Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan niệm của nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng và ý nghĩa hiện thời của nó...

Tài liệu Quan niệm của nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng và ý nghĩa hiện thời của nó

.PDF
195
493
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ LAN QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ VỀ XÃ HỘI LÝ TƯỞNG VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ LAN QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ VỀ XÃ HỘI LÝ TƯỞNG VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 5 Thứ nhất, hướng nghiên cứu những nội dung cơ bản của Nho giáo ............................ 5 Thứ hai, hướng nghiên cứu quan niê ̣m của Nho giáo sơ kỳ về xã hô ̣i lý tưởng ........ 10 Thứ ba, hướng nghiên cứu ý nghĩa trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.......................................................................................................... 13 Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết ......................................................... 22 Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ VỀ XÃ HỘI LÝ TƢỞNG ...................................................................................24 1.1. Những điều kiện và tiền đề cơ bản cho sự ra đời quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng................................................................................ 24 1.1.1. Về kinh tế - xã hội....................................................................................... 24 1.1.2. Về chính trị - xã hội .................................................................................... 27 1.1.3. Về văn hóa, tư tưởng................................................................................... 30 1.2. Những đại biểu của Nho giáo sơ kỳ .................................................................... 36 1.2.1. Khổng Tử .................................................................................................... 36 1.2.2. Mạnh Tử...................................................................................................... 39 1.2.3. Tuân Tử ............................................................................................................... 42 Chƣơng 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ VỀ XÃ HỘI LÝ TƢỞNG ........................................................47 2.1. Mục tiêu của xã hội lý tưởng trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ ................... 47 2.1.1. Nguồn gốc và nội dung tư tưởng “Đại đồng” trong sách Lễ ký và Luận ngữ ........................................................................................................... 48 2.1.2. Xã hội có trật tự, kỷ cương ............................................................................ 58 2.1.3. Xã hội thái bình, con người đối xử với nhau thân ái, hòa mục ................... 68 2.1.4. Con người có đời sống vật chất tương đối đầy đủ và được giáo dục ......... 73 2.2. Cách thức tạo lập và duy trì xã hội lý tưởng trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ ...................................................................................................... 79 2.2.1. Chủ trương Đức trị ...................................................................................... 79 2.2.2. Thực hiện “dưỡng dân”, “giáo dân” ......................................................... 101 2.3. Lực lượng tạo lập và duy trì xã hội lý tưởng trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ .................................................................................................... 117 2.3.1. Những phẩm chất đạo đức cần có của người cầm quyền ......................... 117 2.3.2. Đào tạo và sử dụng người cầm quyền ...................................................... 124 Chƣơng 3. SỰ KẾ THỪA BIỆN CHỨNG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ VỀ XÃ HỘI LÝ TƢỞNG TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................. 134 3.1. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với việc kế thừa những giá trị trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng ................. 134 3.1.1. Tính tất yếu của việc kế thừa những giá trị của Nho giáo đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .......................................... 134 3.1.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng ............ 145 3.2. Kế thừa những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ............................................................................. 156 3.2.1. Kế thừa những mặt tích cực trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ..... 156 3.2.2. Khắc phục những hạn chế trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .......... 170 KẾT LUẬN ............................................................................................................178 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................ 182 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 183 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn dân tộc ta. Tuy nhiên, Chủ nghĩa xã hội là gì và làm thế nào để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đang là vấn đề đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ta cần phải giải quyết. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, việc xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội trên thực tế chưa có tiền lệ. Việt Nam đang vừa xây dựng, vừa tìm tòi con đường và mô hình thích hợp cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc xác định những đặc trưng của chủ nghĩa xã hô ̣i và cách thức xây dựng xã hô ̣i xã hô ̣i chủ nghĩa đòi hỏi phải có sự nghiên cứu liên ngành của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có khoa học xã hội. Quá trình đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc và có hệ thống các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu trong lịch sử triết học các tư tưởng về mô hình xã hội lý tưởng để từ đó, xác định cơ sở lý luận cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, theo chúng tôi là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Giữa thế kỷ XIX, các nhà sáng lập Chủ nghĩa xã hội khoa học đã luận giải tính tất yếu của quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản của xã hội loài người. Trong chủ nghĩa xã hội, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về toàn xã hội, lực lượng sản xuất phát triển tạo ra năng suất lao động cao, mọi người cùng lao động, trên cơ sở đó, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, có cuộc sống bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, văn minh. Học thuyết cách mạng và khoa học đó đã soi sáng cho cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 80 năm qua, đã giúp đất nước ta giành được độc lập dân tộc, nhân dân ta được tự do; đời sống của nhân dân được cải thiện, xã hội ngày càng tiến bộ, nhà nước pháp quyền đang từng bước được xây dựng và hoàn thiện . Đồng thời, chúng ta cũng xác định được các mục tiêu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là dân 1 giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác một mặt , xuất phát từ qui luật phát triển chung của lịch sử xã hô ̣i loài người, luận giải về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và mặt khác, trên cơ sở kế thừa chủ nghĩa xã hội không tưởng châu Âu, bổ sung và luận chứng khoa học cho một số yếu tố của nó để xây dựng Chủ nghĩa cộng sản khoa học. Thực tế đó cho thấy, chúng ta không thể vận dụng một cách rập khuôn, máy móc Chủ nghĩa xã hội khoa học vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mà phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện học thuyết đó cũng như tìm tòi con đường thích hợp lên chủ nghĩa xã hội trên nền tảng kinh tế - xã hội và tư tưởng phương Đông nói chung và hoàn cảnh cụ thể ở nước ta nói riêng . Xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ nói trên, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu tư tưởng phương Đông về mô hình xã hô ̣i lý tưởng và con đường tạo lập xã hô ̣i đó nhằm góp phần mình vào việc hình thành cơ sở lý luận cho sự nghiệp xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Qua nghiên cứu tìm tòi và học tập, chúng tôi nhận thấy rằng, tư tưởng về xã hô ̣i lý tưởng không chỉ có ở châu Âu được C .Mác và Ph .Ăngghen quan tâm, mà ở phương Đông các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ cũng đã đề cập tới , đó là xã hội lý tưởng , hay còn gọi là xã hô ̣i “Đ ại đồng”, xã hội “Tiểu khang” . Nội hàm của các khái niê ̣m này cần phải được làm rõ trên cơ sở vận dụng triết học Mác- Lênin để tìm ra những hạt nhân hợp lý của chúng để lý giải tính tất yếu và đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hô ̣i của một nước phương Đông như Viê ̣t Nam chúng ta . Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng và ý nghĩa hiện thời của nó” cho luận án tiến sĩ triết học của mình với kỳ vọng góp phần nghiên cứu lý luận, luận chứng khoa học về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hô ̣i ở Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án * Mục đích: Luận án trình bày một cách hệ thống quan niê ̣m của Nho giáo sơ kỳ về xã hô ̣i lý tưởng và cách thức , lực lượng tạo lập, duy trì xã hô ̣i lý tưởng, đồng thời luận án làm rõ ý nghĩa của quan niệm đó đối với sự nghiệp xây 2 dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ: - Trình bày khái quát sự ra đời của Nho giáo sơ kỳ và quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng. - Làm rõ mục tiêu của xã hội lý tưởng và cách thức, lực lượng tạo lập, duy trì xã hội lý tưởng trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ. - Phân tích ý nghĩa trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hô ̣i lý tưởng; ý nghĩa trong quan niê ̣m của Nho giáo sơ kỳ về xã hô ̣i lý tưởng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu quan niệm của Nho giáo sơ kỳ và một số trường phái triết học Trung Quốc cổ đại về xã hội lý tưởng. - Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Nghiên cứu những giá trị và hạn chế trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam về xã hội và con người. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận chủ đạo của luận án là phương pháp luận biện chứng duy vật. Trong luận án còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp lịch sử - lôgic, phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp đối chiếu - so sánh. Cụ thể là, 3 trong chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử - lôgic nhằm làm rõ những tiền đề tư tưởng, những điều kiện kinh tế- xã hội của xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc, khẳng định tính tất yếu của sự ra đời các quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng. Trong chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thông qua các tác phẩm kinh điển của Nho giáo sơ kỳ nhằm làm rõ quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về mục tiêu, phương thức và lực lượng tạo lập, duy trì xã hội lý tưởng. Trong chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh- đối chiếu nhằm làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng, khẳng định những giá trị khoa học của Chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội, làm rõ những yếu tố không tưởng trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng; đồng thời khẳng định những giá trị trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. 5. Đóng góp của luận án - Luận án góp phần làm rõ quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng (về mục tiêu, cách thức và lực lượng tạo lập, duy trì xã hội lý tưởng); làm rõ những yếu tố không tưởng trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng; đồng thời khẳng định những giá trị trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. - Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội khoa học. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến luận án, nội dung của luận án gồm 3 chương, 7 tiết. 4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Quan niệm về xã hội lý tưởng là một trong những nội dung cơ bản Nho giáo. Vì thế, các công trình nghiên cứu về Nho giáo đều ít nhiều đề cập đến vấn đề này ở mức độ nhất định tùy theo mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nho giáo có ảnh hưởng lâu dài, toàn diện và sâu sắc đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước châu Á khác. Vì thế, các quốc gia này không thể không nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo đối với quá trình xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Qua quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng và ý nghĩa hiện thời của nó cho thấy, vấn đề này được nghiên cứu ở các khía cạnh và mức độ sau đây: Thứ nhất, hƣớng nghiên cứu những nội dung cơ bản của Nho giáo Các công trình thuộc hướng nghiên cứu này được một số nhà nghiên cứu Nho giáo có tên tuổi trong giới khoa học xã hô ̣i Viê ̣t Nam công bố như Phan Bội Châu với Khổng học đăng; Trần Trọng Kim với Nho giáo; Đào Duy Anh với Khổng giáo phê bình tiểu luận, v.v. Đây là những công trình nghiên cứu Nho giáo đầu thế kỷ XX trong bối cảnh Nho giáo bị thực dân Pháp phế truất khỏi nền học thuật của nước nhà, thay vào đó là nền tân học phương Tây. Các tác giả kể trên đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phân tích, trình bày những nội dung cơ bản của Nho giáo, đồng thời nhấn mạnh những yếu tố tích cực và nêu được những ý nghĩa cũng như vai trò của nó trong đời sống tinh thần của xã hô ̣i . Trần Trọng Kim trong cuốn Nho giáo đã nghiên cứu sự hình thành, phát triển của Nho gia qua các thời kỳ lịch sử, từ khi ra đời thời Xuân Thu - Chiến Quốc, trải qua các giai đoạn Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và Nho giáo ở Việt Nam. Trong đó, tác giả không chỉ trình bày khá chính xác một số nguyên lý cơ bản của Nho giáo, mà còn nêu ra cái hay, cái dở của Nho giáo. Song, nhìn chung, điểm nổi bật trong quan điểm của ông là đề cao Nho 5 giáo. Đào Duy Anh là học giả mácxít đã có những nhận xét đúng đắn trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo, cho rằng sự phủ nhận sạch trơn những nội dung tư tưởng của Nho giáo là sai lầm. Trong tác phẩm Khổng học đăng, Phan Bội Châu đề cập đến chủ trương chính trị của các nhà nho sơ kỳ, đó là chú trọng đến lợi chung mà ghét lợi riêng, chú trọng hòa bình và ghét chiến tranh, nhà cầm quyền cần chú ý “dưỡng dân” và “giáo dân”. Trong tác phẩm này, Phan Bội Châu phân tích những nội dung trên nhằm làm rõ chủ trương chính trị của các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ là thiết lập trật tự xã hội, song ở đó ông chưa bàn đến những vấn đề về những đặc trưng và phương pháp tạo lập xã hội lý tưởng. Như vậy, trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, nghiên cứu về xã hội lý tưởng của Nho giáo sơ kỳ chỉ được đề cập một cách sơ lược để làm rõ mục đích cuối cùng của học thuyết này là việc tạo lập một xã hội có trật tự kỷ cương. Tiếp theo là những công trình nghiên cứu trong những năm 90 của thế kỷ 20 như, Nguyễn Khắc Viện với cuốn Bàn về đạo Nho; Quang Đạm với Nho giáo xưa và nay; Nho giáo tại Viê ̣t Nam của Viện Triết học, Viện Khoa học xã hô ̣i Viê ̣t Nam; Trần Đình Hượu với Nho giáo và văn học Viê ̣t Nam trung cận đại, Các bài giảng về tư tưởng phương Đông; Cao Xuân Huy với Tư tưởng triết học phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu; Nguyễn Đăng Duy với Nho giáo với văn hóa Việt Nam; Phan Đại Doãn với Một số vấn đề về Nho giáo Viê ̣t Nam ; Nguyễn Tài Thư với Nho học và Nho học ở Viê ̣t Nam , Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ, v.v. . Trong những công trình này , việc đánh giá Nho giáo nói chung và quan niê ̣m về xã hô ̣i lý tưởng của nó nói riêng được các tác giả đánh giá một cách khách quan hơn. Vào thời kỳ này, vấn đề được đặt ra mang tính thời sự cấp bách về vai trò của Nho giáo ở các nước được xếp vào hàng “những con rồng châu Á” được đưa ra bàn thảo và do đó, phần lớn các công trình đều có quan điểm chung là cần phải kế thừa những yếu tố tích cực của Nho giáo và khắc phục những hạn chế của nó để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh và xã hô ̣i hài hòa. 6 Cuốn Các bài giảng về tư tưởng phương Đông là tập hợp những bài giảng của Trần Đình Hượu. Trong cuốn sách này, ông đã đánh giá khá sâu sắc những nội dung cơ bản của Nho giáo như Nhân, Nghĩa, Lễ, Hiếu đễ, Đức trị. Ông cũng đề cập đến những phẩm chất đạo đức cần có của mẫu người lý tưởng như Nhân, Trí, Dũng. Tác giả bàn đến những nội dung này như là những vấn đề cơ bản của học thuyết Nho giáo chứ không phải theo văn cảnh cách thức và lực lượng xây dựng xã hội lý tưởng. Trong cuốn Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nguyễn Đăng Duy đề cập đến mối quan hệ giữa Nho giáo với văn hóa gia đình, văn hóa chính trị, kiến trúc nghệ thuật, văn hóa y học và văn học. Trong đó ông đề cập đến Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín với ý nghĩa là các chuẩn mực đạo đức Nho giáo; mẫu người đạo đức Nho giáo - người quân tử với những phẩm chất đạo đức cần có; ông cũng đi sâu phân tích những giá trị đạo đức của Nho giáo mà Hồ Chí Minh đã kế thừa và vận dụng. Trong phần “Những nội dung tư tưởng chính trị của Nho giáo”, ông đề cập đến chủ trương chính trị của Nho giáo là Đức trị và Chính danh, từ đó chỉ ra tính chất không tưởng của tư tưởng Đức trị và những bài học rút ra cho chúng ta ngày nay trong việc xác định các giải pháp chính trị cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Những vấn đề mà Nguyễn Đăng Duy nêu ra trong cuốn sách này chủ yếu là những nội dung cơ bản của Nho giáo từ góc nhìn văn hóa, chứ không phải với ý nghĩa là những mục tiêu và giải pháp xây dựng xã hội lý tưởng của Nho giáo sơ kỳ. Giáo sư Nguyễn Tài Thư có công trình nghiên cứu chuyên biệt về Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ. Trong đó, ông đã trình bày những khía cạnh liên quan đến vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ. Trong chương 5 của cuốn sách, ông đã trình bày một cách khá hệ thống và sâu sắc về “các nhân cách lý tưởng trong Nho học sơ kỳ”, đó là các danh hiệu Sĩ, Quân tử, Thánh nhân. Qua đó, tác giả cũng chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế về nhân cách lý tưởng của nhà nho. Vấn đề nhân cách lý tưởng trong Nho học sơ kỳ được giáo sư Nguyễn Tài Thư đặt trong tổng thể Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ chứ không nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ mẫu người người lý tưởng - lực lượng tạo lập và duy 7 trì xã hội lý tưởng. Do vậy, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về lực lượng tạo lập và duy trì xã hội lý tưởng trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ. Sử gia nổi danh thế giới là William James Durant đã dành gần 40 năm để soạn bộ Lịch sử văn minh thế giới. Do phạm vi đối tượng rộng lớn của bộ sách, mà phần Lịch sử văn minh Trung Quốc, Will Durant chỉ dành dung lượng khiêm tốn về học thuyết chính trị - xã hội của các nhà nho sơ kỳ như Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Song, có thể nói đó là sự đánh giá khá sâu sắc về những nội dung cơ bản của Nho giáo, bởi lẽ, tác giả đề cập đến những những vấn đề như đạo đức của người cầm quyền, mẫu người lý tưởng, trật tự xã hội, phương thức xây dựng xã hội lý tưởng như dưỡng dân, giáo dân, phân phối bình quân. Điều đáng tiếc là ông không phân tích những vấn đề trên như là những chuyên đề nghiên cứu, mà chỉ trình bày những nội dung đó như là những yếu tố cấu thành hệ thống tư tưởng cơ bản của Nho giáo sơ kỳ. Ở Trung Quố c, nơi phát tích của học thuyết chính trị - xã hội Nho giáo đã diễn ra sự phê phán gay gắt đối với Nho giáo vào những năm 60 và 70 của thế kỷ XX. Các học giả Trung Quố c thời kỳ này đã xem học thuyết của Khổ ng Tử nói riêng và Nho giáo nói chung như một học thuyết phản động mà mục đích của nó chính là công cụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến bóc lột. Từ đó, họ phủ định sạch trơn những yếu tố tích cực của Nho giáo mà Khổ ng Tử và các thế hệ học trò của ông đã đóng góp vào giá trị truyền thống của văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, trong mấy thập kỷ gần đây , do nhu cầu về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hô ̣i đặc sắc Trung Quố c mà nhiều vấn đề về tư tưởng chính trị - xã hô ̣i của Nho giáo được bàn thảo lại . Trái ngược với tình hình nghiên cứu Nho giáo những năm 60, 70 của thế kỷ XX , hiện nay Trung Quốc đang có xu hướng đề cao những giá trị thực tiễn của Nho giáo trong việc xây dựng xã hô ̣i khá giả (Tiểu khang) và hài hòa . Chính vì thế mà Trung Quố c đã đưa ra chủ trương mở các lớp bồi dưỡng kiến thức Nho học để các học viên nắm vững nội dung của Tứ thư, sau đó họ trực tiếp truyền bá Nho học trong các trường phổ thông. Đây là xu hướng chủ đạo của giới nghiên cứu Nho giáo hiện nay ở Trung Quố c. 8 Trong cuốn Đại cương Triết học sử Trung Quốc, nhà nghiên cứu Phùng Hữu Lan (Trung Quốc) khái quát tiến trình lịch sử triết học Trung Quốc. Trong hai mươi tám chương của cuốn sách này, ông trình bày những nội dung cơ bản của các trường phái triết học Trung Quốc. Trong phần nói về các nhà Nho thời sơ kỳ Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, ông đề cập đến những nội dung căn bản như Chính danh, Nhân nghĩa, Trung thứ. Những vấn đề này được tác giả đề cập với tư cách là những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nho giáo nói chung mà chưa phải là quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng nói riêng. Nhà nghiên cứu Lã Trấn Vũ (Trung Quốc) đứng trên lập trường chủ nghĩa Mác- Lênin để đánh giá lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử từ thời cổ đại đến trung đại và cận đại (theo cách gọi của ông là từ chế độ nô lệ đời nhà Thương đến thời phong kiến sơ kỳ, thời kỳ phong kiến đang lên và chủ nghĩa phong kiến suy vong). Trong công trình nghiên cứu có tính chuyên biệt về tư tưởng chính trị này, Lã Trấn Vũ trình bày một cách có hệ thống tư tưởng chính trị trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc nói chung và của Nho giáo sơ kỳ nói riêng. Ông cũng chỉ ra phương pháp cải tạo xã hội trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ như việc thực hiện Chính danh, Lễ trị, tu thân. Ông đưa ra những đánh giá về “đức trị” và “pháp trị” trong chủ trương chính trị của các nhà Nho sơ kỳ. Điều đáng chú ý là, Lã Trấn Vũ đã phân tích, so sánh sự kế thừa, phát triển, những điểm tương đồng và khác biệt trong tư tưởng chính trị của các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ về các vấn đề như: nguồn gốc của sự phân chia đẳng cấp trong xã hội; cách thức xây dựng xã hội có trật tự; các giải pháp kinh tế làm cho dân giàu, binh mạnh. Điểm mạnh trong công trình nghiên cứu của Lã Trấn Vũ là đã trình bày một cách hệ thống sự phát triển của lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc. Ông đã có công lao tạo dựng bức tranh tổng thể, nhưng cũng chứa đựng chiều sâu tri thức về kho tàng lịch sử tư tưởng chính trị đồ sộ của Trung Quốc trong chiều dài lịch sử mấy ngàn năm. Những thành quả của công trình nghiên cứu này là tài liệu vô cùng hữu ích giúp tác giả luận án đi sâu nghiên cứu quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng nói riêng. 9 Ngoài các hình thức nghiên cứu nói trên, ở trong nước cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học các cấp , luận án tiến sĩ , luận văn được công bố . Tuy nhiên, cũng tương tự như các công trình đã được nêu ở trên, việc đi sâu phân tích quan niê ̣m về xã hô ̣i lý tưởng của Nho giáo nói chung và Nho giáo sơ kỳ n ói riêng dường như còn bỏ ngỏ , các học giả chỉ chú trọng đến mô hình xã hô ̣i lý tưởng như là mục đích, là kỳ vọng hướng tới của Nho giáo mà chưa làm rõ được nội hàm của xã hô ̣i lý tưởng đó là gì , tính không tưởng và khả năng hiện thực của nó đến đâu vẫn chưa được đề cập. Thứ hai, hƣớng nghiên cứu quan niêm ̣ của Nho giáo sơ kỳ về xã hô ̣i lý tƣởng Trong hướng nghiên cứu này, nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê có rất nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử triết học Trung Quốc nói chung và Nho giáo nói riêng, như các tác phẩm Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Lão Tử - Đạo đức kinh, Mặc học (Mặc Tử và Biệt Mặc), Đại cương triết học Trung Quốc. Trong tác phẩm Khổng Tử, ông đề cập đến những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử như về vấn đề con người, tư tưởng chính trị, chính sách trị dân, đạo làm người. Trong phần Xã hội lý tưởng của Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê nêu trích đoạn nói về xã hội Đại Đồng và Tiểu Khang trong Lễ Ký, thiên Lễ vận, đồng thời so sánh nó với các tư tưởng về quốc gia lý tưởng của các phái Mặc gia, Lão gia và Pháp gia. Theo ông, quan niệm về xã hội lý tưởng của Nho gia “thực tế hơn đạo Mặc, đạo Lão, nhân bản hơn thuyết của Pháp gia, trọng văn hóa hơn cả ba phái kia, hợp tình hợp lý” [69, tr.191]. Tuy vậy, Nguyễn Hiến Lê chưa đi đến phân tích những đặc trưng của xã hội lý tưởng của Nho giáo là gì. Mặc dù ở các phần trước của cuốn sách này, ông cũng có đề cập đến những vấn đề như dưỡng dân, giáo dân, những đức tính cần có của người cầm quyền, do đó, có thể nói, ở mức độ nhất định, ông cũng đã bàn đến cách thức xây dựng xã hội lý tưởng của Khổng Tử. Trong cuốn Mạnh Tử, Nguyễn Hiến Lê trình bày tư tưởng chính trị và tư tưởng kinh tế xã hội của Mạnh Tử. Trong đó, tác giả đề cập đến chính sách trọng hiền, vai trò của dân, chủ trương “dưỡng dân”, “giáo dân”, chủ trương hạn chế chiến tranh của Mạnh Tử. Ông cũng dành nhiều dung lượng của cuốn sách 10 này để phân tích chính sách kinh tế - xã hội của Mạnh Tử như việc điều chế điền sản, giảm thuế cho dân, nhắc nhở người cầm quyền quan tâm đến những hạng người cần trợ giúp trong xã hội nhằm ổn định xã hội, khắc phục tình trạng phân hóa giầu nghèo, tình trạng hỗn loạn của xã hội đương thời. Trong cuốn Tuân Tử, Nguyễn Hiến Lê viết một chương Bàn về chính trị trong tư tưởng của Tuân Tử. Trong đó, ông đã trình bày những nội dung cơ bản trong chủ trương chính trị của Tuân Tử, thể hiện tập trung ở các phần Vương chính, Lễ trị, Phú quốc, Cường binh, những nội dung này thể hiện rõ nét chính sách của Tuân Tử nhằm thực hiện một quốc gia thịnh trị. Bộ sách về Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử của Nguyễn Hiến Lê là những công trình nghiên cứu khá hệ thống và công phu. Trong đó tác giả trình bày tương đối đầy đủ những nội dung cơ bản của Nho giáo sơ kỳ. Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng được thể hiện rõ nhất trong chủ trương chính trị của các nhà tư tưởng đó. Điểm đặc biệt là, trong các công trình nghiên cứu này, Nguyễn Hiến Lê đã bước đầu so sánh, đánh giá sự kế thừa, phát triển và những điểm khác biệt trong chủ trương chính trị từ Khổng Tử đến Mạnh Tử và Tuân Tử. Tuy nhiên, những vấn đề được bàn đến trong những công trình nghiên cứu này chưa phải là những nghiên cứu chuyên đề về xã hội lý tưởng của Nho giáo sơ kỳ. Do đó, chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng. Trong cuốn Đại cương triết học Trung Quốc của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, tập 2, các tác giả cuốn sách đã dành riêng chương XI để viết về Quốc gia lý tưởng của Nho giáo, trong đó, ngoài việc so sánh xã hội Đại đồng và Tiểu khang với xã hội lý tưởng của Mặc gia, Pháp gia và Lão gia, các tác giả cũng đề cập đến tư tưởng về xã hội Đại đồng thời Nguyên, Minh của Lưu Cơ và những nội dung cơ bản trong Đại đồng thư của Khang Hữu Vi đời Thanh. Điều đáng tiếc là, cuốn sách chưa đề cập đến xã hội lý tưởng của Nho giáo sơ kỳ với đầy đủ các khía cạnh của nó. Chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về những đặc trưng của xã hội lý tưởng và cách thức, lực lượng xây dựng xã hội lý tưởng trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ. 11 Cuốn Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm bàn về những nội dung cơ bản của Nho giáo như Trời, Đất và Người; về mối quan hệ đạo đức và chính trị; về những phạm trù như Nhà, Nước và Thiên hạ. Trong cuốn sách này, tác giả cũng đề cập đến xã hội lý tưởng trong quan niệm của Nho giáo trong phần “Từ thuyết đồng quy đến thuyết trung dung”. Trong đó, tác giả đề cập đến xã hội Đại đồng và Tiểu khang theo quan niệm của các nhà nho, cho rằng, “Đại đồng là thời “nhị đế” Nghiêu, Thuấn, Tiểu khang là thời “tam đại” Hạ, Thương, Chu. Và so với Đại đồng thì Tiểu khang là bước đi xuống” [32, tr.342]. Ông cũng chỉ ra tính không tưởng và những hạn chế cơ bản của tư tưởng Đại đồng. Tuy nhiên, tác giả cuốn sách không đề cập một cách có hệ thống và đầy đủ tư tưởng Đại đồng với ý nghĩa là xã hội lý tưởng với những đặc trưng và cách thức xây dựng nó. Trong cuốn sách Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam, và trong bài viết Quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng trên Tạp chí Triết học, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình đề cập đến Một số tư tưởng cơ bản của Nho giáo về chính trị - xã hội, trong đó, tác giả có trình bày những đặc trưng của xã hội lý tưởng một cách khái quát với ý nghĩa là một nội dung tư tưởng cơ bản của Nho giáo nói chung, chứ không phải Nho giáo sơ kỳ nói riêng. Tác giả cũng không đặt vấn đề so sánh, chỉ ra sự kế thừa, phát triển và khác biệt trong quan niệm về xã hội lý tưởng của các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ như Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Lý Tường Hải (Trung Quốc) trong cuốn sách giới thiệu thân thế và những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử nhan đề Khổng Tử đã dành chương 2 Lý tưởng xã hội an thuận thái hòa để nói về xã hội lý tưởng trong tư tưởng của Khổng Tử. Ông phác thảo những nét cơ bản về xã hội lý tưởng của Khổng Tử, đó là xã hội mà trong đó các mối quan hệ xã hội rất hài hòa. Trong chương này, Lý Tường Hải cũng bàn đến “thế giới đại đồng, vương quốc lý tưởng của đạo đức” trong tư tưởng của Khổng Tử. Ông cho rằng: “Nói đại đồng có thể xem là một bức tranh xã hội lý tưởng hóa thời Nghiêu Thuấn. Nói rằng Tiểu Khang là chỉ xã hội Tây Chu có văn vẻ dồi dào 12 do Chu Võ Vương, Chu Công xây dựng. Xã hội đại đồng và Tiểu Khang về đại thể phù hợp với Khổng Tử” [42, tr.138]. Giáo sư Tào Thượng Bân, một học giả người Đài Loan, trong cuốn Tư tưởng Nhân bản của Nho học Tiên Tần đề cập đến cội nguồn của tinh thần nhân bản Nho gia thời kỳ Tiên Tần. Nội dung của cuốn sách khá sâu rộng, đề cập tới những vấn đề cơ bản của tư tưởng Nhân bản Nho gia như: Nhân học Khổng Tử, Đạo Hiếu, thuyết thiên nhân hợp nhất. Trong đó, tác giả không luận giải toàn bộ các nội dung nói trên mà luận giải nó với tính chất là nhân tố cội nguồn của toàn bộ tư tưởng Nhân bản Nho gia. Giáo sư Tào Thượng Bân cũng bàn đến phạm trù Nhân, Lễ, Nghĩa, Chính danh, Dân vi bang bản, Pháp hậu vương trong mối quan hệ với tư tưởng nhân bản. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến xã hội Đại đồng trong Lễ ký, thiên Lễ vận. Theo ông, xã hội Đại đồng đó tiêu biểu cho tinh thần nhân bản của Khổng Tử, là nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa dân sinh. Như vậy, giáo sư Tào Thượng Bân đã bàn đến xã hội đại đồng nhưng lại tiếp cận từ góc độ tư tưởng nhân bản trong Nho học Tiên Tần mà chưa bàn đến Đại đồng với ý nghĩa là những đặc trưng của xã hội lý tưởng. Như vậy, quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng chủ yếu được trình bày trong những công trình nghiên cứu chung về Nho giáo với ý nghĩa là một nội dung cơ bản của học thuyết này. Trong đó, xã hội lý tưởng được xem như là mục đích vươn tới một xã hội ổn định, trật tự và thịnh trị của các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ. Một số học giả cũng đã đề cập ở một mức độ nhất định đến quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về những vấn đề như: Xã hội Đại đồng, Tiểu khang; phẩm chất đạo đức cần có của người cầm quyền như Nhân, Nghĩa Lễ, Trí, Dũng; những giải pháp cải tạo xã hội như dưỡng dân, giáo dân… Tuy nhiên, vấn đề mục tiêu của xã hội lý tưởng, cách thức và lực lượng tạo lập, duy trì xã hội lý tưởng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Các học giả cũng chưa đặt vấn đề so sánh chỉ ra sự kế thừa, phát triển và khác biệt trong quan niệm về xã hội lý tưởng của các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ như Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Đó là những vấn đề đặt ra mà luận án tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. 13 Thứ ba, hƣớng nghiên cứu ý nghĩa trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tƣởng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay Một thực tế trong nghiên cứu Nho giáo và vai trò của nó trong đời sống tinh thần xã hội là khó tách bạch những điểm tích cực và hạn chế của nó trong lịch sử với hiện đại. Thực tế cho thấy, đối với nhiều nguyên lý đạo đức của Nho giáo, ngay cả những nguyên lý mang tính phổ quát toàn nhân loại thì chúng có tính hai mặt, vừa có mặt tích cực lại vừa có mặt hạn chế. Hoặc có thể nếu khai thác ở khía cạnh này thì nó tích cực, nhưng nhìn nhận ở góc độ khác thì lại có hạn chế. Điều tác giả luận án quan tâm khi tiến hành nghiên cứu đề tài của mình là: Những giá trị trong quan niê ̣m của Nho giáo sơ kỳ về xã hô ̣i lý tưởng đối với sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hô ̣i chủ nghĩa ở nước ta hiện nay được giới học giả quan tâm đến mức nào. Những ý kiến mang tính khẩu hiệu chung chung vốn có từ trước đến nay là cần kế thừa những yếu tố tích cực của Nho giáo và khắc phục các mặt hạn chế của nó trong điều kiện hiện nay dường như đã trở nên sáo rỗng và mờ nhạt. Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, cần phải có những công trình đứng trên lập trường của chủ nghĩa xã hô ̣i khoa học để nghiên cứu chuyên sâu, chỉ ra những mặt tích cực cần kế thừa và những hạn chế cần khắc phục, đồng thời, đề xuất những giải pháp để hiện thực hóa chúng có ý nghĩa rất thiết thực. Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy, việc vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác một cách máy móc, thô thiển không chỉ làm tổn hại đến nền khoa học mácxít, mà còn làm cho xã hô ̣i đi theo đường hướng trái qui luật. Về vấn đề này, báo cáo của giáo sư Nguyễn Đình Chú tại Hội thảo khoa học quốc tế “Nho giáo ở Viê ̣t Nam” (2006) đã gợi cho chúng tôi những ý tưởng cần đi sâu nghiên cứu vai trò của Nho giáo trong việc xây dựng hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hô ̣i ở nước ta . Theo ông, “Không thể giải mã Nho giáo bằng lối vận dụng lý thuyết giai cấp và lý thuyết về hình thái xã hội một cách máy móc mang tính phổ biến hiện có. Hãy bổ sung vào các thứ lý thuyết có tính chất phương pháp luận đó bằng phương pháp 14 tiếp cận văn minh luận, văn hóa luận, nhân tính luận”. Yêu cầu này trên thực tế là phù hợp với đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng đất nước ta hiện nay, tức là vừa phải khắc phục những sai lầm của chủ nghĩa xã hô ̣i hiện thực dẫn đến sự s ụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thế kỷ XX, vừa phải xây dựng hệ thống lý luận nhằm định hướng cho con đường tất yếu mà loài người trong tương lai vươn tới là chủ nghĩa xã hô ̣i . Điều đáng tiếc là tham luận của giáo sư Nguyễn Đình Chú chỉ dừng lại ở việc khẳng định các giá trị đạo đức Nho giáo mà Nhật Bản là nước vận dụng triệt để theo cách của mình để phát triển đất nước, đồng thời kêu gọi cần có cách tiếp cận mới đối với Nho giáo mà chưa làm rõ mục đích vươn tới xã hô ̣i lý tưởng của nó. Trong cuốn Nho giáo xưa và nay tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả bàn về những nội dung liên quan đến phương pháp tiếp cận các giá trị của Nho giáo, những nội dung và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam; Nho giáo và sự phát triển ở một số nước châu Á. Trong các bài viết này, thể hiện những quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá rất đa chiều của nhiều học giả về những mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo với xã hội hiện đại nói chung và sự phát triển ở Việt Nam nói riêng. Rất nhiều học giả cho rằng, Nho giáo có nhiều giá trị mà chúng ta có thể kế thừa trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay, như các bài Cách tiếp cận của Khổng Tử của Phan Ngọc, Hiện đại đối thoại với Nho giáo của Bùi Đăng Duy, Giá trị của Nho giáo trong xã hội ta ngày nay của Hoàng Việt, Nho giáo và kinh tế của Trần Đình Hượu, Nho giáo và văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vượng, Từ phê phán đến khẳng định ở Trung Quốc gần đây của Trần Lê Sáng, Những vấn đề Nho giáo được đánh giá lại trong giới học thuật Trung Quốc của Phan Văn Các, Những vấn đề cần tiếp tục đi sâu và nghiên cứu của Vũ Khiêu… Trong đó, khi đánh giá về những giá trị mà chúng ta có thể kế thừa từ Nho giáo, phó giáo sư Bùi Đăng Duy viết: “Những giá trị đạo đức của Nho giáo như: sự hòa mục giữa con người, lòng nhân của con người, lý tưởng thẩm mỹ về sự đại đồng của con người… có thể gia nhập kho tàng về những giá trị nhân loại của thời đại ngày nay” [134, tr.81]. Tác giả Hoàng Việt cũng khẳng định “Chúng ta đã thoát thai từ một xã hội mà Nho giáo chi phối. Chúng ta cần nhận biết và coi trọng nó với tư cách là một học thuyết đã có những đóng góp 15 cho nền văn hóa của chúng ta ở các thế kỷ trước đây” [134, tr.89]. Ông cũng cho rằng, Nho giáo có tác dụng tích cực với xã hội hiện đại ở hai điểm, một là ở truyền thống coi trọng học thức, tôn sư trọng đạo, trọng dụng nhân tài, hai là ở tinh thần dấn thân vào việc cải tạo xã hội. Trong bài Nền giáo dục theo tinh thần Nho giáo, Đặng Đức Siêu cho rằng, Nho giáo đã thấm vào mọi ngõ ngách của đời sống người dân Việt Nam trong quá khứ, đã gây những ảnh hưởng rất sâu rộng. Hiện nay những ảnh hưởng này vẫn tồn tại ở những mức độ khác nhau trong mọi mặt của cuộc sống, nhiều khi quá sâu sắc, tinh vi, phức tạp, dưới muôn hình vạn trạng. Những di sản của Khổng giáo, xấu cũng như tốt vẫn tiếp tục phát huy những ảnh hưởng của nó. Khi nhận xét về những giá trị của Nho giáo ở Việt Nam, Đặng Đức Siêu viết: “Những yếu tố văn hóa Khổng giáo sở dĩ có thể sống lâu dài ở Việt Nam trước hết có lẽ là do bản thân chúng có mang theo những giá trị có tính phổ quát toàn nhân loại. Những giá trị phổ quát này đã tích hợp các giá trị văn hóa bản địa tương ứng, trên chừng mực nào đó đã được cấu trúc lại cho phù hợp với tâm thế Việt Nam” [134, tr.215]. Trần Lê Sáng và Phan Văn Các đã lược thuật những bước thăng trầm của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, có khi được đề cao, có lúc lại bị mạt sát thậm tệ. Trong bài viết của mình, các ông cũng khái quát xu hướng nghiên cứu, đánh giá lại một cách nghiêm túc, khoa học hơn của giới học thuật Trung Quốc trong thời gian gần đây, và xu hướng chủ đạo là khẳng định những giá trị của Nho giáo trong tư tưởng giáo dục, triết lý chữ “nhân” của Khổng Tử, Năm 1984, Trung Quốc tổ chức hội thảo toàn quốc về Mạnh Tử. Năm 1987 tổ chức hội thảo quốc tế về Khổng học, năm 1989 hội thảo về Khổng học. Đầu năm 1987, tạp chí Khổng học nghiên cứu ra ba tháng một kỳ càng thúc đẩy việc nghiên cứu Nho giáo. Trần Lê Sáng kết luận: “Khổng Tử nói riêng, đạo Khổng nói chung, đang được giới học thuật Trung Quốc đánh giá cao. Khổng học đang được coi là cốt lõi của văn hóa truyền thống nước họ” [134, tr.267]. Phan Văn Các cũng tổng kết một trong những nhận định của Hội thảo khoa học quốc tế về Nho học tháng 10 năm 1987: “Nghiên cứu Nho học có liên 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất