Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng - Bộ X...

Tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng - Bộ Xây dựng

.PDF
83
699
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN VĂN NHÂN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG - BỘ XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN VĂN NHÂN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG – BỘ XÂY DỰNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà TS. Nguyễn Trúc Lê Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đề tài luận văn “Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng” là công trình nghiên cứu độc lập của học viên dưới sự định hướng và chỉ dẫn của PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà. Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Các tài liệu, số liệu mà học viên sử dụng có nguồn trích dẫn rõ ràng, không trích dẫn vi phạm quy định của pháp luật. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố, bố trí tại các công trình khác. Học viên xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ban Giám hiệu Nhà trường và trước Ban chủ nhiệm Khoa cũng như giáo viên hướng dẫn. Học viên Nguyễn Văn Nhân LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà. Học viên xin trân trọng cảm ơn cô giáo đã định hướng và chỉ dẫn mẫu mực trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo khoa Kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã đào tạo và giúp đỡ học viên trong quá trình hoàn thiện nghiên cứu này. Học viên xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Khoa sau Đại học và cán bộ, nhân viên trong Khoa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên được bảo vệ Luận văn này. Học viên xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Lãnh đạo Viện KHCN Xây dựng, các phòng ban và các đồng nghiệp tại Viện đã nhiệt tình hỗ trợ thời gian, thông tin, đóng góp và phân tích sâu sắc những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn! TÓM TẮT Tên luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng. Tác giả: Nguyễn Văn Nhân Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Bảo vệ năm: 2015 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: - Tổng hợp và làm rõ thêm cơ sở luận về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các tổ chức công lập trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định khung lý thuyết về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các tổ chức khoa học công nghệ công lập. - Đánh giá thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại một đơn vị khoa học công nghệ công lập là Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng. Từ đó, học viên đã tìm ra được những điểm mạnh cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục sửa chữa và nêu giải pháp, kiến nghị trong hoạt động quản lý tài chính của các tổ chức công lập nói chung. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ..............................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..........................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... iii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP ............................................................ 4 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức khoa học công nghệ công lập .......................................................................... 4 1.2 Khái quát về cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức khoa học công nghệ công lập ................................................................................................................... 6 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tổ chức khoa học công nghệ công lập .................. 6 1.2.3 Cơ chế tự chủ tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập.................. 8 1.3 Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại tổ chức khoa học công nghệ công lập. 10 1.3.1 Khái niệm quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại tổ chức khoa học công nghệ công lập................................................................................................................. 10 1.3.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá của quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại tổ chức khoa học công nghệ công lập ........................................................................ 11 1.3.3 Nguyên tắc quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại tổ chức khoa học công nghệ công lập ........................................................................................................ 12 1.3.4 Nội dung quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại tổ chức khoa học công nghệ công lập................................................................................................................. 13 1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại tổ chức khoa học công nghệ công lập................................................................................. 21 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................... 25 2.1 Khung lý thuyết và quy trình nghiên cứu ......................................................... 25 2.2 Nguồn số liệu thu thập .................................................................................... 26 2.2.1 Nguồn số liệu từ bên trong ............................................................................ 26 2.2.2 Nguồn số liệu từ bên ngoài ........................................................................... 26 2.3 Các phương pháp nghiên cứu........................................................................... 27 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................. 27 2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả ........................................................................ 27 2.3.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp ............................................................... 28 Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG – BỘ XÂY DỰNG ......................................................................................................... 29 3.1 Giới thiệu Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng– Bộ Xây dựng ...................... 29 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng ... 29 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng .................... 30 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự ............................................................................ 31 3.1.4 Cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng .................. 34 3.2 Tình hình thu chi tài chính của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng .............. 36 3.2.1 Các nguồn thu của đơn vị ............................................................................. 36 3.2.2 Nội dung chi của đơn vị ................................................................................ 39 3.2.3 Chênh lệch thu chi của đơn vị ....................................................................... 41 3.3 Thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng ............................................................................................................... 43 3.3.1 Thực trạng lập kế hoạch thu chi tài chính ..................................................... 43 3.3.2 Thực trạng tổ chức thực hiện thu chi tài chính .............................................. 44 3.3.3 Thực trạng kiểm soát thực hiện thu chi tài chính ........................................... 48 3.4 Đánh giá quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện KHCN Xây dựng ........ 48 3.4.1 Đánh giá theo các tiêu chí cụ thể .................................................................. 48 3.4.2 Đánh giá chung ............................................................................................ 51 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG – BỘ XÂY DỰNG ............... 56 4.1 Định hướng chung của Nhà nước về quản lý tài chính tại các tổ chức khoa học công nghệ công lập ................................................................................................ 56 4.2 Mục tiêu và phương hướng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng ...................................................................................... 57 4.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng ............................................................................................. 59 4.3.1 Giải pháp về chính sách, kế hoạch thu chi tài chính ...................................... 59 4.3.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính ........................................ 60 4.3.3 Giải pháp về kiểm soát thực hiện kế hoạch tài chính ..................................... 60 4.3.4 Các giải pháp hỗ trợ nhằm tăng nguồn thu ................................................... 61 4.4. Một số kiến nghị ............................................................................................. 67 4.4.1 Kiến nghị với Nhà nước, Bộ chủ quản........................................................... 67 4.4.2 Kiến nghị với Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng....................................... 67 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT STT Kí hiệu Nguyên nghĩa 1 CBCNV Cán bộ công nhân viên 2 DVKT Dịch vụ kỹ thuật 3 ĐVSN Đơn vị sự nghiệp 4 KHCN Khoa học công nghệ 5 KH&CN Khoa học và công nghệ 6 KHCNXD Khoa học công nghệ xây dựng 7 NCKH Nghiên cứu khoa học 8 NLĐ Người lao động 9 NSNN Ngân sách nhà nước 10 SXKD Sản xuất kinh doanh i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 Nội dung Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính của Viện KHCN Xây dựng giai đoạn 2008-2014 Số liệu tổng hợp các nội dung chi từ 2008 đến 2012 Chênh lệch thu – chi từ hoạt động SXKD của Viện KHCN Xây dựng giai đoạn 2008-2014 Đánh giá các chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 của Viện KHCN Xây dựng Bảng tổng hợp số liệu trong báo cáo sơ kết hoạt động 6 tháng trong năm Số liệu về trích lập các quỹ từ năm 2008 đến 2014 Trang 37 42 43 45 47 48 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu 25 2 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viện KHCN Xây dựng 34 3 Hình 3.2 Số lượng CBCNV Viện KHCN Xây dựng giai đoạn 2008-2014 35 4 Hình 3.3 Biểu đồ so sánh doanh thu từ hoạt động TKDV giai đoạn 2008-2014 39 5 Hình 3.4 Biểu đồ so sánh lợi nhuận thuần từ SXKD giai đoạn 2008-2014 40 6 Hình 3.5 Biểu đồ so sánh thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2008-2014 51 7 Hình 3.6 Biểu đồ so sánh Quỹ phát triển sản xuất giai đoạn 2008-2014 53 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm qua, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển và hướng vào nghiên cứu ứng dụng, bước đầu phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nhiều thành tựu khoa học được ứng dụng trong thực tế đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế sản xuất trong nhiều lĩnh vực trên nhiều vùng kinh tế của đất nước. Cơ chế quản lý khoa học công nghệ đã bước đầu được đổi mới nhằm gắn hoạt động khoa học công nghệ với sản xuất và đời sống, mở rộng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học công nghệ. Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ban hành ngày 05/9/2005, trong đó quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, nhằm tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của tổ chức khoa học và công nghệ và Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ, tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ. Sau khi quyết định số 789/QĐ-BXD ban hành ngày 23/5/2007 của bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng thành tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đã áp dụng mô hình tổ chức và hoạt động mới. Tuy nhiên, thực tế việc chuyển sang mô hình hoạt động tự trang trải kinh phí, không còn dựa vào nguồn ngân sách của nhà nước tại đơn vị hay nói cách khác là quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ còn nhiều bất cập. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng” là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Nghiên cứu đề tài sẽ tập trung làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ bao gồm những nội dung gì? Những yếu tố nào tác động và giải pháp hoàn thiện như thế nào? 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của công tác này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại các tổ chức khoa học công nghệ công lập nói chung và Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng nói riêng. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các tổ chức khoa học công nghệ công lập - Phân tích thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Tập trung vào quản lý thu chi tài chính từ hoạt động sự nghiệp có thu theo cơ chế tự chủ tài chính, thực hiện theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, không nghiên cứu quản lý tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước, không nghiên cứu quản lý tài sản công. + Về không gian: Tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng. + Về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2014. 4. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn được chia làm 4 chương: 2 Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các tổ chức khoa học công nghệ công lập. Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Phân tích thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng– Bộ Xây dựng. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức khoa học công nghệ công lập Tự chủ về tài chính, được giao tài sản để chủ động sử dụng cho nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và phân cấp quản lý cán bộ viên chức là ba vấn đề vướng mắc nhất trong hoạt động của các tổ chức KHCN nhiều năm qua, làm cản trở sự phát triển của tổ chức KHCN và cần phải tháo gỡ. Theo số liệu tổng hợp từ các bộ, ngành, địa phương, tính đến ngày 31/12/2013, trong tổng số 571 tổ chức KHCN công lập có báo cáo, trong đó 435 tổ chức thuộc các bộ, ngành và 136 tổ chức thuộc các địa phương, có 437 tổ chức đã được phê duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ, đạt 76% (trong đó 249 tổ chức thuộc diện tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên và 188 tổ chức thuộc diện tiếp tục được Nhà nước bao cấp); 134 tổ chức đang xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án, chiếm 24%. (Nguồn: Báo điện tử Lao động, số 91, ngày 23/4/2014) Như vậy, sau hơn 9 năm, kể từ khi Nghị định 115/2005 có hiệu lực, vẫn còn một số lượng lớn các tổ chức khoa học công nghệ công lập chưa hoặc đang trong chuyển đổi mô hình hoạt động. Chưa kể các tổ chức đã được phê duyệt đề án chuyển đổi mô hình hoạt động những vẫn còn vướng mắc, loay hoay trong cơ chế mới. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức đó nói riêng và của trình độ phát triển KHCN của nước ta nói chung. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng, đưa ra giải pháp nhằm tháo gỡ và tìm hướng đi đúng khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang cơ chế tự chủ là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các tổ chức khoa học công nghệ công lập là xu hướng tất yếu và mang tính chiến lược. Đây là một vấn đề 4 mang tính thời sự, do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách, bài báo, tham luận hội thảo,... liên quan tới vấn đề này, nổi bật trong số đó là các nghiên cứu: - Đề tài “Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ - Những vấn đề đặt ra” của tác giả Bùi Tiến Dũng, bài đăng trên Tạp chí tài chính số 2/2014. Bài báo đã phân tích các vấn đề cốt lõi trong cơ chế tài chính hiện nay của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính hiện nay. - Đề tài “Chính sách chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang mô hình doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Lê Thu, bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 2/2014. Tác giả đã phân tích thực trạng việc chuyển đổi từ mô hình tổ chức khoa học công nghệ công lập sang mô hình doanh nghiệp hiện nay, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi và kiến nghị các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi. - Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các tổ chức khoa học công nghệ trong các trường đại học khối kỹ thuật trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo” của tác giả Nguyễn Văn Bảo, bài đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 14/12-2012. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại các Viện, các Trung tâm KHCN trong các trường đại học khối kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và tăng cường tính tự chủ tài chính trong các đơn vị này. - Đề tài “Quản lý tài chính tại Trung tâm vận tải đối ngoại V75- Bộ ngoại giao theo cơ chế tự chủ tài chính” của tác giả Nguyễn Thành Lê, Luận văn thạc sỹ bảo vệ năm 2013 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ, thực hiện theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP và đánh giá thực trạng thực hiện tại Trung tâm vận tải đối ngoại –Bộ ngoại giao, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lý tài chính, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý tài chính tại đơn vị. 5 - Đề tài “Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính trong trường đại học công lập – Trường hợp trường Đại học Thương Mại” của tác giả Phạm Xuân Tuyển, Luận văn thạc sỹ bảo vệ năm 2014 tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội. Đề tài nghiên cứu việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại cơ sở giáo dục đào tạo công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP để từ đó đề xuất giải pháp đổi mới, hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong trường Đại học công lập, góp phần trong việc đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình tự chủ trong các trường Đại học công lập nói chung và tự chủ về tài chính của trường Đại học Thương mại. Các đề tài nghiên cứu trên đây đã làm rõ các khung pháp lý, phân tích các thuận lợi, khó khăn, và đề xuất các giải pháp cho việc đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tự chủ của các tổ chức KHCN công lập. Đối tượng nghiên cứu được đề cập đến là viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp khoa học công nghệ ở nhiều ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ chế tại mỗi tổ chức khác nhau có những nét đặc thù riêng, chính vì vậy, tác giả đã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu cụ thể ở đây là “Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng”, một đơn vị khoa học công nghệ công lập đang trong những năm đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 115/2005/NĐCP. 1.2 Khái quát về cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức khoa học công nghệ công lập 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tổ chức khoa học công nghệ công lập 1.2.1.1 Khái niệm Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. (Luật KHCN số 29/2013/QH13, 2013). 6 Các tổ chức khoa học và công nghệ công lập gồm: các tổ chức nghiên cứu khoa học; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. 1.2.1.2 Đặc điểm của tổ chức khoa học công nghệ công lập Là một đơn vị sự nghiệp có thu của Nhà nước, tổ chức khoa học công nghệ công lập phải thực hiện đồng thời hai chức năng: thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh. * Về thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ: - Căn cứ vào định hướng ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước, nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của mình, các tổ chức khoa học và công nghệ tự xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ và biện pháp tổ chức thực hiện. - Căn cứ vào danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành và địa phương công bố hàng năm, các tổ chức khoa học và công nghệ tự quyết định việc tham gia tuyển chọn, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước và biện pháp tổ chức thực hiện. - Các tổ chức khoa học và công nghệ tự quyết định biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu. - Các tổ chức khoa học và công nghệ được quyền: + Ký hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ. + Trực tiếp quyết định việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài công tác. 7 + Quyết định việc đầu tư phát triển từ vốn vay, vốn huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của tổ chức khoa học và công nghệ * Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Về hoạt động sản xuất kinh doanh, các tổ chức khoa học và công nghệ được thực hiện các quyền sau đây: - Sản xuất, kinh doanh hàng hoá, thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Liên doanh, liên kết sản xuất với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của nhà nước - Xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. - Tham gia đấu thầu thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ. - Quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 1.2.3 Cơ chế tự chủ tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập Trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhà nước đặt ra mục tiêu ưu tiên mọi nguồn lực xã hội cho phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới cơ chế hoạt động của hệ thống KHCN quốc gia. Theo đó, một số loại hình tổ chức KHCN buộc phải chuyển sang hoạt động theo hình thức tự trang trải kinh phí hoặc doanh nghiệp KHCN 8 Chính sách chuyển đổi tổ chức KHCN sang mô hình doanh nghiệp là kết quả của một quá trình dài cải cách cơ chế hoạt động nói chung và cơ chế quản lý tài chính nói riêng của các đơn vị khoa học công nghệ công lập với mục tiêu là trao quyền tự chủ thật sự cho cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức công việc, sử dụng lao động, tăng cường huy động và quản lý thống nhất các nguồn thu. Đồng thời, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động và nâng cao thu nhập của cán bộ, viên chức. Theo đó, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Và mới đây nhất là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Riêng trong lĩnh vực Khoa học công nghệ, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/09/2004 của Chính phủ phê duyệt đề án Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập và Nghị định số 80/2007/ NĐ-CP ngày 19/5/2007 về Doanh nghiệp KHCN (hai Nghị định này được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010). Nghị định 115 và Nghị định 80 của Chính phủ là hai giải pháp quan trọng về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học, quy định việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao nhất cho các tổ chức KHCN công lập (nhiều năm qua được hưởng kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước theo cơ chế bao cấp), đó chính là cơ chế của doanh nghiệp như các nghị quyết của Đảng đã yêu cầu. Theo Nghị định 115, Nhà nước cho phép các tổ chức KHCN được lựa chọn chuyển đổi theo 1 trong 3 loại hình tổ chức: 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất