Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã nghĩa lộ, tỉnh yên bái (luận văn thạc sĩ)...

Tài liệu Quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã nghĩa lộ, tỉnh yên bái (luận văn thạc sĩ)

.PDF
98
152
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------------------- TẠ HỮU HƯNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------------------- TẠ HỮU HƯNG KHOÁ 2017-2019 QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------------------- TẠ HỮU HƯNG KHOÁ 2017-2019 QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH XÁC NHẬN CỦA HỘI CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sĩ quản lý đô thị và công trình, để hoàn thành đề tài luận văn một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn, tận tình truyền đạt những kiến thức và phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu của các thầy cô. Đây chính là nền tảng kiến thức giúp bản thân em cũng như các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Em xin được gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh, là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa sau đại học trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức hữu ích cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn đến Phòng Quản lý đô thị thị xã Nghĩa Lộ, UBND thị xã Nghĩa Lộ, Thanh tra xây dựng và Đội quản lý trật tự xây dựng thị xã đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này./. Yên Bái, ngày ... tháng … năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tạ Hữu Hưng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tạ Hữu Hưng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 3. Đối tượng, phạm vi và quy mô nghiên cứu .................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 5. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 5 7. Một số thuật ngữ, khái niệm sử dụng............................................................ 5 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 7 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 8 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI ......................... 8 1.1. Giới thiệu chung về thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái ................................... 8 1.1.1. Sự hình thành và phát triển .................................................................... 8 1.1.2. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên ............................................................. 10 1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 13 1.2. Giới thiệu chung về các phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ .......................... 19 1.3. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ 20 1.3.1. Thực trạng về công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch....20 1.3.2. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã Nghĩa Lộ. ....... 25 1.4. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng đô thị tại các phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ……………………………………………………………………..26 1.4.1. Thực trạng quản lý theo giấy phép xây dựng ....................................... 29 1.4.2. Công tác thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự xây dựng ............ 37 1.4.3. Ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị . 38 1.5. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý trật tự xây dựng ................................ 40 1.6. Những hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã Nghĩa Lộ .......................................................................................................... 46 1.6.1. Hạn chế trong công tác quy hoạch……………………………………46 1.6.2. Hạn chế từ phía chủ đầu tư và người dân……………………………..47 1.6.3. Hạn chế trong công tác quản lý cấp phép xây dựng…………………..47 1.6.4. Hạn chế từ công cụ quản lý (hệ thống văn bản pháp luật)……………47 1.6.5. Hạn chế trong công tác tuyên truyền vận động……………………….48 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THỊ XÃ NGHĨA LỘ ........................................ 49 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 49 2.1.1. Mục đích, yêu cầu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ..................... 49 2.1.2. Nguyên tắc và nội dung về quản lý trật tự xây dựng đô thị .................. 49 2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 50 2.2.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật............................................... 50 2.2.2. Các văn bản của địa phương ................................................................. 53 2.2.3. Quy chế quản lý đô thị thị xã Nghĩa Lộ trong công tác quản lý trật tự xây dựng .......................................................................................................... 53 2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 55 2.3.1. Các yếu tố tác động đến thiết lập trật tự xây dựng ............................... 55 2.3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 56 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG THỊ XÃ NGHĨA LỘ ........................................ 67 3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc............................................................. 67 3.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 67 3.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 68 3.1.3. Nguyên tắc............................................................................................. 69 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên các phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ ........................................................................ 69 3.2.1. Xây dựng khung quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã Nghĩa Lộ……69 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch xây dựng và những biến động thay đổi . 70 3.2.3. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra............................. 72 3.2.4. Tăng cường vai trò giám sát, tham vấn của cộng đồng ........................ 75 3.2.5. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý trật tự xây dựng ............................. 78 PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 80 1.1. Kết luận .................................................................................................... 80 1.2. Kiến nghị .................................................................................................. 81 1.2.1. Đối với Chính phủ, Bộ xây dựng và các bộ, các ngành........................ 81 1.2.2. Đối với UBND tỉnh Yên Bái ................................................................. 83 1.2.3. Đối với UBND thị xã Nghĩa Lộ ............................................................ 83 1.2.4. Đối với UBND các phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ .............................. 84 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CBCC Cán bộ công chức CCTHHC Cải cách thủ tục hành chính GPXD Giấy phép xây dựng HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban Nhân dân QLĐT Quản lý đô thị QSDĐ Quyền sử dụng đất TTrXD Thanh tra xây dựng QLTTXDĐT Quản lý trật tự xây dựng đô thị VLXD Vật liệu xây dựng KĐTM Khu đô thị mới DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1 Cửa ngõ thị xã Nghĩa Lộ Hình 1.2 Bản đồ vị trí mối liên hệ vùng trong tỉnh của thị xã Nghĩa Lộ Hình 1.3 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Nghĩa Lộ theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Nghĩa Lộ giai đoạn 2011-2030 Hình 1.4 Hội xòe đặc trưng của người dân tộc Thái sinh sống trên địa bàn Hình 1.5 Khu di tích lịch sử cách mạng Căng và Đồn Nghĩa Lộ Hình 1.6 Bản đồ hành chính các phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ Hình 1.7 Bản đồ ranh giới, vị trí Nghĩa Lộ sau khi điều chỉnh quy hoạch Hình 1.8 Một góc phường Trung tâm và phường Pú Trạng Hình 1.9 Hình 1.10 Công trình Đền thờ liệt sĩ và chùa Ngọc Bích (ví dụ công trình vi phạm trật tự xây dựng) Công trình vi phạm xây dựng sai GPXD và vi phạm trật tự xây dựng Hình 1.11 Công trình nhà ở riêng lẻ xây dựng sai chỉ giới đường đỏ Hình 1.12 Công trình nhà ở riêng lẻ xây dựng sai GPXD Hình 1.13 Công trình nhà ở riêng lẻ xây dựng không phép Hình 1.14 Công trình xây dựng sai chỉ giới xây dựng, khoảng lùi công trình Hình 1.15 Người dân phối hợp tháo dỡ những hạng mục lấn chiếm hành lang an toàn giao thông tại khu vực chợ Mường Lò Hình 2.1 Thành phố Lào Cai từ trên cao Hình 2.2 Hình ảnh thành phố Vĩnh Yên DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu hình Tên hình Sơ đồ 1.1 Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 1.1 Bảng 1.2 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất thị xã Nghĩa Lộ năm 2016 (SLTK thị xã Nghĩa Lộ và số liệu tính toán năm 2016) Địa giới hành chính Thị xã Nghĩa Lộ và các xã, thị trấn huyện Văn Chấn 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một nước đang phát triển đang trong tiến trình hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại các đô thị lớn, tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước, đạt khoảng 38% hiện nay với trên 813 đô thị, nhiều đô thị mới và khu kinh tế đặc thù trong cả nước. Nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành phát triển, nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Các đô thị Việt Nam đang nỗ lực phát triển, nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại. Tỉnh Yên Bái nói chung và thị xã Nghĩa Lộ nói riêng cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đó. Quá trình đô thị hoá mang lại nhiều hiệu quả tích cực xong cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong quản lý đô thị và một trong những hệ lụy cần phải giải quyết đó là trật tự xây dựng. Thời gian qua, Chính phủ và các cấp chính quyền đã quyết liệt chỉ đạo về công tác quản lý trật tự xây dựng trên toàn quốc. Tình hình trật tự xây dựng đã từng bước đi vào nề nếp và có chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, vẫn còn hiện tượng buông lỏng công tác quản lý trật tự xây dựng, không phát hiện, xử lý kịp thời, triệt để các vi phạm trật tự xây dựng, còn có tình trạng đùn đẩy, né tránh đã để xảy ra một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng, gây bức xúc trong dự luận. Vì vậy tình hình vi phạm trật tự xây dựng đã và đang là một vấn đề cần phải xem xét nghiêm túc để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến xây dựng công trình và quản lý quy hoạch xây dựng. Thị xã Nghĩa Lộ là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của các huyện 2 phía Tây tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Yên Bái khoảng 80 km, được tái thành lập từ năm 1995 với diện tích là 1093,5 ha gồm 4 phường. Đến năm 2004, thị xã được điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính theo Nghị định số 167/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ, sáp nhập thêm 3 xã của huyện Văn Chấn. Sau 16 năm tái thành lập, thị xã đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị. Với vị trí trung tâm miền Tây của tỉnh, hệ thống giao thông thuận lợi, thị xã Nghĩa Lộ là trung tâm văn hoá Mường Lò hay một đô thị trẻ có vóc dáng đặc trưng của một đô thị miền núi đã hình thành và phát triển. Thị xã Nghĩa Lộ bao gồm 4 đơn vị hành chính cấp phường là: Trung Tâm, Tân An, Pú Trạng và Cầu Thia có tổng diện tích đất tự nhiên 1130 ha, với dân số 21.092 người. Bên cạnh các phường thuộc khu nội thị, hiện nay, còn có 11 khu dự án phát triển quỹ đất khu dân cư mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đã hình thành xen kẽ với các làng bản truyền thống tại các xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, cánh đồng Mường Lò và khu vực hai bên tuyến đường tránh thị xã. Hiện nay, đối với một thị xã miền núi thì Nghĩa Lộ là một địa phương có tốc độ đô thị hóa khá nhanh đặc biệt là khu vực 4 phường của thị xã, với định hướng phát triển trở thành thị xã văn hoá, trung tâm thương mại – du lịch khu vực phía Tây của tỉnh và cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020. Là địa phương có tiềm năng, cơ hội lớn trong phát triển kinh tế, xã hội. Những công trình xây dựng, các dự án đầu tư xây dựng, các cơ sở thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp, các công trình hạ tầng kỹ thuật và nhà cửa của người dân… đang từng bước làm cho diện mạo của địa phương có những đổi thay to lớn, ngày một khang trang hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn các phường thuộc Thị xã vẫn còn nhiều bất cập (lấn chiếm vỉa hè, xây dựng sai phép, quảng cáo bừa bãi…) mà nguyên nhân sâu 3 xa xuất phát từ việc thiếu công cụ quản lý là hệ thống các quy hoạch xây dựng trên địa bàn và các quy định, quy chế tại địa phương, đặc biệt là khâu quản lý và ý thức của các cán bộ công chức trong công tác quản lý điều hành còn chưa sát sao thiếu giám sát, có một bộ phận cán bộ chưa làm hết trách nhiệm, buông lỏng quản lý, cả nể, tiêu cực tham nhũng dẫn đến những hậu quả khôn lường trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị. Trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, có nhiều công cụ và yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý và cấp phép trong đó đứng vị trí hàng đầu là hệ thống quy hoạch xây dựng. Tại thị xã Nghĩa Lộ, với định hướng nâng cấp đô thị, nên thời gian gần đây các cấp chính quyền địa phương đã chú trọng hơn vào công tác lập và điều chỉnh quy hoạch thị xã, gần đây nhất UBND tỉnh đã phê duyệt đồ án điều chỉnh không gian thị xã. Tuy nhiên, hệ thống quy hoạch xây dựng thị xã còn có nhiều bất cập như chưa phủ kín, chưa đầy đủ quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại các phường, chưa gắn kết và các đồ án quy hoạch đã quá cũ hoặc hết thời hạn quy hoạch. Trong quá trình lập quy hoạch còn có nhiều lỗi như thời gian lập thẩm định phê duyệt đồ án còn chậm, công tác khảo sát còn chưa sát với thực tế, quy hoạch chưa phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương, chưa chú trọng công tác thiết kế đô thị và công tác đánh giá tác động môi trường, không lập hoặc lập không đầy đủ điều lệ quản lý quy hoạch. Để thực hiện xây dựng thị xã trở thành một đô thị miền núi văn minh, hiện đại với những đặc trưng văn hoá Mường Lò, một đô thị bền vững thì hơn bao giờ hết công tác quản lý trật tự xây dựng phải được đặt lên hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng nói chung và qua tìm hiểu và xem xét về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị của trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ em quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái” làm đề tài luận văn tốt 4 nghiệp của mình. * Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tại khu vực nội thị thị xã Nghĩa Lộ. - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị khu vực nội thị thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. * Đối tượng, phạm vi và quy mô nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã Nghĩa Lộ và tập trung nghiên cứu 4 phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ; việc tuân thủ pháp luật về trật tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình; các cơ quan chức năng làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị. - Phạm vi nghiên cứu: Thị xã Nghĩa Lộ nói chung, đặc biệt nghiên cứu phạm vi 4 phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ bao gồm các phường Trung tâm, Pú Trạng, Cầu Thia, Tân An. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp khảo sát thực địa, xử lý thông tin, chụp ảnh hiện trạng; - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; - Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới. * Nội dung nghiên cứu - Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn các phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ trong những năm qua. - Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và các phường. - Tình hình vi phạm trật tự xây dựng, ý thức chấp hành và việc tuân thủ 5 pháp luật về trật tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình. - Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan; công tác tuyên truyền pháp luật về xây dựng. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực quản lý đô thị nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói riêng trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái cũng như những điạ phương khác. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng có tính khả thi cho thị xã Nghĩa Lộ. Có thể giúp các cấp chính quyền xác định rõ tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng đối với công tác quản lý đô thị. Điều chỉnh những bất cập trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn 4 phường cũng như trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện nay. Kiến nghị rà soát điều chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự xây dựng hoàn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. * Một số thuật ngữ, khái niệm sử dụng Chỉ giới đường đỏ: Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác. Chỉ giới xây dựng: Là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất. Chủ đầu tư xây dựng: (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, 6 cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Giấy phép xây dựng: Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Cốt xây dựng: Là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được chọn phù hợp với quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa. Quản lý trật tự xây dựng: Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc đi rà soát kiểm tra những công trình xây dựng trên địa bàn xây dựng mà không đúng như yêu cầu trong giấy phép xây dựng đã được cơ quan cấp phéo cấp cho và có biện pháp xử lý theo luật định. Quản lý trật tự là khâu tiếp theo của khâu cấp phép, dựa trên căn cứ chủ yếu là giấy phép xây dựng và các tiêu chuẩn đã được duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực. Là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự xây dựng, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị. Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị: Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp; công trình xây dựng sai quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng sai thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng mà theo thực tế không có giấy phép xây dựng; công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận, ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư; .... Công trình không phép: Là công trình đã khởi công mà vẫn chưa có giấy phép xây dựng, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có 7 giấy phép xây dựng mà theo thực tế không có giấy phép xây dựng. Công trình sai phép: Là công trình xây dựng không đúng với thiết kế được phê duyệt, không đúng với nội dung giấy phép xây dựng được cấp. * Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. - Chương 2: Cơ sở khoa học của công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã Nghĩa Lộ. - Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. 8 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI 1.1. Giới thiệu chung về thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái 1.1.1. Sự hình thành và phát triển Trong suốt chiều dài lịch sử, thị xã Nghĩa Lộ ngày nay đã trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính. Địa danh Nghĩa Lộ có từ những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Khi đó, Nghĩa Lộ là một sách (sách Nghĩa Lộ) thuộc châu Văn Chấn, phủ Quy Hoá, tỉnh Hưng Hoá. Trong thời Pháp thuộc khi thành lập tỉnh Yên Bái (11/4/1900), Nghĩa Lộ là một xã thuộc tổng Phù Nham, huyện Văn Chấn. Sau đó, năm 1907 thành lập Tổng Nghĩa Lộ trên cơ sở xã Nghĩa Lộ và một số xã lân cận thuộc Tổng Hạnh Sơn, Phù Nham. Trước Cách mạng Tháng 8/1945 có phố Nghĩa Lộ trong xã Nghĩa Lộ thuộc châu Văn Chấn, sau là huyện Văn Chấn. Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, với một vị trí chiến lược khá quan trọng trong khu vực Tây Bắc của Tổ quốc, trên mảnh đất Nghĩa Lộ nhiều thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc đã nhiều lần xâm chiếm. Truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiến cường của nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ trong đấu tranh chống các thế lực phong kiến và ngoại xâm, tinh thần cần cù trong lao động sản xuất được phát huy cao độ trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc sau này dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quốc hội khoá II- kỳ họp thứ 5, ngày 26/10/1962 đã ra Nghị quyết thành lập tỉnh Nghĩa Lộ. Từ năm 1963 thị trấn Nghĩa Lộ trực thuộc Tỉnh Nghĩa Lộ. Ngày 8/10/1971, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 190/CP về việc thành lập Thị xã Nghĩa Lộ (là Thị xã Tỉnh lỵ) gồm thị trấn Nghĩa Lộ và các 9 Bản Tông co, Ao Sen, Tông Pọng của xã Nghĩa An; các bản: Noỏng, Que, Ngoa, Ten và một phần Ả Thượng của xã Nghĩa Phúc; các bản: Lè, Căng nà, Pa khết, Chao Thượng của xã Nghĩa Lợi thuộc huyện Văn Chấn. Ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khoá V đã quyết định hợp nhất 3 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai thành Tỉnh Hoàng Liên Sơn. Hai năm sau, Thị xã Nghĩa Lộ hợp nhất vào huyện Văn Chấn (tháng 3/1978) trở thành thị trấn huyện lỵ của huyện Văn Chấn - Tỉnh Hoàng Liên Sơn, và từ năm 1991 là huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái. Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Tây tỉnh Yên Bái, ngày 15/5/1995, Chính phủ ra Nghị định số 31/CP thành lập lại thị xã Nghĩa Lộ trên cơ sở thị trấn Nghĩa Lộ và một phần địa giới hành chính các xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc thuộc huyện Văn Chấn. Thị xã Nghĩa Lộ có 4 phường: Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia, Pú Trạng với tổng diện tích tự nhiên là 1.093ha, dân số 18.191 người gồm 13 dân tộc anh em. Sau 9 năm thực hiện Nghị định 31/CP của Chính phủ. Theo đề nghị của UBND tỉnh Yên Bái, ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 167/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Nghĩa Lộ. Thị xã Nghĩa Lộ sau khi được mở rộng địa giới hành chính có diện tích tự nhiên là 2.9996,6 ha với 26.032 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia, Pú Trạng và các xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc. [27]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan