Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý rủi ro trong cho vay lại oda của ngân hàng phát triển việt nam...

Tài liệu Quản lý rủi ro trong cho vay lại oda của ngân hàng phát triển việt nam

.DOC
188
194
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH ĐẶNG VŨ HÙNG QU¶N Lý RñI RO TRONG CHO VAY L¹I VèN ODA CñA NG¢N HµNG PH¸T TRIÓN VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH ĐẶNG VŨ HÙNG QU¶N Lý RñI RO TRONG CHO VAY L¹I VèN ODA CñA NG¢N HµNG PH¸T TRIÓN VIÖT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.31.12.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS, TS. VŨ VĂN HÓA 2. PGS, TS. BÙI THIÊN SƠN HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đặng Vũ Hùng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng, biểu, hình vẽ MỞ ĐẦU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY LẠI VỐN ODA 1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ CHO VAY LẠI VỐN ODA 1.1.1. Khái niệm và quá trình hình thành nguồn vốn ODA 1.1.2. Vai trò của ODA trong cơ cấu vay nợ nước ngoài của Việt Nam 1.1.3. Cho vay lại nguồn vốn ODA 1.1.4. Cơ chế cho vay lại vốn ODA 1.2. RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY LẠI VỐN ODA 1.2.1. Khái quát về rủi ro 1.2.2. Rủi ro và quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY LẠI VỐN ODA 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 1.3.2. Kinh nghiệm của Malaysia 1.3.3. Kinh nghiệm của Ba Lan 1.3.4. Bài học rút ra cho Việt Nam từ quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY LẠI VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.2. CHO VAY LẠI VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.2.1. Tổng quan về cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.2.2. Các hình thức cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.2.3. Đánh giá tình hình cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006-2012 2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CHO VAY LẠI VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong cho vay lại ODA 2.3.2. Rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian qua 2.3.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh mức độ rủi ro trong cho vay lại ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam thời gian qua 2.3.4. Rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Việt Nam 2006-2012 2.3.5. Đánh giá chung về tình hình rủi ro trong cho vay lại vốn ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.4. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY LẠI VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.4.1. Các biện pháp áp dụng để quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.4.2. Cơ chế xử lý rủi ro trong cho vay lại ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY LẠI VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020 3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 3.1.2. Mục tiêu tổng quát 3.1.3. Định hướng sử dụng nguồn vốn ODA 3.1.4. Quan điểm định hướng và yêu cầu đối với quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY LẠI VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.2.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước 3.2.2. Nhóm giải pháp của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 3.2.3. Nhóm giải pháp đối với các chủ dự án vay vốn ODA TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt ACB ADB Chữ viết đầy đủ Ngân hàng TMCP Á Châu Ngân hàng Phát triển châu Á BIDVNgân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Agribank DAC Ủy ban Hỗ trợ phát triển ĐTPT Đầu tư phát triển Eximbank Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam F/S Báo cáo nghiên cứu khả thi FDI Vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài GNP Thu nhập quốc dân IMF Quỹ tiền tế quốc tế MHB Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long Military Bank Ngân hàng TMCP Quân Đội NHPT Ngân hàng Phát triển Việt Nam ODA Viện trợ phát triển chính thức ODF Tài chính phát triển chính thức OEDC Sacombank Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TCTD Tổ chức tín dụng TDĐT Tín dụng đầu tư TDXK Tín dụng xuất khẩu Techcombank VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VND Đồng Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Bảng 1.1: Cung cấp ODA của một số nước OECD năm 2004 11 Bảng 1.2: Các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam 13 Bảng 1.3: Vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân cho VN 1996-2012 16 Bảng 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản của 11 ngân hàng lớn nhất Việt Nam 51 Bảng 2.2: Cơ cấu giải ngân nguồn vốn ODA ở NHPT qua các năm 55 Bảng 2.3: Số dự án cho vay lại vốn ODA ở NHPT giai đoạn 2007-2012 57 Bảng 2.4: Số dự án cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng 60 Bảng 2.5: Số các dự án cho vay lại chịu rủi ro tín dụng 61 Bảng 2.6: Số dự án cho vay lại vốn ODA bị nợ quá hạn ở NHPT 77 Bảng 2.7: Dư nợ và nợ gốc quá hạn trong cho vay lại ODA tại NHPT 78 Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro trong cho vay lại 81 Bảng 2.9: Nợ quá hạn trong cho vay lại ODA của Việt Nam đến 2012 84 Bảng 2.10: Tình hình trích lập quỹ DPRR cho vay lại ODA ở NHPT 93 Biểu 2.1: Số vốn ODA cam kết cho vay qua từng năm 56 Biểu 2.2: Cơ cấu vốn ODA tài trợ 57 Biểu 2.3: Tình hình vốn ODA cho vay lại tại NHPT 58 Biểu 2.4: Cơ cấu vốn ODA cho vay lại theo ngành kinh tế 64 Biểu 2.5: Tăng trưởng GDP và vốn đầu tư 74 Biểu 2.6: Số trích DPRR tại NHPT 92 Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng 73 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua (1993 đến nay), số vốn ODA do các nhà tài trợ quốc tế cam kết hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng đã cho thấy sự tin tưởng, đồng tình và ủng hộ của cộng đồng các Nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc đổi mới và các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Việc sử dụng nguồn vốn ODA vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã thể hiện được vai trò ý nghĩa của nguồn vốn này đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình quản lý và giải ngân nguồn vốn ODA mà cụ thể là hoạt động cho vay lại đang phải đối mặt với một số vấn đề lớn, đó là: tiến độ giải ngân còn chậm, chưa phát huy được hiệu quả tốt nhất mà nguồn vốn ODA có thể mang lại, tỷ lệ nợ quá hạn ngày một tăng, số dự án bị nợ quá hạn ngày càng nhiều, gây gánh nặng lớn cho Ngân sách Nhà nước... Tất cả những vấn đề trên có liên quan đến năng lực quản lý và sử dụng nguồn vốn này. Trong thực tế, năng lực quản lý sử dụng vốn ODA nói chung và hệ thống quản lý rủi ro đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn rất yếu kém. Để nguồn vốn này phát huy hiệu quả hơn nữa, cần phải cải thiện, nâng cao năng lực quản lý nói chung và quản lý rủi ro trong quá trình giải ngân nói riêng, cần có những nghiên cứu bài bản và toàn diện về rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay lại nguồn vốn quan trọng này ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Trong thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu về quản lý rủi ro, về cơ cấu tổ chức & họat động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện đến quản lý rủi ro đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu tổng quan về ODA và quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA. Đánh giá và phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay lại vốn ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay lại vốn ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu: Quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn từ khi thành lập (năm 2006) trở lại đây. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gắn với hoạt động cho vay lại vốn ODA. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Lý luận Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn vốn ODA, quá trình hình thành và phát triển của ODA, vai trò của nguồn vốn ODA đối với các nước đang phát triển và đối với Việt nam. Khái quát hóa một số vấn đề về rủi ro và quản lý rủi ro đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong quá trình cho vay lại của ngân hàng Phát triển Việt Nam. 4.2. Thực tiễn Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và năng lực quản lý rủi ro đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Nhận dạng và phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý rủi ro đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích hệ thống để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, qua thu thập phân tích số liệu và luận giải các vấn đề, Luận án còn kết hợp phương pháp so sánh để giải quyết vấn đề. Quá trình nghiên cứu, phân tích được kết hợp giữa lý luận và thực tiễn nhằm luận giải, đánh giá những vấn đề phục vụ mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng các phương pháp khác. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương: 3 Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn ODA và quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 4 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Theo số liệu thống kê, số vốn ODA do các Nhà tài trợ quốc tế cam kết hỗ trợ cho Việt Nam trong thời gian hơn một thập kỷ qua ngày càng tăng đã cho thấy sự tin tưởng, đồng tình và ủng hộ của cộng đồng các Nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc đổi mới và các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Việc sử dụng nguồn vốn ODA vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã thể hiện được vai trò ý nghĩa của nguồn vốn này đối với nền kinh tế Việt Nam. Quá trình giải ngân nguồn vốn ODA qua hệ thống NHPT chủ yếu dưới dạng cho vay lại theo ủy quyền không chịu rủi ro tín dụng và cho vay thông thường ngân hàng chịu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn ODA năm 1993 đến nay, hoạt động cho vay lại đang phải đối mặt với một số vấn đề, đó là: tỷ lệ giải ngân còn chậm nên chưa phát huy được hiệu quả tốt nhất lợi thế mà nguồn vốn ODA có thể mang lại, tỷ lệ nợ quá hạn ngày một tăng, số dự án bị nợ quá hạn ngày càng nhiều, gây gánh nặng lớn cho Ngân sách Nhà nước... Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trên đó là năng lực quản lý sử dụng vốn ODA nói chung và hệ thống quản lý rủi ro đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA của NHPT còn rất yếu kém. Để nguồn vốn này phát huy hiệu quả hơn nữa, cần phải cải thiện, nâng cao năng lực quản lý nói chung và quản lý rủi ro trong quá trình giải ngân nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, cần có những nghiên cứu bài bản và toàn diện về rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay lại vốn ODA ở NHPT. Cho đến nay, đã có nhiều đề tài đề nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro nói chung và quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA qua hệ thống NHPT nói riêng. Các đề tài đã được nghiên cứu và công bố trong thời gian qua bao gồm: - Đề tài “Hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT”, Trung tâm Xử lý nợ - NHPT (2011), đề tài khoa học cấp ngành NHPT, Hà Nội. Đề tài trên tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT. Phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT. Đề xuất giải pháp tăng cường hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT. 5 Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là: nợ xấu trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT, phạm vi nghiên cứu: toàn bộ mảng hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT, trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2011. Như vậy, đề tài này chưa đề cập đến vốn ODA và rủi ro trong giải ngân vốn ODA. - Đề tài "Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước", Trần Công Hòa - Trưởng Ban Chính sách phát triển - NHPT (2006), Luận án Tiến sỹ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Đề tài này tác giả chủ yếu bàn về hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, trong đó có đề cập đến rủi ro trong tín dụng nói chung, chưa phân tích rủi ro trong cho vay lại ODA. - Đề tài “Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn", 2010, Luận văn Thạc sỹ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Với đề tài nghiên cứu này nhóm nghiên cứu tập trung vào đối tượng chủ yếu đó là chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Như vậy, đối tượng nghiên cứu khá gần với vấn đề của Luận án như phạm vi nghiên cứu lại tập trung ở Ngân hàng Cổ phần thương mại Sài gòn và lĩnh vực tín dụng được phân tích trong đề tài là tín dụng nói chung, tín dụng thông thường chứ không đề cập đến vốn vay ODA cũng như việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này. - Đề tài “Tài trợ phát triển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam để hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của NHPT”, Nguyễn Thị Thúy Lan - Trưởng Ban Vốn nước ngoài - NHPT (2010), đề tài khoa học cấp ngành NHPT, Hà Nội. Với đề tài nghiên cứu này, về đối tượng nghiên cứu chính là dòng vốn tài trợ quốc tế, phạm vi thực tiễn áp dụng là NHPT nhưng Ban nghiên cứu đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kinh nghiệm và thực tiễn tài trợ phát triển của thế giới thông qua các ngân hàng phát triển bằng việc nghiên cứu một số mô hình ngân hàng phát triển được đánh giá là thành công nhất. - Đề tài "Chiến lược phát triển hoạt động của NHPT giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020”, NHPT (2011), đề tài nghiên cứu cấp ngành NHPT, Hà Nội. 6 Trong đề tài chủ yếu bàn về chiến lược phát triển của NHPT giai đoạn đến năm 2020, trên cơ sở đánh giá trực trạng phát triển hiện nay, không phân tích chi tiết về các nội dung như rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là từ kinh nghiệm của một số ngân hàng phát triển của một số quốc gia trên thế giới và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong vấn đề tổ chức quản lý của NHPT. Các kết luận của đề tài sẽ giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và người đọc có cái nhìn toàn diện và hiểu hơn về NHPT cũng như xu hướng hoạt động NHPT trong giai đoạn hiện nay. Đề tài không bao quát và nghiên cứu về quy trình quản lý rủi ro tín dụng của NHPT. - Đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hoạt động tín dụng đầu tư trung và dài hạn của NHPT", Ban Tín dụng đầu tư - NHPT (2011), đề tài khoa học cấp ngành NHPT, Hà Nội. Đề tài này được triển khai với mục đích nghiên cứu cụ thể: Một là, đánh giá toàn diện thực trạng nợ vay trung và dài hạn của hệ thống NHPT thông qua cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro được thể hiện bằng quy trình cụ thể như thẩm định dự án, cấp vốn, giám sát việc sử dụng vốn vay, phân loại nợ, xử lý các khoản nợ xấu. Hai là, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng đầu tư trung và dài hạn của NHPT. Mặc dù nhiều nội dung đề xuất đến công tác quản lý rủi ro nhưng đối tượng nghiên cứu đề xuất lại là hoạt động tín dụng đầu tư trung và dài hạn của ngân hàng chưa không đề cập đến dòng vốn viện trợ phát triển chính thức ODA. - Một số bài báo mà tác giả đã nghiên cứu và công bố "Những nét cơ bản về lập và thẩm định dự án đầu tư", Tạp chí Hỗ trợ phát triển - NHPT (2007); "Quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", Tạp chí Hỗ trợ phát triển - NHPT (2011); "Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", Tạp chí Hỗ trợ phát triển - NHPT (2012). Trong thời gian qua tác giả đã công bố một số bài nghiên cứu, trong đó đã chỉ ra nhiều các nội dung liên quan đến nâng cao chất lượng công tác cho vay, quản lý rủi ro tuy nhiên chỉ dùng ở mức độ tổng quan có thể áp dụng cho các ngân hàng thương mại thông thường, chưa nghiên cứu áp dụng đối với tổ chức tài chính đặc thù như NHPT. 7 - Về nghiên cứu ngoài nước: Cho đến nay cũng đã có khá nhiều tổ chức thực hiên nghiên cứu về rủi ro và rủi ro tín dụng, điển hình như Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế khi nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro đã đưa ra quan niệm về rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận. Trong các đề tài nghiên cứu kể trên, với các cách thức tiếp cận cũng như cách nhìn nhận vấn đề và mục tiêu kỳ vọng khác nhau mà mỗi đề tài nghiên cứu đưa ra cách giải quyết vấn đề cũng rất khác nhau. Từ những phân tích trên về phạm vi, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu cũng như các đề xuất trong các nghiên cứu nêu trên chưa có một đề tài hay một nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý rủi ro đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA ở NHPT một cách đầy đủ và toàn diện. Xuất phát từ lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài "Quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sỹ với mong muốn đưa ra các giải pháp hữu ích nhất góp phần hạn chế tối đa rủi ro trong cho vay lại vốn ODA nói chung và của NHPT nói riêng. Nội dung nghiên cứu của Luận án đã mang lại cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam có cái nhìn tổng quan và thực tế hơn về Quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của mình, qua đó cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong cho vay lại của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Theo nhận định, Luận án đã có một số đóng góp mới cho khoa học có thể áp dụng vào thực tế, đó là: - Đã hệ thống hóa một số nhân tố ảnh hưởng, một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong cho vay lại vốn ODA, đặc biệt là đã đánh giá sát thực các tồn tại trong công tác quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: chưa xây dựng chiến lược quản trị; chưa phân định được 2 khâu quản lý tín dụng và thẩm định tín dụng; thẩm quyền của Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào Thủ tướng và Bộ Tài chính. 8 - Nhận diện được, luận chứng và kiến nghị những giải pháp mang tính đột phá cho công tác quản trị rủi ro trong cho vay lại ODA như: mở rộng đối tượng cho vay lại cho cả khu vực tư nhân; giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; cơ chế trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ; thực hiện tái cấu trúc Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo hướng đổi mới bộ máy quản trị, điều hành; thành lập Ban quản lý rủi ro thuộc Hội sở chính và phòng quản lý rủi ro tại các Chi nhánh; hoàn thiện mô hình quản trị theo Chi nhánh; thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển công nghệ thuộc trung tâm tin học và thành lập bộ phận hỗ trợ khách hàng... 9 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY LẠI VỐN ODA 1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ CHO VAY LẠI VỐN ODA 1.1.1. Khái niệm và quá trình hình thành nguồn vốn ODA 1.1.1.1. Khái niệm ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) là nguồn tài chính được nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ cho các nước đang phát triển để giúp các nước này phát triển kinh tế-xã hội theo con đường chính thức. Theo đó, hỗ trợ được hiểu là các khoản đầu tư này là các khoản vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất (lãi suất thấp hoặc không có lãi suất) với thời gian trả nợ và ân hạn kéo dài, đôi khi còn gọi là viện trợ không hoàn lại; "phát triển" là các khoản cho vay nhằm mục đích phát triển kinh tế-xã hội ở các nước thụ hưởng; "chính thức" là các khoản cho vay được thực hiện chỉ với đối tượng là nhà nước, chính phủ các nước đang phát triển. Năm 1969, khái niệm về Hỗ trợ phát triển chính thức được Ủy ban hỗ trợ phát triển - DAC của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) xây dựng như sau “ODA chính là những giao dịch, trao đổi có tính chính thống với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. ODA bao gồm các dòng vốn tới các nước đang phát triển và các tổ chức đa phương được tài trợ bởi các nhà nước, các chính phủ, trong đó mỗi giao dịch, trao đổi phải thỏa mãn điều kiện: a) mục tiêu chính là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường phúc lợi ở các nước đang phát triển, b) có các điều khoản mang tính chất thỏa thuận và yếu tố viện trợ ít nhất là 25% của tổng số hỗ trợ”. Báo cáo nghiên cứu chính sách Ngân hàng Thế giới (WB) - 6/1999 đưa ra khái niệm “ODA là một phần của của tài chính phát triển chính thức (ODF), trong đó có một phần là cho vay ưu đãi và một phần là viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% tổng số viện trợ". Còn tài chính phát triển chính thức Official Development Finance ODF là tất cả các nguồn tài chính mà tất cả các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển. 10 Các Văn bản pháp luật Việt Nam ban hành và được sử dụng trong quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ban hành kèm theo nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ, đưa ra khái niệm: “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam với Nhà tài trợ, bao gồm: Chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia. Hình thức cung cấp ODA bao gồm: ODA không hoàn lại; ODA vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%”. Như vậy, từ các quan điểm trên có thể đưa ra một quan niệm chung nhất như sau: “ODA là một nguồn tài chính mà các nhà tài trợ cung cấp cho các nước đang phát triển hoặc các nước kém phát triển, trong đó bao gồm một phần là khoản cho vay ưu đãi (ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ…) và một phần là khoản viện trợ không hoàn lại hay còn gọi là yếu tố cho không và phần này phải chiếm ít nhất 25% tổng số vốn vay”. Xuất phát từ các cách tiếp cận trên, ODA có đặc điểm đó là mang tính ưu đãi. Tính ưu đãi của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thể hiện ở việc các nước khi cung cấp ODA thường với mức lãi suất thấp, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ kéo dài. Bên cạnh đó, ODA còn có một phần gọi là viện trợ không hoàn lại với giá trị ít nhất là 25% tổng số gói hỗ trợ. Tuy nhiên, một đặc điểm của nguồn vốn này đó là khi sử dụng thường đi kèm với những ràng buộc mang tính chất kinh tế, chính trị từ phía nhà tài trợ, về cơ bản là nhằm phục vụ cho lợi ích của nhà tài trợ mặc dù mục tiêu chính của việc tài trợ ODA đó là để phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển. Lãi suất của nguồn vốn ODA được áp dụng rất thấp, thường là dưới 2%, trung bình từ 0,25%/năm với thời hạn cho vay dài từ 20 đến 40 năm, thời gian ân hạn từ 8 đến 10 năm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất