớn với vô số nô lệ và các thợ thủ công. Họ kinh doanh gạo, sản xuất tơ, làm muối hoặc rèn sắt, cũng có người nuôi gia súc với số lượng lớn. Những người đóngày càng giàu có, vượt quá cả vua chúa đương thời và tất nhiên thế lực và ảnh hưởng của họ ngày càng trở nên lớn mạnh hơn trong xã hội. Tuy nhiên, chiến tranh tàn khốc trên quy mô lớn và liên tục giữa các nước chư hầu đã làm cho đời sống nhân dân lao động ngày càng cùng cực 13 hơn. Nhân dân đánh nhau tranh thành, giết người xác chết đầy thành, đánh nhau giành đất, giết người xác chết đầy đồng. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và chiến tranh loạn lạc xảy ra liên miên đã làm cho công xã nông thôn tan rã. Chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất dần trở thành quan hệ sở hữu thống trị. Sự mua bán ruộng đất tự do và sự phổ biến của chế độ tư hữu đã mở đườngcho sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít lãnh chúa, địa chủ giàu có.“Đa số nông dân mất hết ruộng đất phải đi cày thuê cày mướn trở thành tá điền cố nông. Chế độ bóc lột bằng phát canh thu nô xuất hiện. Trong lòng xã hội đã xuất hiện những yếu tố của quan hệ sản xuất mới, đó là chế độ phong kiến quận huyện. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt hơn đã đẩy xã hội tới nguy cơ nghiêm trọng. Điều đó, chính giai cấp thống trị đã nhận thấy, nên chúng đã tiến hành một số biện pháp cải cách nhằm ngăn chặn nguy cơ đảo lộn xã hội”[3, tr.38]. Giai cấp quý tộc thị tộc nhà Chu bị mất đất, mất dân, địa vị kinh tế ngày càng sa sút và đương nhiên vai trò chính trị, ngôi Thiên tử của nhà Chu chỉ là hình thức. Thời kỳ này chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Sự phát triển của sức sản xuất đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng của xã hội. Nếu dưới thời Tây Chu, đất đai thuộc sở hữu của nhà vua thì nay thuộc về tầng lớp địa chủ mới lên và chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành.Từ đó, sự phân hóa sang hèn dựa trên cơ sở tài sản xuất hiện. Xã hội lâm vào cảnh loạn lạc, rối ren và chiến tranh xảy ra liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu, hình thành chế độ phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Sự phát triển lực lượng sản suất không đều ngay cả ở những nước chư hầu dẫn đến tình trạng nước phát triển nhanh mạnh, nước phát triển chậm. Do vậy, đến thời Đông Chu đã xuất hiện các nước lớn gọi là bá chủ, sự tranh giành diễn ra đẩy xã hội vào thực trạng hỗn loạn, gây ra không biết bao nhiêu đau khổ cho người dân lao động. Như vậy, kết quả của những biến 14 động kinh tế đã dẫn đến sự đa dạng trong kết cấu giai tầng của xã hội. Nhiều giai tầng mới và cũ đan xen, xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt: Một là, mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ có tư hữu tài sản, có địa vị kinh tế trong xã hội mà không đượctham gia chính quyền với giai cấp thị tộc cũ của nhà Chu đang nắm chính quyền. Hai là, mâu thuẫn giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nhân với giai cấp quý tộc thị tộc nhà Chu. Ba là, trong bản thân giai cấp quý tộc thị tộc nhà Chu có một bộ phận tách ra, chuyển hóa lên giai tầng mới, một mặt họ muốn bảo lưu nhà Chu, một mặt họ không hài lòng với trật tự xã hội cũ và muốn cải biến nó bằng con đường cải lương, cải cách. Bốn là, tầng lớp tiểu quý tộc thị tộc, một mặt họ đang bị tầng lớp địa chủ mới lên tấn công về chính trị kinh tế, mặt khác họ cũng có mâu thuẫn với tầng lớp đại quý tộc thị tộc đang nắm chính quyền. Năm là, mâu thuẫn giữa tầng lớpnông dân công xã với nhà Chu và tầng lớp địa chủ đang ra sức bóc lột, tận dụng sức lao động của họ. Xuất phát từ những mâu thuẫn trong kinh tế do sự phát triển của công cụ lao động và trình độ canh tác trong xã hội đã dẫn đến sự đảo lộn trật tự xã hội, sự tranh giành lãnh địa, địa vị xã hội đã đẩy xã hội đương thời lâm vào cảnh chiến tranh loạn lạc liên miên. Thực tế xã hội thời điểm này cho thấy, trật tự xã hội bị đảo lộn, vua không ra vua, bề tôi không ra bề tôi, cha không ra cha, con không ra con. Những biến động của xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc diễn ra trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội. Do vậy, quan niệm về Hiếu đã được các nhà Nho tiên Tầnđặc biệt quan tâm bởi ý nghĩa thiết thực của nó trong việc bình ổn xã hội. Quan niệm về Hiếu được phát triển và vận dụng ở thời Xuân Thu - Chiến Quốc không chỉ bị quy định bởi bối cảnh xã hội đương thời mà còn dựa trên tiền đề tư tưởng về tôn giáo, đạo đức, chính trị trong lịch sử văn hóa Trung Quốc từ xa xưa. 15 1.1.2.Tiền đề tư tưởng Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về Hiếu được hình thành không chỉ trên điều kiện, tiền đề kinh tế xã hội mà còn là sự kế thừa, phát triển những quan niệm, tư tưởng văn hóa, đạo đức ngay từ thời nhà Hạ, nhà Thương, nhà Ân đến thời kì nhà Chu. Về tôn giáo:Quan niệm về Hiếu thể hiện sớm tronglịch sử văn hóa Trung Quốc: “Thiên tử anh minh cầu Hiếu với thần linh. Dùng lễ để tỏ Hiếu với người xưa. Lấy việc truyền ngôi để tỏ Hiếu với vua xưa. Dùng lễ để tỏ Hiếu với Tổ tiên hoàng tộc” [dẫn theo 53, tr.249]. Quan niệm về Hiếu trong Kim Văn vẫn chưa phát triển đến trình độ cao. Sau này người Ân đặc biệt coi trọng tang lễ nên tục thờ cúng của người Ân là trung tâm sinh hoạt của tôn giáo. Người Chu kế thừa tôn giáo thờ cúng tổ tiên của người Ân và có sự phát triển hơn, làm cho quan hệ giữa người với Thượng đế mật thiết hơn nhiều và sau khi hóa thần thì trở thành đối tượng Hiếu kính chung. Ngoài việc tiếp tục truyền thống tế Đế tổ, Tiên vương của người Ân, người Chu cộng thêm tư tưởng kính Trời, thờ Thượng đế, hợp mệnh Trời, người và Trời hợp nhất. Họ cho rằng, Thượng đế và thần tổ tiên nguyên là hai, không thể lẫn là một. Nhà Ân do không biết mệnh Trời để ra sức làm cho “hợp mệnh Trời” nên nay Thượng đế không còn ưu người Ân nữa mà ban mệnh xuống cho thần phục nhà Chu, cho người Chu hiện nay lập ấp, dựng nước, lại ban mệnh cho “nhận dân nhận cõi”, cho tổ tiên người Chu được sánh ngang với Thượng đế và nhận mệnh làm vương, làm hầu, làm hoàng. Do đó, con cháu nhà Chu phải dốc tâm gìn giữ truyền thống ấy, nghĩa là con cháu nhà Chu phải thực hành đạo Hiếu đối với Trời, vì vua là Thiên tử, con của Trời. Thế giới quan huyền thoại, thế giới quanduy tâm tôn giáo với các biểu tượng của Thiên mệnh, ý chí của thượng đế và quỷ thần, được xem là những lực lượng tinh thần tối cao, chi phối và quyết định sự hình thành và biến hóa của vũ trụ, đời sống con người và xã hội. Đời nhà Thương - Chu tồn tại phổ biến quan niệm duy tâm thần bí rằng con người có thể thông đạt được với 16 Thượng đế và quỷ thần. Nhà vua đương triều phải thờ tổ tiên của mình, trong đó người xa nhất, vị sáng lập ra dòng họ là một vị thần tối cao trên Trời là Thượng đế. Những quan niệm duy tâm này đã được truyền lại cho đời sau và đến thời nhà Chu thì Thượng đế dần dần mất đi tính nhân hình để trở thành ông Trời. Trời chủ yếu là thế lực che chở cho dòng họ của hoàng tộc nhưng cũng đồng thời là người phán xử hoàng tộc. Về chính trị: Vì mục đích bảo vệ chế độ nhà nước phong kiến, nhà vua đều lấy Trời là đấng tối cao để chi phối tất cả. Mọi thứ đều theo ý Trời, tất cả các chiếu, lệnh của vua đều có lời tựa “phụng thiên thừa vận”, có nghĩa là vua đang thay Trời hành đạo, Thiên tử đang thể hiện ý Trời. Đó cũng là cách tiếp cận về lòng Hiếucủa vua đối với Trời, phải tuân thủ ý Trời, để cai quản đất nước, mang lợi ích cho nhân dân. Tư tưởng chính trị chủ yếu của giai cấp quý tộc nhà Chu là “nhận dân” và “trị dân”. Từ tư tưởng này, nhà Chu cho rằng, khi đã vâng mệnh Trời mà kẻ nào chống lại, thì nhà Chu sẽ thay mặt Trời trừng phạt. Họ khẳng định vua nhà Chu là Thiên tử, là người duy nhất thay Trời thống trị thiên hạ. Đây là tư tưởng chuyên chính tàn khốc của giai cấp quý tộc nhà Chu, được phủ lên một lớp son tôn giáo về ý Trời và mệnh Trời. Tuy nhiên tư tưởng về con người và xã hội của Nho giáo tiên Tần còn là sự kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc Trung Hoa, sự kế thừa của tư tưởng kính Thiên. Về đạo đức:Nho giáo tiên Tần đưa ra hai phạm trù Đức và Hiếu để lý giải quyền uy và sự vững bền của triều đại. Chữ Đức thể hiện qua những việc làm phù hợp với ý dân, mang lại ấm no cho dân của các triều đại trước. Các đời vua sau nên học chữ Hiếu để báo đáp và đền ơn các đời vua trước. Nhà Chu cũng dùng lí lẽ này để giải thích tại sao việc nhà Ân không giữ được ngôi báu, vì họ không giữ được đạo Hiếu, không biết đến mệnh Trời, làm hợp lòng Trời, lòng dân. Sở dĩ nhà Chu có thể lên ngôi và duy trì xã hội là nhờ có lòng Hiếu kính với Trời, làm việc hợp lòng dân, mang lợi ích đến cho dân. Mặt khác, nhà Chu phải biết ơn đến các đời vua trước, nếu không có các đời vua trước thì cũng không có nhà Chu. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan