Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước Quản lý tài sản công phương dcchitiet...

Tài liệu Quản lý tài sản công phương dcchitiet

.DOCX
88
295
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NGUYỄN HÀ PHƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy người Thầy đã trực tiếp tận tâm hướng dẫn em trong thời gian qua, Thầy đã từng bước hướng dẫn từ khi xác định đề tài nghiên cứu, xây dựng đề cương và cuối cùng là chi tiết hoàn thiện luận văn của em như ngày hôm nay. Xin cảm ơn tất cả các Thầy, Cô của khoa Quản trị Kinh doanh, Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học - Trường Đại đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thiện chương trình đào tạo này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị và bạn bè đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên, khuyến khích, luôn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để em hoàn thành tốt thời gian học tập của mình. Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh và Ban Giám hiệu nhà trường thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Trân trọng cảm ơn ! Tác giả thực hiện Nguyễn Hà Phương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVVĐ Bệnh viện Việt Đức CBCNV Cán bộ công nhân viên CHXHCN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa CQHC Cơ quan hành chính ĐVSN Đơn vị sự nghiệp GTCL Giá trị còn lại HCNN Hành chính nhà nước HCSN Hành chính sự nghiệp NSNN Ngân sách nhà nước QLTSC Quản lý tài sản công SNCL Sự nghiệp công lập TSCĐ Tài sản cố định TSNN Tài sản nhà nước UBND Ủy ban nhân dân Mục lục C HƯ ƠN G I : TỔN G QU AN CÁ C KẾT QU Ả N GHI ÊN CỨ U C Ó L I Ê N QUA N Đ ẾN ........................................................................................................................5 1.1. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu....................................................................5 1.2. Nh iệm vụ củ a lu ận văn . ......................................................................................8 1.3 Tóm tắt chương I............................................................................................................9 C HƯ ƠN G I I: TÀI SẢ N C ÔN G VÀ QUẢ N LÝ TÀ I SẢ N C ÔN G TẠ I CÁ C Đ ƠN V Ị SỰ N GHI Ệ P .......................................................................................10 2.1. Tài s ản côn g tại các đ ơn vị sự n gh iệp .......................................................10 2.1.1. Kh ái n iệm tài s ản côn g ................................................................................10 2.1.2. Ph ân loại tài s ản côn g ...................................................................................12 2.1.3. Tài s ản côn g tại các đơn vị sự n gh iệp ....................................................14 2.2. Qu ản lý tài s ản côn g tại các đ ơn vị sự n gh iệp .......................................18 2.2.1. Kh ái n iệm qu ản lý tài s ản côn g tại các đơn vị sự n gh iệp ...............19 2.2. 2. Nội dun g qu ản lý tài s ản côn g tại các đơn vị s ự n gh iệp .................20 2.3. S ự cần th iết ph ải h oàn th iện qu ản lý tài s ản côn g tại các đ ơn vị sự n gh iệp n ước ta ........................................................................................................26 2.4. Qu ản lý tài s ản côn g tại các đ ơn vị sự n gh iệp củ a một s ố n ước và k inh n gh iệm vận d ụn g ch o V iệt Nam ..................................................................28 2.4. 1. Qu ản lý tài s ản côn g tại các đơn vị sự n gh iệp củ a một s ố nước ..28 2.4 . 2. Bài h ọc kin h n gh iệm vận dụ n g ch o Việt Nam ......................................35 2.5 Tóm tắt chương II........................................................................................................37 C HƯ ƠN G 3: THỰC TR ẠN G QUẢ N LÝ TÀ I SẢ N C ÔN G TẠI BỆ N H VI Ệ N VI ỆT Đ ỨC ..........................................................................................................38 3.1. Giới thiệu khái quát Bệnh viện Việt Đức..................................................................38 3.1.1. Qu á trìn h h ìn h th àn h và ph át triển ........................................................38 3.1.2. Chức năn g n h iệm vụ và h oạt độn g chu yên môn .................................41 3.1.3. Cơ cấu tổ chức củ a bệnh viện ....................................................................43 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TSC tại các đơn vị sự nghiệp........................48 3.2.2. Chủ tr ươn g, ch ín h s ách ph át tr iển h oạt độn g s ự ngh iệp củ a Đản g và C h ín h ph ủ ..................................................................................................................48 3.2.3. Việc qu ản lý kin h tế, qu ản lý tài ch ín h và qu ản lý TS C ..................49 3.2.4. Ý thức, năng lực của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý đơn vị sự nghiệp..................................................................................................................................49 3.3. Ph ân tích th ực trạn g q u ản lý tài s ản côn g tại Bện h viện V iệt Đ ức 50 3.3.1. Côn g tác xây dựn g dự toán và th ực h iện địn h mức tài sản côn g tại B ện h viện Việt Đức ...............................................................................................50 3.3.2. Côn g tác mu a s ắm, xây dựn g tài sản côn g tại Bện h viện Việt Đ ứ c 52 3.3.3. Côn g tác s ử dụ n g tài s ản côn g tại Bện h viện Việt Đ ức ...................61 3.3.4. Côn g tác th an h lý tài s ản côn g tại Bện h viện Việt Đ ức ...................65 3.4. Đánh giá về công tác quản lý tài sản công tại Bệnh viện Việt Đức.........................67 3.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................................67 3.4.2. Hạn ch ế tr on g côn g tác qu ản lý tài s ản côn g ......................................70 3.4.3. Ngu yên n h ân củ a nh ữn g h ạn ch ế và tồn tại .........................................72 3.5 Tóm tắt chương III.......................................................................................................75 TÀ I S ẢN C ÔN G TẠ I BỆN H VI ỆN VI ỆTĐỨ C ................................................76 4.1. Mụ c tiêu và yêu cầu đ ổi mới q u ản lý tài sản côn g tại Bện h viện V iệt Đ ức...........................................................................................................................76 4.1.1 Mục tiêu đổi mới quản lý tài sản công tại Bệnh viện Việt Đức......................................76 4. 1.2. Yêu cầu nh iệm vụ h oàn th iện qu ản lý tài s ản côn g tại Bện h viện V iệt Dức ............................................................................................................................77 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công tại Bệnh Việt Đức................................79 4.2.1. Đổi mới công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công..................79 4.2.2. M ở r ộn g, đa dạn g h óa các ph ươn g th ức tr an g bị và ngu ồn vốn đầu tư, mu a s ắm tài sản ch o Bện h viện Việt Đ ức ...........................................80 4.3. Một s ố k iến n gh ị đối với các cấp th ẩm qu yền .......................................82 4.3.1. Kiến n gh ị với S ở Y tế Hà N ội ......................................................................82 4.3.2. Kiến n gh ị với U BN D th àn h ph ố Hà Nội .................................................83 Lời Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Bối cảnh chung: Lịch sử hình thành, tổ chức và phát triển các đơn vị cơ quan nhà nước đã cho thấy rằng: TSC là nguồn lực nội sinh, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế Việt nam đang từng bước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy, TSC là vốn liếng nhằm phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho kinh tế nhà nước giữ vai trò trọng yếu, góp phần nâng cao đời sống nhân dân để hiện thực hoá những mục tiêu đặt ra. Vấn đề quản lý: Đối với đơn vị BVVĐ khối lượng quy mô và giá trị TSC là rất lớn bởi Bệnh viện là một đơn vị y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân nên Bệnh viện cần phải có một khuôn viên, trụ sở với diện tích và quy mô xây dựng lớn để đáp ứng gần 1.300 giường bệnh cho người dân đến khám chữa bệnh nên TSC tại đơn vị có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của BVVĐ. Thực tế thời gian qua, công tác quản lý TSC tại BVVĐ luôn được Ban Giám đốc và các phòng chức năng triển khai nhiều biện pháp quản lý thực hiện theo nhiều thông tư, Nghị định ban hành hướng dẫn của Chính phủ và Quốc hội. Tình trạng BVVĐ sử dụng vượt tiêu chuẩn định mức gây lãng phí, đầu tư, cho thuê, mượn TSC không phù hợp, không đúng quy định, tự ý sắp xếp, xử lý làm thất thoát TSC đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải thống kê và quản lý hiệu quả lượng tài sản này. Câu hỏi quản lý: Thiết lập tiêu chí, đánh giá hiệu quả sử dụng TSC phục vụ y tế để từ đó đánh giá công tác quản lý TSC tại BVVĐ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Xây dựng tiêu chí, định mức sử dụng TSC tại đơn vị BVVĐ để từ đó xác định tính hiệu quả của công tác quản lý. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống lại cơ sở lý thuyết về quản lý TSC của cơ quan hành chính nhà nước. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản là thiết bị y tế, công cụ dụng cụ lâu bền của BVĐ để chỉ rõ những kết quả tích cực và hạn chế tồn tại trong quản lý. - Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ lâu bền tại BVVĐ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý TSC. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Bệnh viện Việt Đức - Về thời gian: nghiên cứu quản lý TSC tại Bệnh viện giai đoạn 20152017 và đề xuất giải pháp giai đoạn đến 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Các dữ liệu cần thu thập - Tài liệu nghiên cứu cơ sở lý thuyết quản lý tài sản nói chung và quản lý TSC nói riêng - Những tài liệu Quy định, Thông tư, Nghị định đã được đơn vị ban hành áp dụng cũng như được đơn vị triển khai thực hiện trong công tác quản lý TSC. - Tình hình thực tế định mức, tiêu chí đánh giá hiện tại đơn vị đang áp dụng. - Báo cáo tình hình sử dụng tài sản của đơn vị qua các năm và ý kiến nhận xét của các cấp có thẩm quyền qua công tác thanh tra hàng năm. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: Yêu cầu Bộ phận Kế toán Tài sản trực thuộc phòng Tài chính Kế toán cung cấp cho nhữn nội dung, văn bản, thông tư, nghị định áp dụng trong công tác quản lý TSC, số liệu trang thiết bị tại các khoa phòng, diện tích trụ sở, các quyết định, nội dung quản lý đã được phòng Tài chính triển khai, phòng Vật tư Thiết bị cung cấp quy trình hướng dẫn sử dụng thiết bị, các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, bồi dưỡng nghiệp vụ và hướng dẫn quy trình sử dụng thiết bị. Phòng Hành chính Quản trị cung cấp tài liệu về kế hoạch sửa chữa, duy tu, xây dựng trụ sở đơn vị và tình hình sử dụng diện tích trụ sở, khuôn viên bệnh viện ngoài ra cung cấp lịch trình đi đường của các xe ôtô cứu thương, phòng Kế hoạch Tổng hợp cung cấp số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị đồng thời sử dụng thiết bị trong công tác khám chữa bệnh. Ngoài ra bổ sung nghiên cứu tài liệu được các đơn vị quản lý cấp trên ban hành hướng dẫn như UBND thành phố Hà Nội, phòng Công sản trực thuộc Sở Tài chính. Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ cung cấp số liệu thông tin qua đó đánh giá tình hình sử dụng TSC tại BVVĐ, dữ liệu cũng cho phép so sánh thực trạng quản lý tài sản đơn vị, hiệu suất sử dụng của tài sản, nhu cầu của người bệnh tại đơn vị với các đơn vị khác. Từ những kết quả khảo sát đó giúp cho tác giả thấy được phần nào công tác quản lý TSC, và các giải pháp nhằm nâng cao củng cố cũng được dần dần định hướng phương án xử lý giúp cho đơn vị thấy được cái nhìn cụ thể hơn trong quyết định quản lý. Dữ liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn, ngoài ra có thể tham khảo các ý kiến của các đơn vị Bệnh viện khác, chuyên gia tư vấn hoặc đội ngũ kỹ sư của các hãng sản xuất lớn nhận định đánh giá hiệu quả sử dụng của thiết bị. - Thực hiện phỏng vấn đội ngũ cán bộ các đơn vị khác trong công tác quản lý tài sản - Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn quản lý và đội ngũ kỹ sư nâng cao hiệu suất, công năng, cách thức sử dụng thiết bị - Phát phiếu thăm dò mức độ hài lòng trong công tác quản lý, vận hành đến từng người bệnh, người sử dụng - Lấy ý kiến nhận xét của các cá nhân lãnh đạo các bộ phận chức năng như phòng Tài chính Kế toán, phòng Vật tư Thiết bị, phòng Kế hoạch Tổng hợp, phòng Hành chính Quản trị. Phương pháp nghiên cứu o Sử dụng các phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích, tổng hợp để đánh giá và kết luận o Sử dụng phương pháp ngoại suy để đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý TSC trong tương lai. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 04 chương: - Chương 1 : Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài Chương này phân tích tổng thể những công trình nghiên cứu quản lý tài sản công của các tác giả và nêu ra những hạn chế, kết quả nghiên cứu đã đạt được. Từ đó rút ra kinh nghiệm, khó khăn hạn chế cần giải quyết và nhiệm vụ cần giải quyết. - Chương 2: Tài sản công và quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Chương này phân tích đi sâu vào mô hình quản lý TSC qua đó giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và cụ thể hóa loại hình tài sản tại các đơn vị sự nghiệp ở nước ta hiện nay, - Chương 3: Thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Việt Đức Chương này phản ánh tình hình quản lý máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ lâu bền tại BVVĐ để thấy rõ tính cấp thiết của đề tài cần nghiên cứu trong công tác quản lý tài sản. - Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ lâu bền tại Bệnh viện Việt Đức Đề tài đưa ra một số giải pháp mới tích cực hoàn thiện quản lý máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ lâu bền tại BVVĐ nói riêng và các đơn vị bệnh viện nói chung như: xây dựng qui trình bàn giao, qui định cho người sử dụng, quản lý, thực hiện phương pháp đánh giá lại, xây dựng định mức phù hợp, áp dụng các chế tài thưởng, phạt nhằm nâng cao vai trò quản lý. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN 1.1. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu Hiện tại ngày nay đã có nhiều kết quả nghiên cứu về quản lý TSC trong đơn vị HCSN nhưng kết quả nghiên cứu của các tác giả dưới nhiều khía cạnh, quy mô khác nhau và đặc biệt đối với việc quản lý TSC trong đơn vị HCSN thuộc ngành Y tế thì chưa có tác giả nào nghiên cứu, trong khi TSC trong lĩnh vực ngành Y tế rất phức tạp với khối lượng, quy mô đầu tư; Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, công cụ có giá trị rất lớn. Luận án thạc sỹ “Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2009 Mục tiêu nghiên cứu: góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý TSC trong khu vực HCSN. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng quản lý TSC trong khu vực HCSN ở nước ta từ năm 1995 đ ế n năm 2016; đ ề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực HCSN ở Việt Nam trong thời gian tới (2017 - 2020). Đối tượng nghiên cứu: quản lý nhà nước đối với TSC trong khu vực HCSN từ khâu hình thành, sử dụng đến khâu kết thúc. Phạm vi nghiên cứu: TSC trong khu vực HCSN có phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau. Tuy nhiên, thực tế quản lý hiện nay chưa tách biệt được số liệu về tài sản giữa các CQHC, ĐVSN. Do vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào toàn bộ TSC của các CQHC và ĐVSN bao gồm: TSLV, PTĐL và các tài sản khác Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, nghiên cứu so sánh, phương pháp thực chứng nghiên cứu tình huống cụ thể. Nguồn số liệu sử dụng bao gồm: các số liệu thứ cấp từ các báo cáo, kết quả công bố của một số cuộc ñiều tra, tổng kiểm kê tài sản trên cả nước, số liệu nghiên cứu, điều tra của CP, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh. Những kết quả đạt được: tác giả đã chỉ ra được những bất cập trong hệ thống chính sách quản lý TSC trong khu vực HCSN vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, tính pháp lý chưa cao, còn nhiều sơ hở, có những chính sách pháp luật bất hợp lý, không phù hợp với thực tế chậm được sửa đổi, bổ sung, xây dựng văn bản mới; Hiệu lực và hiệu quả của quản lý TSC trong khu vực HCSN chưa cao... Như vậy với sự kế thừa nhiều đề tài khoa học của các tác giả đi trước cùng với việc ban hành nhiều chính sách, chủ trương sửa đổi của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Tác giả đã phân tích đánh giá đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả trong quản lý tài sản công bao quát chung cho các đơn vị HCSN chứ chưa đi sâu vào đặc thù của các đơn vị sự nghiệp đặc biệt là ngành y tế. Luận án thạc sỹ “Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Trần Nam Hùng, năm 2012, Thái Nguyên Mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh, từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công. Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu thực trạng việc sử dụng, quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về công tác quản lý trụ sở làm việc và phương tiện đi lại của một số cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Những kết quả đạt được: tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng của quản lý TSC; phân tích đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của quản lý TSC; đánh giá những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế chỉ ra những nguyên nhân của công tác quản lý tài sản công. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra việc nâng cao hiệu quả quản lý TSC nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ. Bên cạnh những kết quả đạt được thì luận văn lại hạn chế ở phạm vi áp dụng, bài viết chỉ phù cho quy mô và đặc thù của tỉnh Quảng Ninh chưa thể áp dụng rộng rãi cho các tỉnh khác với điều kiện địa lý, tài nguyên, con người đã có sự khác nhau. Luận án tiến sĩ "Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam" của tác giả Phan Hữu Nghị, năm 2010, Nhà Xuất bản Thống kê. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống lại cơ sở lý thuyết về quản lý tài sản công và quản lý trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản nhà nước, trụ sở cơ quan hành chính kể từ khi Cục quản lý công sản thống nhất quản lý tài sản công để chỉ rõ những kết quả tích cực và tồn tại trong quản lý, đề xuất những giải pháp mới nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể và hiệu quả phân bổ nguồn lực cho mỗi cấp hành chính Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: đó là trụ sở làm việc thuộc quyền quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước Phương pháp nghiên cứu: dựa trên phương pháp phân tích thực chứng và phương pháp phân tích chuẩn tắc trong nghiên cứu kinh tế. Đồng thời đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng trong thống kê thông qua mô hình định giá đất hay xây dựng định mức sử dụng tài sản công để so sánh, đánh giá, tìm giải pháp hoàn thiện phương thức quản lý. Những kết quả đạt được: Tác giả đã phân tích đánh giá đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả trong quản lý tài sản công nhưng khi nghiên cứu tác giả cũng dừng lại ở một khía cạnh nghiên cứu tài sản là trụ sở làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước còn các tài sản công như: máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, thiết bị văn phòng không được chú trọng trong khi đối với ngành y tế thì đây là khối tài sản rất lớn và rất quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng. 1.2. Nhiệm vụ của luận văn. Với các kết quả nghiên cứu ở trên về quản lý tài sản công trong đơn vị HCSN, các tác giả đã phân tích dưới nhiều khía cạnh, quy mô khác nhau Các công trình nghiên cứu nêu trên đã khái quát đầy đủ thực trạng quản lý TSC của nước ta, đưa ra những đánh giá và giải pháp hiệu quả và chuẩn mực trong quản lý TSC nhưng các nghiên cứu vẫn mang một khía cạnh, lĩnh vực riêng hoặc khái quát chung cho các đơn vị hành chính nhà nước. Một điều có thể khẳng định và chắc chắn rằng việc nghiên cứu công tác quản lý TSC tại đơn vị sự nghiệp nói chung, đơn vị bệnh viện nói riêng chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào do đó công tác nghiên cứu quản lý TSC tại đơn vị sự nghiệp bệnh viện sẽ đem lại lợi ích, hiệu quả cho ngành y tế nước ta với một quy trình, hệ thống quản lý giám sát, kiểm soát đặc thù cho ngành y tế. Tóm lại với các vấn đề về y tế trong những năm gần đây đặc biệt nhu cầu khám chữa bệnh và sự quá tải ở các bệnh viện cùng với dịch vụ chăm sóc bệnh nhân luôn là tâm điểm nóng trong dư luận, việc quản lý bệnh viện trong đó có công tác quản lý tài sản công trong ngành y tế là hết sức cần thiết nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao trong công tác khám và điều trị bệnh nhân do đó đề tài “Hoàn thiện quản lý tài sản công tại Bệnh viện Việt Đức” là nhu cầu quan trọng trong ngành y tế góp phần nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu người dân trong thành phố. 1.3 Tóm tắt chương I Chương này tác giả đã thực hiện tổng quát về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác bao gồm: luận văn thạc sĩ kinh tế, nghiên cứu khoa học, và một số tài liệu tham khảo được trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. Qua đó, đưa ra bức tranh nghiên cứu tổng thể về đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý tài sản công Tác giả cũng đánh giá những tồn đọng chưa giải quyết được của các công trình nghiên cứu khác. Từ đó, đưa ra câu hỏi nghiên cứu phù hợp với cơ sở. CHƯƠNG II: TÀI SẢN CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 2.1. Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 2.1.1. Khái niệm tài sản công Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một trong các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia. Đó là tất cả những tài sản do các thế hệ thành viên của quốc gia tạo ra hoặc thu nạp được và các tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong phạm một quốc gia, nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần và chế độ sở hữu khác nhau, thì tài sản quốc gia bao gồm tài sản thuộc sở hữu tư nhân, tài sản thuộc sở hữu cộng đồng và tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Tài sản thuộc sở hữu nhà nước trước hết là các tài sản được hình thành thông qua quốc hữu hóa hoặc do đầu tư, mua sắm bằng nguồn Ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc Ngân sách nhà nước, kế đến là những tài sản do thiên tạo và các tài sản nhân tạo khác được pháp luật qui định là tài sản của Nhà nước. Tài sản do pháp luật qui định là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tuỳ thuộc vào luật pháp của từng nước, ở nước ta Điều 181 Bộ luật Dân sự, đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 28/10/1995, quy định tài sản thuộc sở hữu toàn dân là “đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đại diện cho lợi ích của toàn dân, nên Nhà nước được dân giao thực hiện quyền chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân và đã được luật pháp qui định tại Điều 206 Bộ luật Dân sự 10/1995. Theo Điều này, “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân”. Theo qui định các Điều 181 và 206 của Bộ luật Dân sự 10/1995, tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các loại tài sản sau: - Đất đai, các tài nguyên trên và trong lòng đất - Các tài sản được đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước trang cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, các ngành lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao quốc phòng an ninh. - Các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước. Theo Bộ luật dân sự 10/1995, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản qui phạm pháp luật, các tài sản này bao gồm các tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản chôn dấu, chìm đắm tìm thấy, tài sản vắng chủ, vô chủ đã được xác lập quyền sở hữu Nhà nước và các tài sản do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng Chính phủ hoặc các tổ chức nhà nước. Tài sản của Nhà nước ngay từ chế độ phong kiến đã hiểu là TSC, như đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước phong kiến được gọi là công điền, công thổ. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân của nước ta hiện nay mà Nhà nước là người thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với các tài sản này được gọi là TSC. Nhà nước thực hiện chức năng sở hữu TSC, song Nhà nước không trực tiếp sử dụng các tài sản này mà Nhà nước giao quyền sử dụng TSC cho các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng TSC phục vụ cho các hoạt động của mình và xã hội theo chế độ qui định của pháp luật; Các tổ chức cá nhân được Nhà nước giao sử dụng TSC đều phải chịu sự thống nhất quản lý của Chính phủ và Nhà nước kiểm tra giám sát tình hình quản lý sử dụng TSC của tổ chức, cá nhân. Như vậy, TSC được hiểu là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, bao gồm toàn bộ tài sản được hình thành từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc Ngân sách nhà nước, các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thông qua quốc hữu hóa hoặc quy định bằng pháp luật và đất đai, tài nguyên thiên nhiên khác gắn liền với đất đai, vùng trời, vùng biển của quốc gia được Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng theo qui định chung của Nhà nước và chịu sự kiểm tra giám sát của Nhà nước trong quá trình quản lý sử dụng tài sản. 2.1.2. Phân loại tài sản công Để nhận biết và từ đó định ra các biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả với từng loại tài sản, TSC có thể được phân chia theo các tiêu thức chủ yếu sau: 2.1.2.1. Phân loại tài sản công theo nguồn gốc hình thành Theo cách phân loại này, tài sản công gồm: - Tài sản do thiên nhiên tạo ra ban tặng cho con người và thuộc chủ quyền của từng quốc gia như: đất đai, rừng tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước trong lòng đất, vùng trời, vùng biển, mặt nước, những danh lam thắng cảnh. Những tài sản này thường gọi chung là tài nguyên thiên nhiên. - Tài sản nhân tạo là tất cả các tài sản do con người tạo lập ra và được duy trì qua các thế hệ như: hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, các công trình văn hoá, các cổ vật, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, phương tiện đi lại và thiết bị văn phòng, thiết bị máy móc sản xuất, tài sản tài chính… Tài sản nhân tạo được hình thành do đầu tư, mua sắm bằng kinh phí của Ngân sách nhà nước và những tài sản mà Nhà nước thu nạp được từ các tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản hiến tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 2.1.2.2. Phân loại tài sản công theo thời hạn sử dụng Theo cách phân loại này, TSC bao gồm các loại tài sản có thể sử dụng vĩnh viễn không mất đi như tài nguyên đất, tài nguyên nước, không khí… và các tài sản có thời gian sử dụng nhất định như tài nguyên khoáng sản và các tài sản nhân tạo khác. Tuy nhiên, việc phân loại ra tài sản sử dụng vĩnh viễn và tài sản sử dụng có hạn chỉ là tương đối, vì ngay tài nguyên đất nếu không có biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ đất thì đất bị sói mòn, cằn cỗi không sử dụng được hoặc trong phạm vi một địa phương diện tích đất cũng bị giảm. 2.1.2.3. Phân loại tài sản công theo mục đích sử dụng tài sản Theo cách phân loại này TSC bao gồm: - TSC thuộc khu vực hành chính sự nghiệp bao gồm những TSC là đất đai, nhà, công trình, vật kiến trúc trên đất, các phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc, thiết bị chuyên dùng và các tài sản khác phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp mà Nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (gọi chung là đơn vị hành chính sự nghiệp) quản lý và sử dụng. - TSC dùng cho mục đích công cộng bao gồm: những TSC là đất đai; Hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, bến cảng, bến phà, nhà ga…; Hệ thống thuỷ lợi: đê điều, hệ thống kênh mương, trạm bơm, hồ chứa nước, đập thuỷ lợi…; Hệ thống chiếu sáng, cấp, thoát nước, công viên…; Hệ thống các công trình văn hoá, di tích lịch sử và danh lam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan