Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan niệm của ăngghen về sở hữu trong tác phẩm nguồn gốc của gia đình, của chế đ...

Tài liệu Quan niệm của ăngghen về sở hữu trong tác phẩm nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước với vấn đề sở hữu ở việt nam hiện nay

.PDF
60
122
60

Mô tả:

Một là, làm rõ quan niệm sở hữu trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”. Hai là, luận giải sự vận dụng của Đảng trong nhận thức vấn đề sở hữu ở Việt Nam. Ba là, đánh giá vai trò của các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC -------------------------- NGUYỄN VĂN HOÀN QUAN NIỆM CỦA ĂNGGHEN VỀ SỞ HỮU TRONG TÁC PHẦM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC” VỚI VẤN ĐỀ SỞ HỮU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Hà Nội – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC -------------------------- NGUYỄN VĂN HOÀN QUAN NIỆM CỦA ĂNGGHEN VỀ SỞ HỮU TRONG TÁC PHẦM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC” VỚI VẤN ĐỀ SỞ HỮU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Liêu Hà Nội – 2019 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tập tại khoa, tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Ngọc Liêu đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và chu đáo trong quá trình em thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nguyễn Văn Hoàn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu về đề tài ...................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 4 6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 5 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM VỀ SỞ HỮU CỦA ĂNGGHEN TRONG TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC” .................................................................................. 6 1.1. Hoàn cảnh ra đời và nội dung tổng quát của tác phẩm ....................... 6 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và bố cục của tác phẩm ............................................. 6 1.1.2. Nội dung tổng quát của tác phẩm ........................................................... 9 1.2. Nội dung quan niệm sở hữu trong tác phẩm ....................................... 14 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 20 CHƯƠNG 2. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ SỞ HỮU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................. 21 2.1. Khái lược quá trình nhận thức của Đảng về sở hữu .......................... 21 2.2. Đánh giá vai trò của vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 27 2.2.1. Vai trò của sở hữu nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước ............. 28 2.2.2. Vai trò của sở hữu tập thể và thành phần kinh tế tập thể ..................... 32 2.2.3. Vai trò của sở hữu tư nhân và thành phần kinh tế tư nhân .................. 38 2.2.4. Vai trò sở hữu hỗn hợp và thành phần kinh tế hỗn hợp ....................... 43 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 47 KẾT LUẬN .................................................................................................... 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 53 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Một trong những vấn đề quan trọng của việc nghiên cứu triết học Mác Lênin là đi sâu vào nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, vì đó là cơ sở xuất phát để nhận thức một cách chính xác và trung thành với tư tưởng của các nhà triết học mácxít. Việc nghiên cứu tác phẩm kinh điển không chỉ là tiếp thu, nhận thức mà còn bảo vệ chủ nghĩa Mác vào thực tiễn. Trong số các tác phẩm của Ph. Ăngghen viết trong thời kỳ (18831889), tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” được coi là tác phẩm đặc biệt – là một trong những tác phẩm chủ yếu tiếp tục phát triển tư tưởng thiên tài của C.Mác: Quan niệm duy vật về lịch sử. “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph.Ăngghen có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc tiếp tục phát triển và luận chứng cho chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong tác phẩm của mình, Ph.Ăngghen đã cụ thể hóa một cách căn bản khái niệm lịch sử thế giới do Ông cùng với C.Mác nghiên cứu trước đó. Ông cũng bác bỏ với sức thuyết phục cao hơn trước nhiều học thuyết giáo điều của khoa học tư sản, chẳng hạn, các quan niệm về sự tồn tại ngay từ đầu của gia đình phụ hệ, của chế độ tư hữu, của chính quyền nhà nước, của sự bất bình đẳng xã hội, của sự bóc lột, áp bức, v.v.. Một trong những vấn đề chính của tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” là sự lý giải sự phát triển của các hình thức sở hữu mà nguyên nhân sâu xa là những thay đổi của lực lượng sản xuất. Từ đó khẳng định thêm quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất. Trong báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam có nêu: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng 1 sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”[5 ;Tr.15]. Có thể thấy Đảng Cộng sản đã vận dụng những quan niệm của Ăngghen về sở hữu vào hiện thực Việt Nam hiện nay. Vả để làm rõ hơn những quan điểm sở hữu của Ăngghen, và những vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay nên tôi chọn đề tài “Quan niệm của Ph.Ăngghen về sở hữu trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” với vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu về đề tài Liên quan đến đề tài này đã có các công trình nghiên cứu như: Về tác phẩm của Ph.Ăngghen “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của tác giả I.L.An-Đrê-ép (Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1987), ngoài ra còn có các bài viết giới thiệu về tác phẩm như cuốn “Giới thiệu kinh điển Triết học Mác-Lênin” do Khoa Triết học Đại học Khoa học xã hội nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2007. Về vấn đề sở hữu có một số công trình như sau: “Sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện đại: lý luận, thực tiễn thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam” của PGS.TS. Phạm Thái Quốc công trình đã trình bày những lý luận về sở hữu và thực trạng vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay. “Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Văn Thạo (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004), cuốn sách trình bày một số vấn đề sở hữu ở nước ta trong những năm đổi mới, nêu lên thực trạng chuyển biến sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực đất đai gần 20 năm qua và sự tác động của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam ; Giáo trình dành cho sinh viên khoa Triết học với chủ đề “Quan niệm của C.Mác, Ăngghen, Lênin về sở hữu và 2 Đã chú thích [TNL1]: Lấy từ Danh mục TLTK một số sách chuyên khảo đưa vào đây, lèo tèo quá! quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay” trình bày những lý luận cơ bản về sở hữu và các hình thức sở hữu hiện nay ở Việt Nam; Luận án Tiến sĩ “Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Huyền trình bày quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về các hình thức sở hữu và thực trạng vai trò của các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay. Sở hữu: lý luận và vận dụng ở Việt Nam của Nguyễn Văn Thức, cuộc sách trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận về sở hữu cũng như vận dụng vào vấn đề sở hữu ở Việt Nam. Về việc phân định các thành phần kinh tế ở Việt Nam của Nguyễn Kế Tuấn, cuốn sách trình bày về sự phân định các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Kế Tuấn trình bày những vấn đề cơ bản về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu: Từ việc làm rõ nội dung quan niệm sở hữucủa Ănghen trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước”, luận giải sự vận của Đảng cộng sản đối với vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ của đề tài: Để thực hiện mục đích trên, Khóa luận có các nhiệm vụ sau đây: Một là, làm rõ quan niệm sở hữu trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”. Hai là, luận giải sự vận dụng của Đảng trong nhận thức vấn đề sở hữu ở Việt Nam Ba là, đánh giá vai trò của các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Quan niệm về sở hữu của Ăngghen trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” Vấn đề đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay Phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu về quan niệm về sở hữu của Ăngghen trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” để từ đó rút ra những kết luận đó là quan hệ sở hữu ở thời kỳ nào phải phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất ở thời kỳ đó. Xác định phạm vi vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay. Vấn đề sở hữu rất rộng, có thể kể đến như các chủ đề như chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu, quyền sở hữu, đối tượng sở hữu, loại hình sở hữu và hình thức sở hữu. Nhưng với dung lượng của một bài khoá luận nên tôi chỉ xin trình bày chủ yếu về hình thức sở hữu. Trong chương hai, khoá luận trình bày quá trình nhận thức của Đảng về hình thức sở hữu. Đã có những bước phát triển nhận thức khi chỉ thừa nhận sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, từ Đại hội VI đến nay ở Đại hôi XII Đảng Cộng sản đã thừa nhận nước ta có nhiều hình thức sở hữu. Tiếp theo khoá luận đánh giá về vai trò của các hình thức sở hữu hiện nay. Đã chú thích [MOU2]: Em mới viết lại 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề sở hữu. Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và kết hợp nhiều phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp duy vật lịch sử - 4 Đã chú thích [TNL3]: Khóa luận cụ thể, và đặc biệt phương pháp văn bản học nhằm thực hiện mục đích mà công trình nghiên cứu đặt ra. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 2 chương, 4 tiết. Chương 1. Quan niệm về sở hữu của Ăngghen trong tác phẩm “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” Chương 2. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM VỀ SỞ HỮU CỦA ĂNGGHEN TRONG TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC” 1.1. Hoàn cảnh ra đời và nội dung tổng quát của tác phẩm 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và bố cục của tác phẩm Cho đến những năm 60 của thế kỷ XIX những hiểu biết của con người về xã hội nguyên thuỷ vẫn còn hạn chế, các tài liệu vẫn dựa vào những nghiên cứu của Moizơ – tác giả cuốn “Cựu ước”. Trong lý luận của Moizơ lấy phạm trù “gia đình gia trưởng” làm điểm xuất phát. Ông coi đó là điểm xuất phát của xã hội, lịch sử loài người. Trong lý luận này không giải thích được nhiều hiện tượng liên quan đến thời kỳ nguyên thuỷ ví dụ như chế độ nhiều vợ nhiều chồng. Trong những thập niên 60, 70 của thế kỷ XIX hàng loạt những công bố mới, dồn dập về xã hội học thời nguyên thuỷ đã cung cấp nhiều cứ liệu khoa học về thời kỳ nguyên thuỷ của loài người. Trong số đó đáng kể là: Năm 1861, Bacôphen xuất bản cuốn “Mẫu quyền”. Trong đó ông đã kiến giải lịch sử thông qua xem xét sự tiến triển của hình thức hôn nhân: tạp hôn huyết thống được xác định theo mẹ gia đình cá thể. Ăngghen đánh giá quan điểm này mặc dù chưa thoát khỏi thế giới quan thần bí, nhưng vào thời điểm đó đã là một cuộc cách mạng trong cách nhìn về lịch sử; Mc Lenman với ba tác phẩm lớn là “Nhân chủng học mô tả, 1859”, “Hôn nhân nguyên thuỷ, 1876”, “Nghiên cứu lịch sử cổ đại, 1880”, đã đánh dấu một bước tiến nữa trong việc khẳng định sự tồn tại của chế độ mẫu quyền. Nhưng với sự “hỗn loạn” trong các nhìn về lịch sử cổ đại vẫn chưa được giải quyết. Sơ đồ nghiên cứu của ông về xã hội nguyên thuỷ vẫn bế tắc trong việc giải thích những hiện tượng như “ngoại tộc hôn” và “nội tộc hôn”; Những nghiên cứu của L.Moocgan với 6 tác phẩm chủ yếu “Chế độ huyết tộc và thân tộc” (1871) và đặc biệt là tác phẩm “Xã hội cổ đại” (1877) là những thành tự quan trọng nhất. Các tác phẩm này đã cung cấp những cứ liệu đầy đủ nhất trên cơ sở cái nhìn duy vật tự phát về sự phát triển của lịch sử nhân loại, phát hiện trong cái “hỗn loạn” sợ dây liên hệ, chi phối lịch sử. Việc hàng loạt những công trình nghiên cứu về xã hội nguyên thuỳ được công bố trên là những cứ liệu quan trọng để Ăngghen hoàn thành cuốn sách “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”. Trong tác phẩm này Ăngghen đã hoàn chỉnh học thuyết duy vật của chủ nghĩa Mác về lịch sử. Năm 1884, theo giải thích của chính Ăngghen, trong số giấy tờ của Mác, ông đã tìm thấy một bản tóm tắt tỉ mỉ của Mác vào những năm 18801881 về tác phẩm “xã hội cổ đại” của nhà bác học người Mỹ L.Moocgan. Trong đó Mác chỉ rõ những phê phán và những nhận xét riêng của ông về công trình của Moocgan. Điều đó, theo Ănggen chúng tỏ rằng Mác đã có ý định viết một tác phẩm riêng để phân tích công trình nghiên cứu nhiều năm của Moocgan trên quan điểm duy vật lịch sử, nhưng ông đã không kịp thực hiện điều đó. Moocgan, như Ăngghen nhận xét, từ những nghiên cứu về cấu trúc xã hội cổ đại của người Indian Bắc Mỹ, bằng con đường hoàn toàn độc lập với Mác và Ăngghen, ông đã đi đến quan niệm duy vật về lịch sử gần với những quan niệm Mác và Ăngghen đã rút ra trong những năm 40 của thế kỷ XIX. Ăngghen đánh giá rất cao công lao của Moocgan, vì chính những nghiên cứu về những quan hệ thị tộc của người Indian ông đã tìm ra cái chìa khoá để lý giải, để mở bức màn hãy còn là bí ẩn về lịch sử cổ đại Hy Lạp, La mã và Giécmanh, Ăngghen viết: Moocgan “đã khám phá ra… trên những nét chủ yếu, cái cơ sở tiền sử ấy của lịch sử thành văn của chúng ta” và “với sự hiểu biết công việc, ông đã cố đưa vào thời kỳ tiền sử của nhân loại một hệ thống 7 nhất định”. Trên cơ sở những tư liệu của Moocgan, đồng thời bổ sung chúng bằng những tư liệu mới, sử dụng những nhận xét phê phán và những ý kiến của Mác trong bản ghi chép được nói trên và những tài liệu của riêng ông về lịch sử Hy Lạp, La Mã, Aizơlen và Giécmanh cổ đại, Ăngghen đã đưa ra cái nhìn duy vật biện chứng về bức tranh tổng thể về lịch sử thông qua việc chỉ ra những quy luật cơ bản chi phối sự phát triển của xã hội loài người. Ông xem việc viết tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” là sự thực hiện di chúc của Mác. Tên của tác phẩm đụng đến ba nan đề lớn của tri thức về lịch sử nhân loại trước và trong thời đại của các ông: gia đình, chế độ tư hữu, nhà nước. Đối với ba nan đề này người ta đã phủ lên nó không ít những kiến giải “thần bí”, mà một những những nguyên nhân của những bí ẩn đó là sợi dây liên kết của lịch sử, trong đó mắt xích mở nhất là giữa thời đại nguyên thuỷ và cả giai đoạn sau nó. Có thể nói trước tác phẩm này tính liên tục của lịch sử nhân loại đã được các ông hình dung, nhưng chưa được chứng minh. Toàn bộ tác phẩm được Ăngghen hoàn thành vào ngày 26 tháng 5 năm 1884 (tức là trong thời gian hơn 3 tháng kể từ khi ông tìm thấy bản sơ thảo của Mác vào tháng 2 năm 1884). Tác phẩm được in lần đầu tiên tại Xuyrich (Thuỵ Sĩ) vào tháng 10. Giải thích lý do tác phẩm không thể công bố ở nước Đức, Ăngghen đã viết trong bức thử gửi nhà xuất bản là do tính phê phán mạnh mẽ của tác phẩm đối với hiện thực xã hội tư bản, cho nên nó không thể công bố tại nơi có khuynh hướng chống lại những người xã hội chủ nghĩa – một khuynh hướng chính trị cực đoan của các nhà cầm quyền. Khi Ăngghen còn sống, tác phẩm này còn được tái bản nhiều lần, Lần tái bản thứ tư tại Stutgat (Đức) năm 1891, Ăngghen có một số sửa đổi, bổ sung dưới hình thức lời tự cho cuốn sách do có nhiều công trình mới liên quan tới lịch sử xã hội nguyên thuỷ đã được công bố, trong đó đáng chú ý là 8 công trình của M.M.Côcalepxki. Nhưng ông cũng nói rõ những bổ sung này không làm thay đổi kết luận chính của tác phẩm. Từ năm 1894 đến 1917, tác phẩm này đã được tái bản 10 lần bằng nhiều thứ tiếng. Điều nay cho thấy sức hút và tầm quan trọng của nó. Bố cục của tác phẩm Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” bao gồm lời tự và 9 chương theo thứ tự là: I. Những giai đoạn văn minh tiền sử. II. Gia đình. III. Thị tộc Irôqua. IV. Thị tộc Hy Lạp. V. Sự ra đời của nhà nước Aten. VI. Thị tộc và nhà nước La Mã. VII. Thị tộc của người Kentơ và người Giécmanh. VIII. Sự hình thành nhà nước Giécmanh. IX. Thời đại dã man và thời đại văn minh. 1.1.2. Nội dung tổng quát của tác phẩm Quan điểm về gia đình và sự biến đổi các hình thức gia đình trong lịch sử Trước khi có những công trình của Moocgan, đặc biệt là trước tác phẩm này của Ăngghen, sự tiến hoá của các hình thức gia đình trong lịch sử vẫn là vấn đề bí ẩn đối với sự nhận thức của nhân loại. Những bí ẩn đó chỉ được thực sự khám phá khi phát hiện ra được yếu tố quyết định sự vận động của các hình thức gia đình trong lịch sử. Dựa trên những tư liệu về xã hội nguyên thuỷ của Moocgan, Ăngghen nhận mạnh rằng trong những giai đoạn đầu tiên của lịch sử phát triển xã hội 9 loài người, quan hệ gia đình, quan hệ thân tộc có vai trò quyết định đối với sự tồn tại của xã hội, của các cộng đồng người thời kỳ nguyên thuỷ ở mọi dân tộc và mọi nơi. Trong tác phẩm của mình, Ăngghen đã dẫn lại nhận định của Moocgan, người đã nghiên cứu nhiều năm những thị tộc người Inđian Bắc Mỹ, về sự vận động của các hình thức gia đình: “Gia đình là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng im một chỗ, mà chuyển đổi từ hình thức thấp lên một hình thức cao hơn khi xã hội phát triển từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao” [20; Tr.57]. Yếu tố gia quyết định sự “không đứng im” của các hình thức đó, Ăngghen chỉ rõ đó chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của sản xuất, năng suất lao động và sự xuất hiện của sở hữu tư nhân là yếu tố cơ bản phá vỡ xã hội cũ dựa trên cơ sở những quan hệ thị tộc và thay thế nó là một xã hội mới dựa trên những quan hệ giai cấp, từ đó các hình thức gia đình cũng biến đổi theo, hay nói như Ăngghen “chế độ gia đình hoàn toàn phục tùng những quan hệ sở hữu”. Trong tác phẩm của mình Ăngghen đã xem xét sự phát triển của các hình thái gia đình trong tương quan với những biến đổi của phương thức sản xuấtra của cải vật chất đề từ đó đưa ra quan niệm khoa học về sự biến đổi của các hình thức gia đình từ chế độ mẫu quyền nguyên thuỷ đến gia đình hiện đại như thế nào. Để thực hiện những nguyên cứu này, Ăngghen đã tiến hành so sánh đối chiếu và tổng hợp trên phông tư liệu lớn bao gồm những tài liệu do Moocgan cung cấp, những công trình nghiên cứu về thời kỳ cổ đại Hy Lạp, La Mã, Xlavơ… Phân tích sự tác động của yếu tố kinh tế đến sự biến đổi của các hình thức gia đình trong lịch sử, Ăngghen chỉ rõ khi kinh tế gia đình nguyên thuỷ chủ yếu dựa trên kinh tế hái lượm, người phụ nữ đóng vai trò chủ yếu thì quan hệ thân tộc chỉ xác lập trên hẹ mẹ, sau đó cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động mới xuất hiện nên ảnh hưởng của 10 người phụ nữ trong đời sống kinh tế và quan hệ xã hội dần giảm sút. Với sự xuất hiện của chế độ tư hữu, hình thái gia đình mẫu quyền sụp đổ và chuyển sang chế độ thừa kế theo hệ cha, hay là chế độ phụ hệ. Trong đó, chế độ gia đình gia trưởng là hình thức trung gian giữa chế độ mẫu hệ và phụ hệ. Gia đình một vợ một chồng (chế độ hôn nhân cá thể) được duy trì cho đến ngày nay. Tuyệt nhiên, Ăngghen chỉ rõ hôn nhân cá thể tuyệt nhiên không phải với tư cách chỉ là kết quả thuần tuý của sự liên kết tự nguyện giữa đàn ông và đàn bà trên cơ sở tình yêu như nhiều lý thuyết đương thời tán dương, mà nó là hệ quả tất yếu của sự phát triển của sản xuất, của những biến đổi xã hộ lớn gắn liền với sự phát triển của phương thức sản xuất. Về điều này Ăngghen viết: “Nó thể hiện ra là mọt sự nô dịch của giới này đối với giới kia, là việc tuyên bố sự xung đột giữa hai giới, sự xung đột mà người ta chưa từng thấy trong suốt thời kỳ tiền sử”. “Hôn nhân cá thể là một bước tiến lịch sử lớn, nhưng đồng thời nó cũng mở ra, bên cạnh chế độ nô lệ và tài sản tư nhân, một thời kỳ kéo dài cho đến ngày nay, thời đại trong đó mỗi tiến đồng thời cũng là một bước lùi tương ứng, trong đó phúc lợi và sự phát triển của những người này được thực hiện bằng sự đau khổ và bị áp chế của những người khác. Hôn nhân cá thể là hình thức tế bào của xã hội văn minh mà chúng ta có thể dựa vào để nghiên cứu bản chất của những đối kháng và những mâu thuẫn hiện đang phát triển đầy đủ trong xã hội văn minh” [19; Tr.104]. Ăngghen đã phê phán gay gắt mô hình gai đình tư sản vốn được không ít những nhà lý luận tư sản coi là hình thức gia đình lý tưởng, là hiện thân của giá trị đạo đức. Ông chỉ rõ, cơ sở của hình thức gia đình đó thường là cuộc hôn nhân có tính toán, bởi vậy trong hôn nhân tư sản tồn tại không ít những mặt trái của nó, chẳng hạn với người chồng bên cạnh quan hệ hôn nhân chỉnh thức lại thường tô điểm bằng chế độ nhiều vợ không chính thức và chế độ mại dâm, còn người vợ thì cố làm cho người chồng hợp phát bị cắm sừng. Đồng thời ông khẳng định rằng một quan hệ hôn nhân thực sự dựa trên sự liên kết 11 tự nguyên của những con người bình đẳng, trên cơ sở tình yêu và sự kính trọng lẫn nhau, chỉ có thể có được sau khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bị thủ tiêu, thức là trong hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa, bời vì chỉ khi đó “một thế hệ mới sẽ lớn lên: một thế hệ đàn ông khôn gbao giờ phải dùng tiền hoặc dùng quyền lực xã hội khác để mua sự hiến thân của người đàn bà, và một thế hệ người đàn bà không bao giờ phải hiến mình cho người đàn ông vì một lý do nào khác người tình yêu chân chính, hoặc phải từ chối không dám hiến mình cho người yêu vì sợ nhưgnx hậu quả kinh tế của sự hiến thân đó” [19; Tr.128]. Chỉ đến khi đó và những con người đó, theo Ăngghen mới có thể đoạn tuyệt với những tha hoá của gia đình tư sản. Về nguồn gốc và bản chất của nhà nước Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước là một mốc quan trọng của quá trình xây dựng lý luận Mácxit về nhà nước. Trong tác phẩm này Ăngghen đã trình bày một cách đầy đủ, hệ thống quan điểm của mình về nguồn gốc và bản chất của nhà nước, vấn đề cốt lõi của bất cứ học thuyết nào về nhà nước. Ăngghen chứng minh rằng trong một thời kỳ dài của lịch sử nhân loại chưa có một nhà nước cũng như khái niệm về nhà nước và quyền lực nhà nước, rằng nhà nước chỉ xuất hiện trong một giai đoạn phát triển muộn của lịch sử nhân loại, trong thời kỳ chế độ thị tộc, bộ lạc tan rã, khi xã hội loài người bước sang giai đoạn có giai cấp. Ông khẳng định rằng nhà nước không phải là lực luowngj từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, mà là sản phẩm của chính sự phát triển xã hội. sự xuất hiện của nhà nước gắn liền với sự xuất hiện của chế độ tư hữu, với việc xã hội phân chia thành những giai cấp có lợi ích đối kháng. ừ ví dụ về sự hình thành các nhà nước Aten cổ đại, La Mã cổ đại, Giécmanh, Ăngghen đã chỉ ra một cách rõ ràng, thuyết phục rằng nhà nước là một lực lượng đặc biệt, nhìn vẻ bề ngoài nó dường như là một lực lượng đứng 12 trên xã hội, nó có nhiệm vụ dung hoà những xung đột giai cấp, giữ cho những quan hệ giai cấp trong giới hạn trật tự nhất định. Nhưng thực chất nhà nước bao giờ cũng là công cụ thống trị của giai cấp thống trị về kinh tế. Luận điểm này là rất quan trọng bởi vì nhờ đó chúng ta có thể thấy được bản chất thật sự của nhà nước. Theo Ăngghen, nhà nước có hai đặc trưng cơ bản: thứ nhất là tổ chức lại cư dân theo lãnh thổ chứ không phải trên cơ sở quan hệ thân tộc; thứ hai là theiets lập cơ quan quyền lực công cộng bằng việc thiết lập lực lượng vũ trang, cảnh sát, nhà tù… và hệ thống thuế má để duy trì hoạt động của nhà nước. Cuối cùng, bản chất của nhà nước, Ăngghen chỉ rõ, nó là cơ quan quyền lực của “giai cấp thế lực nhất, của giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước cũng là giai cấp thống trị về mặt chính trị và do đó có thêm được những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức” [19; Tr.255]. Trong tác phẩm này, ông cũng chỉ rõ nhà nước không tồn tại mãim trong lịch sử nhân loại đã có thời kỳ con người không cấn đến nhà nước và đến một giai đoạn phát triển nhất định khi các giai cấp tiêu vong, thì nhà nước cũng biến mất, lúc đó “ xã hội sẽ tổ chức nền sản xuất trên cơ sở sự liên hợp tựu do và bình đẳng giữa những người sản xuất, sẽ đem toàn thể bộ máy nhà nước xếp vào vị trí thật sự của nó lúc bấy giờ: vào viện bảo tàng đồ cổ, bên cạnh cái xa kéo sợi và cái rìu bằng đồng” [19; Tr.258]. Điều đó sẽ trở thành hiện thực trong xã hội cộng sản tương lai. Nhưng là một nhà biện chứng duy vật, một nhà hoạt động chính trị mẫn cảm của phong trào công nhân, Ăngghen cũng đã nói rõ trong tác phẩm này rằng, ngay cả khi giai cấp công nhân đã lật đổ được chế độ tư bản chủ nghĩa, để đến được xã hộ cộng sản tương lai, để xếp nhà nước vào viện bảo tàng, loài người cần phải trải qua giai 13 đoạn quá độ chủ nghĩa xã hội, ở đó vẫn cần đến nhà nước, nhưng đó là nhà nước của giai cấp côgn nhân và toàn thể nhân dân lao động. 1.2. Nội dung quan niệm sở hữu trong tác phẩm Khi nghiên cứu về xã hội nguyên thuỷ cũng như sự phát triển của lịch sử loài người. Ăngghen đã khái quát được quá trình phát triển của các hình thức sở sở hữu. Tại thời nguyên thuỷ là hình thức sở hữu công hữu, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động dẫn tới sự ra đời của hình thức tư hữu. Hai hình thức công hữu và tư hữu cùng tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội.Hình thức tư hữu phát triển đến đỉnh cao của nó ở phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và tại đây nó bắt những tiêu cực của nó được bộc lộ rõ nét. Theo sự phủ định biện chứng thì hình thức tư hữu sẽ mất đi và thay thế nó bằng hình thức công hữu về tư liệu sản xuất đi cùng nó là sự phát triển cao của lực lượng sản xuất. Cụ thể Ăngghen trình bày vấn đề sở hữu trong tác phẩm theo dòng thời gian như sau: Đầu tiên là thời nguyên thuỷ với những đặc điểm xã hội: “Thời thơ ấu của loài người. Con người thời đó vẫn sống trong môi trường ban đầu của mình, là những khu rừng nhiệt đới hay cận nhiệt đới; họ sống trên cây, ít nhất cũng là một bộ phận, phải thế thì mới sống sót được, khi mà các loài thú dữ lớn vẫn còn. Họ ăn các thứ quả, vỏ và củ. Tiếng nói có âm tiết phát triển là kết quả chủ yếu của thời kì này.” [15; Tr.47]. “Dân cư sống hết sức thưa thớt, chỉ ở nơi bộ lạc cư trú thì mới có đông người, xung quanh đó là một vùng đất rộng, trước hết là một khu vực dùng làm vùng săn bắn, tiếp đó là một miền rừng bảo hộ không thuộc về bộ lạc nào cả, nó khiến các bộ lạc cách biệt với nhau. Sự phân công lao động hoàn toàn mang tính nguyên thủy, chỉ là giữa nam và nữ thôi. Đàn ông đi đánh trận, săn bắn và đánh cá, tìm thức ăn và những công cụ cần cho việc đó. Đàn bà trông coi nhà cửa, chuẩn bị cái ăn cái mặc; họ làm bếp, dệt, may vá. Mỗi bên đều làm chủ trong lĩnh vực hoạt động 14 của mình: đàn ông làm chủ trong rừng, đàn bà làm chủ ở nhà. Họ cũng làm chủ những công cụ do mình chế tạo và sử dụng: với đàn ông, đó là vũ khí, các công cụ để săn bắn và đánh cá; với đàn bà, đó là các dụng cụ gia đình. Kinh tế gia đình có tính cộng sản, gồm vài gia đình, mà thường là gồm rất nhiều gia đình. Cái gì được làm ra và sử dụng chung thì là của chung, như nhà cửa, vườn tược, thuyền độc mộc. Vậy là ở đây, và chỉ ở đây thôi, mới có cái “sở hữu do chính lao động của mình làm ra” [15; Tr.237]. Từ các dẫn chứng thì có thể thấy trong xã hội nguyên thuỷ, chưa có phân chia giai cấp và phân chia giữa người thống trị và bị trị, hình thức sở hữu duy nhất là công hữu về tư liệu sản xuất. Ăngghen nhấn mạnh trong xã hội nguyên thuỷ sự tồn tại của hình thức sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là đặc điểm chung ở mọi nơi, mọi dân tộc. Trong xã hội nguyên thuỷ sở hữu công cộng với tư liệu sản xuất gắn liền với trình độ phát triển thấp của lực lượng sản xuất, thể hiện ở những công cụ thô sơ, phân công lao động giản đơn và năng suất lao động thấp. Đương nhiên đó chính là chỗ yếu và là nguyên nhân dẫn đến nó bị thay thế tất yếu bằng hình thái kinh tế xã hội cao hơn. Xuôi theo dòng chảy của lịch sử cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động. Một hình thức sở hữu mới từng bước hình thành và phát triển. Đó là hình thức sở hữu tư hữu. Phân công lao động lần thứ nhất Theo Ăngghen, phân công lao động lần thứ nhất với sự tách ngành chăn nuôi ra khỏi trồng trọt đã làm xuất hiện quan hệ kinh tế mới giữa các thị tộc, bộc lạc. Cụ thể: “Họ đã tìm thấy những động vật có thể thuần dưỡng được, và sau đó, làm chúng sinh sôi nảy nở được trong tình trạng thuần hóa. Họ phải săn trâu cái ở trên rừng về; khi đã được thuần hóa, mỗi năm nó sẽ đẻ một con nghé, và còn cho sữa nữa. Vài bộ lạc tiên tiến nhất - như người Arya, 15 người Semite, có thể là cả người Turan nữa - lúc đầu thì lấy việc thuần dưỡng gia súc, sau này thì chỉ lấy việc chăn nuôi và coi giữ gia súc làm công việc chủ yếu. Các bộ lạc du mục tách rời khỏi số đông những người dã man khác” [15; Tr.237]. Các bộ lạc du mục không chỉ sản xuất ra nhiều tư liệu sinh hoạt hơn những dân khác, mà các tư liệu sinh hoạt đó cũng khác. Không chỉ có nhiều sữa, nhiều sản phẩm từ sữa, và nhiều thịt hơn; họ còn có cả da thú, len, lông dê; ngoài ra là nhiều sợi và hàng dệt, vì khối lượng nguyên liệu đã tăng lên. Vì thế mà lần đầu tiên, đã có thể có sự trao đổi đều đặn. Giờ đây, khi các bộ lạc du mục đã tách ra, ta thấy mọi điều kiện đều đã chín muồi; để việc trao đổi diễn ra giữa những người khác bộ lạc với nhau, và để sự trao đổi ấy phát triển, trở thành một chế độ thường xuyên. Lúc đầu, việc trao đổi giữa các bộ lạc được tiến hành thông qua các tù trưởng thị tộc, nhưng khi các đàn súc vật bắt đầu chuyển thành sở hữu riêng rẽ, thì việc trao đổi giữa các cá nhân ngày càng phổ biến, và sau này thì trở thành hình thức duy nhất. Nhưng vật phẩm chủ yếu mà các bộ lạc du mục đem trao đổi với láng giềng chính là súc vật; súc vật trở thành một hàng hóa được dùng để định giá mọi hàng hóa khác, và ở mọi nơi, đều được người ta vui lòng nhận lấy để trao đổi. Tóm lại, súc vật đã có chức năng tiền tệ, và đã được dùng làm tiền tệ, ngay từ giai đoạn đó. Nhu cầu về một hàng hóa đặc biệt, tức là tiền tệ, đã trở nên cần thiết và cấp bách biết bao; ngay từ lúc mới bắt đầu có sự trao đổi hàng hóa. Sản xuất tăng lên trong tất cả các ngành - chăn nuôi súc vật, nông nghiệp, thủ công nghiệp gia đình - làm cho sức lao động của con người có khả năng sản xuất ra một lượng sản phẩm nhiều hơn mức cần thiết cho sinh hoạt. Đồng thời, nó tăng thêm lượng lao động hàng ngày mà một thành viên của thị tộc, công xã, hoặc gia đình cá thể, phải đảm nhận. Do đó mà có nhu cầu thu hút các nguồn lực lao động mới. Chiến tranh cung cấp các nguồn lực mới này: 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan