Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước hà nội...

Tài liệu Quản lý thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước hà nội

.PDF
118
332
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ THỊ HIỀN QUẢN LÝ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ THỊ HIỀN QUẢN LÝ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI Chuyên ngành: Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN QUANG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Cam đoan đề tài: “Quản lý thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước Hà Nội”. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Quang Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tạp phẩm, tạp chí và trang Web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Võ Thị Hiền LỜI CẢM ƠN Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy (cô) giáo, và các cán bộ công chức Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn đến Thầy giáo –TS Nguyễn Văn Quang là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp trong cơ quan và đặc biệt là gia đình, những ngƣời thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tuy đã có sự nỗ lực nghiên cứu nhƣng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quí thầy (cô) và quý độc giả để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn! Xin chân thành cám ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1....................................................................................................... 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA .................... 5 KHO BẠC NHÀ NƢỚC ................................................................................... 5 1.1. Tổng quan tài liệu....................................................................................... 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ..................................................... 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................ 7 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nƣớc ................................................................................................................... 9 1.2.1. Các khái niệm ...................................................................................... 9 1.2.2. Phƣơng pháp quản lý thanh toán không dùng tiền mặt ..................... 10 1.2.3. Công cụ quản lý thanh toán không dùng tiền mặt ............................. 11 1.2.4. Vai trò của quản lý thanh toán không dùng tiền mặt ......................... 11 1.2.5. Quản lý thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN ....................... 12 CHƢƠNG 2..................................................................................................... 29 THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 29 2.1. Nguồn dữ liệu .......................................................................................... 29 2.1.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp ....................................................................... 29 2.1.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp ....................................................................... 29 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 30 2.2.1. Phƣơng pháp tổng quan tài liệu ......................................................... 30 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu.......................................... 30 2.2.3. Phƣơng pháp thống kê, so sánh ......................................................... 31 CHƢƠNG 3..................................................................................................... 32 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI ...................................... 32 3.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội ................................................ 32 3.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn ......................................................................... 32 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội ................................ 36 3.2. Thực trạng quản lý thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội .................................................................................................... 37 3.2.1. Khách hàng giao dịch và quy trình thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội .......................................................................................................... 37 3.2.2. Những biện pháp quản lý TTKDTM KBNN Hà Nội đã triển khai ... 40 3.2.3. Phân tích kết quả phát triển TTKDTM tại KBNNHN ..................... 61 3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý TTKDTM qua Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội ............................................................................................................. 66 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 66 3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ......................... 68 CHƢƠNG 4..................................................................................................... 77 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI ........ 77 4.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp.................................................................... 77 4.1.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc về phát triển TTKDTM ...................................................................................................................... 77 4.1.2. Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 ..................................... 79 4.1.3. Định hƣớng xây dựng KBNN Hà Nội không giao dịch bằng tiền mặt ...................................................................................................................... 81 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý TTKDTM qua Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội ............................................................................................................. 82 4.2.1. Thực hiện nghiêm quy định về các khoản chi đƣợc thanh toán bằng tiền mặt ................................................................................................................ 82 4.2.2. Tăng cƣờng các công cụ, phƣơng thức TTKDTM ............................ 87 4.2.3. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ............................................. 90 4.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn khách hàng giao dịch ....................................................................................................... 92 4.2.5. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra ........................................... 93 4.3. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền .......................... 93 4.3.1. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nƣớc ..................................................... 93 4.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính .............................................................. 97 4.3.3. Đề xuất với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan ......................... 100 KẾT LUẬN ................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nguyên nghĩa Ký hiệu 1 KB Kho bạc 2 KBNN Kho bạc Nhà nƣớc 3 KBNNHN Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội 4 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 5 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 6 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 7 PHT Phối hợp thu 8 POS Thu qua máy chấp nhận thẻ 9 TABMIS Hệ thống Quản lý thông tin Ngân sách và Kho bạc 10 TCS-TT/TCS Chƣơng trình quản lý ứng dụng thu NSNN tại KBNN theo dự án Hiện đại hóa thu NSNN của Bộ Tài chính 11 TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt 12 TTLKB Thanh toán điện tử liên kho bạc của Kho bạc Nhà nƣớc 13 TTLNH Thanh toán điện tử liên ngân hàng 14 TTSPĐT Thanh toán song phƣơng điện tử i DANH MỤC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 Các phƣơng thức TTKDTM 52 2 Bảng 3.2 Thanh toán LKB 55 3 Bảng 3.3 Tổng hợp số liệu TTKDTM so với tổng 4 Bảng 3.4 Nội dung Trang doanh số thanh toán (DSTT) 61 Số liệu các dạng sai sót 64 ii DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Hình 3.1 2 Hình 3.2 3 Hình 3.3 4 Hình 3.4 Ủy nhiệm thu qua NHTM 48 5 Hình 3.5 Doanh số thanh toán theo hình thức thanh toán 62 6 Hình 3.6 Số món thanh toán theo hình thức thanh toán 62 7 Hình 3.7 Các loại sai sót 65 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của KBNN Hà Nội Sơ đồ quy trình thanh toán các khoản chi tại KBNN Hà Nội Sơ đồ quy trình thanh toán các khoản thu tại KBNN Hà Nội iii Trang 37 38 40 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang không ngừng phát triển trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo thống kê mới nhất của Citigroup và Đại học Imperial College London (Anh) ƣớc tính rằng, thế giới có thể tiết kiệm đƣợc 150 tỷ USD mỗi năm bằng việc số hóa 1/4 các thanh toán bằng tiền mặt và séc (Digital money index, 2017). Nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển đã gần nhƣ bỏ phƣơng thức thanh toán bằng tiền mặt nhƣ Thụy Điển, Anh, Singapo, Đức…. Thực tế không phủ nhận về lợi ích của TTKDTM. Chuyển sang TTKDTM thì không chỉ ngƣời tiêu dùng mà tất cả các bên liên quan đều có lợi. Quan trọng không kém, các hành vi nhƣ trốn thuế, rửa tiền và các hoạt động xã hội đen… cũng trở nên khó thực hiện hơn trong một xã hội không sử dụng tiền mặt, nhờ đó nhà nƣớc có thể nâng cao hiệu quả quản lý và thu thuế, đồng thời cũng tăng tính hấp dẫn với đầu tƣ nƣớc ngoài. Những năm trở lại đây, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy mạnh quá trình TTKDTM trong các ngân hàng, cơ quan, tổ chức và ngƣời dân. Ngày 30/12/2016, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Mục tiêu của Đề án là tạo sự chuyển biến rõ rệt về TTKDTM trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phƣơng tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lƣu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phƣơng tiện thanh toán. Để thực hiện chủ trƣơng thanh toán không dùng tiền mặt theo định hƣớng của Chính phủ, Kho bạc Nhà nƣớc (KBNN) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính trực tiếp quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc, quản lý ngân quỹ, các 1 quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác cũng đã xác định rõ đƣợc nhiệm vụ phải quản lý các giao dịch TTKDTM trong Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020. Theo đó, thực hiện quản lý công tác thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, đến năm 2020, về cơ bản, Kho bạc Nhà nƣớc không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt. TTKDTM qua KBNN có tác dụng rất lớn đối với nền kinh tế nói chung và đối với quản lý quỹ Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN) nói riêng qua đó giúp tập trung nhanh chóng các khoản thu NSNN, chi NSNN kịp thời và trực tiếp đến các đơn vị thụ hƣởng, đồng thời hạn chế các hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng, tiết kiệm chi phí, thúc đẩy sự vận động của hàng hóa, lành mạnh quá trình lƣu thông tiền tệ. Vì vậy, việc quản lý thanh toán không dùng tiền mặt để nâng cao tỉ trọng TTKDTM là hết sức cần thiết và cấp bách. Ở góc độ nào đó, đến nay, những nội dung về quản lý TTKDTM chƣa đƣợc chúng ta tiếp cận một cách đầy đủ và có hệ thống, mặc dù quốc tế và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý TTKDTM, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu thƣờng thực hiện trong lĩnh vực Ngân hàng hoặc trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử. Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nƣớc, nơi diễn ra các hoạt động kinh thanh toán quy mô lớn nhƣng thực tế quản lý thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN Hà Nội thời gian qua vẫn còn những hạn chế, trong đó chủ yếu là sự khác biệt giữa chuẩn thông điệp thanh toán, chất lƣợng dịch vụ thanh toán còn thấp, trình độ hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin còn hạn chế…..do đó việc nghiên cứu hoạt động quản lý TTKDTM qua KBNNHN có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Xuất phát từ những nội dung trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn chỉ những mặt còn hạn chế, nguyên nhân trong việc kiểm soát, thanh toán không tiền mặt tại Kho bạc Nhà nƣớc 2 Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý. 2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Những giải pháp nào để tăng cƣờng quản lý TTKDTM qua KBNN Hà Nội? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp cơ sở lý luận về quản lý TTKDTM qua KBNN. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý TTKDTM tại KBNN Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý TTKDTM tại KBNN Hà Nội một cách hiệu quả là cơ sở để áp dụng cho toàn hệ thống Kho bạc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN Hà Nội 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tác giả lựa chọn KBNN Hà Nội - là đơn vị có cơ sở hạ tầng tốt, công nghệ thông tin phát triển, các hình thức và phƣơng thức TTKDTM đƣợc sử dụng rộng rãi. - Phạm vi thời gian: Trong phân tích thực trạng, đề tài tập tập trung phân tích giai đoạn năm 2014 đến 2016, đây là giai đoạn TTKDTM trong cả nƣớc nói chung và qua Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội nói riêng có những chuyển biến tích cực. Các chủ trƣơng, chính sách lớn của Chính phủ, Bộ, ngành về quản lý TTKDTM đƣợc triển khai mạnh mẽ, quyết liệt. 3 5. Những đóng góp của đề tài - Về lý luận: Luận văn khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận liên quan đến nội dung quản lý TTKDTM tại KBNN. Những nội dung lý luận trong luận văn sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo thiết thực và bổ ích cho những nghiên cứu sau này về quản lý TTKDTM tại KBNN. - Về thực tiễn: Qua phân tích, luận văn xem xét và đánh giá tổng thể thực trạng công tác quản lý TTKDTM tại KBNN hiện nay, đánh giá những thuận lợi và khó khăn gặp phải, tìm nguyên nhân, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TTKDTM . 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục luc, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý TTKDTM qua Kho bạc Nhà nƣớc Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý TTKDTM tại Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý TTKDTM qua Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan tài liệu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Qua tìm hiểu nội dung thanh toán trong hệ thống Kho bạc của 1 số quốc gia có hệ thống thanh toán hiện đại nhƣ Mỹ, Austrâylia, New Zealand…. chức năng của KBNN chủ yếu là: đƣa ra khuyến nghị cải thiện điều kiện kinh tế tài chính đảm bảo cho sự tăng trƣởng kinh tế ở mức cao và mức sống đƣợc cải thiện; giám sát và quản lý các vấn đề tài chính công; kiểm tra và đánh giá các khuyến nghị về kinh tế tài chính áp dụng; quản lý để duy trì khu vực nhà nƣớc hoạt động với hiệu suất cao. Do vậy sẽ không có nghiệp vụ thanh toán thu chi qua hệ thống KBNN, từ đó vấn đề quản lý TTKDTM không đặt ra đối với cá nhân và tổ chức nghiên cứu tại phần nhiều các quốc gia. Qua nghiên cứu hoạt động quản lý TTKDTM trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội Lào giai đoạn 2005-2010 (Kham pha Panmalaythong, 2012), luận án đã đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm các chủ thể tham gia, các phƣơng thức và phƣơng tiện thanh toán, những yêu cầu của quản lý TTKDTM và các nhân tố tác động đến quản lý TTKDTM; các quy trình thanh toán trong KB Quốc gia Lào; rút kinh nghiệm qua thực tế TTKDTM của một số nƣớc để vận dụng đối với Lào. Luận án đã chỉ ra 2 hạn chế gồm cơ sở pháp lý của hệ thống thanh toán chƣa đầy đủ và đồng bộ; công nghệ thanh toán chƣa phát triển và thuận tiện. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các cơ quan hữu trách còn đang xem nhẹ tầm quan trọng và tính cần thiết của quản lý TTKDTM; tâm lý và 5 thói quen thanh toán bằng tiền mặt đã ăn sâu vào ý thức của các đơn vị giao dịch; cơ cấu tính phí dịch vụ của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang bất hợp lý, thiếu động cơ đủ mạnh để khuyến khích TTKDTM; kinh tế của CHDCND Lào chƣa phát triển. Trên cơ sở định hƣớng của Quốc gia Lào về phát triển TTKDTM đến năm 2020, luận án đã đƣa ra các giải pháp và 2 nhóm kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý TTKDTM tại KBQG Lào. Nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với Kho bạc Lào do mô hình tổ chức kho bạc, công nghệ, kỹ thuật của hệ thống Kho bạc Lào đã có bƣớc phát triển tƣơng đồng với trình độ phát triển của công nghệ TTKDTM. Một nghiên cứu về những thách thức trong việc thực hiện Hệ thống thanh toán điện tử - Trƣờng hợp Hệ thống thanh toán E-zwich của Ghana (Delali Kumaga, 2010), tác giả đã điều tra những thách thức trong việc thực hiện và sử dụng thanh toán điện tử ở Ghana. Ngoài ra, tác giả cũng cố gắng đánh giá mức độ sử dụng các hệ thống thanh toán dựa trên thẻ, chẳng hạn ezwich, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chính đƣợc thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn sâu với Hệ thống thanh toán và thanh toán liên ngân hàng Ghana (GHIPSS) - đơn vị chịu trách nhiệm về hệ thống thanh toán điện tử e-zwich ở Ghana và các quan chức cấp cao của một số ngân hàng lớn ở Ghana. Bảng câu hỏi cũng đƣợc phân phát cho các cửa hàng và cá nhân sử dụng e-zwich và thẻ ghi nợ. Việc thực hiện e-zwich mặc dù có những thách thức nhƣng là một bƣớc đi đúng hƣớng cho sự phát triển của đất nƣớc. Nghiên cứu cũng cho rằng e-zwich có tiềm năng giảm bớt tiền ở Ghana và bắt đầu cho thấy một số dấu hiệu tốt về các sáng kiến tốt của GHIPSS. Nghiên cứu chỉ ra cần phải có thêm sự giáo dục của công chúng và các ngân hàng để thực hiện đầy đủ năng lực của mình. 6 Cùng với sự phổ biến của thƣơng mại điện tử và mua hàng trực tuyến, hệ thống thanh toán điện tử đã đƣợc phát triển và dự kiến sẽ là phƣơng tiện thanh toán chính. Từ quan điểm của ngƣời mua (Zhang Hui-min, 2009) tác giả thảo luận về các yếu tố ảnh hƣởng của việc áp dụng hệ thống thanh toán điện tử và phân loại các yếu tố ảnh hƣởng với 6 nhân tố. Tác giả trình bày cách tiếp cận gần gũi (RSA) để định lƣợng mức ảnh hƣởng của các yếu tố này đối với việc áp dụng hệ thống thanh toán điện tử. Kết quả thu đƣợc từ vụ việc cho thấy chỉ có 20% ngƣời mua có sự lựa chọn hàng đầu là phƣơng thức thanh toán điện tử và vấn đề an ninh và tin tƣởng có ảnh hƣởng đáng kể đến thái độ của ngƣời dùng hơn các yếu tố có ảnh hƣởng khác. Một nghiên cứu khác trên Tạp chí quốc tế về Nghiên cứu nâng cao trong khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm, Tập 6, Số 7, Tháng 7 năm 2016 (Manta và các cộng sự) đã xác định các vấn đề và thách thức của hệ thống thanh toán điện tử và cung cấp một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng hệ thống thanh toán điện tử. Ngoài ra đặt ra vấn đề “thiếu sự tin cậy” mà khách hàng tiềm năng thƣờng đề cập đến rủi ro này là lý do chính tại sao họ không tin tƣởng vào một dịch vụ thanh toán điện tử và do đó không muốn thanh toán bằng chuyển khoản. Có thể nói, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về thanh toán không dùng tiền mặt đặc biệt là thƣơng mại điện tử, một số nghiên cứu là nguồn tham khảo tốt để tác giả tham khảo các nhân tố ảnh hƣởng tác động đến hành vi TTKDTM để từ đó có hƣớng quản lý cho phù hợp. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này, tính chất quản lý nghiêng nhiều về xử lý hệ thống, yếu tố con ngƣời và quy trình kiểm soát chƣa đƣợc đề cập sâu. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về quản lý TTKDTM. Nhìn chung 7 các nghiên cứu đều xem xét quản lý TTKDTM dƣới các quan hệ thanh toán trong hệ thống ngân hàng hoặc nói chung trong toàn nền kinh tế. Một nghiên cứu đã đánh giá đƣợc những mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý TTKDTM tại Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam (Trần Thị Ánh, 2014). Tuy nhiên, các phân tích, đánh giá và các giải pháp còn khá rộng, mang nhiều tính lý thuyết cao do đó khó có thể áp dụng đƣợc cho các tổ chức thanh toán riêng biệt. Ngoài ra, trên cơ sở bảng hỏi điều tra để phân tích thực trạng TTKDTM đối với khách hàng cá nhân, từ đó đánh giá những thành quả đạt đƣợc, những hạn chế và đƣa ra đƣơc các giải pháp khắc phục nhằm mở rộng TTKDTM đối với khách hàng cá nhân (Lê Thị Hồng Phƣợng, 2012). Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung vào một đối tƣợng là khách hàng cá nhân, do vậy giải pháp mở rộng TTKDTM đối với khách hàng là các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc vẫn còn để ngỏ. Về thanh toán thẻ ATM, nghiên cứu (Lạc Thụy Nhã Tâm, 2013) chỉ ra đƣợc những ƣu điểm và hạn chế trong việc sử dụng thẻ, từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ ATM trong điều kiện khuyến khích TTKDTM. Với lĩnh vực của KBNN thì nghiên cứu này đã nghiên cứu 1 khía cạnh nhỏ trong thanh toán, trong khi đó hoạt động quản lý TTKDTM tại KBNN khá rộng, không chỉ có quản lý thanh toán qua ATM. Đây cũng là khoảng trống để các tác giả khác tiếp tục nghiên cứu. Trên phạm vi địa bàn Đà Nẵng đã có nghiên cứu đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động TTKDTM tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTKDTM trên địa bàn thành phố (Lê thị Biếc Linh, 2010). Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê và phân tích hồi quy thông qua việc sử dụng 8 phần mềm SPSS và trình ứng dụng Excell để xử lý số liệu, tuy nhiên, luận văn chỉ phân tích và đề xuất các giải pháp trong phạm vi TTKDTM tại Đà Nẵng nơi địa bàn chƣa có tính điển hình. Ngoài ra, có một số bài báo nghiên cứu về quản lý TTKDTM, tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết trên báo thì chƣa thể phân tích sâu về thực trạng cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp thiết thực cho vấn đề nghiên cứu. Cho đến thời điểm này chƣa có công trình nghiên cứu nào đánh giá về công tác quản lý TTKDTM, từ đó tìm giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động TTKDTM qua Kho bạc Nhà nƣớc. Do đó “Quản lý thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước Hà Nội” là đề tài nghiên cứu đầu tiên giải quyết bài toán quản lý thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN khi mà xu hƣớng thanh toán không tiền mặt trong nƣớc và thế giới ngày càng gia tăng. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nƣớc 1.2.1. Các khái niệm - Thanh toán đơn giản là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc sử dụng phƣơng tiện tiền tệ để chi trả giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhất định nhƣ thanh toán mua hàng, thanh toán các khoản nợ, thanh toán tiền lƣơng, thanh toán công tác phí, thanh toán tiền phép, ... - Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà đƣợc tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của ngƣời chi trả chuyển vào tài khoản của ngƣời thụ hƣởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (http://www.dankinhte.vn/thanh-toankhong-dung-tien-mat-la-gi/) 9 - Quản lý: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực để đạt mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật” (Phan Huy Đƣờng, 2012, trang 26) - Quản lý thanh toán không dùng tiền mặt: là sự tác động của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền lên các hoạt động thanh toán để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các nguồn lực, các cơ hội nhằm nâng cao tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt để đạt mục tiêu phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn trƣớc mắt và lâu dài của nền kinh tế. 1.2.2. Phương pháp quản lý thanh toán không dùng tiền mặt - Phương pháp hành chính Phƣơng pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý phải chấp hành, nếu không sẽ bị xử lý bằng chế tài. Đây thực chất là phƣơng pháp tác động dựa vào các mối quan hệ, kỷ luật, tổ chức của hệ thống quản lý, quy trình thanh toán để yêu cầu đối tƣợng quản lý tham gia TTKDTM qua KBNN phải tuân thủ, trƣờng hợp sai phạm, KBNN có quyền từ chối hoặc ra quyết định phạt theo quy định của pháp luật. - Phương pháp kinh tế Phƣơng pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tƣợng quản lý thông qua việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế, trên cơ sở đó tạo ra những tình huống để đối tƣợng quản lý tự lựa chọn phƣơng án hành động có hiệu quả nhất. Phƣơng pháp kinh tế đƣợc KB vận dụng linh hoạt chủ yếu sử dụng mức phí thanh toán và mức tiền phạt, cụ thể nhƣ miễn phí khi dùng thẻ POS, miến phí phát hành thẻ chi tiêu công.... - Phương pháp giáo dục 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng