Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý tuyển sinh đại học trong thời đổi mới giáo dục đại học hiện nay...

Tài liệu Quản lý tuyển sinh đại học trong thời đổi mới giáo dục đại học hiện nay

.PDF
219
11
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN ĐỨC TRUNG QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN ĐỨC TRUNG QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: GS.TSKH. Thái Duy Tuyên 2: PGS.TS Nguyễn Thành Vinh HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Luận án Nguyễn Đức Trung TẬP THỂ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1: GS. TS KH. Thái Tuyên 2: PGS. TS Nguyễn Thành Vinh ii LỜI CẢM N Với những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cám ơn: GS.TSKH. Thái Duy Tuyên, PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các quý Thầy Cô, cán bộ của Khoa Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cám ơn các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Đại học, cán bộ quản lý và giảng viên các trường đại học đã hỗ trợ giúp đỡ, tư vấn, cung cấp số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện Luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận án Nguyễn Đức Trung iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin ĐH Đại học GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GV Giảng viên KH-CN Khoa học, công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục QLTS Quản lý tuyển sinh SV Sinh viên TS Tuyển sinh iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM N ......................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii DANH MỤC BẢNG SỐ ........................................................................................ ix DANH MỤC S ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................................ xi MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận án ..................................................... 4 7. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 5 8. Những luận điểm bảo vệ .................................................................................. 6 9. Đóng góp mới của luận án ............................................................................... 7 10. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 7 Chương 1: C SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY........................................ 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu về tuyển sinh đại học .................................................. 8 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý tuyển sinh đại học ................................... 13 1.1.3. Nhận xét những công trình nghiên cứu đi trước và xác định các vấn đề nghiên cứu của luận án ........................................................................... 18 1.2. Đổi mới giáo dục đại học hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học ...................................................................... 20 1.2.1. Đổi mới giáo dục đại học .................................................................. 20 1.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với đổi mới tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học .................................................. 22 1.3. Lý luận về tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ................................................................................... 23 1.3.1. Khái niệm tuyển sinh đại học ............................................................ 23 v 1.3.2. Đối tượng tuyển sinh đại học............................................................. 24 1.3.3. Phương thức và hình thức tuyển sinh đại học .................................... 25 1.3.4. Nguyên tắc tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay ...................................................................................................... 26 1.3.5. Quy trình tuyển sinh đại học.............................................................. 27 1.3.6. Điều kiện đảm bảo cho tổ chức tuyển sinh ........................................ 28 1.4. Quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay28 1.4.1. Khái niệm quản lý tuyển sinh đại học tại cơ sở giáo dục đại học ....... 28 1.4.2. Phân cấp quản lý trong tuyển sinh đại học thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay .......................................................................................... 31 1.4.3. Nội dung quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay ................................................... 36 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ........................................................ 43 1.5.1. Yếu tố khách quan bên ngoài cơ sở giáo dục đại học ......................... 43 1.5.2. Các yếu tố chủ quan bên trong cơ sở giáo dục đại học ....................... 48 KẾT LUẬN CHƯ NG 1 ...................................................................................... 52 Chương 2: C SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ................... 53 2.1. Khái quát quá trình tuyển sinh đại học ở Việt Nam ..................................... 53 2.1.1. Giai đoạn sau hòa bình lập lại (1954 đến 1969) ................................. 53 2.1.2. Giai đoạn từ 1970 đến 1979 .............................................................. 53 2.1.3. Giai đoạn từ 1980 đến 1990 .............................................................. 53 2.1.4. Giai đoạn từ năm 1991 đến 2001 ....................................................... 54 2.1.5. Giai đoạn từ 2002 đến 2014 .............................................................. 54 2.1.6. Giai đoạn từ 2014 đến 2017 .............................................................. 54 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ......................................................................... 57 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 57 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................. 57 2.2.3. Phương pháp khảo sát ....................................................................... 57 2.2.4. Cách cho điểm và chuẩn đánh giá...................................................... 58 vi 2.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý tuyển sinh đại học ..................................... 59 2.2.6. Mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát ...................................................... 61 2.2.7. Thời gian khảo sát ............................................................................. 62 2.3. Thực trạng tuyển sinh đại học trong các trường đại học ở Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học (2015 - 2019) ............................................................. 62 2.3.1. Thực trạng công tác chuẩn bị tuyển sinh của cơ sở GDĐH ................ 62 2.3.2. Thực trạng thực hiện tổ chức tuyển sinh của cơ sở GDĐH ................ 63 2.3.3. Thực trạng mức độ đảm bảo của các điều kiện đảm bảo cho tổ chức tuyển sinh đại học trong trường đại học ...................................................... 65 2.3.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi tổ chức tuyển sinh đại học trong trường đại học ............................................................................................. 67 2.3.5. Thống kê dự thi và kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng từ 2002-201969 2.4. Thực trạng quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ............................................................... 72 2.4.1. Lập kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH ................... 72 2.4.2. Tổ chức nguồn lực tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH........... 77 2.4.3. Chỉ đạo thực hiện tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học... 80 2.4.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học .......................................................................................... 84 2.4.5. Tổng hợp các nội dung quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học .......................................................................................... 88 2.5. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ........................................................................ 89 2.5.1. Những yếu tố chủ quan tác động đến quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học........................................................................... 89 2.5.2. Mức độ tác động của các yếu tố khách quan đến quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học ......................................................... 91 2.5.3. Tổng hợp mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ................................................. 93 2.6. Kinh nghiệm quốc tế về tuyển sinh, quản lý công tác tuyển sinh đại học và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .............................................................. 94 2.6.1. Tuyển sinh đại học ở Mỹ ................................................................... 94 vii 2.6.2. Tuyển sinh đại học ở Australia .......................................................... 95 2.6.3. Tuyển sinh đại học ở Nhật Bản ......................................................... 96 2.6.4. Tuyển sinh đại học ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa........................ 97 2.6.5. Bài học kinh nghiệm và các vấn đề đặt ra cho quản lý công tác tuyển sinh ở Việt Nam .......................................................................................... 98 2.7. Đánh giá chung thực trạng tuyển sinh và quản lý công tác tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay ....................................... 99 2.7.1. Mặt mạnh .......................................................................................... 99 2.7.2. Mặt hạn chế..................................................................................... 100 2.7.3. Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay ............. 102 KẾT LUẬN CHƯ NG 2 .................................................................................... 103 Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM .................................................... 104 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ....................................................................... 104 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý ...................................................................... 104 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................... 104 3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa ...................................................................... 105 3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................... 105 3.2. Giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam .................................................................................................. 106 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho nhân lực tham gia tuyển sinh về đổi mới tuyển sinh đại học đáp ứng yêu cầu, chất lượng giáo dục đại học ....... 106 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực thực thi tuyển sinh cho cán bộ quản lý, giảng viên đáp ứng yêu cầu tuyển sinh giai đoạn đổi mới giáo dục đại học 109 3.2.3. Chỉ đạo tuyển sinh đại học đảm bảo theo quy trình đổi mới tuyển sinh trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ...................................................... 113 3.2.4. Chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ tin đảm bảo chất lượng tuyển sinh đại học thời kỳ đổi mới giáo dục đại học .................................. 117 3.2.5. Kiểm tra, giám sát quá trình tuyển sinh đại học theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học ........................................................................................ 121 viii 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ................................................................. 125 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ................................ 127 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................... 127 3.4.2. Phương pháp khảo nghiệm, cách cho điểm và chuẩn đánh giá ......... 127 3.4.3. Địa bàn khảo nghiệm và mẫu khảo nghiệm ..................................... 128 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ............................................... 128 3.5. Thử nghiệm giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ...................................................................................... 134 3.5.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp thử nghiệm .............................................. 134 3.5.2. Mục đích thử nghiệm ...................................................................... 134 3.5.3. Giả thuyết thử nghiệm ..................................................................... 135 3.5.4. Mẫu thử nghiệm và địa bàn thử nghiệm .......................................... 135 3.5.5. Tiêu chuẩn và thang đánh giá thử nghiệm ....................................... 136 3.5.6. Các giai đoạn thử nghiệm ................................................................ 137 3.5.7. Phương pháp đánh giá thực nghiệm................................................. 138 3.5.8. Kết quả thử nghiệm ......................................................................... 138 3.5.9. Kết luận thử nghiệm ........................................................................ 144 KẾT LUẬN CHƯ NG 3 .................................................................................... 146 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 147 1. Kết luận....................................................................................................... 147 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ix DANH MỤC BẢNG SỐ Bảng 2.1. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng tuyển sinh đại học, quản lý tuyển sinh đại học và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TSĐH ............................. 58 Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá quản lý tuyển sinh đại học ......................................... 59 Bảng 2.3. Mẫu khách thể khảo sát thực trạng......................................................... 61 Bảng 2.4. Địa bàn khảo sát .................................................................................... 61 Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị tuyển sinh của cơ sở GDĐH ...... 62 Bảng 2.6. Đánh giá thực trạng thực hiện tổ chức tuyển sinh đại học ...................... 63 Bảng 2.7. Đánh thực trạng mức độ đảm bảo của các điều kiện đảm bảo cho tổ chức tuyển sinh đại học trong cơ sở giáo dục đại học ............................................ 65 Bảng 2.8. Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi tổ chức tuyển sinh đại học trong cơ sở giáo dục đại học ................................................................................................ 67 Bảng 2.9. Thống kê số thí sinh đăng ký dự thi, đến thi, chỉ tiêu và trúng tuyển từ năm 2002 đến năm 2019 ........................................................................................ 69 Bảng 2.10. Số liệu thống kê kết quả xét tuyển cao đẳng, đại học 2002 - 2012........ 71 Bảng 2.11. Đánh giá mức độ thực hiện lập kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ........................................................................................... 72 Bảng 2.12. Mức độ thực hiện các loại kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học..................................................................................................... 74 Bảng 2.13. Mức độ thực hiện tổ chức nhân sự tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học..................................................................................................... 77 Bảng 2.14. Mức độ thực hiện tổ chức nguồn lực tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học..................................................................................................... 79 Bảng 2.15. Mức độ thực hiện chỉ đạo tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH... 80 Bảng 2.16. Mức độ thực hiện tổ chức tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH .. 82 Bảng 2.17. Mức độ thực hiện kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ............................................................................ 84 Bảng 2.18. Mức độ thực hiện nội dung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ............................................... 86 Bảng 2.19. Tổng hợp các nội dung quản lý TSĐH trong các cơ sở GDĐH ............ 88 x Bảng 2.20. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố chủ quan đến quản lý tuyển sinh đại học ........................................................................................................... 90 Bảng 2.21. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố khách quan đến quản lý tuyển sinh đại học .................................................................................................. 91 Bảng 2.22. Tổng hợp mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý công tác tuyển sinh đại học ........................................................................................................... 93 Bảng 3.1. Cách cho điểm và thang đánh giá khảo nghiệm các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong các trường đại học ......................................................... 127 Bảng 3.2. Mẫu khách thể khảo nghiệm ................................................................ 128 Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam .................................... 128 Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam........................................ 130 Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ................... 132 Bảng 3.6. Cơ cấu khách thể khảo sát trong mẫu thử nghiệm ................................ 135 Bảng 3.7. Mức độ nắm vững kiến thức của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm .................................................................................................... 139 Bảng 3.8. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm trước và sau thử nghiệm 140 Bảng 3.9. Đánh giá thực trạng kỹ năng thực thi công việc tuyển sinh của cán bộ quản lý và giảng viên trước thử nghiệm ............................................................... 141 Bảng 3.10. Đánh giá thực trạng kỹ năng thực thi công việc tuyển sinh của cán bộ quản lý và giảng viên sau thử nghiệm .................................................................. 142 Bảng 3.11. Sự thay đổi kỹ năng thực thi công việc của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm qua phiếu đánh giá ................................................ 143 Bảng 3.12. Sự thay đổi kỹ năng thực thi công việc của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm qua hoạt động tuyển sinh ....................................... 143 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả thử nghiệm giải pháp quản lý tuyển sinh đại học ... 144 xi DANH MỤC S ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý trong tuyển sinh đại học ............. 35 Biểu đồ 2.1. Tổng hợp nội dung quản lý TSĐH trong các cơ sở GDĐH ................ 89 Biểu đồ 2.2. Tổng hợp mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ..................................................................... 94 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ................................................................................. 126 Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam............................. 133 Biểu đồ 3.2. Mức độ nắm vững kiến thức của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm................................................................................................ 139 Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi kỹ năng thực thi công việc của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm ............................................................................... 144 Biểu đổ 3.4. Sự thay đổi nhận thức và kỹ năng thực thi tuyển sinh của cán bộ quản lý và giảng viên tham gia thử nghiệm .................................................................. 145 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu khách quan của các nước trên thế giới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Với sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học. Trong môi trường hội nhập quốc tế, các trường đại học ở Việt Nam đang bị tác động dưới nhiều hình thức như: phải mở rộng phạm vi hoạt động, quy mô tuyển sinh, quy mô đào tạo, các mối quan hệ hợp tác và đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện đổi mới và hội nhập. Trước yêu cầu, đòi hỏi của việc đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, sự dịch chuyển nguồn nhân lực đang đặt giáo dục nước ta trước nhiều cơ hội và thách thức không nhỏ, đòi hỏi giáo dục, đặc biệt là đối với giáo dục đại học cần đổi mới mạnh mẽ về nhiều mặt, trong đó có công tác tuyển sinh đại học (sau đây gọi chung là tuyển sinh). Tuyển sinh là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình đào tạo, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo trong nhà trường. Đồng thời, tuyển sinh là một vấn đề khá nhạy cảm, luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi của xã hội. Vì vậy, tuyển sinh là công tác quan trọng đầu tiên trong quá trình hoạt động đào tạo của các trường đại học, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Mục tiêu quan trọng nhất của tuyển sinh là chọn được học sinh (hay thí sinh) có kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực phù hợp với mục tiêu của các ngành đào tạo; định hướng đúng đắn cho quá trình học tập của học sinh, giúp các em có sự chuẩn bị tốt trong quá trình học đại học, đồng thời thúc đẩy các trường đẩy nhanh quá trình hội nhập với các nền GDĐH trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng tuyển sinh đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó trực tiếp nhất là công tác quản lý của các cấp quản lý nhà nước về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, quản lý nhà trường về tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học trên cả 2 nước. Có thể khẳng định rằng, nâng cao chất lượng quản lý đối với hoạt động tuyển sinh đại học sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo, đảm bảo tính khách quan, trung thực, an toàn, công bằng của tuyển sinh đại học. 1.2. Trong những năm vừa qua, thực tiễn công tác tuyển sinh ở nước ta đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với mục đích tuyển chọn đầu vào của các trường đại học trên cả nước, tuyển chọn được những thí sinh xứng đáng và phù hợp nhất. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, công tác tuyển sinh vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của các trường đại học nói riêng và của cả xã hội nói chung, chưa giải quyết được vấn đề về phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng cho thí sinh trong việc cung cấp thông tin, chọn trường, chọn ngành theo học phù hợp dẫn đến sinh viên ra trường bị hạn chế về trình độ, làm trái ngành, không có việc làm, không có niềm đam mê công việc khi tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội; tuyển sinh còn thiếu linh hoạt trong điều kiện hội nhập của các cơ sở GDĐH khi phải đảm bảo chất lượng đào tạo và trách nhiệm với xã hội cao; tuyển sinh đại học theo phương thức 3 chung trước đây đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế như: Việc thay đổi các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học với nhiều phương án khác nhau chưa có được sự đồng thuận cao của xã hội; việc tổ chức tuyển sinh theo khối thi (A, B, C, D…) hạn chế sự tự chủ của các trường trong việc quy định những môn thi thật cần thiết để phù hợp đối với từng ngành đào tạo của từng cơ sở GDĐH; việc thực hiện tuyển sinh mỗi năm một lần theo quy định chung chưa đáp ứng phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Vì vậy, tiếp tục cải tiến tuyển sinh là việc làm cần thiết, cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên nhiều cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về tuyển sinh qua các thời kỳ. Thực tiễn tuyển sinh và quản lý tuyển sinh đại học của Việt Nam đặt ra vấn đề cần có các nghiên cứu lý luận và thực tiễn đầy đủ, tổng thể làm cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp quản lý công tác tuyển sinh ở các cơ sở GDĐH trong giai đoạn mới nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học ở Việt Nam. 1.3. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học đã có rất nhiều nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ về quản lý các hoạt động trong cơ sở GDĐH như quản lý đào tạo, quản lý dạy học, quản lý học tập, quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, quản lý 3 giảng viên đại học,.... nhưng nghiên cứu về quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH một cách đầy đủ và hệ thống, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay còn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay” làm luận án tiến sĩ khoa học Chuyên ngành Quản lý giáo dục là sự lựa chọn đúng hướng, xác định được điểm mới, khoảng trống trong nghiên cứu quản lý giáo dục đại học và có giá trị thực tiễn với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào quản lý công tác tuyển sinh theo hình thức giáo dục chính quy. Mặc dù nghiên cứu sinh cũng nhận thức được rất rõ sự khó khăn trong nghiên cứu tuyển sinh đại học giai đoạn hiện nay, giai đoạn đổi mới giáo dục của Việt Nam, đổi mới giáo dục đại học. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH, luận án đề xuất các giải pháp quản lý tuyển sinh trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Tuyển sinh tại các cơ sở GDĐH trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua vấn đề quản lý tuyển sinh đại học đã có nhiều đổi mới và từng bước được hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh. Quản lý tuyển sinh ở các cơ sở GDĐH đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay còn bộc lộ những hạn chế trong lập kế hoạch tuyển sinh, tổ chức thực hiện hoạt động tuyển sinh và đặc biệt là kiểm tra, đánh giá công tác tuyển sinh,... Tổ chức thực hiện các giải pháp quản lý tuyển sinh: Tổ chức nâng cao nhận thức tầm quan trọng về đổi mới tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học, tổ chức bồi dưỡng năng lực thực thi cho cán bộ quản lý và giảng viên tham gia tuyển sinh,… nâng cao được chất lượng tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH trong giai đoạn mới. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở GDĐH Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học. - Khảo sát và đánh giá thực trạng tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở GDĐH Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học. - Đề xuất giải pháp quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở GDĐH Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học mới. - Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở GDĐH Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học. - Tổ chức thực nghiệm khẳng định tính hiệu quả của giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực thực thi tuyển sinh cho cán bộ quản lý, giảng viên đáp ứng yêu cầu tuyển sinh giai đoạn đổi mới giáo dục đại học” trong việc nâng cao chất lượng công tác TSĐH. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận án - Luận án tiếp cận nghiên cứu quản lý tuyển sinh đại học theo tiếp cận phức hợp: Tiếp cận chức năng quản lý và tiếp cận quá trình, trong đó lấy tiếp cận chức năng quản lý là cơ bản, là sợi chỉ xuyên suốt luận án. - Về chủ thể quản lý: Quản lý tuyển sinh đại học ở các cấp độ vĩ mô và vi mô có rất nhiều chủ thể tham gia quản lý, quản lý nhà nước về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quản lý nhà trường về tuyển sinh của các cơ sở GDĐH; quản lý của các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh. Luận án giới hạn nghiên cứu quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở GDĐH Việt Nam với chủ thể là lãnh đạo các cơ sở GDĐH. Quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ vai trò chỉ đạo; quản lý của các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh với vai trò là chủ thể phối hợp quản lý tuyển sinh đại học. - Cơ sở giáo dục đại học bao gồm các đại học, học viện, trường đại học; Viện hàn lâm, viện có đào tạo trình độ tiến sĩ thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Luận án chỉ nghiên cứu trên cơ sở giáo dục đại học, học viện, trường đại học đào tạo trình độ đại học. 5 - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Miền Bắc: các trường đại học khu vực Hà Nội; Miền Trung: Các trường đại học khu vực Đà Nẵng; Miền Nam: Các trường đại học khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. - Giới hạn thời gian: thời gian lấy số liệu nguồn từ năm 2002 đến nay; thời gian khảo sát 2018-2019. 7. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Tiếp cận trong nghiên cứu đề tài luận án 7.1.1. Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống trong luận án yêu cầu xem xét các vấn đề nghiên cứu về tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học trong các mối quan hệ qua lại của một hệ thống: Quan hệ giữa các khâu của quá trình tuyển sinh đại học; quan hệ giữa quá trình tuyển sinh đại học với quản lý tuyển sinh đại học; quan hệ giữa tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học với các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài cơ sở GDĐH, trong nước và thế giới; mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 7.1.2. Tiếp cận quá trình: Luận án nghiên cứu tuyển sinh đại học đi dọc theo quá trình tuyển sinh để thực hiện việc quản lý các khâu: Chuẩn bị tuyển sinh (nhân lực, vật lực, tài lực,....) tổ chức hoạt động tuyển sinh ở các cơ sở GDĐH (ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, phúc khảo bài thi, ra quyết định trúng tuyển, nhập học,..) tổng kết hoạt động tuyển sinh và chuẩn bị cho quá trình tuyển sinh đại học mới ở các cơ sở GDĐH. 7.1.3. Tiếp cận chức năng: Tiếp cận chức năng quản lý là tiếp cận chính trong nghiên cứu luận án. Tiếp cận chức năng quản lý xem xét các nội dung quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở GDĐH thông qua các nội dung quản lý: Lập kế hoạch tuyển sinh đại học, tổ chức bộ máy cho tuyển sinh đại học; chỉ đạo hoạt động tuyển sinh đại học và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học. Tiếp cận chức năng quản lý sẽ được phối hợp với tiếp cận quá trình trong từng chức năng quản lý để tạo nên một ma trận nội dung quản lý phù hợp với tuyển sinh đại học. 7.1.4. Tiếp cận thực tiễn: Nghiên cứu tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở GDĐH gắn chặt với từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể trong quá trình tuyển sinh đại học của Việt Nam từ trước đến nay. Đặc biệt nghiên cứu 6 tuyển sinh đại học trong một thời kỳ cụ thể - thời kỳ đổi mới giáo dục đại học. Vì vậy, đảm bảo tính thực tiễn sẽ cho một bức tranh khách quan, cụ thể gắn với thực tiễn của GDĐH Việt Nam. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Bằng các phương pháp nghiên cứu lý luận phân tích, tổng hợp, so sánh,... các tài liệu lý luận trong và ngoài nước về tuyển sinh đại học, quản lý tuyển sinh đại học, đặc trưng thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay,... để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận án. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu sản phẩm hoạt động,.... để thu thập số liệu, dữ liệu thực tiễn trong công tác tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học ở Việt Nam để xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các công thức toán học thống kê trong thống kê xác suất như tính điểm trung bình, hệ số tương quan Spiecman, Person,... để định lượng kết quả nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở đó rút ra các kết luận khoa học về những vấn đề nghiên cứu của luận án. 8. Những luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay có đặc trưng riêng, chịu sự tác động của thay đổi về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục và hội nhập quốc tế. Phát hiện được đặc điểm đặc thù của tuyển sinh đại học giai đoạn hiện nay sẽ là cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay. Luận điểm 2: Quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học còn có nhiều bất cập trong lập kế hoạch tuyển sinh, tổ chức hoạt động tuyển sinh, kiểm tra, đánh giá công tác tuyển sinh,… dẫn đến giảm chất lượng tuyển sinh đại học, nhiều khi chưa thực sự khách quan, chưa lựa chọn đúng đối tượng tuyển sinh cần lựa chọn vào học. Luận điểm 3: Tổ chức thực hiện các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học theo tiếp cận phối hợp, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý, phù hợp với yêu cầu đổi mới 7 giáo dục hiện nay, phù hợp với thực tiễn cơ sở GDĐH sẽ nâng cao được chất lượng tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH ở Việt Nam. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lí luận Xây dựng và hoàn thiện cơ sở lí luận về tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học, đóng góp về lý luận cho một lĩnh vực còn ít được nghiên cứu trong quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam. 9.2. Về thực tiễn - Phát hiện và đánh giá đúng thực trạng tuyển sinh đại học (công tác chuẩn bị tuyển sinh, tổ chức hoạt động tuyển sinh và mức độ đảm bảo của các điều kiện cho tuyển sinh đại học; các thuận lợi khó khăn trong việc tuyển sinh đại học hiện nay) và quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở GDĐH Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học. - Đề xuất và khẳng định tính cấp thiết, khả thi và hiệu quả của các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học tại các cơ sở GDĐH Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học. - Có thể sử dụng luận án làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn quản lý tuyển sinh đại học trong những năm tới. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan