Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trường trung học cơ sở ...

Tài liệu Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh

.PDF
110
138
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ THỊ THÚY QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ THỊ THÚY QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÍNH THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chƣa hề đƣợc sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Tác giả Lê Thị Thúy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh”, đến nay đề tài đã đƣợc hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tác giả xin cảm ơn Hội đồng khoa học, quý thầy cô giáo khoa khoa Tâm lý- Giáo dục, Phòng Đào tạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Tính, ngƣời đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể sƣ phạm, các em học sinh của các trƣờng THCS Uông Bí tỉnh Quảng Ninh cùng Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Uông Bí đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin quý báu, động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu thực tiễn đề tài này. Mặc dù có nhiều cố gắng, song đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong muốn tiếp tục nhận đƣợc lời chỉ dẫn của các thầy cô, các nhà nghiên cứu khoa học, những ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực đề tài nghiên cứu để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả Lê Thị Thúy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ vi MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ........... 5 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................ 5 1.2. Các khái niệm công cụ.................................................................................. 9 1.2.1. Quy chế chuyên môn ........................................................................... 10 1.2.2. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ........................ 10 1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở trƣờng THCS .................................................................................. 12 1.3.1. Mục đích của quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở trƣờng THCS .................................................................................. 12 1.3.2. Nội dung quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở trƣờng THCS ..................................................................................... 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.3.3. Nguyên tắc, phƣơng pháp và hình thức quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở trƣờng THCS ....................................... 16 1.3.4. Quy trình quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viênở trƣờng THCS ..................................................................................... 21 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trƣởng ......................................................................................................... 24 1.4.1. Các văn bản pháp quy của nhà nƣớc về công tác quản lý của Hiệu trƣởng..... 24 1.4.2 Các yếu tố chủ quan.............................................................................. 25 1.4.3. Yếu tố khách quan ............................................................................... 26 Kết luận chƣơng 1.............................................................................................. 28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH ........................................................................................ 29 2.1. Tổ chức khảo sát ......................................................................................... 29 2.1.1. Khái quát đặc điểm tình hình giáo dục, kinh tế-xã hội Thành phố Uông Bí ............................................................................................... 29 2.1.2. Tổ chức khảo sát .................................................................................. 33 2.2. Thực trạng quản lí thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh ..................................................... 34 2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh ............... 34 2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ................................................................... 36 2.2.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn ............................ 39 2.2.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện quy chế chuyên môn của GV ......................................................................................... 55 2.3. Đánh giá chung về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh .................................. 58 2.3.1. Đánh giá chung về thực trạng .............................................................. 58 2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ......................................................... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết luận chƣơng 2.............................................................................................. 61 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................................... 63 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 63 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ....................................................... 63 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ...................................................... 63 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ......................................................... 63 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...................................................... 64 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững ..................................................... 64 3.2. Các biện pháp cụ thể ................................................................................... 64 3.2.1. Thƣờng xuyên hoàn thiện quy chế chuyên môn và tổ chức thực hiện quy chế chuyên môn .................................................................... 64 3.2.2. Tổ chức phân loại, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên . 69 3.2.3. Phối hợp các lực lƣợng phục vụ việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên và giám sát thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên .............................................................................................. 72 3.2.4. Chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học, dự giờ, thăm lớp, seminar bài học .................... 75 3.2.5. Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá việc chấp hành quy chế chuyên môn của giáo viên................................................................................ 77 3.2.6. Khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, phục vụ việc dạy và học. ............ 80 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 83 3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất ...... 84 Kết luận chƣơng 3.............................................................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 89 1. Kết luận .......................................................................................................... 89 2. Khuyến nghị................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 92 PHỤ LỤC ............................................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý DH : Dạy học GD-ĐT : Giáo dục - Đào tạo GV : Giáo viên HĐ : Hoạt động HS : Học sinh THCS : Trung học cơ sở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quy mô mạng lƣới trƣờng, lớp, HS cấp THCS ................................ 30 Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 5 năm qua .................................................... 32 Bảng 2.3: Chất lƣợng học sinh giỏi THCS 5 năm qua ...................................... 32 Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên .................... 34 Bảng 2.5: Mức độ thực hiện kế hoạch quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của CBQL và giáo viên ........................................................... 36 Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ............................................................... 37 Bảng 2.7: Thực trạng chỉ đạo phân công giảng dạy của Hiệu trƣởng ............... 40 Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng, mức độ thực hiện biện pháp chỉ đạo giáo viên soạn bài của Hiệu trƣởng ........................... 43 Bảng 2.9: Biện pháp của Hiệu trƣởng chỉ đạo giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài ..... 45 Bảng 2.10: Thực trạng biện pháp quản lý thực hiện chƣơng trình giảng dạy ... 48 Bảng 2.11: Thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng giáo viên ......... 52 Bảng 2.12: Thực trạng chỉ đạo giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ..................................................................................... 53 Bảng 2.13: Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn ở trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh .................. 55 Bảng 3.1: Kết quả đánh giá của chuyên gia về các biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trƣờng THCS thành phố Uông Bí ........................................................................................... 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài .......... 46 Biểu đồ 2.2: Mức độ thực hiện của biện pháp quản lý về việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy ở các trƣờng THCS thành phố Uông Bí đƣợc thể hiện ở biểu đồ sau ........................................................... 50 Biểu đồ 3.1: Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ............................................... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu vi http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động dạy học trong trƣờng THCS là hoạt động cơ bản, chủ yếu và quan trọng trong trƣờng THCS, để hoạt động dạy học đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả cao đòi hỏi việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên phải nghiêm túc và có hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn giúp giáo viên giữ đƣợc kỷ cƣơng, nề nếp trong dạy học, thực hiện đúng những chuẩn mực, tiêu chuẩn đề ra từ đó nâng cao chất lƣợng dạy và học. Tuy nhiên việc chấp hành quy chế chuyên môn của giáo viên lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố quản lý của nhà trƣờng, đặc biệt là vai trò quản lý của ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng THCS. Trong hoạt động quản lý của nhà trƣờng thì quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và đƣợc đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý của Hiệu trƣởng. Biện pháp quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trƣởng có vai trò đặc biệt vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, yếu tố quyết định chất lƣợng giáo dục của mỗi nhà trƣờng. Vì thế ngƣời Hiệu trƣởng phải là hạt nhân chủ yếu trong việc ứng dụng khoa học quản lý. Vận dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp quản lý, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục. Thực tế ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh các trƣờng THCS đã có những đổi mới nhất định về công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, song kết quả đạt đƣợc chƣa cao. Những biện pháp quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn mà Hiệu trƣởng đã áp dụng vào công tác quản lý của mình hầu hết là do kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm của ngƣời đi trƣớc truyền lại cho ngƣời đi sau đồng thời tự học là chính. Vì vậy nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý của Hiệu trƣởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trƣờng THCS Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bộ có tính khả thi cao, phù hợp với phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế nƣớc nhà là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý của Hiệu trƣởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất các biện pháp tăng cƣờng quản lý của hiệu trƣởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục của các nhà trƣờng. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý nhà trƣờng của Hiệu trƣởng trƣờng THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. 3.3. Khách thể điều tra - Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng: 14 đồng chí. - Giáo viên 05 trƣờng THCS thành phố Uông Bí: 200 đồng chí 4. Giả thuyết khoa học Chất lƣợng giáo dục, dạy học ở trƣờng THCS phụ thuộc một phần vào việc chấp hành quy chế chuyên môn của giáo viên và công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trƣởng. Nếu đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý của hiệu trƣởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn phù Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hợp với đối tƣợng quản lý và điều kiện của nhà trƣờng thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng giáo dục, dạy học của các nhà trƣờng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trƣờng THCS. 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trƣờng THCS thành phố Uông Bí. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trƣờng THCS thành phố Uông Bí. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu về các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở 05 trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Đó là các trƣờng: THCS Trƣng Vƣơng; THCS Nguyễn Trãi; THCS Nam Khê; THCS Phƣơng Đông và THCS Trần Quốc Toản. Các số liệu nghiên cứu đƣợc lấy từ năm học 2010-2011 đến năm 2012-2013. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Để có cơ sở lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu. Tôi tiến hành thu thập tài liệu lý luận, nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, các công trình khoa học về quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn từ đó phân tích tổng hợp vấn đề từ góc lý luận có liên quan đến luận văn. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp quan sát Phƣơng pháp quan sát các hình thức thể hiện công tác quản lý của Hiệu trƣởng và hoạt động thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên các trƣờng THCS. + Phương pháp điều tra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Điều tra thu thập số liệu bằng các phiếu, biểu mẫu thống kê về thực trạng Hiệu trƣởng quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trƣờng THCS thành phố Uông Bí trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của các bộ phận quản lý nhà trƣờng, nhằm mục đích đánh giá thực trạng quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, các chuyên gia, các chuyên viên để nhằm đánh giá thực trạng một số biện pháp quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. + Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn các Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn ở các trƣờng THCS làm rõ thực trạng quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. + Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm: Hồ sơ quản lý, các biên bản về kiểm tra nội bộ trƣờng học của Hiệu trƣởng đặc biệt là quản lý chuyên môn của Hiệu trƣởng. + Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất để quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. + Phương pháp bổ trợ: Sử dụng phƣơng pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ các phiếu thu thập đƣợc. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận và khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở trƣờng THCS. Chƣơng 2. Thực trạng quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 3. Biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyên môn trong các nhà trƣờng nói chung và nhà trƣờng THCS nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong đó có Việt Nam quan tâm. Các tác giả đã dành nhiều công sức tìm hiểu, nghiên cứu, qua hoạt động thực tiễn tại các cơ sở giáo dục, tìm ra nhiều biện pháp quản lý trong đó có quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên sao cho hiệu quả nhất, nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục Xô Viết trong những công trình nghiên cứu của mình đã cho rằng "Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên". Với kinh nghiệm thực tiễn 26 năm làm Hiệu trƣởng V.A.Khuđôminki đã tổng kết đƣợc những thành công cũng nhƣ thất bại của mình, cùng với nhiều tác giả khác ông đã đƣa ra một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trƣởng trƣờng phổ thông nhƣ sau: * Phân công hợp lý công việc qua các thành viên trong Ban Giám hiệu: Hiệu trƣởng, các Phó hiệu trƣởng Các tác giả nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ sự thống nhất quản lý giữa Hiệu trƣởng và các Phó hiệu trƣởng để đạt mục tiêu đề ra. Các tác giả đều khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Hiệu trƣởng. Tuy nhiên, trong thực tế cùng tham gia quản lý nhà trƣờng với Hiệu trƣởng còn có vai trò của các Phó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hiệu trƣởng, đặc biệt là Phó hiệu trƣởng phụ trách công tác chuyên môn. Tất nhiên công việc của Hiệu trƣởng và các Phó hiệu trƣởng đều nhằm tiến tới mục tiêu chung của nhà trƣờng, song làm thế nào để công việc của Hiệu trƣởng và các Phó hiệu trƣởng đạt hiệu quả cao nhất, tránh "dẫm chân" lên nhau, tránh bị "lấn sân" của nhau, làm thế nào để huy động tốt nhất sức mạnh của tập thể giáo viên. Đó là vấn đề các tác giả đặt ra trong những công trình nghiên cứu của mình. Vì vậy V.A.Khuđôminki cũng nhƣ các tác giả trƣớc đều chú trọng đến, sự phân công hợp lý giữa Hiệu trƣởng và các Phó hiệu trƣởng ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa: Hiệu trƣởng là ngƣời lãnh đạo tập thể sƣ phạm của nhà trƣờng, chịu trách nhiệm về các vấn đề chung, song không xa rời công tác dạy học. Hiệu trƣởng có thể trực tiếp quản lý một công tác chuyên môn cụ thể nào đó và am hiểu công tác dạy học môn chuyên ngành thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Các Phó hiệu trƣởng cùng với Hiệu trƣởng đề ra kế hoạch công tác dạy học tối ƣu nhất trong điều kiện cụ thể và là ngƣời tổ chức thực hiện kế hoạch này. * Xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên Trong những trang viết của mình V.A.Khuđôminki cũng nhƣ các tác giả V.P Xtrezicodin, Gigoocscaia, Zakhanôp... đều cho rằng, một trong những chức năng của Hiệu trƣởng nhà trƣờng là phải xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo trong lao động và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện hơn. Muốn xây dựng đƣợc đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tâm huyết với nghề, ngƣời Hiệu trƣởng phải có quyền lựa chọn đội ngũ giáo viên cho trƣờng mình đó là những ngƣời mà nói theo V.A.Khuđôminki thì "Người giáo viên tốt nhất phải là người yêu trẻ, phải biết giao tiếp với trẻ, nắm vững chuyên môn giảng dạy, nắm vững các khoa học có liên quan đến các môn trong nhà trường, vận dụng linh hoạt lý luận dạy học, lý luận giao tiếp, tâm lý học... trong thực tiễn công tác của mình, đồng thời phải thành thạo kỹ năng trong lĩnh vực đó". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hiệu trƣởng phải biết đề ra yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của từng giáo viên trong trƣờng, từ đó có nội dung, hình thức bồi dƣỡng phù hợp. Những biện pháp bồi dƣỡng có hiệu quả đƣợc các tác giả đề cập đến là tổ chức cho giáo viên học tập có hệ thống về triết học, kinh tế chính trị học, lý luận về Chủ nghĩa cộng sản khoa học, với các hình thức phong phú và hấp dẫn, trao đổi thông tin, triển lãm khoa học, giao lƣu với giáo viên dạy giỏi... nhằm mục đích, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bộ môn của mình giảng dạy, đồng thời cũng hoàn thiện hơn tay nghề sƣ phạm của mình. * Tổ chức hội thảo khoa học Một trong những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyên môn mà các nhà nghiên cứu quan tâm chính là tổ chức hội thảo khoa học. Bởi tổ chức hội thảo khoa học là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lƣợng chuyên môn của giáo viên. Vì "Giáo viên càng hiểu biết nhiều anh ta vạch ra trước học sinh những triển vọng của khoa học, thường xuyên hơn, càng làm cho học sinh hiểu kỹ, tính ham hiểu biết của học sinh bộc lộ ra nhiều hơn, ở các em sẽ nảy sinh ra nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc hơn, những câu hỏi các em đặt ra sẽ thông minh hơn, thú vị hơn và khó hơn". Qua các buổi hội thảo Hiệu trƣởng hiểu thêm đƣợc các quan điểm của giáo viên về việc dạy học, bản thân các giáo viên nắm vững hơn, hiểu sâu hơn về khoa học cơ bản, về các vấn đề còn mơ hồ và họ sẽ mở rộng hơn về tầm nhìn, tầm hiểu biết vận dụng vào trong giảng dạy từ đó để nâng cao chất lƣợng dạy học. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, chủ yếu về mặt lý luận nhƣ quản lý và chức năng quản lý, về tiêu chuẩn và các phẩm chất cần có của ngƣời quản lý, về vai trò của Hiệu trƣởng trƣờng phổ thông, về sự liên hệ giữa khoa học quản lý và khoa học khác. Cũng có những công trình nghiên cứu riêng về chân dung ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng học, có thể kể đến là các công trình của các tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Ngọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Quang, Hà Sỹ Hồ, Nguyễn Văn Lê, Lê Tuấn ...trong các công trình đó các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản lý trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Tác giả Hà Sỹ Hồ cho rằng "Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo việc quản lý chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường". Đặc biệt với sự tâm huyết của mình với công tác giáo dục tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trƣởng phải là ngƣời "Luôn luôn biết kết hợp một cách hữu cơ sự quản lý dạy và học (theo nghĩa rộng) với sự quản lý các quá trình bộ phận, hoạt động dạy và học các môn và hoạt động khác bổ trợ cho hoạt động dạy và học nhằm làm cho tác động giáo dục được hoàn chỉnh trọn vẹn" [18] Biện pháp giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho giáo viên và bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng tiềm lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cũng là biện pháp đƣợc tác giả Nguyễn Văn Lê, chú trọng trong các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng. Tác giả Nguyễn Thị Ân đánh giá cao công tác thi đua và khen thƣởng trong quá trình quản lý. Tác giả cho rằng thi đua là động lực cho mọi thành viên phát huy hết khả năng, trí tuệ, động viên lẫn nhau dạy thật tốt, học thật tốt, làm cho chất lƣợng và hiệu quả giáo dục ngày một nâng cao hơn [1]. Về vai trò công tác quản lý trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, tác giả Lê Ngọc Trà, Nguyễn Ngọc Thanh cũng nhấn mạnh trong tài liệu Giáo dục tiểu học- những vấn đề đặt ra ở các nƣớc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng nhƣ sau: “Các nhà làm công tác quản lý giáo dục phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng điều hành và quản lý của mình để qua đó tác động có hiệu quả vào quá trình cải tiến chất lượng ở các khâu, các bộ phận của hệ thống giáo dục ở cấp vi mô cũng như vĩ mô" các công trình khoa học này với tầm vóc quy mô cũng nhƣ ý nghĩa, lý luận và thực tiễn nhất định trong quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trƣờng học, tuy nhiên các công trình này chủ yếu chỉ nghiên cứu về mặt lý luận. Song vấn đề nghiên cứu các biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn, nhằm nâng cao chất lƣợng chuyên môn của giáo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viên phổ thông đặc biệt là cấp THCS, chƣa đƣợc đề cập cụ thể, đầy đủ và chi tiết trong khoa học giáo dục. Gần đây một số luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục chuyên ngành quản lý giáo dục bƣớc đầu tổ chức nghiên cứu thực trạng và hệ thống đƣợc một số vấn đề về quản lý cũng nhƣ đề xuất một số biện pháp quản lý trƣờng học nhƣ đề tài: "Biện pháp quản lý hoạt động dạy và giao lưu thầy trò nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THPT tỉnh Gia Lai" của Trần Ngọc Chi (1997); "Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT thị xã Sơn La" của Nguyễn Khắc Tâm (2000); Quản lý hoạt động dạy học của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các trường THCS ở huyện Ý Yên tỉnh Nam Định” của Bùi Anh Đào (2012)…, Có nhiều đề tài luận văn thạc sĩ đã quan tâm đến vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý hoạt động chuyên môn đó là các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, Triệu Thị Chính, Nguyễn Thị Oanh đã khai thác vấn đề quản lý hoạt động của tổ chuyên môn để nâng cao chất lƣợng dạy học. Nhìn chung các đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về: lý luận quản lý; quản lý giáo dục; quản lý trƣờng học, đã khảo sát đƣợc thực trạng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trƣởng và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trƣởng. Kết quả nghiên cứu các đề tài trên đã đóng góp vào việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyên môn của giáo viên và phổ biến một số kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý ở từng địa phƣơng. Với giáo dục THCS trong thành phố Uông Bí, nói chung còn ít chuyên đề, bài viết về góc độ quản lý chất lƣợng, quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở trƣờng THCS, có rất ít các nhà quản lý quan tâm đó là các vấn đề còn thiếu mà tác giả muốn đề cập trong luận văn này. 1.2. Các khái niệm công cụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.2.1. Quy chế chuyên môn 1.2.1.1. Chuyên môn Chuyên môn là tổ hợp các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thực hành mà con ngƣời tiếp thu đƣợc, qua đó tạo lập để có khả năng thực hiện một loạt công việc trong phạm vi một ngành nghề nhất định theo phân công của xã hội. 1.2.1.2. Quy chế chuyên môn Quy chế chuyên môn là bộ văn bản có tính pháp quy do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành, quy định các hoạt động chuyên môn mà giáo viên phải thực hiện, căn cứ đó để cán bộ quản lý nhà trƣờng và mỗi giáo viên thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời là cơ sở để đánh giá chuẩn nghề nghiệp, xếp loại công chức hàng năm. Dựa trên hệ thống văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo và các trƣờng THCS xây dựng những quy định về việc thực hiện quy chế chuyên môn trong từng địa phƣơng và nhà trƣờng nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trƣờng. Thực hiện quy chế chuyên môn bao gồm nhiều nội dung: Thực hiện chƣơng trình nội dung giảng dạy, kế hoạch, nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành, những văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo dục - Đào tạo về hoạt động chuyên môn, Quy chế hoạt động của Trƣờng, quy chế thi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vv…. 1.2.2. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên Quản lý là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tƣợng và khách thể quản lý nhằm chỉ huy điều hành mọi hoạt động của tổ chức, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ tổ chức đã đề ra nâng cao chất lƣợng hiệu quả công việc. Hiệu trƣởng trƣờng THCS là ngƣời đứng đầu nhà trƣờng, chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên và nhà trƣờng về quản lý trƣờng THCS với việc thực hiện có hiệu quả những chức năng, nhiệm vụ của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng trƣờng THCS phải thực hiện hàng loạt các hoạt động quản lý nhƣ quản lý hoạt động 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan