Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị phía tây cầu phú lương, thành phố hải...

Tài liệu Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị phía tây cầu phú lương, thành phố hải dương (tt)

.PDF
37
111
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------NGUYỄN MINH HIỆP KHÓA: 2015 - 2017 QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ PHÍA TÂY CẦU PHÚ LƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. LƯƠNG TÚ QUYÊN 2. TS. HUỲNH BẢO CHÂU XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. HÀN TẤT NGẠN Hà Nội - 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới: - PGS. TS. Lương Tú Quyên và TS. Huỳnh Bảo Châu là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao và kinh nghiệm đã hướng dẫn tác giả tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả. - Tập thể các thầy, cô giáo là giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng với các GS, PGS, TS đang công tác trong ngành đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường. - Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương và UBND thành phố Hải Dương đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ thông tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành Luận văn. - Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và động viên về tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN KS. Nguyễn Minh Hiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là do bản thân tôi tự nghiên cứu với sự hướng dẫn của PGS.TS Lương Tú Quyên và TS. Huỳnh Bảo Châu, không sao chép hay nhờ, thuê người khác làm thay. TÁC GIẢ LUẬN VĂN KS. Nguyễn Minh Hiệp MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình minh họa, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài. ....................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu. ................................................................................. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3 Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................... 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ................................................. 5 Giải thích thuật ngữ. .................................................................................. 6 Cấu trúc luận văn. ...................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................. 8 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ PHÍA TÂY CẦU PHÚ LƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG .................................................................. 8 1.1. Giới thiệu khái quát Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương. .............. 8 1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................ 8 1.1.2. Quy mô, tính chất và chức năng của khu đô thị. ............................. 10 1.1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực. ............................................. 11 1.2. Thực trạng xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị. ........................... 12 1.2.1. Thực trạng cải tạo sửa chữa và xây dựng công trình theo quy hoạch. .. 12 1.2.2. Tiến độ triển khai xây dựng theo quy hoạch................................... 17 1.3. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị. ............. 19 1.3.1. Công cụ quản lý. ............................................................................. 19 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý. ................................................................. 21 1.3.3. Tổ chức thực hiện xây dựng theo quy hoạch. .................................. 23 1.3.4. Sự tham gia của cộng đồng. ............................................................ 24 1.4. Đánh giá tổng hợp và những vấn đề cần nghiên cứu trong việc quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương. ....... 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ PHÍA TÂY CẦU PHÚ LƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG............................................................................... 28 2.1. Cơ sở lý thuyết. .................................................................................. 28 2.1.1. Lý thuyết về quy hoạch đô thị.......................................................... 28 2.1.2. Lý thuyết quản lý nhà nước về đô thị .............................................. 28 2.1.3. Lý thuyết về quản lý xây dựng theo quy hoạch. ............................... 29 2.2. Cơ sở pháp lý. .................................................................................... 30 2.2.1. Văn bản quy phạm pháp luật. ......................................................... 30 2.2.2 Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn. ............................................... 33 2.2.3. Quy hoạch có liên quan. ................................................................. 33 2.3. Các yếu tố tác động tới quản lý xây dựng đô thị. ............................. 44 2.3.1. Năng lực của chủ đầu tư. ................................................................ 44 2.3.2. Thị trường đất đai, bất động sản..................................................... 47 2.3.3. Yếu tố kĩ thuật. ................................................................................ 48 2.3.4. Yếu tố chính sách. ........................................................................... 51 2.3.5. Các yếu tố khác. ............................................................................. 53 2.4. Bài học kinh nghiệm. ......................................................................... 54 2.4.1. Kinh nghiệm trong nước. ................................................................ 54 2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài. ................................................................ 57 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ PHÍA TÂY CẦU PHÚ LƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG................................................................................................ 62 3.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý. ........................................................... 62 3.1.1. Quan điểm. ..................................................................................... 62 3.1.2. Mục tiêu. ......................................................................................... 64 3.2. Nguyên tắc quản lý. ........................................................................... 64 3.3. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch. ................................... 65 3.3.1. Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý. ................................................. 65 3.3.2. Quản lý đầu tư cải tạo và xây dựng mới các công trình kiến trúc theo quy hoạch. ................................................................................................ 71 3.3.3. Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch. ........................ 76 3.3.4. Tổ chức bộ máy thực hiện việc quản lý. .......................................... 77 3.3.5. Ứng dụng khoa học công nghệ mới vào công tác quản lý. .............. 85 3.3.6. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư. ............................. 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 92 1. Kết luận. ................................................................................................ 92 2. Kiến nghị. .............................................................................................. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt HTKT Hạ tầng kỹ thuật QHCT Quy hoạch chi tiết QLDA Quản lý dự án UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng DANH MỤC HÌNH MINH HỌA, SƠ ĐỒ Số hiệu Hình 1.1. Tên hình, sơ đồ Vị trí dự án khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương Hình 1.7. Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương Mặt bằng tổng thể dự án khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương Trình tự thực hiện dự án theo quy hoạch chi tiết Hiện trạng xây dựng Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương Khu trung tâm hành chính phường Nhị Châu đã xây dựng Hiện trạng xây dựng công trình trong Khu đô thị Hình 1.8. Trục đường chính Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương Hình 1.2. Hình 1.3. Hình 1.4. Hình 1.5. Hình 1.6. Các tuyến đường đấu nối với khu dân cư hiện có của phường Nhị Châu Tuyến đường chân đê sông Thái Bình đã được bê tông Hình 1.10. hóa Sơ đồ mặt bằng phân khu chức năng Khu đô thị phía Hình 2.1. Tây cầu Phú Lương Phối cảnh tổng thể Khu đô thị phía Tây cầu Phú Hình 2.2. Lương Hình 1.9. Trang 10 12 13 14 15 16 16 16 17 17 35 36 Hình 2.3. Góc tiểu cảnh đô thị 37 Hình 2.4. Hình 2.5. Hình 2.6. Hình 2.7. Hình 2.8. Góc tiểu cảnh công viên Phối cảnh công trình dịch vụ thương mại Phối cảnh công trình công cộng Mẫu nhà ở liền kề Mẫu nhà ở biệt thự Mô hình bộ máy quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương Các lĩnh vực quản lý của ban quản lý khu đô thị mới Sơ đồ tổ chức Ban QLDA Khu đô thị 38 39 40 41 42 Hình 3.1. Hình 3.2. Hình 3.3. 78 80 82 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Thành phố Hải Dương là đô thị trung tâm chỉ sau Hà Nội trong vùng thủ đô Hà Nội, có vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trên tam giác phát triển kinh tế của Đồng bằng Bắc Bộ gồm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vì vậy việc phát triển kinh tế nói chung và đô thị hóa nói riêng của tỉnh Hải Dương không chỉ tăng cường kinh tế của Tỉnh mà còn góp phần quan trọng trong việc kết nối kinh tế - văn hóa - xã hội giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Đông Bắc. Trên cơ sở quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt theo Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày 15/11/2011, TP Hải Dương được định hướng trở thành đô thị loại I trước năm 2020, với tính chất là đô thị hạt nhân lớn, quy mô dân số khoảng 50 vạn người; không gian phát triển mở rộng về các đô thị vệ tinh (thị trấn Nam Sách, Lai Cách, Gia Lộc và các đô thị khác). Ở Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng, trong nhiều năm qua công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch đã góp phần tạo ra sự tăng trưởng ổn định các đô thị và bước đầu khẳng định vị trí và vai trò của đô thị trong công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của đất nước ta và trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân và toàn xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật quản lý quy hoạch, đất đai và xây dựng đô thị đã được soạn thảo cũng đã góp phần tăng cường công tác quản lý đô thị. Tuy nhiên công tác quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị theo quy hoạch tại Hải Dương còn một số những tồn tại và yếu kém như: - Tình trạng xây dựng lộn xộn không phép, sử dụng đất bừa bãi không theo quy hoạch và pháp luật hiện đang chiếm tỷ lệ đáng kể trong đô thị nhưng 2 vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đất đô thị là tài sản quý giá vẫn chưa được khai thác để tạo nguồn duy trì và phát triển đô thị. Đặc biệt là đất đô thị vẫn chưa được trang bị cơ sở hạ tầng khi sử dụng. Nhiều tổ chức cá nhân sử dụng đất đô thị chưa có giấp chứng nhận quyền sử dụng đất. - QHXD và các văn bản pháp luật là 2 công cụ chủ yếu để quản lý và phát triển đô thị vẫn chưa được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh. Từ trước tới nay có 2 cơ quan làm quy hoạch cùng làm quy hoạch sử dụng đất (ngành TNMT và ngành xây dựng), nhưng kết quả lại khác nhau nên quản lý đất đai còn lúng túng dễ gây ra khiếu kiện của dân. Hiện nay theo Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, Đô thị đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất mà chỉ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Trường hợp quy hoạch đô thị không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Luật này đã tháo gỡ một phần trong sự chồng chéo hiện nay nhưng hệ thống quy định pháp luật của Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh làm cho công tác quản lý đô thị vẫn còn gặp nhiều khó khăn. - Chất lượng các đồ án QHXD đô thị nói chung còn yếu. Tình trạng “quy hoạch treo”, dự án chậm triển khai ở nước ta tại các đô thị tuy là vấn đề đã cũ song do khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều dự án thì quy hoạch càng rơi vào bế tắc, làm thế nào để người dân thoát khỏi cảnh khổ cực do “quy hoạch treo” nhất là đối với khu đô thị cũ. - Pháp luật và QHXD còn thiếu chưa phát huy được hiệu lực trong cuộc sống, cơ chế huy động vốn phát triển đô thị theo dự án còn nhiều vướng mắc. - Thủ tục hành chính trong việc giao đất chưa được cải cách triệt để. Phương thức quản lý đô thị vẫn còng nặng về cơ chế “xin - cho” chứ chưa chuyển sang được cơ chế “phục vụ”. 3 - Năng lực cán bộ thiết kế quy hoạch và quản lý đô thị nhìn chung còn yếu kém chưa tương xứng với tầm vóc phát triển đô thị ở nước ta, hệ thống cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng đô thị cấp cơ sở chưa được hoàn thiện, trong khi chính quyền các cấp vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác quản lý hành chính nhà nước với đô thị. Do đó để cải tiến công tác quản lý cho phù hợp với hiện tại phù hợp với tương lai của toàn xã hội vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý tại Việt Nam nói chung. Để việc quản lý xây dựng theo quy hoạch được thuận lợi thì cần phải đề ra nhiều biện pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn. Vì vậy, việc lựa chọn thực hiện đề tài “Quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương, thành phố Hải Dương” nhằm nghiên cứu những giải pháp quản lý xây dựng để Dự án được đầu tư xây dựng triển khai theo quy hoạch được duyệt, nhằm tạo động lực phát triển khu đô thị bền vững. Từ đó có thể áp dụng đối với các khu đô thị mới khác trên địa bàn thành phố và tỉnh Hải Dương. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương, thành phố Hải Dương theo quy hoạch đã được phê duyệt, đáp ứng các yêu cầu của quy phạm pháp luật, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện khung quản lý xây dựng tại Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương, thành phố Hải Dương nói riêng và các khu đô thị mới trên địa bàn Tỉnh Hải Dương nói chung, đem lại những khu đô thị mới khang trang, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sinh sống của người dân. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác Quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương, thành phố Hải Dương. 4 - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: + Về không gian: Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương, thành phố Hải Dương theo đồ án Điều chỉnh QHCT 1/500 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 05/6/2014 của UBND tỉnh Hải Dương. Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương thuộc địa phận phường Nhị Châu, thành phố Hải Dương. Phạm vi ranh giới được xác định như sau:  Phía Bắc giáp khu dân cư phường Nhị Châu.  Phía Nam giáp nút giao thông cầu vượt Tây cầu Phú Lương.  Phía Đông giáp đê sông Thái Bình.  Phía Tây giáp Công ty cơ khí Đức Giang Diện tích Quy hoạch Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương, thành phố Hải Dương: 208.800m2 (20,88ha). Quy mô dân số dự kiến khoảng: 2000 người. + Về thời gian: Lấy năm 2030 làm mốc nghiên cứu phù hợp với kế hoạch điều chỉnh “Quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn 2050” đang được lập và các quy hoạch chuyên ngành khác như Quy hoạch cấp nước, Quy hoạch quản lý chất thải rắn… Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp nhằm cho thấy sự liên quan mang tính hệ thống của các cơ chế pháp lý và nội dung quản lý xây dựng ở Việt Nam theo hai hệ thống luật liên quan đến quy hoạch xây dựng là Luật Quy hoạch đô thị 2009 và Luật Xây dựng 2014. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp áp dụng với các kết quả của các nghiên cứu, các quan điểm khoa học đã được công bố có liên quan tới công tác quản lý xây dựng đô thị như quản lý Không gian; Đất đai; Chỉ tiêu quy hoạch; Tham gia cộng 5 đồng; Yếu tố đặc thù; Văn hóa truyền thống... Phân tích tổng hợp áp dụng trong việc phân tích, đánh giá và phát hiện các vấn đề c ủa hiện trạng, lý giải các hiện tượng, vấn đề trên thực tế... nhằm tìm ra hướng nghiên cứu cụ thể, quan trọng. Phân tích và tổng hợp các vấn đề mang tính tổng quan, các kinh nghiệm trong và ngoài nước với các lĩnh vực liên quan đến quản lý xây dựng theo quy hoạch, trong đó xem xét các nội dung của quản lý chỉ tiêu sử dụng đất là một nội dung quan trọng trong các công cụ quản lý Giấy phép quy hoạch, Giấy phép xây dựng ở Việt Nam. - Phương pháp chuyên gia: Thực hiện các phỏng vấn xin ý kiến cá nhân về các nhận định khoa học và các vấn đề thực trạng hiện nay của các chuyên gia, cụ thể là: Chuyên gia nghiên cứu về quy hoạch đô thị; Cơ quan quản lý nhà nước, Thanh tra xây dựng; Hội và Hiệp hội về Quy hoạch, Đô thị, Xây dựng. - Phương pháp dự báo: Dự báo xu thế đổi mới trong nội dung quản lý xây dựng theo quy hoạch với việc sử dụng hai công cụ: giấy phép quy hoạch và giấy phép xây dựng. Dự báo vai trò tham gia và ảnh hưởng của nhà đầu tư và cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch nhằm đảm bảo các định hướng phát triển đô thị bền vững của các nhà quản lý đô thị, đặc biệt trong khu vực nội thành thành phố Hải Dương. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học: + Góp phần hoàn thiện các vấn đề lý luận khoa học về quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới tại Việt Nam nói chung và Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương, thành phố Hải Dương nói riêng. 6 + Là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học về quản lý xây dựng theo quy hoạch. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đề xuất giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương làm cơ sở góp phần thúc đẩy công tác thực hiện quy hoạch tại thành phố Hải Dương triển khai theo đúng tiến độ, đúng quy hoạch đã được phê duyệt, xây dựng môi trường sống đô thị trật tự, mỹ quan và tiện nghi. Giải thích thuật ngữ. - Khu đô thị: là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng. [4] - Khu đô thị mới: là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về HTKT, hạ tầng xã hội và nhà ở. [19] - Dự án đầu tư xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng. [20] - Cộng đồng: Cộng đồng được hiểu là một tập hợp công dân cư trú trong một khu vực địa lý, với mối quan hệ xã hội, những lợi ích và giá trị văn hóa chung. Xét theo góc độ khoa học về định cư, cộng đồng là đơn vị cơ sở 7 của xã hội con người, yếu tố quan trọng nhất của quá trình hình thành và phát triển các điểm dân cư đô thị và nông thôn. - Sự tham gia của cộng đồng: Sự tham gia của công đồng là một quá trình mà cả chính quyền và cộng đồng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ tốt hơn cho tất cả mọi người. Mục tiêu của sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao năng lực của đông đảo người dân, để có thể tham gia đầy đủ trong các dự án của cộng đồng và duy trì tốt việc quản lý khai thác, sử dụng kết quả của dự án. Phát triển sự tham gia của cộng đồng chính là mở rộng vai trò quản lý của quần chúng nhân dân. Mọi người dân được tham gia vào xây dựng lợi ích và ra quyết định, tăng cường mối quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương và cộng đồng, mang lại hiệu quả, kinh tế, xã hội cao nhất. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ PHÍA TÂY CẦU PHÚ LƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ PHÍA TÂY CẦU PHÚ LƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ PHÍA TÂY CẦU PHÚ LƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Việc hình thành các khu đô thị mới trong quá trình đô thị hóa đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm tạo ra những hạt nhân kinh tế, thu hút lao động, tạo ra cho người dân một môi trường sống tốt hơn. Việc hình thành các khu đô thị mới là quá trình lâu dài, song song với đó là quá trình đầu tư và quản lý, khai thác sử dụng và quản lý hành chính. Tuy nhiên hiện nay trong các văn bản luật hiện hành của nước ta chưa điều tiết hết được vấn đề này. Thực tế cho thấy việc quản lý xây dựng theo quy hoạch tại nhiều khu đô thị ở nước ta đang gặp nhiều vẫn đề bất cập như chậm tiến độ dự án, xây dựng manh mún không đồng bộ... Đây cũng là vẫn đề bức xúc đồi với nhiều địa phương, các Chủ đầu tư cũng như cộng đồng dân cư. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch tại Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương, luận văn đề xuất một số giải pháp xây dựng quy chế, lập kế hoạch thực hiện với các yêu cầu về xác định các khu vực ưu tiên xây dựng, thiết lập bộ máy quản lý, tăng cường vai trò của cộng đồng và tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch nhằm tăng tính hiệu quả thực hiện của dự án cụ thể: - Phải có lực lượng làm quy hoạch xây dựng có chất lượng. - Phải xây dựng hệ thống lý luận khoa học làm rõ nội dung và phương pháp làm quy hoạch để thống nhất từ đơn vị lập quy hoạch đến các cơ quan xét duyệt. - Phải xây dựng các tổ chức làm quy hoạch có trình độ, có điều kiện vật chất thích hợp và có hình thức tổ chức quản lý để lập được các đồ án quy hoạch có chất lượng. 93 - Phải có cơ quan quản lý chuyên trách về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch. Cơ quan này phải được tổ chức có hệ thống từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các chủ đầu tư để cùng thực hiện. - Phải có các luật lệ cần thiết là để cho việc xây dựng phải theo quy hoạch, đúng pháp luật. - Phải có chính quyền mạnh, có lực lượng thanh tra, giám sát chuyên ngành xây dựng. - Phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ dân trí. Tổ chức cộng đồng tham gia vào công tác quy hoạch. Công bố quy hoạch theo đúng quy định cho người dân hiểu rõ quy hoạch để thực hiện. Với những đề xuất trên, công tác quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch sẽ mang tính chủ động và đạt hiệu quả cao hơn. 2. Kiến nghị. Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị đối với công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới nói chung và Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương nói riêng: - Thực hiện công bố công khai đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời tổ chức cắm mốc giới ở thực địa theo quy định để mọi người dân biết, thực hiện và giám sát thực hiện theo quy hoạch; - Hệ thống hóa các quy trình thực hiện xây dựng theo quy hoạch, đưa việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện xây dựng theo quy hoạch được quy định cụ thể trong các điều luật về phát triển đô thị mới để các nhà quản lý cũng như các Chủ đầu tư có căn cứ, cơ sở để thực hiện. - Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch có vai trò quản lý, gắn kết giữa người dân với Chủ đầu tư và các Sở ban ngành nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện triển khai dự án. 94 - Trong quá trình khai thác, vận hành, Chủ đầu tư nên đưa ra các cơ chế khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác quản lý khu đô thị. - Nghiên cứu, đề xuất cơ chế đầu tư thông thoáng, hiệu quả trong thu hút các nhà đầu tư các dự án thuộc Khu đô thị, quản lý tốt các dự án do các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện. - Ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình HTKT khung, trục giao thông chính làm lối vào thực hiện các dự án thành phần. Quản lý tốt hoạt động đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư thứ cấp. - Đào tạo đội ngũ cán bộ thực chi quy hoạch đô thị, đây chính là đội ngũ nòng cốt trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch các khu đô thị mới hiện tại và sau này. - Nghiên cứu cơ chế quản lý khai thác sau khi các dự án khu đô thị mới hoàn thành đưa vào sử dụng. - UBND tỉnh Hải Dương cần sớm lập bộ máy quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị phía Tây cầu Phú Lương để tạo sự chủ động trong công tác quản lý và thực hiện dự án; góp phần xây dựng thành phố Hải Dương ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp - phát triển bền vững và sớm trở thành đô thị loại I trong tương lai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng. 2. Nguyễn Thế Bá - Trần Trọng Hanh - Lê Trọng Bình - Nguyễn Tố Lăng (1997), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng. 3. Lê Trọng Bình (2006), Luật và chính sách quản lý xây dựng đô thị, Hà Nội. 4. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, được ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng. 5. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng. 6. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây Dựng về việc Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị. 7. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 15/2010/TT-BXD về việc quy định cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị. 8. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị. 9. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. 10. Chính phủ (2015), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. 11. Chính phủ (2015), Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 12. Đỗ Hậu, Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản lý đất đai và bất động sản đô thị, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. 13. Nguyễn Hào Hiệp (2013), Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Đại Mỗ - Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan