Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty điện lực tỉnh hà nam...

Tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty điện lực tỉnh hà nam

.PDF
92
563
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KIM VĂN TUYÊN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KIM VĂN TUYÊN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội – Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các kết quả nghiên cứu, kết luận khoa học của Luận văn được rút ra từ kết quả nghiên cứu và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. NGƢỜI CAM ĐOAN Kim Văn Tuyên MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Kết cấu luận văn .................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN .............................. 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 4 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản .................................... 6 1.2.1. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản............................................................................ 6 1.2.2. Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ............................................................ 14 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................ 31 2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu .................................................................................. 31 2.1.1. Dữ liệu sơ cấp ................................................................................................. 31 2.1.2. Dữ liệu thứ cấp ............................................................................................... 32 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................. 33 2.2.1. Phƣơng pháp đọc tài liệu ............................................................................... 33 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ................................................................. 34 2.2.3. Phƣơng pháp thống kê, mô tả ....................................................................... 34 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỈNH HÀ NAM ...................................................... 35 3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam .............................. 35 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 35 3.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 35 3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................................... 38 3.1.4. Kết quả hoạt động giai đoạn 2010 – 2014 ..................................................... 38 3.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam..................................................................................................................... 44 3.2.1. Tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam ...... 44 3.2.2. Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam ............................................................................................................. 46 3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam ............................................................................... 59 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 59 3.3.2. Những hạn chế tồn tại ................................................................................... 60 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế .................................................................................... 62 CHƢƠNG 4 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI .............................................. 65 4.1. Những nhân tố mới ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực, tỉnh Hà Nam .................................................. 65 4.1.1. Nhân tố khách quan ....................................................................................... 65 4.1.2. Nhân tố chủ quan ........................................................................................... 67 4.2. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển của Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020 ............................................................................................ 68 4.2.1. Quan điểm, định hƣớng phát triển ................................................................ 68 4.2.2. Mục tiêu phát triển ......................................................................................... 69 4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam trong giai đoạn tới .................. 71 4.3.1. Hoàn thiện khâu chuẩn bị đầu tƣ XDCB ..................................................... 74 4.3.2. Hoàn thiện khâu tổ chức triển khai thực hiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB . 74 4.3.3. Hoàn thiện khâu đánh giá kết quả thực hiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB ... 78 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 77 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 79 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. BCKTKT: Báo cáo kinh tế, kỹ thuật. 2. CB, CNV: Cán bộ, công nhân viên. 3. CĐT: Chủ đầu tư. 4. ĐTĐT: Đối tượng điều tra. 5. ĐTXD: Đầu tư Xây dựng. 6. NĐ – CP: Nghị định – Chính Phủ. 7. HĐND: Hội đồng nhân dân. 8. KH: Khách hàng/Kế hoạch. 9. KH ĐT: Kế hoạch đấu thầu. 10. KT-XH: Kinh tế - Xã hội. 11. NSNN: Ngân sách Nhà nước. 12. PCHN: Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam). 13. PTSKH: Phó Tiến sĩ Khoa học. 14. QL: Quản lý. 15. QLDA: Quản lý dự án. 16. QLXD: Quản lý Xây dựng. 17. SXKD: Sản xuất kinh doanh. 18. TKKT : Thiết kế kỹ thuật. 19. TSCĐ: Tài sản cố định. 20. TSLĐ: Tài sản lưu động. 21. TSKH: Tiến sĩ Khoa học. 22. UBND: Ủy ban nhân dân. 23. VĐT: Vốn đầu tư. 24. XDCB: Xây dựng cơ bản. 25. TBA: Trạm biến áp. 26. ĐZ: đường dây. 27. MVA: mêga vôn ampe (đơn vị đo dung lượng máy biến áp). 28. SCL: sửa chữa lớn. i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả hoạt động của Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2010 – 2014 ............................................................................................................. 43 Bảng 3.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2014 ............................................................................................... 44 Bảng 3.3. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về thực trạng xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2010 – 2014 ............................................................................................................... 47 Bảng 3.4. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về thực trạng tổ chức, triển khai quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2010 – 2014.... 50 ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản ............................... 11 Hình 1.2. Các yếu tố cấu thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản ........................... 12 Hình 1.3. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản .......................................... 13 Hình 1.4. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản (ngành điện) ........... 17 Hình 1.5. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành điện ............................................................................................ 26 Hình 1.6. Các yếu tố tác động đến quản lý vốn đầu tư XDCB ngành điện...... 28 Hình 2.1. Phương pháp nghiên cứu chính sử dụng trong luận văn “Quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam” ................................................... 33 Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Hà Nam ....................... 36 Hình 3.2. Biến động kết quả hoạt động của Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2010 – 2014 ...................................................................................................... 43 Hình 3.3. Biến động tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2014 ......................................................................... 45 Hình 3.4. Lưu đồ hóa các bước thực hiện quy trình đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hà Nam .................................................................................................. 53 Hình 3.5. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về thực trạng đánh giá kết quả thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2010 – 2014 .................................................................................................... 57 Hình 4.1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020 ..................... 72 Hình 4.2. Quy trình triển khai thực hiện giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020 ................................................................................................................... 73 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ty Điện lực Hà Nam (tiền thân là Điện lực Hà Nam) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc, được thành lập theo Quyết định số: 252 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 14/03/1997 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Công ty Điện lực Hà Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1997. Đến nay, sau gần 20 năm hình thành và phát triển, Công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng trong kết quả hoạt động kinh doanh cũng như những đóng góp trong xã hội. Tuy nhiên, cũng như nhiều cơ quan khác, Công ty Điện lực Hà Nam cũng gặp phải những khó khăn trong các hoạt động, trong đó có công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực Hà Nam thừa hưởng kinh nghiệm và truyền thống tốt đẹp từ Công ty mẹ. Những năm qua, Công ty Điện lực Hà Nam đã có kết quả hoạt động về đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ và hỗ trợ khá tốt cho công tác trọng tâm của Công ty là kinh doanh bán điện, tuy nhiên, những hạn chế về công tác quản lý vốn nói chung và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng vẫn thường xuyên là câu hỏi mà Ban lãnh đạo Công ty luôn đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị trong những năm tới, đặc biệt là khi hiện nay, Công ty Điện lực Hà Nam phụ trách quản lý vận hành lưới điện đến cấp điện áp 35 kV, đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 35 kV. Thực tế cho thấy, hiện nay, công tác quản lý vốn nói chung và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng tại Công ty Điện lực Hà Nam gặp phải nhiều hạn chế trong cả ba khâu: Hoạch định kế hoạch, tổ chức triển khai và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong Công ty. Đứng trước điều này, việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực Hà Nam là điều rất cấp thiết và quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với sự phát triển của một đơn vị, doanh nghiệp và nhìn vào thực tế khách 1 quan tình hình công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực Hà Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỈNH HÀ NAM” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Câu hỏi nghiên cứu của Luận văn: Công ty Điện lực Hà Nam cần phải làm gì và làm thế nào để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực Hà Nam thông qua việc tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Điện lực Hà Nam trong những năm qua. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. (2) Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2010 – 2014. (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực Hà Nam trong giai đoạn tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực Hà Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Công ty Điện lực Hà Nam. Về thời gian: Số liệu liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2010 – 2014 và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực Hà Nam đến năm 2020. 2 4. Kết cấu luận văn Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam. Chương 4: Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam trong giai đoạn tới. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ giai đoạn trước, đề tài về vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm từ các học giả, các chuyên gia nghiên cứu, đặc biệt là trong giai đoạn mà Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xây dựng cơ bản một cách mạnh mẽ. Trong phạm vi của đề tài, tác giả trích dẫn một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: - Nguyễn Mạnh Đức (1994): “Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam”, Luận án PTSKH Kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề tài đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng và những tồn tại về tổ chức quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam, nghiên cứu lý luận khoa học hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam, lý luận khoa học hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo yêu cầu của cơ chế thị trường và đưa ra đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam trong những năm sau đó. - Nguyễn Ngọc Định (1996): “Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam”, Luận án PTSKH Kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Với tổng số 136 trang, luận án đã thực hiện phân tích các phương hướng và biện pháp hoàn thiện quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam, hệ thống hoá và khái quát hoá một bước các quan điểm mới về hoạt động đầu tư cơ bản trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. - Trần Văn Hồng (2002): “Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước”, Luận án TSKH Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề tài đã nghiên cứu các vấn đề lí luận cơ bản về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đề xuất 4 một số giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ta những năm sau đó. - Trần Thị Hồng Vân (2005): “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của Đài tiếng nói Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của Đài tiếng nói Việt Nam, đã đưa ra các cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện về công tác quản lý dự án tại Đài tiếng nói Việt Nam. Đề tài tập trung chủ yếu vào việc phân tích công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án tại các nhóm dự án do các đơn vị trực thuộc của Đài tiếng nói Việt Nam làm CĐT. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là về công tác quản lý dự án đầu tư tại một đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thông tin - truyền thông. - Hoàng Đỗ Quyên (2008): “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc, đưa ra những lý luận cơ bản về quản lý dự án, phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc. Luận văn cũng tập trung chủ yếu vào việc công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án tại các dự án thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý dự án. - Cấn Quang Tuấn (2009): “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý”, luận án TS Kinh tế, Học viện Tài chính. Đề tài đã tập trung khai thác một số vấn đề chung về đầu tư phát triển và vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung thuộc ngân sách nhà nước, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước thành phố Hà Nội thời gian qua và đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Trịnh Thị Thuý Hồng (2012): “Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định”, luận án TS Kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, bảo vệ ngày 26/09/2012. Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản, trình bày thực 5 trạng và các giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định. - Nguyễn Thị Bình (2013): “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam”, Luận án LATS Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã nghiên cứu vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước, và đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước trong ngành giao thông vận tải Việt Nam hai năm gần đây. Như vậy, nhìn chung, đề tài về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là đề tài nhận được sự quan tâm từ nhiều học giả từ nhiều đơn vị khác nhau trong suốt nhiều năm qua, cũng là đề tài được nghiên cứu cả về cơ sở lý luận, thực trạng và các giải pháp, phạm vi nghiên cứu cũng ở nhiều địa phương, tỉnh thành khác nhau trên cả nước, và nội dung nghiên cứu cũng bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau trong các nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có các nội dung về quản lý nhà nước, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, ….Tuy nhiên, xét về các đề tài nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Hà Nam, và trong thời điểm nghiên cứu hiện nay là không có. Vì vậy, tính trùng lặp khi lựa chọn đề tài nghiên cứu này không tồn tại, đồng thời, đề tài cũng có ý nghĩa thực tiễn đối với riêng Công ty Điện lực Hà Nam, đặc biệt là trong giai đoạn mà các yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng quản lý vốn đầu tư XDCB tại Công ty cũng như các đơn vị khác ngày càng cao. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản 1.2.1. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản 1.2.1.1. Các khái niệm cơ bản * Khái niệm đầu tư “ Đầu tư” là khái niệm khá quen thuộc, xuất hiện trong nhiều tài liệu cũng như trong đời sống thường ngày. Thông thường, người ta dùng khái niệm “đầu tư” để chỉ việc bỏ công sức, vốn, nguồn lực ra để nhằm mục đích sinh lợi cho cá nhân, hoặc tổ chức nào đó. 6 Cũng có nhiều tác giả và công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm đầu tư. Trong phạm vi của đề tài, tác giả xin trích dẫn một số khái niệm cơ bản về “đầu tư” như sau: “Đầu tư là việc bỏ vốn nhằm đạt được một hoặc một số mục đích cụ thể nào đó của người sở hữu vốn (hoặc người được cấp có thẩm quyền giao quản lý vốn) với những yêu cầu nhất định” (Nguyễn Mạnh Hà, 2012). “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Luật Đầu tư, 2003, Điều 3). “Đầu tư là số tiền mua một đơn vị thời gian của hàng hóa không được tiêu thụ mà sẽ được sử dụng cho sản xuất trong tương lai (chẳng hạn: vốn)” (Wikipedia, khai thác tháng 04 năm 2015). “Đầu tư là việc mua một tài sản hay một thứ nào đó với hy vọng rằng nó sẽ tạo ra thu nhập hoặc đánh giá cao trong tương lai và được bán với giá cao hơn”. (investopedia, khai thác tháng 04 năm 2015) “ Đầu tư - theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tư. Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư ­ hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Như vậy, nếu xem xét trên giác độ đầu tư thì đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có. Tương ứng với phạm vi đầu tư này có phạm trù tổng vốn đầu tư mà chúng ta gọi là Vốn đầu tư phát triển, có thời kỳ gọi là vốn đầu tư ­ phát triển toàn xã hội” (GS. TS. Phạm Ngọc Kiểm, 2003). 7 Như vậy, đầu tư có thể được hiểu như hoạt động bỏ vốn bằng tiền hoặc vốn không bằng tiền để hướng đến mục đích cụ thể nào đó của người sở hữu vốn đó, có thể là các mục tiêu lợi nhuận hoặc các mục tiêu lợi ích khác. * Khái niệm đầu tư xây dựng Khái niệm “đầu tư xây dựng” được một số tác giả đề cập đến như sau: “ Đầu tư xây dựng là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định” (Nguyễn Mạnh Hà, 2012). Có thể hiểu, đầu tư xây dựng cơ bản được hiểu là quá trình, tiến trình bỏ vốn bằng tiền, công sức, lao động và cùng với các nguồn lực khác ra để tiến hành tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định, giúp các địa phương, các quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển về cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng và hiệu quả. * Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ là vốn huy động của dân và vốn huy động từ các nguồn khác, được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường, việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định là điều kiện quyết định đến sự tồn tại của mọi chủ thể kinh tế. Theo GS. TS. Phạm Ngọc Kiểm, Ông cho rằng: “ Vốn đầu tư cơ bản là số vốn đầu tư để tạo ra tài sản cố định. Nó bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn TSCĐ. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một thuật ngữ đã được sử dụng khá quen thuộc ở nước ta với nội dung bao hàm những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế. Về thực chất vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ bao gồm những chi phí làm tăng thêm giá trị tài sản cố định. Như vậy, vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm 2 bộ phận hợp thành: vốn đầu tư để mua sắm hoặc xây dựng mới TSCĐ mà ta quen gọi là vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn TSCĐ” (GS. TS. Phạm Ngọc Kiểm, 2003). 8 Điều lệ quản lý XDCB kèm theo Nghị định 385-HĐBT ngày 07/11/1990 chỉ ra rằng: “ Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán” (Điều lệ quản lý XDCB kèm theo Nghị định 385-HĐBT, Điều 5, 1990). Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên đây, tác giả luận văn cho rằng: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là nguồn vốn bỏ ra để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Đó là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng , mua sắm , lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán. 1.2.1.2. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản Thông thường, vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các loại hình vốn sau đây (Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, 2009): (1) Vốn ngân sách nhà nước; (2) Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; (3) Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; và (4) Vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. Bên cạnh đó, vốn đầu tư XDCB còn được phân loại theo hai tiêu chí sau đây: - Theo hình thức đầu tư, vốn đầu tư XDCB bao gồm vốn đầu tư xây dựng mới, vốn đầu tư khôi phục , vốn đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị . - Theo nội dung kinh tế, vốn đầu tư XDCB bao gồm vốn cho XD lắp đặt, vốn cho mua sắm máy móc thiết bị, vốn kiến thiết cơ bản khác. Có thể tóm lược nguồn vốn đầu tư XDCB trong biểu thức sau: S = STN + SNN = (S1 +S2) + (S3 + S4 + S5) Trong đó: S = Tổng lượng vốn có thể huy động STN = Nguồn vốn trong nước. S1 = Nguồn vốn đầu tư của Chính Phủ 9 S2 = Nguồn vốn đầu tư của tư nhân SNN = Nguồn vốn nước ngoài S3 = Viện trợ hoàn lại của Chính Phủ và phi Chính Phủ. S4 = Nguồn vốn vay của tư nhân của quốc gia khác S5 = Nguồn vốn vay của tư nhân của quốc gia khác. 1.2.1.3. Nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản Nguồn hình thành nên vốn đầu tư xây dựng cơ bản thường bao gồm: Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Cụ thể: Nguồn vốn trong nước nguồn vốn có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế của đất nước, nguồn này chiếm tỷ trọng lớn, bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư, và vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh , dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Trong đó: (1) Vốn ngân sách nhà nước gồm ngân sách TW và ngân sách địa phương , được hình thành từ sự tích luỹ của nền kinh tế , vốn khấu hao cơ bản và một số nguồn khác dành cho đầu tư Xây dựng cơ bản, (2) Vốn tín dụng đầu tư do ngân hàng đầu tư phát triển và quĩ hỗ trợ phát triển quản lý, bao gồm vốn của nhà nước chuyển sang, vốn huy động từ các đơn vị kinh tế và các tầng lớp dân cư, dưới các hình thức, vốn vay dài hạn của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài. Nguồn vốn ngoài nước gồm vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế như WB , ADB, các tổ chức chính phủ như JBIC (OECF) , các tổ chức phi chính phủ (NGO) . Đây là nguồn (ODA), và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. 10 Nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản Vốn trong Vốn nước nước ngoài Vốn ngân sách Vốn tín dụng Vốn viện trợ Vốn đầu tư Nhà nước đầu tư từ các tổ chức trực tiếp nước ngoài Vốn từ các đơn vị SXKD, dịch vụ Hình 1.1. Nguồn hình thành vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản Nguồn: Tác giả tổng hợp 1.2.1.4. Các yếu tố cấu thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản Nội dung của vốn đầu tư xây dựng cơ bản được tác giả tổng hợp trong hình 1.2. dưới đây. Theo đó (Hình 1.2), nội dung của vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm ba nội dung chính: (1) Vốn cho xây dựng và lắp đặt, (2) Vốn mua sắm máy móc thiết bị, và (3) Vốn kiết thiết cơ bản khác. Cụ thể: (1) Vốn cho xây dựng và lắp đặt Vốn cho xây dựng và lắp đặt thông thường bao gồm các khoản sau đây: (a) Vốn cho hoạt động chuẩn bị xây dựng và chuẩn bị mặt bằng, (b) Những chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, nhà xưởng, văn phòng làm việc, nhà kho, bến bãi,…, (c) Chi phí cho công tác lắp đặt máy móc, trang thiết bị vào công trình và hạng mục công trình, và (d) Chi phí để hoàn thiện công trình. (2) Vốn mua sắm máy móc thiết bị 11 Vốn mua sắm máy móc thiết bị là toàn bộ các chi phí cho công tác mua sắm và vận chuyển bốc dỡ máy móc thiết bị được lắp vào công trình, thường bao gồm các khoản sau đây: Giá trị máy móc thiết bị, chi phí vận chuyển , bảo quản bốc dỡ, gia công , kiểm tra trước khi giao lắp các công cụ, dụng cụ. (3) Vốn kiết thiết cơ bản khác Vốn kiết thiết cơ bản khác bao gồm các khoản sau đây: (a) Chi phí kiến thiết cơ bản được tính vào giá trị công trình như chi phí cho tư vấn đầu tư, đền bù, chi phí cho quản lý dự án, bảo hiểm , dự phòng, thẩm định, … (b) Các chi phí kiến thiết tính vào tài sản lưu động bao gồm chi phí cho mua sắm nguyên vật liệu , công cụ , dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định hoặc chi phí cho đào tạo, và (c) Các chi phí kiến thiết cơ bản khác được nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình ( do ảnh hưởng của thiên tai, những nguyên nhân bất khả kháng. Nội dung của vốn đầu tư xây dựng cơ bản Vốn cho xây Vốn mua sắm Vốn kiết thiết dựng và lắp đặt máy móc thiết cơ bản khác bị Chi phí kiến thiết Các chi phí kiến cơ bản tính vào giá thiết tính vào tài trị công trình sản lưu động Những chi phí kiến thiết cơ bản khác Hình 1.2. Các yếu tố cấu thành vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản Nguồn: Tác giả tổng hợp 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng