Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước thải trong ngành khai thác than...

Tài liệu Quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước thải trong ngành khai thác than ở việt nam

.PDF
89
57
118

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KIỀU HƯNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG NGUỒN NƯỚC THẢI TRONG NGÀNH KHAI THÁC THAN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Mã số: 60. 85. 06 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Việt Nga Hà Nội, năm 2011 2 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực hiện Đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường khóa học 2009 - 2011, Trường Đại học Xây dựng, đến nay đề tài “Quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước thải trong ngành khai thác than ở Việt Nam” do tác giả thực hiện đã hoàn thành. Có được kết quả nghiên cứu nêu trên, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể cơ quan, đơn vị, các giảng viên, đồng nghiệp và gia đình. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - TKV, Viện khoa học công nghệ mỏ - TKV, Công ty than Dương Huy – TKV, … Đặc biệt xin cảm ơn sự giúp đỡ qúy báu nhiệt tình của TS. Trần Thị Việt Nga và các thầy cô giáo của Viện khoa học Kỹ thuật môi trường - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2011 Tác giả Kiều Hưng 3 MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... 6 DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................... 7 Bảng 2.2. Đặc tính nước thải một số mỏ hầm lò điển hình trong TKV .... 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................. 7 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 9 1. Sự cấp thiết của đề tài .............................................................................. 9 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 10 3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 10 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 11 4.1 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 11 4.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 11 CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 12 HIỆN TRẠNG DÙNG NƯỚC CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN ....................................................................................... 12 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC THAN VIỆT NAM .......... 12 1.1.1 Ngành than Việt Nam ....................................................................... 12 1.1.1.1. Tài nguyên than ...................................................................... 13 1.1.1.2. Sản xuất than .......................................................................... 13 1.1.1.3. Nhu cầu than .......................................................................... 14 1.1.1.4. Định hướng phát triển ............................................................ 15 1.1.2 Hiện trạng khai thác than tại Quảng Ninh ..................................... 18 1.1.2.1 Vùng Uông Bí .......................................................................... 21 1.2.1.2 Vùng Hòn Gai.......................................................................... 21 1.2.1.3 Vùng Cẩm Phả ....................................................................... 22 1.2 HIỆN TRẠNG DÙNG NƯỚC ............................................................. 23 1.2.1. Nguồn cung cấp nước ...................................................................... 23 4 1.2.2. Nhu cầu dùng nước của các mỏ. ..................................................... 25 1.3. NGUỒN PHÁT SINH NƯỚC THẢI TRONG NGÀNH KHAI THÁC THAN ..................................................................................................................... 26 1.3.1. Nguồn phát sinh nước thải .............................................................. 26 1.3.2. Khai thác ở các mỏ lộ thiên ............................................................. 27 1.3.3. Khai thác ở các mỏ hầm lò .............................................................. 27 1.3.4. Nhà máy tuyển than ......................................................................... 27 1.3.5. Nước thải phát sinh từ các sinh hoạt của công nhân mỏ .............. 28 1.4. ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC THẢI SAU KHI ĐÃ QUA XỬ LÝ ................................................................................ 28 CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 30 TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ............................................. 30 NGÀNH KHAI THÁC THAN Ở VIỆT NAM ...................................... 30 2.1 ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI CỦA NGÀNH KHAI THÁC THAN ........ 30 2.1.1 Tổng quan lý thuyết........................................................................... 30 2.1.2 Đặc tính nước thải do khai thác than lộ thiên ................................. 32 2.1.3 Đặc tính nước thải do khai thác than hầm lò .................................. 33 2.1.4 Đặc tính nước thải từ các nhà máy tuyển than ............................... 34 2.1.5 Đặc tính nước thải phát sinh từ các sinh hoạt của công nhân mỏ. 34 2.2 HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG Ở NGÀNH KHAI THÁC THAN VIỆT NAM .............................. 35 2.2.1. Mỏ lộ thiên ........................................................................................ 36 2.2.1.1. Hê ̣ thố ng xử lý nước thải mỏ Na Dương ................................ 36 2.2.1.2. Hê ̣ thố ng xử lý nước thải vỉa 1A Mạo Khê............................ 38 2.2.2. Mỏ than hầ m lò ................................................................................ 39 2.2.2.1. Hê ̣ thố ng bể lắ ng nhà sàng Mạo Khê..................................... 39 2.2.2.2. Hê ̣ thố ng xử lý nước thải cửa lò +200 Cánh Gà Vàng Danh 40 2.2.2.3. Hê ̣ thố ng xử lý nước thải mức -51 Hà Lầ m............................ 42 2.2.2.4. Hê ̣ thố ng xử lý nước thải cửa lò +38.I và cửa lò giếng +40 . 43 2.2.3. Nhà máy tuyển than ......................................................................... 44 5 2.2.3.1. Hê ̣ thố ng xử lý nước thải nhà máy tuyển than Vàng Danh .... 44 2.2.3.2. Hê ̣ thố ng xử lý nước thải nhà máy tuyển than Hòn Gai ........ 45 2.2.3.3. Hê ̣ thố ng xử lý nước thải nhà máy tuyển than Cửa Ông ....... 47 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NGÀNH THAN .......................................................................................... 49 2.3.1. Tình hình áp dụng các công nghê ̣ xử lý nước thải ........................ 49 2.3.2. Hiê ̣u quả hoa ̣t động của các hê ̣ thố ng xử lý nước thải .................. 50 CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 52 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG NGUỒN NƯỚC THẢI TRONG NGÀNH KHAI THÁC THAN Ở VIỆT NAM ........................................................................... 52 3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................. 52 3.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ........................... 52 3.2.1. Ở mỏ lộ thiên .................................................................................... 52 3.2.2 Ở mỏ hầ m lò ....................................................................................... 56 3.2.3. Ở các nhà máy tuyể n Than .............................................................. 61 3.2.4. Xử lý nước thải từ các nhà tắm, giặt và nhà ăn của mỏ than ....... 61 3.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG NGUỒN NƯỚC THẢI ............................................................................... 63 3.3.1 Quản lý sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước thải trong ngành khai thác than ở Việt Nam ......................................................................... 63 3.3.2 Đánh giá hiệu quả xử lý và khả năng tái sử dùng nguồn nước thải mỏ than Khe Tam – Công ty than Dương Huy(từ cửa lò +38.I và cửa lò giếng +40). ............................................................................................................ 64 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1 BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu ôxy sinh học 2 COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu ôxy hoỏ học 3 DO Dissolved Oxygen ôxy hoà tan 4 SS Suspendid Solids Chất lơ lửng 5 TDS Total Dissolved Solids Tổng chất rắn hoà tan 6 ISO International Organization Standardization 7 DA Dự án 8 DCCN Dây chuyền công nghệ 9 XLNT Xử lý nước thải 10 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 11 TCCP Tiêu chuẩn cho phộp 12 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 13 PTBV Phát triển bền vững 14 BVMT Bảo vệ môi trường 15 TKV Tập đoàn than khoáng sản Việt nam for Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế 7 DANH MỤC CÁC BẢNG TT Nội dung 1 Bảng1.1. Tiềm năng tài nguyên than Việt Nam( Tính đến 13 01/01/2010) 2 Bảng 1.2. Tổng hợp sản lượng than khai thác của toàn ngành 14 than 3 Bảng 1.3. Nhu cầu than sử dụng trong nước 15 4 Bảng 1.4. Nguồn cung cấp nước trên địa bàn Quảng Ninh 24 5 Bảng 1.5: Nhu cầu sử dụng và khả năng cung cấp của nguồn 25 nước ở các vùng mỏ (Khu vực Quảng Ninh) 6 Bảng 2.1. Đặc tính nước thải một số mỏ lộ thiên điển hình trong 32 TKV 7 Bảng 2.2. Đặc tính nước thải một số mỏ hầm lò điển hình trong 33 TKV 8 Bảng 2.3.Phân loại các công nghệ xử lý nước thải trong ngành than 35 Việt Nam 9 Bảng 2.4. Tình hình áp dụng công nghệ xử lý nước thải trong 36 ngành than Việt Nam tính đến năm 2009 10 Bảng 2.5. Tình hình áp dụng công nghệ xử lý nước thải trong 49 ngành than Việt Nam tính đến năm 2009 11 Bảng 2.6. Hiện trạng hoạt động của các hệ thống xử lý nước thải 50 trong ngành than Việt Nam tính đến năm 2009 12 Bảng 3.1. Các nguồn thải mỏ lộ thiên và dự kiến thời gian tồn 52 tại 13 Bảng 3.2. Chất lượng nước các khâu hệ thống xử lý Trang 64 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TT Nội dung Trang 1 Hình 1.1: Bản đồ ranh giới các mỏ than khu vực Quảng Ninh 20 2 Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải moong Na 37 Dương 3 Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải vỉa 1A Mạo 38 Khê 4 Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải – Công ty than Mạo Khê 5 Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải +200 Cánh Gà 41 – Vàng Danh 6 Hình 2.5: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải -51 Hà Lầm 7 Hình 2.6: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải mỏ than Dương 43 40 42 Huy 8 Hình 2.7: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy tuyển than 45 Vàng Danh 9 Hình 2.8: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy tuyển than Hòn 46 Gai 10 Hình 2.9: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy tuyển than Cửa 48 Ông 11 Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ dùng sữa vôi kết hợp chất keo tụ xử lý 54 nước thải mỏ than lộ thiên 12 Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ kết hợp giữa mương đá vôi kỵ khí(ALD) 64 và hệ thống đất ngập nước(Wetlands) nhân tạo để xử lý nước thải mỏ than có tính axit cao 8 TT Nội dung 13 Hình 3.3: Hệ sinh thái đất ngập nước Hồ Nội Hoàng – Mạo Khê – 56 Trang Quảng Ninh 14 Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ than hầm lò – Quảng 57 Ninh 15 Hình 3.5: Ngăn thu nước thải mỏ than 58 16 Hình 3.6: Bể điều hòa kết hợp lắng sơ bộ 59 17 Hình 3.7: Hệ thống hòa trộn hóa chất 59 18 Hình 3.8: Bể hòa trộn kết hợp lắng Lamen 60 19 Hình 3.9: Trạm lọc áp lực 60 20 Hình 3.10: Máy ép bùn 61 21 Hình 3.11: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà tắm, giặt và nhà ăn 61 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của đề tài Công nghiệp khai thác than và khoáng sản là một trong những ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngành công nghiệp khai thác than đã đáp ứng một cách có hiệu quả nhu cầu về than cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là nhu cầu than cho phát điện và cho các ngành công nghiệp khác trong giai đoạn phát triển. Đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng chung của đất nước trong chiến lược năng lượng quốc gia. Để đáp ứng đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước giai đoạn từ nay đến 2020, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản nói chung và ngành khai thác than nói riêng liên tục tăng sản lượng khai thác. Đi kèm với đó là hậu quả ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước để lại do khai thác than là rất nặng nề. Theo định hướng chiến lược của Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam việc xử lý nước thải mỏ đủ tiêu chuẩn nước thải công nghiệp sẽ được bắt đầu từ năm 2005 và đến 2015 sẽ hoàn thành việc áp dụng bắt buộc đối với tất cả các công ty mỏ trong toàn TKV(Nguồn: Quy hoa ̣ch phát triể n ngành than Viê ̣t Nam giai đoa ̣n từ 20022010 có xét triể n vo ̣ng đế n năm 2020” đã đươ ̣c Thủ tướng Chính Phủ phê duyê ̣t số 20/2003/QĐ-TTg ngày 29/01/2003). Tuy vậy công tác xử lý nước thải ngành sản xuất than thực chất mới được hình thành mấy năm lại đây, tuy nhiên số lượng hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng đủ với khối lượng nước thải hiện nay và trong tương lai của ngành than. Công nghệ xử lý nước thải trong ngành hiện còn mang tính thử nghiệm, chưa có những công trình nghiên cứu mang tính chất tổng thể trong lĩnh vực xử lý nước thải ngành sản xuất than. Mặt khác nguồn nước sử dụng trong quá trình sản xuất chủ yếu mua từ hệ thống cấp nước sạch của khu vực. Trong khi đó thực tế cho thấy ngoài nguồn nước cấp cho nhu cầu ăn, uống, tắm giặt của công nhân mỏ thì các nguồn cung cấp cho nhu cầu sản xuất, tưới bụi, cứu hỏa… không yêu cầu các chỉ tiêu vệ sinh cao. Xuất phát từ thực tế trên đề tài luận văn này nghiên cứu vấn đề xử lý và tái sử dụng nước thải trong quá trình sản xuất của ngành 10 than. Từ đó nâng cao quá trình quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước thải trong ngành khai thác than ở nước ta. Việc này là rất cần thiết và phù hợp với các chiến lược: + Chiến lược phát triển theo quy hoạch ngành than đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030. + Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường. + Định hướng chiến lược quốc gia về thoát nước và vệ sinh môi trường. + Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 12 năm 2005 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. + Nghị định của Chính phủ số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2007 về Thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Khi nguồn nước được sử dụng một cách hiệu quả và bền vững sẽ góp phần cái thiện môi trường nâng cao điều kiện sống và làm việc của công nhân mỏ, làm tăng thu nhập của công nhân tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài bền vững của ngành. 2. Mục tiêu của đề tài 1. Nghiên cứu hiện trạng việc sử dụng nguồn nước, xử lý nước thải trong quá trình khai thác than. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng hiệu nguồn nước thải, làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững . 2. Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường thông qua việc xây dựng và phát triển các khu xử lý nước thải. Tái sử dụng nước thải đã qua xử lý vào các mục đích khác nhau nhằm giảm chi phí khai thác. 3. Góp phần vào việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước trong ngành khai thác than. 3. Nội dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu nguồn cung cấp nước, nhu cầu dùng nước trong quá trình sản 11 xuất của ngành khai thác than. 2. Hiện trạng các công trình xử lý nước thải đã áp dụng trong ngành khai thác than ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp xử lý nước thải phù hợp hơn. 3. Đánh giá khả năng tái sử dụng nguồn nước thải sau khi đã qua xử lý vào chính quá trình sản xuất. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng một cách hiệu quả và bền vững nguồn nước thải trong ngành khai thác than ở Việt Nam. 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu Các mỏ than hầm lò, lộ thiên, các nhà máy tuyển trong ngành khai thác than ở Việt nam mà chủ yếu ở khu vực Quảng Ninh. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Khảo sát thực tế, thu thập số liệu nước thải từ các quá trình sản xuất, các công trình xử lý nước thải đã và đang được xây dựng tại các mỏ. Phương pháp thống kê và kế thừa: Thu thập tài liệu và các số liệu liên quan ở trong và ngoài nước. Phân tích, tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã thực hiện trên thực tế trong thời gian qua. Từ các kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước thải trong ngành khai thác than ở Việt Nam. 12 CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG DÙNG NƯỚC CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC THAN VIỆT NAM 1.1.1 Ngành than Việt Nam Công nghiệp khai thác than và khoáng sản là một trong những ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong hơn 170 qua, ngành Than Việt Nam đã trải qua biết bao biến cố, thăng trầm cùng với thời gian và lịch sử phát triển của đất nước. Đặc biệt là từ khi có Đảng lãnh đạo, những người thợ mỏ ngành Than đã nổi dậy giành thắng lợi ngày 12-11-1936 mở ra trang sử truyền thống hào hùng. Từ Xí nghiệp Quốc doanh Than Hòn Gai năm 1955 nay đã trở thành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với hơn 120.000 CBCNVC-LĐ kinh doanh đa ngành nghề với than là nền tảng, bao gồm công nghiệp than, công nghiệp khoáng sản và luyện kim, cơ khí, điện, vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng, xây lắp, vận tải, cảng biển, thương mại, du lịch và các dịch vụ khác. Trong 15 năm trở lại đây đặc biệt là giai đoạn 2005-2009, ngành Than đã có sự thay đổi vượt bậc, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ, năng lực sản xuất, thu nhập và đời sống CBCN được nâng cao, sản lượng than thương phẩm có mức tăng trưởng bình quân 12%/năm; năm 2009 ngành Than tiêu thụ 43,5 triệu tấn (xuất khẩu 24 triệu tấn) tăng 7,1 lần so với năm 1994. Người thợ mỏ hôm nay không còn lầm lũi, đen đủi, bệnh tật mà đã ngẩng cao đầu với sức khoẻ tốt, tri thức tốt, có đời sống vật chất, tinh thần lành mạnh vì vậy mà luôn sáng tạo trong lao động dám đương đầu với thử thách, vượt khó đi lên luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng. Từ truyền thống lịch sử ,quá khứ hào hùng của ngành than đến những thành tựu của đổi mới ngày hôm nay trên đất mỏ đã cho thấy vai trò lớn lao của ngành than trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Phát triển ngành than là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cả nước đặc biệt là của tỉnh Quảng Ninh. 13 1.1.1.1. Tài nguyên than Tổng hợp kết quả tính trữ lượng toàn ngành than đã được tìm kiếm thăm dò tính đến 01/01/2010 là 17 019 258 ngàn tấn. Trữ lượng than phân theo vùng và theo cấp trữ lượng xem bảng 1.1 Bảng 1.1: Tiềm năng tài nguyên than Việt Nam (Tính đến 01/01/2010; ĐV:1000Tấn) Chắ c chắ n (A+B) Tin câ ̣y (C 1) Dự tính ( C2) 17019258 258159 1543043 1265799 13952257 3 332 056 221101 1062166 1063065 985724 I.1 Các mỏ Vinacomin quản 2 471 630 218027 lý 1055158 1061005 137440 1 Vùng Uông Bí 963 515 18408 481817 410673 52617 2 Vùng Hòn Gai 486 684 28302 145662 284421 28298 3 Vùng Cẩm Phả 1 023 540 171317 427678 365911 58634 I.2 Các mỏ mới (khu vực Đồng Triều-Phả Lại và 860 426 Nếp lõm Bảo Đài) 3074 7008 2060 848284 II Vùng Nội Địa 36266 32131 16388 0 III Các mỏ khác (mỏ than 222 417 địa phương+than bùn) 792 162239 59386 0 IV Bể than ĐB sông Hồng 286507 126960 12966533 Khu mỏ Tổng Tổng cộng toàn ngành I Bể than Đông Bắc Stt 84 785 13380000 0 Dự báo (P) Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030 1.1.1.2. Sản xuất than Phấn đấu đạt sản lượng than sạch (không kể than đồng bằng Sông Hồng) khoảng: + 48 - 50 triệu tấn vào năm 2010. + 60 - 65 triệu tấn vào năm 2015. + 70 - 75 triệu tấn vào năm 2020. + > 80 triệu tấn vào năm 2025. Bảng 1.2: Tổng hợp sản lượng than khai thác của toàn ngành than TT Mỏ/công trường Sản lượng theo năm khai thác (ĐVT: 1000 tấn) 2010 2015 2020 2025 2030 14 I A A.1 A.2 A.3 B II III IV Tổng toàn ngành Vùng Đông Bắc Các mỏ TKV quản lý Lộ Thiên Hầm Lò Vùng Uông Bí Lộ thiên Hầm lò Vùng Hòn Gai Lộ thiên Hầm lò Vùng Cẩm Phả Lộ thiên Hầm lò Các mỏ mới Lộ Thiên Hầm Lò Vùng Nội Địa Lộ thiên Hầm lò Các mỏ khác (ngoài TKV) Vùng đồng bằng Sông Hồng 49020 45790 45790 25320 20470 10630 1310 9320 11850 8730 3120 23310 15280 8030 1700 1700 1530 67499 62399 62099 24532 37567 17547 1500 16047 12986 7236 5750 31566 15796 15770 300 92430 72330 64530 14780 49750 20880 680 20200 9350 119250 85050 67150 15150 52000 21050 650 20400 9800 120732 83282 59782 10150 49632 21450 650 20800 8800 9350 35900 14100 21800 7800 9800 36800 14500 22300 17900 8800 30032 9500 20532 23500 300 3050 2450 600 2050 7800 3050 2450 600 3550 17900 2650 2050 600 6550 23500 2700 2100 600 9750 13500 25000 25000 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo khai thác mỏ than ở Việt Nam Trữ lượng và công suất thiết kế các mỏ hầm lò, lộ thiên xem bảng phụ lục 1, phụ lục 2. 1.1.1.3. Nhu cầu than Nhu cầu về than sử dụng trong nước cho giai đoạn 2010-2030 tăng mạnh do các ngành công nghiệp có sử dụng than phát triển mạnh mẽ. Dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước cho năm 2015 vào khoảng 58 triệu tấn; năm 2020 khoảng 111 triệu tấn, năm 2025 khoảng 160 triệu tấn và năm 2030 khoảng 242 triệu tấn.(Chi tiết xem bảng 1.3) Bảng 1.3: Nhu cầu than sử dụng trong nước STT Hộ tiêu thụ 1 Tổng cộng Nhiệt điện Sản lượng, 1000T/năm 2010 2015 2020 24.99 57.26 111.739 9.7 31.8 77.7 2025 159.827 118 2030 242.261 190.7 15 Xi măng Sản xuất phân đạm Luyện kim, hoá chất Trong TKV Ngoài TKV Công nghiệp giấy Các hộ khác 2 3 4 4.1 4.2 5 6 6.27 525 370 370 160 7.965 8.6 2.312 5.18 1.58 3.6 427 8.941 10.9 3.053 6.629 1.58 5.049 752 12.704 12.1 4.282 8.662 1.58 7.082 1.326 15.457 12.9 6.006 11.513 1.58 9.933 2.336 18.805 Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030 1.1.1.4. Định hướng phát triển 1) Công tác thăm dò, khai thác than ở trong nước Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong công tác thăm dò, khai thác với phương châm tập trung, đồng bộ. Đẩy mạnh công tác thăm dò gia tăng trữ lượng than xác minh và nâng cấp trữ lượng than hiện có; đối với than khu vực thềm lục địa cần sử dụng triệt để các tài liệu địa chất trong quá trình tìm kiếm, thăm dò dầu khí để tổng hợp, đánh giá sơ bộ tiềm năng than và lập kế hoạch cho các bước tiếp theo. Việc cấp phép thăm dò, tổ chức khai thác theo đúng quy định của Luật Khoáng sản; Thực hiện công tác đầu tư cho thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh than theo quy hoạch. Chấm dứt tình trạng khai thác, chế biến, kinh doanh than trái pháp luật; Khuyến khích các địa phương có các điểm than trữ lượng nhỏ đầu tư thăm dò, khai thác để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ; chú trọng công tác thăm dò, khai thác than bùn để làm nhiên liệu và phân bón. 2) Công tác thăm dò, khai thác than ở nước ngoài Tăng cường đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác than ở nước ngoài; lựa chọn các khu vực có tiềm năng trữ lượng và điều kiện khai thác thuận lợi ở các nước Lào, Campuchia, châu Phi v.v… để thăm dò, khai thác và nhập khẩu than về Việt Nam hoặc xây dựng tại chỗ các tổ hợp Than - Điện, Than - Xi măng v.v... theo hình thức tự đầu tư hoặc hợp tác đầu tư với các công ty địa phương, công ty nước ngoài khác phù hợp với quy định của nước sở tại. 16 3) Công nghệ khai thác than Khai thác than bằng phương pháp hầm lò: + Quy hoạch, thiết kế xây dựng mới, cải tạo mở rộng các mỏ hiện có theo hướng tập trung, công suất lớn với dây chuyền công nghệ đồng bộ và hiện đại; tối ưu hóa sản lượng để đảm bảo khai thác ổn định lâu dài; + Sử dụng loại vật liệu mới, vì chống thuỷ lực thay thế cho vì chống gỗ và kim loại; vì neo, vì neo kết hợp phun bê tông, bê tông phun v.v... để chống giữ và bảo vệ các đường lò trong điều kiện địa chất mỏ cho phép; + Tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ khai thác cơ giới hóa đối với vỉa dốc thoải. Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thích hợp để nâng cao hiệu quả khai thác đối với các vỉa dày dốc nghiêng và dốc đứng; nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác hợp lý đối với phần trữ lượng than dưới mức -300 m của bể than Quảng Ninh, bể than đồng bằng sông Hồng. Khai thác than bằng phương pháp lộ thiên: + Phát triển mở rộng các mỏ lộ thiên hiện có theo hướng nâng cao hệ số bóc giới hạn; nâng cao tối đa năng lực khai thác phù hợp với quy hoạch đổ thải, vận tải, thoát nước và bảo vệ cảnh quan môi trường; + Đổi mới đồng bộ và hiện đại hóa thiết bị dây chuyền khai thác theo hướng đưa vào sử dụng các thiết bị cơ động có công suất lớn, phù hợp với điều kiện và quy mô của từng mỏ; + Tối ưu hóa các chỉ tiêu thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác đang áp dụng; nghiên cứu ứng dụng hệ thống khai thác chia lớp đứng, công nghệ khai thác chọn lọc và khai thác vỉa mỏng; công nghệ đổ thải bãi thải tạm và bãi thải trong. + Đối với bất cứ công nghệ nào cũng cần phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý tiến bộ nhất để giảm thiểu tỷ lệ tổn thất trong khai thác, giảm tiêu hao năng lượng. 4) Sàng tuyển và chế biến than 17 Đẩy mạnh đầu tư sàng tuyển theo hướng tập trung, đến năm 2010 chấm dứt việc sàng tuyển than nhỏ lẻ, thủ công tại các kho bến xuất than. Tăng cường khâu chế biến than, đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, than đống bánh, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.v.v…). 5) Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành than: Thực hiện việc phân luồng vận chuyển than theo các khu vực thông qua việc gắn các mỏ, các vùng than với các hộ tiêu thụ lớn trong khu vực phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng các khu vực có hoạt động khai thác than; Phát huy tối đa năng lực của hệ thống vận tải hiện có; tăng cường các hình thức vận tải bằng đường sắt, băng tải hoặc liên hợp ôtô - băng tải; giảm tối đa hình thức vận tải bằng ôtô để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh; Cải tạo, xây dựng mới các cụm cảng tập trung có quy mô, công suất lớn có thiết bị rót hiện đại để từng bước xoá bỏ dần các bến rót than có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu; mở rộng bến cảng, nạo vét luồng lạch để tăng cường khả năng rót than của các cảng chính. 6) Công tác an toàn và bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường đến mọi cán bộ, công nhân viên; Tranh thủ các nguồn vốn trong, ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các nguồn vốn tài trợ khác dành cho bảo vệ môi trường; kết hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng khắc phục những tồn tại ô nhiễm môi trường do khai thác than nhiều năm để lại, đặc biệt là môi trường, cảnh quan vịnh Hạ Long; Xây dựng kế hoạch và lộ trình dài hạn với các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục tồn tại và từng bước giải quyết tốt các vấn đề về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác than, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam. 18 Kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến và sử dụng than. Chú trọng đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao nhằm đề phòng và loại trừ các sự cố mỏ. Hiện đại hóa và quân sự hóa Trung tâm cấp cứu mỏ chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu cá nhân cho công nhân, đặc biệt là công nhân hầm lò để hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động. 7) Sử dụng than: Khuyến khích đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến chế biến và sử dụng than nhằm nâng cao giá trị sử dụng than, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, như: công nghệ sử dụng than sạch, huyền phù than nước, chế biến than dùng cho luyện kim, công nghệ khí hóa than, than hóa dầu v.v...; Ưu tiên phát triển các dự án có công nghệ sử dụng than tiết kiệm, hiệu quả; các dự án sử dụng than cục, cám chất lượng cao và than có chất lượng thấp. 8) Giá than Giá than cần được xác định phù hợp với cơ chế thị trường để hội nhập với thị trường khu vực và thế giới; Nhà nước điều tiết giá than thông qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác. 1.1.2 Hiện trạng khai thác than tại Quảng Ninh Quảng Ninh là tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam với nhiều loại khoáng sản có giá trị công nghiệp, quan trọng nhất là than đá chiếm trên 90% trữ lượng cả nước, tiếp đến là đá vôi, sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Pyrophylit, cát thủy tinh, đá Granit, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên. Các mỏ than đang hoạt động phần lớn phân bố trên các dãy núi phía Bắc đường quốc lộ 18A từ Mạo Khê đến Mông Dương. Hoạt động sản xuất (khai thác, 19 vận chuyển, chế biến, kho bãi, bến xuất) xen lẫn các khu dân cư, lân cận với các đô thị, các khu kinh tế trọng điểm, thượng nguồn sông suối, các hệ sinh thái nhạy cảm cửa sông ven biển và nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử quan trọng (Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Di tích lịch sử văn hóa Yên Tử). Trong những năm qua, công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là khai thác than đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh cũng như của cả nước. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây nên nhiều tác động tiêu cực tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường, ảnh hưởng mạnh đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Hoạt động khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được chia làm 3 khu vực chính là: Uông Bí, Hòn Gai và Cẩm Phả:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất