Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý tuyển sinh đại học trong thời đổi mới giáo dục đại học hiện nay tt...

Tài liệu Quản lý tuyển sinh đại học trong thời đổi mới giáo dục đại học hiện nay tt

.PDF
27
12
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN ĐỨC TRUNG QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TSKH. Thái Duy Tuyên 2. PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh Phản biện 1: ......................................................... Phản biện 2: ......................................................... Phản biện 3: ......................................................... Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi........ giờ...... ngày...... tháng...... năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm Thông tin-Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu khách quan của các nước trên thế giới. Trước yêu cầu đòi hỏi của việc đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, sự dịch chuyển nguồn nhân lực, đang đặt giáo dục nước ta trước nhiều cơ hội và thách thức không nhỏ; đòi hỏi giáo dục, đặc biệt là đối với giáo dục đại học, cần được đổi mới mạnh mẽ về nhiều mặt, trong đó có công tác tuyển sinh đại học. Tuyển sinh là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình đào tạo, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo trong các nhà trường. Đồng thời tuyển sinh là một vấn đề khá nhạy cảm; luôn được sự quan tâm, theo dõi của xã hội. Chất lượng của tuyển sinh đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan trong đó trực tiếp nhất là quản lý của các cấp quản lý nhà nước về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, quản lý nhà trường về tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Có thể khẳng định rằng nâng cao chất lượng quản lý đối với hoạt động tuyển sinh đại học thì sẽ nâng cao được chất lượng, đảm bảo tính khách quan, trung thực, an toàn, công bằng của tuyển sinh đại học. 1.2. Trong những năm vừa qua thực tiễn tuyển sinh ở nước ta đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với mục đích tuyển chọn đầu vào của các trường đại học trên cả nước tuyển chọn được những thí sinh xứng đáng và phù hợp nhất. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, tuyển sinh đại học vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của các trường đại học và của cả xã hội, chưa giải quyết được vấn đề về phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng cho thí sinh trong việc cung cấp thông tin, chọn trường, chọn ngành theo học phù hợp... Thực tiễn tuyển sinh và quản lý tuyển sinh đại học của nước nhà đặt ra vấn đề cần có các nghiên cứu lý luận và thực tiễn đầy đủ, tổng thể làm cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp quản lý công tác tuyển sinh ở các cơ sở giáo dục đại học trong giai đoạn mới nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học ở Việt Nam. 1.3. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học đã có rất nhiều các nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ về quản lý các hoạt động trong các cơ sở giáo dục đại học như quản lý đào tạo, quản lý dạy học, quản lý học tập, quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, quản lý giảng viên đại học,.... nhưng nghiên cứu về quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở giáo dục đại 2 học một cách đầy đủ và hệ thống đặc biệt trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay còn chưa được nghiên cứu. Vì vậy việc lựa chọn đề tài: “Quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục là sự lựa chọn đúng hướng, xác định được điểm mới, khoảng trống trong nghiên cứu quản lý giáo dục đại học và có giá trị thực tiễn với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào tuyển sinh theo hình thức giáo dục chính quy. Mặc dù nghiên cứu sinh cũng nhận thức đƣợc rất rõ sự khó khăn trong nghiên cứu tuyển sinh đại học giai đoạn hiện nay, giai đoạn đổi mới tuyển sinh đại học của nước nhà. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở giáo dục đại học, luận án đề xuất các giải pháp quản lý tuyển sinh trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Tuyển sinh tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua quản lý TSĐH có nhiều đổi mới và từng bước được hoàn thiện nâng cao chất lượng tuyển sinh. Quản lý tuyển sinh ở các cơ sở giáo dục đại học đứng trước đổi mới giáo dục đại học hiện nay còn bộc lộ những hạn chế trong lập kế hoạch tuyển sinh, tổ chức thực hiện hoạt động tuyển sinh và đặc biệt là kiểm tra, đánh giá công tác tuyển sinh,... Nếu tổ chức thực hiện các giải pháp quản lý tuyển sinh: Tổ chức nâng cao nhận thức tầm quan trọng đổi mới tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học, tổ chức bồi dưỡng năng lực thực thi cho cán bộ quản lý và giảng viên tham gia tuyển sinh … thì sẽ nâng cao được chất lượng tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 3 - Khảo sát và đánh giá thực trạng tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. - Đề xuất giải pháp quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay - Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. - Tổ chức thực nghiệm khẳng định hiệu quả của giải pháp“Tổ chức bồi dưỡng năng lực thực thi cho cán bộ quản lý, giảng viên đáp ứng yêu cầu tuyển sinh giai đoạn đổi mới giáo dục đại học” trong việc nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh đại học. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận án - Luận án tiếp cận nghiên cứu quản lý tuyển sinh đại học theo tiếp cận phức hợp: Tiếp cận chức năng quản lý và tiếp cận quá trình, trong đó lấy tiếp cận chức năng quản lý là cơ bản, là sợi chỉ xuyên suốt luận án. - Về chủ thể quản lý: Luận án giới hạn nghiên cứu quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với chủ thể là lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học. Quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ vai trò chỉ đạo; quản lý của các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh với vai trò là chủ thể phối hợp quản lý tuyển sinh đại học. - Cơ sở giáo dục đại học trong luận án giới hạn bao gồm trường đại học, học viện, học viện khoa học đào tạo trình độ đại học. - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Miền Bắc: trường đại học khu vực Hà Nội; Miền Trung: trường đại học khu vực Đà Nẵng; Miền Nam: trường đại học khu vực thành phố Hồ Chí Minh. - Giới hạn về thời gian: thời gian lấy số liệu nguồn từ năm 2002 đến nay; thời gian khảo sát 2018-2019. 7. Tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Tiếp cận trong nghiên cứu đề tài luận án: tiếp cận hệ thống; tiếp cận quá trình; tiếp cận chức năng; tiếp cận thực tiễn. 7.2. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp xử lý số liệu. 8. Những luận điểm bảo vệ Luận điểm 1. Tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay có đặc trưng riêng, chịu sự tác động của sự thay đổi của kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục và hội nhập quốc tế. Phát hiện được đặc điểm đặc 4 thù của tuyển sinh đại học giai đoạn hiện nay sẽ là cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay. Luận điểm 2. Quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở giáo dục đại học đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học còn có các bất cập trong lập kế hoạch tuyển sinh tổ chức hoạt động tuyển sinh, kiểm tra đánh giá tuyển sinh,… dẫn đến giảm chất lượng tuyển sinh đại học, nhiều khi chưa thực sự khách quan chưa lựa chọn đúng đối tượng tuyển sinh cần lựa chọn vào trường đại học Việt Nam. Luận điểm 3. Tổ chức thực hiện các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học theo tiếp cận phối hợp, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, phù hợp với thực tiễn cơ sở giáo dục đại học sẽ nâng cao được chất lượng tuyển sinh đại học ở các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lí luận Xây dựng và hoàn thiện cơ sở lí luận về tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay, đóng góp về lý luận cho một lĩnh vực còn ít được nghiên cứu trong quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam. 9.2. Ý nghĩa thực tiễn Phát hiện và đánh giá đúng thực trạng tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay; Đề xuất và khẳng định tính cấp thiết, khả thi và hiệu quả của các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay; Có thể sử dụng luận án làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn quản lý tuyển sinh đại học trong những năm tới. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về tuyển sinh đại học Tuyển sinh đại học là vấn đề lựa chọn người học phù hợp với ngành nghề của xã hội để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đảm bảo cho xã hội phát triển nên đã có rất nhiều tư tưởng tuyển sinh của các vị vua thời phong kiến như: Lê Thánh Tông (1434), Lê Hiến Tông (1499), vua Minh Mệnh (1822),... các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam như: Vannevar Bush - Frank T. Rhodes (2006), Dr. Jim Black, (2008), Helms, R. M. (2008), Ngô Kim Khôi (2014), Nguyễn Quang Thắng (2005); Nguyễn Thị Bình (2003), Ngô Bảo Châu Pierre Darriulat, Cao Xuân Thuần - Hoàng Tụy (2011), Nguyễn Xuân Xanh - Phạm Xuân Yêm, Ngô Việt Trung - Vũ Quang Việt (2011), về các vấn đề lý luận và thực tiễn của tuyển sinh đại học trong các thời kỳ khác nhau của đất nước. 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý tuyển sinh đại học Các nghiên cứu về quản lý tuyển sinh đại học thể hiện dưới hình thức các tài liệu khoa học, đề tài khoa học, bài báo khoa học … của các nhà khoa học và nhóm các nhà khoa học như: James F. Gyure, (2003), Dr. Jim Black, (2008) Paul M. Orehovec Barbara Lauren, PH.D.,J.D, (2008), Bontrager, Bob, (2004), Hồ Cảnh Hạnh (2013), Ngô Xuân Bình (2015), Đặng Việt Xô (2016), Đỗ Thị Thanh Toàn (2019), ... các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề lý luận quản lý tuyển sinh đại học và đặc biệt phát hiện thực trạng, đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 1.1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu đi trước và xác định các vấn đề nghiên cứu của luận án: a) Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học từ trước đến nay còn chưa được nghiên cứu hệ thống đầy đủ. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tuyển chọn đầu vào đại học ở các cơ sở giáo dục đại học trong điều kiện đổi mới hội nhập và cạnh tranh. 6 b) Xác định các nội dung cần giải quyết trong luận án: Xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và đề xuất các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học. 1.2. Đổi mới giáo dục đại học hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học 1.2.1. Đổi mới giáo dục đại học a) Giáo dục đại học: Giáo dục đại học là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. b) Đổi mới giáo dục đại học: Ở Việt Nam xuất phát từ bối cảnh trong nƣớc và Bối cảnh quốc tế giáo dục đại học Việt Nam có sự đổi mới căn bản toàn diện thể hiện ở định hướng đổi mới giáo dục đại học đến năm 2020, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; các giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay: 1) Gắn đổi mới giáo dục đại học với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; 2) Hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học; 3) Tạo chuyển biến rõ rệt qua các khâu đột phá; 4) Đổi mới tư duy và cơ chế quản lý; 5) Đổi mới giáo dục đại học là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. 1.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với đổi mới tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Tuyển sinh ĐH phải đảm bảo tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; Tuyển sinh ĐH phải đáp ứng được các mục tiêu, chương trình đào tạo, các trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra, chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, CBQL, cơ chế quản lý, cơ sở vật chất và các điều kiện khác bảo đảm cho cho công tác tuyển sinh và quản lý công tác tuyển sinh đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả và đồng bộ… 1.3. Lý luận về tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học 1.3.1. Khái niệm tuyển sinh đại học: Tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học là sự lựa chọn người học ở trình độ đại học thuộc một ngành nghề nào đó của cơ sở giáo dục đại học dựa trên các quy định đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công nhận đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 1.3.2. Đối tượng tuyển sinh đại học: Quy chế tuyển sinh trình độ đại học (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 7 1.3.3. Phương thức và hình thức tuyển sinh đại học: Phương thức tuyển sinh đại học bao gồm các phương thức và hình thức cơ bản: thi tuyển, xét tuyển và kết hợp thi tuyển và xét tuyển. 1.3.4. Nguyên tắc tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay: Bảo đảm chất lượng; Bảo đảm tính khách quan, nghiêm túc, khoa học; Công khai, dân chủ, công bằng; Bảo đảm tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, kế thừa, thực tiễn. 1.3.5. Quy trình tuyển sinh đại học: Ra chỉ tiêu tuyển sinh; Cơ sở giáo dục đại học tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ban hành quy chế tuyển sinh; Chuẩn bị tuyển sinh; Tổ chức tuyển sinh; Tổng kết tuyển sinh. 1.3.6. Điều kiện đảm bảo cho tổ chức tuyển sinh: Để tổ chức tuyển sinh đảm bảo chất lượng, an toàn và khách quan cần có rất nhiều điều kiện về hành lang pháp lý, cơ sở vật chất cũng như những điều kiện tinh thần, tâm lý của các lực lượng tham gia công tác tuyển sinh và quản lý tuyển sinh đại học. 1.4. Quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay 1.4.1. Khái niệm quản lý tuyển sinh đại học tại cơ sở GDĐH Quản lý tuyển sinh đại học của cơ sở giáo dục đại học là tác động có định hướng của lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đến hoạt động tuyển sinh cùng các lực lượng tham gia thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện kế hoạch tuyển sinh nhằm đạt được mục đích tuyển sinh đại học lựa chọn những học sinh có chất lượng. 1.4.2. Phân cấp quản lý trong tuyển sinh đại học thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay Quản lý tuyển sinh đại học bao gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo với chức năng chỉ đạo nhà nước về tuyển sinh đại học; Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương và các cơ sở giáo dục đại học giữ vai trò thừa hành sự chỉ đạo của Bộ thực hiện tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học (trường đại học, viện nghiên cứu, học viện khoa học). 1.4.3. Nội dung quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học thời kỳ đổi mới giáo dục đại học học hiện nay 1.4.3.1. Lập kế hoạch tuyển sinh đại học 8 Các cơ sở giáo dục đại học lập kế hoạch tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay cần làm các công việc sau: 1) Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật vê công tác tuyển sinh của Bộ giáo dục và Đào tạo của nhà nước; 2) Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tuyển sinh trong công tác tuyển sinh trong thời gian qua; 3) Xác định mục tiêu tuyển sinh, nội dung của công trình tuyển sinh và các phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển, kết hợp cả thi tuyển và xét tuyển) của cơ sở giáo dục đại học, … 1.4.3.2. Tổ chức nhân sự cho việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Tổ chức nhân lực cho tuyển sinh đại học: Thành lập hội đồng thi tuyển sinh đại học trong cơ sở giáo dục đại học: Ban chuyên môn phục vụ kỳ thi/tuyển sinh; Thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyển sinh giữa cơ sở giáo dục đại học với Bộ Giáo dục và Đào tạo và địa phương; Xác định cụ thể các bộ phận và mức độ tham gia của các bộ phận cơ sở giáo dục đại học trong tuyển sinh đại học; Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ tham gia tuyển sinh của các bộ phận trong và ngoài cơ sở GDĐH,… 1.4.3.3. Chỉ đạo, điều khiển tuyển sinh trong cơ sở giáo dục đại học Chỉ đạo tuyển sinh ở các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học thể hiện ở các công việc quản lý: Tiếp nhận các văn bản quy phạm, chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ra các quyết định tuyển sinh; Tổ chức các hoạt động tuyển sinh theo quy trình tuyển sinh đại học; Động viên khuyến khích các bộ phận, cán bộ, nhân viên ở các tổ chức, bộ phận trong nhà trường và ngoài nhà trường thực hiện có trách nhiệm, hiệu quả công tác tuyển sinh,… 1.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tuyển sinh ở các cơ sở giáo dục đại học Cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện kiểm tra giám sát quá trình thực hiện kế hoạch tuyển sinh cần: Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh; Tổ chức các hoạt động kiểm tra đánh giá tuyển sinh; Phát hiện các sai sót không phù hợp trong quá trình thực hiện kế hoạch tuyển sinh; Điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh; Tổng kết đanh giá toàn bộ quá trình thực hiện tuyển sinh. 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học 1.5.1. Các yếu tố khách quan bên ngoài cơ sở giáo dục đại học 9 1.5.1.1. Yếu tố chính trị: Yếu tố này chi phối quan điểm chỉ đạo về thực hiện quản lý công tác tuyển sinh hiệu quả hoạt động quản lý tuyển sinh chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thể chế chính trị. Một nền chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho quản lý giáo dục và đào tạo nói chung và quản lý tuyển sinh nói riêng phát triển và đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học. 1.5.1.2. Yếu tố pháp lý: Quản lý tuyển sinh trước hết gắn với việc xây dựng pháp luật về giáo dục và đào tạo. Hiệu quả quản lý tuyển sinh chịu ảnh hưởng bởi chất lượng của hệ thống pháp luật hiện hành. Khi những quy định này rõ ràng phù hợp với thực tế sẽ là môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho các trường thực hiện tốt các quy chế tuyển sinh đại học. 1.5.1.3. Yếu tố hội nhập khu vực và quốc tế: Hội nhập khu vực và hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu cho tồn tại và phát triển. Đây là yếu tố khách quan bên ngoài nhưng có tác động tương đối lớn đối với hoạt động quản lý giáo dục và đào tạo, trong đó có tuyển sinh. 1.5.1.4. Môi trường tuyển sinh đất nước: Tuyển sinh đại học diễn ra trong một môi trường xã hội rộng lớn của cả đất nước. Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố có các môi trường tự nhiên, địa lý, khí hậu, kinh tế, xã hội, giáo dục rất khác nhau. Tất cả yếu tố đó của môi trường tuyển sinh vĩ mô trên bình diện đất nước cộng với đổi mới giáo dục đại học hiện nay đã tác động rất nhiều đến tuyển sinh đại học. 1.5.1.5. Yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội: Điều kiện và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và các địa phương có ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến tuyển sinh đại học: Vì vậy các nhà quản lý cơ sở giáo dục đại học cần nhận thức rất rõ các điều kiện về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội hiện nay của đất nước và các địa phương, vùng miền trong cả nước để tổ chức tốt quá trình tuyển sinh đại học. 1.5.1.6. Gia đình và sự thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp: Tuyển sinh đại học và các cơ sở giáo dục đại học có liên quan chặt chẽ với yếu tố gia đình và định hướng giá trị nghề nghiệp cho con trong gia đình. Tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến tuyển sinh và quản lý tuyển sinh đại học cả về đầu vào tuyển sinh và chất lượng của tuyển sinh; môi trường tuyển sinh. Đây là một trong các tác động khách quan đến tuyển sinh đại học ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. 1.5.2. Các yếu tố chủ quan bên trong cơ sở giáo dục đại học 1.5.2.1. Quản lý của cấp quản lý trong cơ sở giáo dục đại học: Quản lý quyết định cho hiệu quả, chất lượng công tác tuyển sinh đại học. 10 Việc nhà quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học xác định đúng các bộ phận tham gia công tác tuyển sinh đại học; Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra tuyển sinh đại học; Xác lập được và thực hiện tốt cơ chế phối hợp làm việc giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sở Giáo dục và Đào tạo - Cơ sở giáo dục đại học/ mối quan hệ quản lý bên trong các cơ sở giáo dục đại học có tác động rất nhiều đến chất lượng tuyển sinh đại học. 1.5.2.2. Giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học: Trong công tác tuyển sinh yêu cầu người giảng viên nhận thức đúng tầm quan trọng của tuyển sinh đại học và tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục cập nhật thông tin để nắm vững nghiệp vụ tuyển sinh, nghiêm túc thực hiện các quy chế tuyển sinh, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh để đáp ứng với sự đổi mới nội dung, hình thức và phương thức tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục 1.5.2.3 . Môi trường tuyển sinh trong nhà trường: Tuyển sinh đại học diễn ra trong một cơ sở giáo dục đại học vì vậy môi trường bên trong của các cơ sở giáo dục đại học chi phối, tác động trực tiếp đến quá trình tuyển sinh từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong tuyển sinh đại học. Xây dựng, tạo dựng được môi trường tuyển sinh thuận lợi trong các cơ sở giáo dục đại học là một trong các yếu tố tác động tích cực và góp phần cho sự thành công của tuyển sinh đại học thời kỳ đổi mới GDĐH hiện nay. 1.5.2.4. Quảng bá, tư vấn tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học: Quảng bá, tư vấn là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tuợng học sinh và những người có liên quan về công tác tuyển sinh. Muốn vậy, việc quảng bá, tư vấn tuyển sinh phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên, qua việc tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình … Làm tốt quảng bá, tư vấn tuyển sinh sẽ có tác động trực tiếp đến tuyển sinh đại học của các cơ sở GDĐH. 1.5.2.5. Mối quan hệ của cơ sở giáo dục đại học với địa phương: Quan hệ giữa cơ sở giáo dục đại học với địa phương, trực tiếp nhất là Sở Giáo dục và Đào tạo tại các tỉnh và các doanh nghiệp tại các địa phương sẽ góp phần tạo nên thành công của công tác tuyển sinh đại học. Vì vậy cơ sở giáo dục đại học cần thiết lập tốt các quan hệ trên sẽ có tác động tích cực đến đào tạo của nhà trường nói chung và tuyển sinh đại học. 1.5.2.6. Cơ sở giáo dục đại học với nhu cầu xã hội: Thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước cũng như của thế giới, đặc biệt là trong cơ chế thị trường lao động với các cơ chế cung - cầu, cạnh tranh, giá trị, … thì tuyển 11 sinh đại học chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhu cầu xã hội và thị trường lao động. Tuyển sinh đại học giai đoạn hiện nay phải đáp ứng với thị trường lao động. Sự chi phối của nhu cầu xã hội và thị trường lao động thể hiện rất rõ ở toàn bộ quá trình đào tạo và tuyển sinh đại học của cơ sở GDĐH. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Phân tích các tài liệu trong và ngoài nước luận án đã xác định được vấn đề cần nghiên cứu - quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Luận án đã làm rõ các vấn đề lý luận về tuyển sinh đại học, quản lý tuyển sinh đại học và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Khung lý luận đã xác định là cơ sở khoa học để khảo sát thực tiễn quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Chƣơng 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 2.1. Khái quát quá trình tuyển sinh đại học ở Việt Nam Tuyển sinh đại học ở Việt Nam là một quá trình trải qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử giáo dục nước nhà: Giai đoạn sau hòa bình lập lại (1954 đến 1969); Giai đoạn từ 1970 đến 1979; Giai đoạn từ 1980 đến 1990; Giai đoạn từ năm 1991 đến 2001; Giai đoạn từ 2002 đến 2014; Giai đoạn từ 2014 – 2017. Từ chỗ không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng mà căn cứ vào kết quả học tập lý lịch của học sinh để xét tuyển vào đại học đến phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng với nội dung cốt lõi là tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia để lấy kết quả vừa xét công nhận THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng tuyển sinh đại học, cao đẳng. 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam 2.2.1. Mục đích khảo sát: Xây dựng cơ sở thực tiễn để đưa ra được các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học đại học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tuyển sinh và chất lượng nguồn nhân lực cho nước nhà. 2.2.2. Nội dung khảo sát: Khảo sát và đánh giá thực trạng tuyển sinh đại học; quản lý tuyển sinh trong các cơ sở giáo dục đại học; đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở 12 giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay; đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học trong các trường đại học Việt Nam bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 2.2.3. Phương pháp khảo sát: Luận án sử dụng phối hợp phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản sau: Điều tra bằng phiếu; Phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp xử lý số liệu,… 2.2.4. Cách cho điểm: Tốt, tác động rất nhiều(4 điểm); Khá, tác động nhiều (3 điểm); Trung bình, ít tác động(2 điểm); Yếu, không tác động (1 điểm). Chuẩn đánh giá: Mức 1 (3.25  4), mức 2 (2.50 3.24), mức 3 (1.75 2.49), mức 4 (< 1.75). 2.2.5. Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá quản lý tuyển sinh đại học: Thông qua 4 tiêu chuẩn và 26 tiêu chí: lập kế hoạch tuyển sinh đại học (7 tiêu chí); Tổ chức nhân sự tuyển sinh đại học (7 tiêu chí); Chỉ đạo tuyển sinh đại học (7 tiêu chí); Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học (5 tiêu chí). 2.2.6. Mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát: 766 phiếu trong đó bao gồm: 75 Cán bộ quản lý, chuyên viên các đơn vị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Phòng của Sở GDĐT; 528 Cán bộ quản lý và giảng viên các trường đại học; 163 cha mẹ học sinh, học sinh và các lực lượng xã hội. Địa bàn khảo sát: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam của cả nước. 2.2.7. Thời gian khảo sát: Từ tháng 5/2018 đến 6/2019 2.3. Thực trạng tuyển sinh đại học trong các trƣờng đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học (2015 - 2019) Bảng 2.8. Thực trạng tuyển sinh đại học trong các trường đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Mức độ ̅ Mức độ Tốt Khá B.thƣờng Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Chuẩn bị TSĐH 267 34.81 292 38.09 173 22.56 35 4.52 3.03 Khá tốt TT Nội dung 2 Tổ chức thực 280 36.56 282 36.79 177 23.09 27 hiện TSĐH 3.54 3.06 Khá tốt 3 Điều kiện đảm 287 37.51 278 36.34 171 22.28 30 bảo cho TSĐH 3.87 3.07 Khá tốt Trung bình 278 36,29 284 37.07 173 22.64 31 3.976 3.05 Khá tốt 13 Cán bộ quản lý các cấp và giảng viên các cơ sở giáo dục đại học đánh giá tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học thực hiện ở mức độ khá tốt với ̅=3.05 (min=1, max=4). Mức độ thực hiện tuyển sinh đại học: 1- Điều kiện đảm bảo cho tuyển sinh đại học (3.07); 2- Tổ chức thực hiện tuyển sinh đại học (3.06); 3- Chuẩn bị tuyển sinh đại học (3.03). 2.3.4. Thực trạng thuận lợi và khó khăn khi tổ chức tuyển sinh đại học trong trường đại học Thuận lợi: Mức độ của các thuận lợi rất cao, giao động từ 74.28% đến 83.94% các thuận lợi cơ bản như: Việc phổ biến tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 83.94% ý kiến; Văn bản chỉ đạo, tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đầy đủ, rõ ràng, minh bạch cho các cơ sở giáo dục đại học dễ dàng triển khai thực hiện với 81.07% ý kiến. Khó khăn: Mức độ khó khăn qua khảo sát giao động từ 71.15% đến 83.94%. Các khó khăn cơ bản: Kinh phí cho hoạt động triển khai công tác tuyển sinh chưa đáp ứng đầy đủ các nội dung công việc với 83.94% ý kiến; Chi phí về tuyên truyền, quảng bá thương hiệu và tư vấn tuyển sinh chưa hiệu quả còn tốn kém với 79.50% ý kiến. 2.4. Thực trạng quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Bảng 2.19. Tổng hợp các nội dung quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học TT Nội dung Tốt SL % Mức độ Khá Bình thƣờng Yếu SL % SL % SL % ̅ Mức độ 1 Lập kế hoạch 279 36.42 283 TSĐH 36.94 175 22.85 29 3.79 3.06 2 Tổ chức nguồn 251 32.79 270 lực TSĐH 35.25 204 26.69 40 5.28 2.95 Khá 3 Chỉ đạo hoạt 274 35.77 309 động TSĐH 40.30 152 19.84 31 4.08 3.08 Khá tốt 4 Kiểm tra việc thực hiện kế 290 37.91 254 hoạch TSĐH 33.21 190 24.75 32 4.13 3.05 Khá tốt 36.43 180 23.53 33 4.32 3.04 Khá tốt Trung bình 274 35.72 279 Khá tốt 14 Quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học được các khách thể tham gia điều tra đánh giá ở mức độ khá tốt với ̅ = 3.04 (min=1, max=4). Mức độ thực hiện các nội dung quản lý tuyển sinh được đánh giá xếp theo thứ bậc thực hiện: 1- Chỉ đạo hoạt động tuyển sinh đại học (̅=3.08 mức độ khá tốt); 2- Lập kế hoạch tuyển sinh đại học (̅=3.06, mức độ khá tốt); 3- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học ( ̅ =3.05, mức độ khá tốt); 4- Tổ chức nguồn lực tuyển sinh đại học (̅=2.95, mức độ khá tốt) … X 3.10 3.08 3.06 3.05 2.95 3.00 2.90 2.80 Lập kế hoạch Tổ chức nguồn lực Chỉ đạo Kiểm tra Biểu đồ 2.1. Tổng hợp các nội dung quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học 2.5. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học Bảng 2.22. Tổng hợp mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý công tác tuyển sinh đại học TT Yếu tố Tác động rất nhiều SL % Mức độ Tác động Ít tác động nhiều SL % SL % Không tác động SL % ̅ Mức độ 1 Yếu tố 364 khách quan 47.49 297 39.0 84 10.92 22 2.80 3.31 Rất nhiều 2 Yếu tố chủ 439 quan 57.28 221 29.0 87 11.31 20 2.61 3.41 Rất nhiều Trung bình 52.4 259 34.0 86 21 2.71 3.36 Rất nhiều 402 11.1 15 Nhìn tổng thể mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan khách quan đến quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học rất nhiều với ̅= 3.36 (min=1, max=4). Các yếu tố chủ quan có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khách quan với điểm trung bình ̅ = 3.41 và 3.31, độ lệch X= 0.10. 2.6. Kinh nghiệm quốc tế về tuyển sinh và quản lý công tác tuyển sinh đại học và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Phân tích bài học kinh nghiệm tuyển sinh và quản lý tuyển sinh đại học ở các nước Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, … đã rút ra được nhiêu kinh nghiệm về quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở giáo dục đại học như quản lý ra đề thi, quản lý tổ chức thi, quản lý chấm thi và triệu tập thí sinh trúng tuyển vào trường đại học. Những bài học kinh nghiệm từ quốc tế sẽ là cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 2.7. Đánh giá chung thực trạng tuyển sinh và quản lý công tác TSĐH trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay 2.7.1. Mặt mạnh: Giảm bớt căng thẳng, tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội; Có tác dụng tốt đến việc chọn trường, chọn ngành của thí sinh; Góp phần nâng cao chất lượng tuyển chọn của các trường; Bảo đảm chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, cân đối cơ cấu thành phần xã hội trong sinh viên; Tác động tốt đến việc dạy và học ở trung học phổ thông và kỷ cương thi cử... 2.7.2. Mặt hạn chế: Công tác chỉ đạo điều hành tuyển sinh đại học có những lúc, những địa điểm thi cụ thể tại các địa phương còn có những bất cập, hạn chế, dẫn đến việc tổ chức triển khai tuyển sinh còn lúng túng và vướng mắc; đôi khi việc áp dụng quy chế còn nguyên tắc và cứng nhắc; Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình chưa chặt chẽ ... KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Qua kết quả khảo sát và phân tích 766 ý kiến của cán bộ quản lý các cấp, giảng viên và các lực lượng xã hội luận án đã phát hiện được thực trạng tuyển sinh đại học, quản lý tuyển sinh đại học và thực trạng mức độ 16 ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến quản lý tuyển sinh đại học tại các giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Chƣơng 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay: Đảm bảo tính pháp lý; đảm bảo tính hệ thống; đảm bảo tính kế thừa; đảm bảo tính thực tiễn. 3.2. Giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho nhân lực tham gia tuyển sinh về đổi mới tuyển sinh đại học đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục đại học Mục đích của giải pháp là nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên… về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của đổi mới tuyển sinh đại học trong giai đoạn hiện nay để cán bộ quản lý, giảng viên.. có cơ sở lý luận, nhận thức từ đó có thái độ đúng với công tác tuyển sinh đại học hiện nay và thực hiện đầy đủ, đúng quy chế quy định tuyển sinh đại học của nhà nước. 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực thực thi tuyển sinh cho cán bộ quản lý, giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu tuyển sinh giai đoạn đổi mới giáo dục đại học Cán bộ quản lý và giảng viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học, hiệu quả, chất lượng tuyển sinh đại học đến đâu phụ thuộc vào nguồn nhân lực này. Vì vậy bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi tuyển sinh cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên sẽ trực tiếp nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học của cơ sở giáo dục đại học và nước nhà trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 3.2.3. Chỉ đạo tuyển sinh đại học đảm bảo theo quy trình đổi mới tuyển sinh trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Tuyển sinh đại học có nhiều đổi mới trong thời kỳ đổi mới giáo dục tuyển sinh hiện nay. Mục đích của biện pháp là chỉ đạo tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học theo đúng quy trình tuyển sinh mới phù hợp 17 với thực tiễn để đảm bảo chất lượng tuyển sinh trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 3.2.4. Chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ tin đảm bảo chất lượng tuyển sinh đại học thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Đổi mới giáo dục đại học đặt ra nhiều vấn đề cho công tác tuyển sinh và sẽ được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng bằng sử dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh và quản lý tuyển sinh đại học. Mục đích giải pháp tăng cường sử dụng công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình tuyển sinh đại học để đảm bảo chất lượng tuyển sinh tại các cơ sở giáo dục đại học. 3.2.5. Kiểm tra, giám sát quá trình tuyển sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Mục đích kiểm tra, giám sát tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học nhằm mục đích giám sát, đánh giá hiệu quả các nội dung quản lý tuyển sinh đã thực hiện lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo quá trình tuyển sinh, đảm bảo cho việc thực thi tuyển sinh đạt được mục đích nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam Luận án đề xuất 5 giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học: a) Mỗi giải pháp quản lý tuyển sinh đều có mục đích riêng trong hệ thống giải pháp đề xuất cho nên cần sử dụng giải pháp đúng mục đích của từng giải pháp; b) Các giải pháp quản lý tuyển sinh đề xuất đều có điều kiện vận dụng riêng, vì thế khi vận dụng các giải pháp cần cân nhắc cụ thể và tính đến hoàn cảnh riêng, điều kiện riêng của từng cơ sở giáo dục đại học mới đem lại hiệu quả; c) Các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau trong hệ thống các giải pháp vì vậy khi vận dụng, sử dụng các giải pháp quản lý cần thực hiện đồng bộ mới tạo nên sức mạnh tổng hợp để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học. 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới GDĐH Việt Nam 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm Thông qua khảo nghiệm khẳng định mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam đề xuất trong luận án. 3.4.2. Phương pháp khảo nghiệm, cách cho điểm, chuẩn đánh giá 18 Sử dụng các phương pháp điều tra bằng phiếu, phương pháp chuyên gia, phỏng vấn, toán thống kê... để khảo nghiệm giá trị khoa học của các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học. Tiêu chí đánh giá và cách cho điểm: Rất cần thiết, rất khả thi (4 điểm);Cần thiết, khả thi (3 điểm); Ít cần thiết, ít khả thi (2 điểm); Không cần thiết, không khả thi (1 điểm). Chuẩn đánh giá: Mức 1 (3.25  4), mức 2 (2.50 3.24), mức 3 (1.752.49), mức 4 (< 1.75). 3.4.3. Địa bàn khảo nghiệm và mẫu khảo nghiệm: 389 Cán bộ quản lý, chuyên viên các đơn vị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Phòng của Sở GD&ĐT; Cán bộ quản lý và giảng viên các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học thuộc các tỉnh Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới GDĐH Việt Nam Cần thiết TT Giải pháp quản lý 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho nhân lực tham gia tuyển sinh về đổi mới tuyển sinh đại học đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục đại học 2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực thực thi cho cán bộ quản lý, giảng viên đáp ứng yêu cầu tuyển sinh giai đoạn đổi mới giáo dục đại học 3 Chỉ đạo tuyển sinh đại học đảm bảo theo quy trình đổi mới tuyển sinh trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học 4 Chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ tin đảm bảo chất lượng tuyển sinh đại học thời kỳ đổi mới 5 Kiểm tra, giám sát quá trình tuyển sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Trung bình chung Khả thi ̅ Thứ bậc ̅ Thứ bậc 3.69 1 3.69 1 3.66 2 3.64 3 3.64 3 3.66 2 3.60 4 3.56 5 3.56 5 3.60 4 3.63 3.53 Cán bộ quản lý và giảng viên các cơ sở giáo dục đại học đều khẳng định mức độ cần thiết và khả thi cao của các giải pháp quản lý tuyển sinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan