Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Quản lý sử sụng đất đô thị trên địa bàn thị trấn lai cách, huyện cẩm giàng, tỉnh...

Tài liệu Quản lý sử sụng đất đô thị trên địa bàn thị trấn lai cách, huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (luận văn thạc sĩ)

.PDF
114
155
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- TRẦN XUÂN ĐẠT QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LAI CÁCH, HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- TRẦN XUÂN ĐẠT KHÓA 2017- 2019 QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LAI CÁCH, HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HUY DẦN Hà Nội – 2019 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo, khoa Sau đại học trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Tôi cũng cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành luận văn của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên tại Ủy ban nhân dân thị trấn Lai Cách, Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Giàng. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Huy Dần đã dành nhiều thời gian để giảng dạy và hướng dẫn cho tôi trong học tập và nghiên cứu chuyên môn, đã giúp đỡ chỉ bảo tôi tận tình để tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu của mình. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến tất cả các anh chị, em, bạn bè người thân và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 4/2019 Tác giả luận văn Trần Xuân Đạt LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Xuân Đạt MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục các hình vẽ đồ thị MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1  Lý do chọn đề tài. ................................................................................... 1  Mục đích nghiên cứu. ............................................................................ 3  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................... 3  Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 3  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................. 3  Các khái niệm. ........................................................................................ 4  Cấu trúc luận văn. ................................................................................. 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LAI CÁCH HUYỆN CẨM GIÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG. ........................................................................ 8 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Lai Cách. . 8 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. .............................................................. 8 1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội............................................................ 9 1.1.3. Thực trạng môi trường. ........................................................................... 9 1.1.4. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. ..................................... 10 1.1.5. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. .......................................................................... 10 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và biến động sử dụng đất tại địa bàn thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. .................... 13 1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại thị trấn Lai Cách huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. ................................................................................... 13 1.2.2. Biến động sử dụng đất tại thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. ............................................................................................................. 15 1.3. Công tác quản lý đất đai tại thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. ............................................................................................. 17 1.3.1. Công tác triển khai, ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất đô thị. ......................................................................... 17 1.3.2. Công tác lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. ...................... 18 1.3.3. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. .......................................................................................................... 22 1.3.4. Đo đạc, lập bản đồ địa chính; thống kê kiểm kê đất đai; đánh giá phân hạng đất; xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai. ......................... 23 1.3.5. Công tác thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu tố, khiếu nại về đất đai. 24 1.3.6. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất . ..... 25 1.3.7. Quản lý tài chính về đất đai, định giá đất và thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. ................................................................... 26 1.3.8. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý sử dụng đất đô thị. .............. 28 1.4. Những tồn tại cần khắc phục. ............................................................... 29 1.4.1. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. ........................................... 29 1.4.2. Đăng ký quyền sử dụng đất ,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 30 1.4.3. Công tác thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu tố, khiếu nại về đất đai. 31 1.4.4. Công tác công tác định giá đất trong quá trình đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng. .............................................................................................. 34 1.4.5. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai và quản lý đô thị. .... 34 1.4.6. Chất lượng cán bộ quản lý đất đai. ....................................................... 35 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TẠI THỊ TRẤN LAI CÁCH, HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG. ..................................................................... 36 2.1. Cơ sở pháp luật quản lý sử dụng đất đô thị. ..................................... 36 2.2. Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất. .................................................. 38 2.1.1. Vai trò của công tác quản lý đất đô thị. .............................................. 38 2.1.2. Nguyên tắc quản lý đất đô thị. ............................................................ 39 2.1.3. Những đặc trưng cơ bản của đất đô thị. ............................................. 41 2.1.4. Mô hình quản lý đất đai. ..................................................................... 42 2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai đô thị......... 46 2.2.1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................. 46 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội...................................................................... 47 2.2.3. Bộ máy quản lý. .................................................................................. 48 2.2.4. Khoa học công nghệ. .......................................................................... 49 2.3. Kinh nghiệm quản lý sử dụng đất đô thị. .......................................... 49 2.3.1. Kinh nghiệm về quản lý sử dụng đất đô thị của một số nước trên thế giới. ............................................................................................................ 49 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý đất đô thị trong nước (thành phố Đà Nẵng). ... 63 2.3.3. Bài học kinh nghiệm, khả năng áp dụng tại địa bàn thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. ................................................................ 64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LAI CÁCH HUYỆN CẨM GIÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG. ............................................ 72 3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý đất đô thị Lai Cách, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. ............................................................. 72 3.1.1. Quan điểm........................................................................................... 72 3.1.2. Mục tiêu. ............................................................................................. 73 3.1.3. Nguyên tắc quản lý. ............................................................................ 73 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai đô thị trên địa bàn thị trấn Lai Cách. .................................................................... 74 3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý đất đai. ......................... 74 3.2.2. Cải cách hành chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. ..... 77 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đất đai. ....................................... 78 3.2.4. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý đất đai, hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai. ...................................................................... 81 3.2.5. Quản lý lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. .................................... 83 3.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất........................................................................ 84 3.2.7. Giải pháp cho công tác định giá đất trong quá trình đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng. ....................................................................................... 87 3.2.8. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu tố, khiếu nại về đất đai. ........................................................................................ 91 3.2.9. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật quản lý đất đai đô thị. ................... 95 3.3.10. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý sử dụng đất đô thị thị trấn Lai Cách.............................................................................. 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 98 Kết luận: ......................................................................................................... 98 Kiến nghị: ....................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 2 CNQSDĐ QSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất 3 TAND Tòa án nhân dân 4 QL Quốc lộ 5 CP Chính phủ 6 QĐ Quyết định 7 8 9 MTTQ UBND HĐND Mặt trận tổ quốc Ủy ban nhân dân Hội đồng nhân dân 10 TN&MT Tài nguyên và môi trường 11 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 12 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Số hiệu Tên hình Trang Bản đồ vị trí thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải 8 hình Hình 1.1. Dương. Hình 1.2. Phối cảnh tổng thể Khu đô thị thương mại Lai Cách 12 Hình 1.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 13 Hình 1.4. Bản đồ quy hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm Giàng đến 20 năm 2025 và định hướng đến năm 2035. Hình 1.5. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Cẩm 21 Giàng Hình 1.6. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Lai Cách đến năm 21 2020 Hình 1.7. Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị thương mại Lai 22 Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, tỉ lệ 1/500. Hình 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai thị trấn Lai Cách. 46 Hình 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai cấp trung ương Hàn Quốc 54 Hình 2.3. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai cấp tỉnh Hàn Quốc 55 Hình 2.4. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai cấp huyện Hàn Quốc 55 Hình 2.5. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan của Hàn Quốc 56 Hình 2.6. Hệ thống quản lý đất đai Thụy Điển 60 Hình 2.7. Cơ quan đo đạc đất đai của Thụy Điển 61 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu Trang Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và quy hoạch sử 13 dụng đất đến năm 2020 của thị trấn Lai Cách. Bảng 1.2. Biến động các loại đất năm 2010 đến năm 2015của 15 thị trấn Lai Cách Bảng 2.1. Hệ thống các trường đào tạo cán bộ quản lý địa chính của Hàn Quốc 59 1 MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài. Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các công trình xây dựng mọi lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội - an ninh- quốc phòng. Đất đai là nền tảng để phát triển đô thị, phát triển kinh tế xã hội và là nơi con người sinh sống và làm việc. Trong những năm gần đây, đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, sự mở rộng đô thị đã làm cho tình hình sử dụng đất đai ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Huyện Cẩm Giàng là huyện lỵ của tỉnh Hải Dương nằm ở phía Tây của tỉnh, nằm trên trục giao thông quan trọng QL 5 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nối Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, dân số 128.781 người, mật độ dân số 1.182 người/km2, với tổng diện tích tự nhiên 10.899,49 ha. - Thị trấn Lai Cách mới được thành lập năm 1997 trên cơ sở xã Lai Cách có thuận tiện về vị trí địa lý là trung tâm huyện, nằm trên trục QL5 nối Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng. Thị trấn Lai Cách là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện. Trong mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng, công trình văn hóa, phúc lợi, nhà ở, đất ở cũng tăng lên khá nhanh, thị trấn ngày càng được phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Đồng thời, các hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu đô thị thương mại, khu dân cư đô thị tập trung mới được hình thành đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thương mại dịch vụ góp phần nâng cao và gia tăng giá trị tổng sản phẩm của huyện. Thị trấn Lai Cách nhìn chung có lối kiến trúc kết hợp giữa truyền thống và hiện 2 đại; khu dân cư cũ của thị trấn (thôn, làng) đều do dân tự thiết kế xây dựng nên kiến trúc lộn xộn, chưa văn minh, hiện đại, khu dân cư đô thị mới được xây dựng hiện đại, văn minh, hạ tầng cơ sở, văn hóa, phúc lợi cơ bản được xây dựng phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, các vấn đề xử lý rác thải đô thị, cấp nước sinh hoạt đã được quan tâm và xây dựng, nhưng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ cần được tiến hành giải quyết trong thời gian tới. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu sử dụng đất đai cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất ngày một tăng, điều đó gây áp lực rất lớn đến quỹ đất của huyện. Việc bố trí và dành quỹ đất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và dân cư tập trung, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị trấn trong thời gian qua đã đặt ra rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết .Việc bố trí, sử dụng đất công nghiệp cho hiệu quả chưa cao, chưa tiết kiệm đất, còn có khu, cụm công nghiệp chưa được lấp đầy; việc bố trí đất cho phát triển cơ sở hạ tầng còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được phát triển kinh tế - xã hội của huyện; nhiều loại đất khi sử dụng chưa có biện pháp bảo vệ ô nhiễm môi trường, chống thoái hóa, hạn chế khả năng sử dụng lâu dài. Việc quản lý nhà nước về đất đai có nơi còn buông lỏng dẫn đến lấn chiếm đất công, chuyển nhượng đất trái pháp luật, sử dụng đất không đúng mục đích, tố cáo, khiếu nại… về đất đai xảy ra thường xuyên. Từ thực trạng trên tác giả lựa chọn đề tài luận văn “Quản lý sử sụng đất đô thị trên địa bàn thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.” nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, bền vững có hiệu quả tài nguyên đất đai, xây dựng thị trấn Lai Cách huyện Cẩm Giàng trở thành một đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 3  Mục đích nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đô thị tại địa bàn thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương hợp lý theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, đồng thời đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thị trấn Lai Cách huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. - Phạm vi nghiên cứu: địa bàn thị trấn Lai Cách, Huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.  Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; - Phương pháp chuyên gia.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Ý nghĩa khoa học: - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, chính sách quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Ý nghĩa thực tiễn: - Hoàn thiện công tác quản lý đất đai đô thị giúp cho cơ quan có thẩm quyền có thêm cơ sở khoa học để góp phần hoàn thiện, đồng bộ nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thị trấn Lai Cách huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. - Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng cho những địa phương khác có điều kiện tương tự. 4  Các khái niệm. - Đất đô thị: Theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định “Đất đô thị gồm các loại đất được xác định thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn; các khu đô thị mới đã hình thành trên thực tế thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt” [2]; - Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triểnvà duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố [17]; - Quyền sử dụng đất: Luật đất đai 2013 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật và quản lý bằng cơ chế: Nhà nước giao quyền sử dụng đất; Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất; Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; chuyển quyền sử dụng đất; Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất [21]; - Quyền sở hữu nhà ở: Điều 32 Hiến Pháp Việt Nam (sửa đổi 2013) quy định: Mọi người có quyền sở hữu về nhà ở. Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cũng quy định cho phép kinh doanh bất động sản đối với cả đất và các công trình trên đất phù hợp với quy định cụ thể: Nhà, công trình xây dựng trên đất; quyền sử dụng đất; các bất động sản khác theo quy định của Chính phủ và các bất động sản hình thành trong tương lai [23]; - Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế -xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định [15]; 5 - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó [31]; - Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất [31]; - Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất [31]; - Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính [31]; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất [31]; - Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất [31]; - Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định [31]; 6 - Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai [31]; - Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất [31]; - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển [31]; - Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê [31]; - Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê [31]; - Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai [31]; - Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai [7]; - Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất [4]; - Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định [4];  Cấu trúc luận văn. Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: 7 - Chương 1: Thực trạng Công tác quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. - Chương 2: Cơ sở khoa học về công tác quản lý đất đô thị tại thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LAI CÁCH HUYỆN CẨM GIÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG. 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Lai Cách. 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. Hình 1.1: Bản đồ vị trí thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.[40]; 9 - Thị trấn Lai Cách mới được thành lập năm 1997 trên cơ sở xã Lai Cách có thuận tiện về vị trí địa lý là trung tâm huyện, nằm trên trục QL5 nối Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng. - Thị trấn Lai Cách có diện tích 7,15 km², dân số năm 2016 là 15200 người, mật độ dân số đạt 2100 người/km². - Địa giới hành chính thị trấn Lai Cách: Đông giáp Thành phố Hải Dương; Tây giáp xã Tân Trường; Nam giáp xã Cẩm Đoài và xã Cẩm Đông; Bắc giáp xã Cao An và xã Cẩm Định [20]; 1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội. - Thị trấn Lai Cách là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, là đô thị trung tâm của huyện Cẩm Giàng, nằm ven quốc lộ 5 và đường 394. Xung quanh thị trấn có nhiều khu công nghiệp, trường nghề, là đô thị vệ tinh cho Thành phố Hải Dương, chính vì vậy, việc di dân cơ học tới thị trấn để làm ăn sinh sống ngày một tăng nhanh. Mỗi năm, trung bình thị trấn tăng thêm khoảng 1.000 người. Vì vậy, nhu cầu về nhà ở cũng không ngừng tăng lên. Chiến lược phát triển nhà ở đang là một vấn đề quan trọng đặt ra cho thị trấn. - Trong mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng, công trình văn hóa, phúc lợi, nhà ở, đất ở cũng tăng lên khá nhanh, thị trấn ngày càng được phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Đồng thời, các hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu đô thị thương mại, khu dân cư đô thị tập trung mới được hình thành đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thương mại - dịch vụ góp phần nâng cao và gia tăng giá trị tổng sản phẩm của huyện [20]; 1.1.3. Thực trạng môi trường. - Hiện nay do sự gia tăng dân số, các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ được hình thành, việc sử dụng phân bón hóa học, thuộc bảo vệ thực vật trong sản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan