Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo tiếp cận năng...

Tài liệu Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo tiếp cận năng lực (tt)

.PDF
27
424
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ KIM CHI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC N n n o PGS.TS. NGUYỄN THỊ HƢỜNG PGS.TS. THÁI VĂN THÀNH NGHỆ AN - 2017 Luận án đ ợ oàn t àn tạ Tr n Đạ Vn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NguyÔn ThÞ H-êng 2. PGS.TS. Th¸i V¨n Thµnh Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Lê PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tiến Hùng PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Minh Hùng Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại Trƣờng Đại học Vinh Vào hồi….. giờ….. ngày Có t ể tìm luận án tạ Trun tâm T Tr n Đạ tháng năm 2017 v ện N uyễn T ú Hào Vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD, GD phổ thông cần phải đổi mới căn bản, toàn diện các yếu tố, trong đó cốt lõi là CTGD, bởi lẽ CTGD phổ thông cụ thể hóa mục tiêu GDPT. 1.2. Phát triển chương trình nói chung và CTGD nhà trường PT nói riêng đã được thực hiện ở nhiều nước phát triển vào những năm 60 và là xu thế của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cách phát triển và QL CTGD đã có nhiều chuyển biến theo hướng mở, trao thêm quyền tự chủ cho các địa phương và giáo viên… 1.3. Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD- ĐT, trong những năm qua, các trường PT (đặc biệt là cấp THPT) trong cả nước đã xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL và đã thu được những kết quả tích cực. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển CTGD nhà trương PT tại địa phương vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định. Để nâng cao chất lượng GD PT đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, (đặc biệt là khi các trường phổ thông đang chuẩn bị thực hiện chương trình và SGK mới) cần phải nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp QL hữu hiệu, nhất là QL phát triển CTGD nhà trường theo định hướng phát triển NLHS. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “QL phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo tiếp cận năng lực”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NLHS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục PT, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. K á t ể n ên ứu Hoạt động phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.2. Đố t ợn n ên ứu Quản lý phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo tiếp cận NL 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp dựa trên lý thuyết về phát triển chương trình và đặc trưng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của địa phương, điều kiện cụ thể của nhà trường thì có thể nâng cao hiệu quả QL phát triển CTGD nhà trường PT theo 2 tiếp cận NL, góp phần nâng cao chất lượng GD PT, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 5.3. Đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 6. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát thực trạng QL phát triển CTGD nhà trường PT khu vực Bắc Trung Bộ theo tiếp cận năng lực ở một số trường PT các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, của khu vực Bắc Trung Bộ từ năm 2013 đến nay. - Khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất ở một số trường THPT các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình của khu vực Bắc Trung Bộ. - Thử nghiệm giải pháp đã đề xuất tại một số trường THPT tỉnh Nghệ An. 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. P ơn p áp luận Luận án sử dụng các quan điểm tiếp cận sau đây: Tiếp cận hệ thống - cấu trúc; Tiếp cận lịch sử; Tiếp cận phát triển; Tiếp cận năng lực; Tiếp cận chức năng QL; tiếp cận thực tiễn. 7.2. P ơn p áp n ên ứu 7.2.1.Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lý luận có liên quan đến QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: trên cơ sở đọc, phân tích các tài liệu rút ra những luận điểm có tính khái quát về các vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát + Tiến hành điều tra bằng anket để khảo sát thực trạng QL phát triển CTGD PT theo tiếp cận NL; + Thăm dò ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp QL phát triển CTGD PT theo tiếp cận NL đã đề xuất 3 Kết quả điều tra, khảo sát được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin cần thiết theo hướ ng nghiên cứu của luận án. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động + Nghiên cứu các CTGD nhà trường PT của các trường được Bộ GD – ĐT đang thực hiện thí điểm phát triển theo tiếp cận NL. + Nghiên cứu các kế hoạch, quyết định, báo cáo của một số sở GD và đào tạo, hiệu trưởng các trường có liên quan đến việc chỉ đạo, QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. - Phương pháp chuyên gia Việc lấy ý kiến chuyên gia tổ chức theo hai cách hội thảo hẹp, trao đổi hoặc xin ý kiến đóng góp bằng văn bản. - Phương pháp thực nghiệm Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của một số giải pháp QL nhà trường CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NLđã đề xuất. 7.2.3. Các phương pháp hỗ trợ - Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu về định lượng. - Sử dụng phần mềm tin học SPSS 16.0 để xử lý các số liệu thu được. 8. Luận điểm bảo vệ 8.1. Phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL là yêu cầu khách quan, cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng GD PT, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD – ĐT và xu thế phát triển GD trên thế giới. QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL là hướng đi mới, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với CBQL và GV các trường PT. Vì vậy, nội dung, cách thức QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL phải dựa trên các nguyên tắc và chức năng QL nhà trường nói chung, đồng thời phải tính đến điều kiện cụ thể của khu vực và của các trường PT nói riêng. 8.2. Hoạt động QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL ở các trường PT trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới GD phổ thông hiện nay hoạt động này vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL cần phải có những giải pháp QLhữu hiệu, có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của nhà trường. 4 8.3. Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết phải QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Lập kế hoạch phát triển CTGD nhà trường PT theo theo tiếp cận NL ở cấp độ nhà trường và tổ chuyên môn; Xây dựng quy trình QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi nhà trường; Bồi dưỡng nâng cao NL phát triển CTGD và NL QL phát triển CTGD nhà trường PT theo theo tiếp cận NL cho đội ngũ GV và CBQL nhà trường; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Thiết lập các điều kiện để phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL... là những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Góp phần làm sáng tỏ lý luận về phát triển CT và QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; xác định rõ nội dung, vai trò của các chủ thể trong QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL 9.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CT và QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. Phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan của thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QL của các chủ thể QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 9.3. Đề xuất được 6 giải pháp QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL, góp phần thực hiện đổi mới GD PT. Đặc biệt là đã xây dựng quy trình phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL, đồng thời xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận của QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. - Chương 2: Thực trạng QL phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo tiếp cận NL. - Chương 3: Giải pháp QL phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo tiếp cận NL. 5 C ơn 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, phát triển CTGD nhà trường PT là vấn đề được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Những vấn đề mà các tác giả đã nghiên cứu là: Khái niệm về CT, CTGD, CT nhà trường và phát triển CTGD; Các cách tiếp cận, các mô hình phát triển CTGD; Quy trình phát triển CTGD theo tiếp cận NL; Vấn đề hoạch định CTGD, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CTGD. Những vấn đề chưa được nghiên cứu: QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL mới chỉ được đề cập một cách khái quát trong các công trình nghiên cứu mà chưa đi sâu vào những vấn đề cơ bản như: mục tiêu, nội dung QL, chủ thể QL, mô hình QL, các yếu tố ảnh hưởng đến QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. Đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu về các giải pháp QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL nhằm nâng cao chất lượng GD PT trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu: Nghiên cứu giải quyết những vấn đề lý luận về QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL, đặc biệt là làm rõ mục tiêu, nguyên tắc, các nội dung QL, các cấp độ và chủ thể QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL, các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hoạt động QL này. Làm rõ cơ sở thực tiễn và nghiên cứu đề xuất các giải pháp QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Năn lự , t ếp ận năn lự 1.2.1.1. Năng lực Từ phân tích khái NL của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi thống nhất với khái niệm NL sau đây: “là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. 6 Liên quan đến khái niệm NL chúng tôi cũng đã làm rõ cấu trúc, phân loại NL và những NL cần hình thành và phát triển cho HS phổ thông, đó là những NL chung; Những năng lực chuyên môn; Năng lực đặc biệt. 1.2.1.2. Tiếp cận năng lực Tiếp cận NL trong GD là cách tiếp cận nêu rõ kết quả những khả năng hoặc kĩ năng mà HS mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể. Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: chúng ta muốn HS biết và có thể làm được những gì? Đầu ra của cách tiếp cận này tập trung vào hệ thống năng lực cần có ở mỗi người học. 1.2.2. C ơn trìn áo ụ , ơn trìn áo ụ n à tr n p ổ t ôn t eo t ếp ận năn lự 1.2.2.1. Chương trình giáo dục CTGD là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động GD trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, các cách thức đánh giá kết quả học tập…nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra. 1.2.2.2. Chương trình giáo dục phổ thông Trong luận án, tác giả thống nhất với khái niệm CTGD phổ thông được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể đã được phê duyệt: Chương trình giáo dục phổ thông “là văn bản của Nhà nước thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định yêu cầu cần đạt đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, phương pháp và hình thức đánh giá kết quả giáo dục ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông, làm căn cứ quản lý chất lượng giáo dục phổ thông; Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học”. 1.2.2.3. Chương trình giáo dục nhà trường phổ thông CTGD nhà trường PT bao gồm những cách thức mà nhà trường đưa CTGD quốc gia, CTGD địa phương vào thực tiễn nhà trường, do tập thể GV nhà trường xây dựng trên cơ sở đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu chung của quốc gia và nhu cầu thực tế về kinh tế, văn hóa, chính trị của địa phương, vừa phù hợp với truyền thống, thế mạnh của nhà trường và nhu cầu, hứng thú của HS. 1.2.2.4. Chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo tiếp cận NL CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL bao gồm những cách thức mà nhà trường đưa CTGD quốc gia, CTGD địa phương vào thực tiễn nhà trường và trên cơ 7 sở những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình GD để lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển NLHS, đồng thời đảm bảo đáp ứng yêu cầu chung của quốc gia và nhu cầu thực tế về KT, VH, CT của địa phương, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và nhu cầu, hứng thú của HS. 1.2.3. P át tr ển CTGD n à tr n p ổ t ôn t eo t ếp ận NL Phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL là quá trình nhà trường cụ thể hóa CTGD quốc gia sao cho phù hợp với thực tiễn của địa phương, của từng nhà trường và trên cơ sở khung năng lực HS. Trên cơ sở đó, nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện CTGD sao cho phù hợp với đặc trưng và thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển NLHS, thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDPT. 1.2.4. Quản lý, quản lý phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo tiếp cận NL 1.2.4.1. Quản lý QL được hiểu là cách thức tác động của chủ thể QL đến khách thể QL thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu QL đã đề ra. 1.2.4.2. QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL là quá trình tác động của các chủ thể QL nhà trường (các cơ quan QL cấp trên nhà trường và các chủ thể QL bên trong nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng) đến các hoạt động phát triển CTGD nhà trường thông qua việc thực hiện các chức năng QL (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá) để đảm bảo cho nó đạt được mục tiêu phát triển NLHS. 1.3. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.3.1. Ý nghĩa của phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo tiếp cận NL Phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL nhằm đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại, yêu cầu đổi mới đất nước; Để phù hợp với xu thế đổi mới GD trên thế giới; Nhằm phù hợp với đặc điểm, diều kiện của từng vùng, miền, địa phương, đặc điểm của từng trường và nhu cầu, hứng thú của HS; Góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong CTGD hiện hành, đồng thời tăng quyền tự chủ, sáng tạo cho nhà trường trong hoạt động GD HS; Góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD, là một giải pháp nâng cao chất lượng GD PT. Như vậy, phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL là một giải pháp nâng cao chất lượng GD 8 PT, giúp GD PT nói riêng, GD Việt nam nói chung đi đúng quĩ đạo phát triển GD thế giới. 1.3.2. Nộ un p át tr ển CTGD n à tr n p ổ t ôn t eo t ếp ận NL Theo định hướng của Bộ GD –ĐT, việc phát triển CTGD nhà trường tập trung vào các nội dung: Điều chỉnh cấu trúc nội dung dạy học trong CT hiện hành và xây dựng kế hoạch GD mới ở từng môn học, hoạt động GD và của nhà trường; Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển NLHS; Đổi mới QL hoạt động dạy học, GD nhằm nâng cao hiệu quả phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển NLHS 1.3.3. Qu trìn p át tr ển CTGD n à tr ng PT t eo t ếp ận NL Gồm các bước sau: Phân tích bối cảnh nhà trường PT; Xác định mục tiêu của CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Thiết kế chuẩn đầu ra CTGD nhà trường PT; Thiết kế CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Thẩm định CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Triển khai CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Đánh giá CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 1.4. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.4.1. Mụ t êu, n uyên tắ quản lý p át tr ển CTGD n à tr n p ổ t ôn t eo t ếp ận NL 1.4.2.1. Mục tiêu quản lý phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL Góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu của GD phổ thông; Thực hiện có hiệu quả các yếu tố khác của quá trình giáo dục theo định hướng phát triển NLHS, góp phần nâng cao chất lượng GD PT; Góp phần đổi mới GD phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD – ĐT Việt nam, làm cho GD PT phát triển phù hợp với xu thế phát triển GD phổ thông của các nước trong khu vực và trên thế giới, Nhằm thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm XH của NT trong QL chuyên môn. 1.4.2.2. Nguyên tắc QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL Nguyên tắc lấy HS là trung tâm; Nguyên tắc phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của GV PT; Nguyên tắc phân cấp QL trong phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Đảm bảo tính pháp lý, tính cân đối với CT quốc gia, CT địa phương; Nguyên tắc huy động tối ưu các nguồn lực cho phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Nguyên tắc huy động, lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan vào phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL 9 1.4.3. Nộ un QL p át tr ển CTGD nhà tr n PT t eo t ếp ận NL Gồm các nội dung: Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Lập kế hoạch phát triển CTGD nhà trường PT theo theo tiếp cận NL; Tổ chức phát triển CTGD nhà trường PT theo theo tiếp cận NL; Chỉ đạo phát triển CTGD nhà trường PT theo theo tiếp cận NL; Kiểm tra, đánh giá việc phát triển CTGD nhà trường PT theo theo tiếp cận NL; Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị... cho phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; QL hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển CT và QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL cho đội ngũ GV, CBQL 1.4.4. C ủ t ể QL p át tr ển CTGD n à tr n PT t eo t ếp ận NL Gồm các chủ thể: Giám đốc Sở GD – ĐT; Hiệu trưởng trường PT; Trưởng phòng GD – ĐT cấp huyện; Tổ trưởng tổ chuyên môn trường PT; Giáo viên PT. Ngoài các chủ thể trên, tham gia gián tiếp trong việc phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL còn có HS, phụ huynh và những người có liên quan. 1.5. C¸c yÕu tè ¶nh h-ëng ®Õn QL ph¸t triÓn CTGD nhµ tr-êng phæ th«ng theo TIẾP CẬN NL 1.5.1. Cá yếu tố á qu n: Sự phát triển của KHCN, nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và xu thế đổi mới GD trên thế giới; Quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới GD – ĐT; Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống, văn hóa, lịch sử ...của địa phương; Sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các lực lượng GD ngoài trường; Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường PT. 1.5.2. Cá yếu tố ủ qu n: Nhận thức và NL của đội ngũ CBQL trường PT; Nhận thức và năng lực phát triển CTGD nhà trường của đội ngũ GVPT. Kết luận chƣơng 1 1. NLHS là thuộc tính cá nhân HS được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép HS huy động các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác để thực hiện thành công và có hiệu quả hoạt động học tập trong những điều kiện cụ thể. Tiếp cận NL trong GD là xu thế phát triển của GD thế giới trong thế kỷ XXI nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của KHCN, nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa, trong đó cốt lõi là CTGD. 10 2. Phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL xuất phát từ kết quả mong đợi dưới dạng các NL đầu ra. Việc phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL đặc biệt chú trọng tới khả năng thực hành của HS, xuất phát từ HS, đồng thời tính đến nhu cầu, hứng thú, lợi ích, khả năng của HS. Mục tiêu hình thành, phát triển NLHS là vấn đề cốt lõi của CTGD nhà trường PT. 3. QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL là quá trình tác động của chủ thể QL đến các hoạt động phát triển CTGD thông qua các chức năng QL như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá CT để đảm bảo cho nó đạt được mục tiêu phát triển NLHS. QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL bao gồm các nội dung như: Lập kế hoạch; tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá; đảm bảo các điều kiện cho phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL... Tham gia QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL có nhiều chủ thể với vai trò, trách nhiệm khác nhau. Việc phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan. Cần quan tâm đến các yếu tố này trong nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 2.1. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 2.1.1. Mụ đí ảo sát Mục đích khảo sát của luận án là đánh giá thực trạng phát triển CT nhà trường và QL phát triển CTGD nhà trường theo tiếp cận NL ở các trường PT trong những năm vừa qua, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài. 2.1.2. Đố t ợn , đị bàn ảo sát - Đối tượng khảo sát là lãnh đạo các sở GD và đào tạo, CBQL cấp trường (Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn), GV PT. - Chọn mẫu khảo sát: Mẫu khảo sát được lựa chọn đảm bảo tính đại diện cho các vùng khác nhau của khu vực Bắc Trung bộ như: thành thị, nông thôn, vùng thuận lợi, vùng khó khăn và đồng bằng, miền núi. 11 - Địa bàn khảo sát Tác giả luận án tiến hành khảo sát ở các trường PT của khu vực Bắc Trung bộ. Trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển CT và QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL ở địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 2.1.3. Nộ un ảo sát Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề sau: - Thực trạng về phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. - Thực trạng việc QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. - Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CT và QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 2.1.4. T n ảo sát Luận án tiến hành khảo sát, nghiên cứu số liệu trong các năm học 2014- 2015; 2015 - 2016. 2.1.5. P ơn p áp, ôn ụ ảo sát Gồm các PP: PP trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi; PP trao đổi, phỏng vấn; Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của CBQL và GV; PP nghiên cứu điển hình 2.1.6. Đán á ết quả ảo sát Trong quá trình khảo sát, để có cơ sở nhận xét, đánh giá chúng tôi quy ước sử dụng điểm số để đánh giá các mức độ khác nhau: Mức độ tốt: 3 điểm; Mức độ bình thường: 2 điểm; Mức độ chưa tốt: 1 điểm; ức độ tốt: Thực hiện xuất sắc tiêu chí, có chất lượng và hiệu quả; Mức độ bình thường: Có thực hiện các tiêu chí ở mức hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả và sức lan tỏa còn hạn chế; Mức độ chưa tốt: Có thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả, chưa đầu tư, thiếu sự đồng bộ, nặng hình thức, chưa đi vào thực chất. Sau khi thu thập dữ liệu từ phiếu số 1 và phiếu số 2, được quy ra điểm ở các mức độ khác nhau của từng tiêu chí, dùng phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để tính trị số trung bình và xếp thứ bậc từng tiêu chí, từ đó phân tích và rút ra kết luận nghiên cứu. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT Luận án đã trình bày khái quát tình hình chung về GD của các tỉnh Bắc Trung Bộ; Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung bộ đến GD và việc phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 12 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 2.3.1. T ự trạn n ận t ứ ủ á ấp quản lý, GV về p át tr ển CTGD n à tr n PT t eo t ếp ận NL Các CBQL và GV PT đều đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết cần phải đổi mới phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 2.3.2. T ự trạn v ệ t ự ện nộ un p át tr ển CTGD n à tr n PT theo t ếp ận NL Ở nội dung này chúng tôi khảo sát các vấn đề như: Thực trạng việc xác định mục tiêu bài dạy và các NL cần hình thành, PT cho HS qua bài dạy; Thực trạng việc thực hiện điều chỉnh nội dung bài dạy và xây dựng kế hoạch bài dạy theo tiếp cận NL; Thực trạng việc sử dụng các PPDH, KTDH, HTDH theo tiếp cận NL ; Thực trạng đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận NL. 2.3.3. T ự trạn v ệ t ự ện qu trìn p át tr ển CTGD n à tr n PT theo t ếp ận NL Kết quả cho thấy qui trình phát triển CTGD nhà trường PT theo theo tiếp cận NL là hoạt động được đánh giá chưa cao. 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở nội dung này chúng tôi khảo sát các vấn đề như: Thực trạng việc lập kế hoạch phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Thực trạng tổ chức việc thực hiện phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Thực trạng chỉ đạo việc thực hiện phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Thực trạng QL các điều kiện đảm bảo cho việc phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL: Khảo sát các nội dung về ứng dụng CNTT trong việc phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Về CSVC, trang thiết bị dạy học phục vụ đổi mới PPDH, HTDH của hoạt động phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 2.5. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QL PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Gồm các nội dung khảo sát: Các yếu tố khách quan: Sự phát triển của KHCN, nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và xu thế đổi mới GD trên thế giới; Quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới GD - ĐT ; Đặc điểm tự nhiên, KT - XH, truyền thống, VH, lịch sử ...của địa 13 phương; Sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các lực lượng GD ngoài trường; Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường PT; Về chế độ, chính sách. Các yếu tố chủ quan: Nhận thức và NL của đội ngũ CBQL trường PT; Nhận thức và năng lực phát triển CTGD nhà trường của đội ngũ GVPT 2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG Luận án đã đánh giá chung về những điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển CT và QL phát triển CTGD NT theo tiếp cận NL và nguyên nhân. Kết luận chƣơng 2 Từ kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2 chúng tôi rút ra một số kết luận: Đa số CBQL, GV PT ở địa bàn khảo sát đã nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. Trong những năm qua việc phát triển CT và QL phát triển CTGD nhà trường theo tiếp cận NL đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc phát triển CT và QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL tại các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Từ thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp QL hữu nhằm nâng cao hiệu quả phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL, góp phần đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay. Chƣơng 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Gồm các nguyên tắc như: Đảm bảo tính mục tiêu; Đảm bảo tính hệ thống; Đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi; Đảm bảo tính hiệu quả 3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 3.2.1. Tổ ứ nân o n ận t ứ o CBQL, GV, á bên l ên qu n về tầm qu n tr n và sự ần t ết p ả p át tr ển CTGD n à tr n PT t eo t ếp ận NL 3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp 14 Tạo ra sự thống nhất trong nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng và sự cần thiết phải QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL, từ đó có những hành động đúng và quan tâm đúng mức đến việc phát triển CTGD nhà trường. 3.2.1.1. Ý nghĩa của giải pháp Làm cho CBQL, GV hiểu rõ tầm quan trọng của việc QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD và phát triển GD ở địa phương; giúp CBQL, GV nhận thức rõ sự cần thiết QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL trong bối cảnh hiện nay. 3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp i) Tổ chức quán triệt cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; ii) Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh, các bên liên quan về tầm quan trọng của việc phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; iii) Xác định trách nhiệm của CBQL, GV trong việc phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; v) Khắc phục những nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trò của CBQL trong việc QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp Cần sớm ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Cần đẩy mạnh hoạt động BD nghiệp vụ phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.2.2 Lập ế oạ p át tr ển CTGD n à tr n PT theo t ếp ận NL ở ấp độ n à tr n và tổ uyên môn 3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp Nhằm đưa hoạt động phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL vào trong kế hoạch để QL hiệu quả hoạt động này. 3.2.2.2. Ý nghĩa của giải pháp Giúp cho hoạt động QL phát triển chương trình của hiệu trưởng nền nếp, khoa học và đạt hiệu quả cao; góp phần nâng cao chất lượng chương trình nhà trường nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; bồi dưỡng cho CBQL, GV kỹ năng phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.2.2.3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp i) Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn, GV xác định rõ các yêu cầu đối với một kế hoạch phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; ii) Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 15 Quy trình lập kế hoạch phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận cần được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Phân tích thực trạng; Bước 2: Xác định mục tiêu và chỉ tiêu phát triển nhà trường; Bước 3: Xác định các hoạt động phát triển CTGD nhà trường PT; Bước 4: Xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động phát triển CTGD nhà trường PT; Bước 5: Xác định các chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động phát triển CTGD nhà trường PT; Bước 6: Lập kế hoạch phát triển CTGD nhà trường PT; ii) Chỉ đạo khai thác các nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp Hiệu trưởng trường PT phải có kỹ năng chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển CTGD; kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. Hiệu trưởng phải bố trí và huy động nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng cấp học để CBQL, GV thực hiện lập kế hoạch phát triển CTGD nhà trường cho phù hợp. 3.2.3. Xây ựn quy trìn QL p át tr ển CTGD n à tr n PT p ù ợp v đặ đ ểm ụ t ể ủ mỗ n à tr n 3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng quy trình QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL, góp phần nâng cao hiệu quả QL hoạt động này. 3.2.3.2. Ý nghĩa của giải pháp Giúp cho CBQL, GV tổ chức phát triển CTGD nhà trường PT một cách tối ưu, chủ động, linh hoạt và sáng tạo; phát triển ở CBQL, GV kỹ năng tổ chức phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL và phát triển chương trình môn học. 3.2.3.3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp i) Quy trình quản lý phát triển CTGD nhà trường PT: Việc QLphát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL được tiến hành theo quy trình gồm 10 các bước sau: Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo và phân công các thành viên Ban Chỉ đạo; Bước 2: Phân tích nhu cầu và bối cảnh nhà trường; Bước 3: Xác định sứ mệnh của nhà trường và mục tiêu của chương trình giáo dục; Bước 4: Xác định chuẩn đầu ra chương trình giáo dục; bước 5: Thiết kế chương trình; Bước 6: Tổ chức hội thảo góp ý kiến; Bước 7: Tổ chức thẩm định chương trình; Bước 8: Hoàn thiện chương trình và ban hành; Bước 9: Tổ chức thực hiện chương trình; Bước 10: Đánh giá chương trình giáo dục nhà trường. ii) Chỉ đạo tổ chuyên môn phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 16 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp Cần đẩy mạnh hoạt động BD nghiệp vụ phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL cho CBQL, GV nhà trường. Việc vận dụng nội dung qui trình cần linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cấp học, của từng nhà trường. 3.2.4. Tổ ứ bồ ỡn nân o NL p át tr ển CTGD n à tr n và NL QL p át tr ển CTGD n à tr n PT t eo t ếp ận NL o độ n ũ GV, CBQL n à tr n 3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp Mục tiêu của giải pháp là nhằm nâng cao NL phát triển CTGD nhà trường và QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL cho đội ngũ GV, CBQL trường PT, từ đó nâng cao hiệu quả phát triển CTGD nhà trường. 3.2.4.2. Ý nghĩa của giải pháp Đáp ứng nhu cầu BD của GV, CBQL trường PT; Nâng cao hiệu quả QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.2.4.3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp i) Xác định nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ QL, GV; ii) Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng; iii) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; iv) Tổ chức bồi dưỡng. Luận án đề xuất quy trình bồi dưỡng CBQL, GV bao gồm các bước sau đây: + Bước 1: Phát tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn sơ bộ cho CBQL, GV về nội dung tài liệu; Bước 2: CBQL, GV tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng; Bước 3: Tổ chức cho CBQL, GV trao đổi về tài liệu bồi dưỡng theo từng trường hoặc cụm trường; Bước 4: Tập trung những nội dung CBQL, GV chưa rõ, chưa thống nhất qua tự nghiên cứu và trao đổi, thảo thuận; Bước 5: Tổ chức giải đáp những nội dung CBQL, GV chưa rõ hoặc chưa thống nhất ở tài liệu bồi dưỡng. Về hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng thường xuyên; Bồi dưỡng tập trung; Bồi dưỡng theo hình thức từ xa. v) Đánh giá kết quả bồi dưỡng 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả đòi hỏi Giám đốc Sở GD - ĐT, hiệu trưởng trường PT phải chỉ đạo xây dựng được nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao NL QL phát triển CTGD nhà trường PT tiếp cận NL cho CBQL, GV trường PT. 3.2.5. Xây ựn bộ t êu í đán NL 3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp á CTGD n à tr n PT t eo t ếp ận 17 Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng bộ tiêu chí nhằm đánh giá khách quan hiệu quả phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.2.5.2. Ý nghĩa của giải pháp Giúp cho CBQL Sở GD - ĐT, CBQL nhà trường đánh giá khách quan hiệu quả QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp i) Xác định các căn cứ để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. ii) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. Luận án đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá gồm 6 lĩnh vực và 24 tiêu chí: Lĩnh vực thứ nhất: Mục tiêu nhà trường và chuẩn đầu ra; Lĩnh vực thứ hai: Kế hoạch phát triển CTGD nhà trường; Lĩnh vực thứ ba: Tổ chức thiết kế CTGD nhà trường; Lĩnh vực thứ tư: Tổ chức thẩm định CT, hoàn thiện và ban hành CT; Lĩnh vực thứ năm: Tổ chức thực hiện CT; Lĩnh vực thứ sáu: Đánh giá CT. iii) Sử dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả phát triển CTGD nhà trường THPT theo định hướng phát triển NLHS Quy trình đánh giá hiệu quả phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL dựa trên bộ tiêu chí đã xây dựng bao gồm 5 bước. 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả, đòi hỏi Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường PT phải sử dung bộ tiêu chí đã xây dựng vào đánh giá hiệu quả phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.2.6. Thiết lập á đ ều kiện đảm bảo phát triển CTGD n à tr ng PT theo tiếp cận NL 3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp Nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác, đáp ứng yêu cầu QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.2.6.2. Ý nghĩa của giải pháp Giúp CBQL và GV trường PT thấy rõ vai trò quan trọng của cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực đối với hoạt động phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Có kỹ năng tìm kiếm, khai thác các điều kiện đáp ứng yêu cầu phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL; Có kỹ năng tổ chức các điều kiện để triển khai hoạt động phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 18 3.2.6.3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp i) Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ môn; ii) Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại; iii) Chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn lực phục vụ cho hoạt động phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.2.6.4. Điều kiện thực hiện giải pháp Hiệu trưởng các trường PT phải khai thác, tìm kiếm, huy động nguồn lực cho hoạt động phát triển chương trình nhà trường; chỉ đạo CBQL, GV nhà trường khai thác các nguồn lực phục vụ cho hoạt động phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL. 3.3. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT 3.3.1. Mụ đí ảo sát Khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL đã được đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp được nhiều người đánh giá cao. 3.3.2. Nộ un và p ơn p áp ảo sát 3.3.2.1. Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL hiện nay không? Trong điều kiện hiện tại, các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với việc QL phát triển CTGD nhà trường PT theo tiếp cận NL hiện nay không? 3.3.2.2. Phương pháp khảo sát Trao đổi bằng bảng hỏi với 4 mức độ đánh giá: Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết; Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi. 3.3.3. Đố t ợn ảo sát Giám đốc, phó giám đốc sở GDĐT; trưởng phòng GDPT; trưởng phòng khảo thí và kiểm định chất lượng GD; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường PT; tổ trưởng chuyên môn trường PT và GV trường PT. 3.3.4. Kết quả ảo sát về sự ần t ết và tín ảt ủ á ả p áp đã đề xuất Kết quả khảo sát cho thấy những người được hỏi có sự đánh giá cao về sự cần thiết của các giải pháp đề xuất. Trong đó, số ý kiến đánh giá là rất cần thiết và cần thiết chiếm tỉ lệ cao (92,46%). Không có ý kiến nào đánh giá là không cần thiết. 3.3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan