Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải...

Tài liệu Quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải

.PDF
106
133
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THANH HUYỀN QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THANH HUYỀN QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NHƯ Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn với những kiến thức đã được học, tham khảo tài liệu và tình hình thực tế, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Bích Như, sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội và các bạn bè đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn của mình. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Bích Như là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp của tôi đang công tác tại Phòng Tổ chức Hành chính, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Mặc dù bản thân đã cố gắng nỗ lực để hoàn thành luận văn, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. TÓM TẮT Luận văn được viết trong 96 trang, được chia thành 4 chương. Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận thực tiễn về quản lý nhân lực. Nội dung chủ yếu của chương này là trình bày các lý luận về nhân lực, quản lý nhân lực nói chung và quản lý nhân lực trong đơn vị sự nghiệp, các nội dung về công tác quản lý nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu trình bày quá trình thu thập tài liệu, nghiên cứu tài liệu phục vụ cho việc viết luận văn. Chương 3. Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải. Chương này trình bày về quá trình hình thành và phát triển của Viện, cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Viện. Nội dung nghiên cứu chủ yếu, quan trọng của chương này là phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Viện từ đó tìm ra các hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhân lực tại đơn vị. Chương 4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải. Chương này đưa ra các mục tiêu, phương hướng trong công tác quản lý nhân lực từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Viện và các đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ sở đào tạo để góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại các tổ chức khoa học công nghệ, các đơn vị sự nghiệp nói chung. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1...................................................................................................... 6 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................... 6 VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC ............ 6 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan .............................................. 6 1.1.1 Sách, giáo trình ..................................................................................................... 6 1.1.2 Đề tài khoa học, luận văn ..................................................................................... 7 1.1.3. Các văn bản quy phạm pháp luật ....................................................................... 9 1.1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................10 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về nhân lực và quản lý nhân lực .......... 10 1.2.1. Tổng quan về nhân lực ......................................................................................10 1.2.2. Tổng quan về quản lý nhân lực ........................................................................14 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại một số đơn vị ................................. 29 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại Viện luyện kim đen ..................................29 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhân lực của Viện nghiên cứu khoa học lao động và xã hội ..................................................................................................................................31 1.4. Một số bài học về quản lý nhân lực của một số Viện nghiên cứu ........ 32 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................... 33 2.1 Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................. 33 2.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát .................33 2.1.2 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ..............................................................34 2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 35 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.......................................................................35 Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận, các lý thuyết nói chung. .............. 35 2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả .............................................................................35 2.2.3 Phương pháp phân tích.......................................................................................36 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI .................................. 38 3.1 Giới thiệu về Viện khoa học và công nghệ Giao thông vận tải ........... 38 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải.................................................................................................................38 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải....................................................................................................................................39 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải ........42 3.1.4 Yêu cầu đối với quản lý nhân lực của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải .....................................................................................................44 3.1.5. Tính đặc thù của nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT ...........45 3.1.6. Thực trạng nhân lực của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT ...................46 3.2 Thực trạng quản lý nhân lực của Viện khoa học và công nghệ Giao thông Vận tải ............................................................................................ 55 3.3 Đánh giá công tác quản lý nhân lực của Viện khoa học và công nghệ Giao thông Vận tải ........................................................................ 69 3.3.1 Kết quả đạt được .................................................................................................69 3.3.2 Hạn chế còn tồn tại .............................................................................................70 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI .................................................................................................................. 74 4.1 Phương hướng và mục tiêu trong công tác quản lý nhân lực tại Viện khoa học và công nghệ Giao thông Vận tải .............................................. 74 4.1.1 Mục tiêu quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải....................................................................................................................................74 4.1.2 Phương hướng công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải .......................................................................................................75 4.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải ...................................................... 77 4.2.1 Giải pháp về hoạch định nguồn nhân lực .........................................................77 4.2.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách tuyển dụng cán bộ .......................................78 4.2.3 Giải pháp hoàn thiện chính sách bố trí, sử dụng và đề bạt cán bộ .................78 4.2.4 Giải pháp về chính sách lương, thưởng và các phúc lợi khác ........................79 4.2.5 Giải pháp về hoàn thiện chính sách đào tạo .....................................................79 4.2.6 Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút, giữ chân nhân tài ...........................85 4.2.7 Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả công việc .............................86 4.3 Một số kiến nghị................................................................................. 88 4.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ngành ...............................................................88 4.3.2 Kiến nghị với các cơ sở đào tạo ........................................................................90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNVC Công nhân viên chức 2 GTVT Giao thông vận tải 3 KHCN Khoa học Công nghệ 4 KH và CN Khoa học và Công nghệ 5 NNL Nguồn nhân lực 6 GS Giáo sư 7 PGS Phó Giáo sư 8 TSKH Tiến sỹ khoa học 9 TCHC Tổ chức Hành chính 10 HĐLĐ Hợp đồng lao động 11 ODA Official Development Assistance 12 NCKH Nghiên cứu khoa học i DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ STT Bảng, Sơ đồ 1 Sơ đồ 3. 1 2 Bảng 3.1 3 Bảng 3.2 4 Bảng 3.3 5 Bảng 3.4 6 Bảng 3.5 7 Bảng 3.6 8 Bảng 3.7 9 Bảng 3.8 10 Bảng 3.9 11 Bảng 3.10 12 Bảng 4.1 Nội dung Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải Nhân lực của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải giai đoạn 2010-2014 Nhân lực của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải chia theo nhóm tuổi Nhân lực của Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải theo giới tính Nhân lực của Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải theo trình độ chuyên môn Nhân lực của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải theo ngành nghề đào tạo giai đoạn 2010 - 2014 Nhân lực của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải phân theo trình độ tin học giai đoạn 2010 - 2014 Nhân lực của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải phân theo trình độ Anh văn giai đoạn 2010 - 2014 Thống kê cán bộ, công nhân viên chức được cử đi đào tạo giai đoạn 2010-2014 Kết quả khảo sát mức độ thỏa mãn đối với công tác đào tạo Kết quả khảo sát mức độ thỏa mãn đối với mức lương Đánh giá hoạt động đào tạo và sau đào tạo ii Trang 43 46 47 49 50 51 52 54 63 64 68 84 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với mỗi quốc gia con người luôn là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia đó trên thế giới. Trước đây đã có một thời người ta chỉ coi trọng máy móc thiết bị, coi công nghệ là trung tâm của sự phát triển cho nên chỉ hướng vào hiện đại hoá máy móc công nghệ mà xem nhẹ vai trò của con người, không chú trọng đến công tác quản lý nguồn nhân lực dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực không tương xứng với sự phát triển. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng. Nếu như trước đây sự dư thừa lao động phổ thông là một lợi thế thì ngày nay nguồn nhân lực chất lượng cao của mỗi quốc gia sẽ là lợi thế, là vũ khí hiệu quả nhất để đạt được thành công một cách bền vững. Trong xu thế toàn cầu hoá, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn thì lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực đang thực sự trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực trong một tổ chức cũng giống như nguồn nhân lực của một quốc gia. Chất lượng nguồn nhân lực quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra của một tổ chức góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của ngành. Do đó, hiện nay công tác quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức khoa học công nghệ đang là vấn đề được nhiều tổ chức khoa học công nghệ quan tâm. Hơn nữa, nước ta đang từng bước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức khoa học công nghệ 1 ngày càng cao, đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp phát triển khoa học và công nghệ trong nước đồng thời hội nhập theo xu thế phát triển khoa học công nghệ chung của thế giới. Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, với 23 đơn vị trực thuộc bao gồm 03 Viện chuyên ngành, 11 Trung tâm, 03 Phòng thí nghiệm trọng điểm, 02 Phân viện, 04 phòng nghiệp vụ; thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác vận tải, cơ khí, bảo vệ môi trường và an toàn giao thông; thực hiện các dịch vụ khoa học và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập. Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải có nhiệm vụ chính trị lớn nhất là tổ chức và thực hiện nghiên cứu khoa học theo các đề tài các cấp hàng năm nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước và phục vụ sản xuất của ngành Giao thông Vận tải. Đồng thời kết hợp triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu thông qua các hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật để nhằm phục vụ sản xuất của ngành. Với nhiệm vụ quan trọng đó, nhân lực và quản lý nhân lực có vai trò rất quan trọng, quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải. Để nhân lực Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải có thể phát huy tối đa năng lực thì cần phải thực hiện tốt công tác quản lý để xây dựng được đội ngũ công chức, viên chức và người lao động vững mạnh và ổn định, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm qua, công tác quản lý nhân lực luôn được Ban Lãnh đạo Viện chú trọng và quan tâm. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay nhân lực tại 2 Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải đang gặp phải một số khó khăn như sau: lực lượng cán bộ khoa học có trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu trong Viện có xu hướng giảm dần, thiếu các tổng trình sư, một số cán bộ trẻ sau một thời gian công tác tích lũy được một số kinh nghiệm hoặc sau khi được cử đi đào tạo nâng cao trình độ lại có xu hướng xin chuyển công tác… Hơn nữa, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải đang trong giai đoạn kết thúc quá trình chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP nên Viện đã xác định việc củng cố phát triển nguồn nhân lực để xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ chính trị của Viện. Vậy thực trạng quản lý nhân lực của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải như thế nào, đã đạt được những kết quả và còn tồn tại những hạn chế gì cần phải khắc phục, cần phải áp dụng những giải pháp gì để có thể nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực của Viện ? Đây là lý do học viên chọn đề tài “Quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận cơ bản về quản lý nhân lực, liên hệ tình hình thực tế để đánh giá, phân tích, làm rõ thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải từ năm 2010 - 2014, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nêu trên, học viên cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về nhân lực và quản lý nhân lực tại đơn vị sự nghiệp công lập. 3 - Đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải từ năm 2010 - 2014, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Những nội dung cơ bản gì cần đề cập khi nghiên cứu quản lý nhân lực trong đơn vị sự nghiệp công ? - Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải từ năm 2010 - 2014 ? Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhân lực tại Viện là gì ? Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại đó ? - Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhân lực tại đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam và thông qua nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải. + Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải giai đoạn 2010 - 2014. 5. Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhân lực tại đơn vị sự nghiệp, cụ thể: luận văn hệ thống hóa và luận giải một số cơ sở lý 4 luận về tăng cường công tác quản lý nhân lực tại một số viện nghiên cứu trong nước. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải giai đoạn 2010 - 2014. Luận văn đã nêu lên những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải thời gian quan. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo để Ban Lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải xem xét bổ sung nội dung về phát triển nhân lực trong Chiến lược phát triển Viện đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 6. Kết cấu luận văn Ngoài Danh mục từ viết tắt, Danh mục sơ đồ, Bảng biểu, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận thực tiễn về quản lý nhân lực Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan 1.1.1 Sách, giáo trình - Sách Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - kinh nghiệm Đông Á của Lê Thị Ái Lâm (2003). Cuốn sách trình bày vai trò và giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở một số nước Đông Á; từ đó đưa ra một số lưu ý cần tham khảo học tập đối với Việt Nam từ bài học Đông Á. - Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước của tác giả Nguyễn Văn Khánh (2010). Cuốn sách đã phân tích khá sâu sắc nguồn lực trí tuệ Việt Nam với nhiều góc độ về nguồn lực trí tuệ; đánh giá thực trạng nguồn lực trí tuệ, chỉ rõ hạn chế, bất cập về trình độ chuyên môn, khả năng hội nhập, về cơ cấu của nguồn lực trí tuệ nước ta; đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới. - Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực của PGS.TS Trần Thị Kim Dung làm chủ biên: Tài liệu đã giới thiệu các kiến thức, tư tưởng và kỹ năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực bao gồm: khái quát về quản trị nguồn nhân lực; nêu các chức năng quan trọng nhất của quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức: thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực; kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực trong môi trường hiện đại. - Giáo trình Giáo trình Quản trị nhân lực của ThS. Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân biên soạn: Giáo trình cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản như: tổng quan về quản trị nhân lực, kế hoạch hóa và bố 6 trí nhân lực, tạo động lực, phát triển và đánh giá nhân lực, thù lao và các phúc lợi với người lao động… - Giáo trình Giáo trình quản trị nhân lực của TS. Lê Thanh Hà chủ biên: Tài liệu trình bày các nội dung liên quan tới quản trị nhân lực, không chỉ là các nội dung cơ bản của quản trị nhân lực mà còn trình bày các khía cạnh khác, ví dụ như các mô hình quản trị nhân lực, quá trình hình thành quản trị nhân lực v.v... Những nội dung cơ bản của quản trị nhân lực được tập trung trình bày trong tài liệu này bao gồm: thiết kế, phân tích và xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc; đánh giá thực hiện công việc, hoạch định nhân lực, tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực. Cách thể hiện này là xuất phát từ quan điểm đào tạo của trường chú trọng tới đào tạo các vấn đề mang tính nguyên tắc, nguyên lý, gắn với nội dung đào tạo mang tính nguyên tắc, nguyên lý. - Giáo trình Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công của PGS.TS Trần Thị Thu và PGS.TS Vũ Hoàng Ngân chủ biên.Tài liệu đã nêu tổng quan quản lý nhân lực trong tổ chức công, các nội dung quản lý nhân lực trong tổ chức công gồm: phân tích công việc trong tổ chức công, kế hoạch hóa nhân lực trong tổ chức công; tuyển dụng nhân lực trong tổ chức công, đào tạo nhân lực trong tổ chức công, đánh giá nhân lực trong tổ chức công, thù lao lao động trong tổ chức công; đồng thời giáo trình cũng trình bày về chính sách quản lý nhân lực trong tổ chức công. Trong mỗi phần đều trình bày chi tiết về khái niệm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng, thực trạng, quy trình tùy theo từng nội dung quản lý cụ thể. 1.1.2 Đề tài khoa học, luận văn - Đề tài cấp Nhà nước“Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, Mã số: KX.04.16/06-10, thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX.04/06 -10. Đề tài là một công trình khoa học lớn, trình bày nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ trí thức Việt 7 Nam, phương pháp tiếp cận nghiên cứu trí thức, các khái niệm, quan niệm về trí thức, những nhận định, đánh giá ưu điểm, hạn chế, nhược điểm, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức qua các thời kỳ cách mạng và những năm qua, luận giải yêu cầu, nhiệm vụ mới của sự nghiệp đổi mới đất nước trong điều kiện mới, chỉ ra và phân tích những vấn đề cấp thiết và cơ bản về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. - Đề tài khoa học cấp Bộ “Đặc điểm của con người Việt Nam với việc quản lý nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay” do Nguyễn Duy Bắc làm chủ nhiệm năm 2013. Đề tài đã phân tích những đặc điểm cơ bản của con người Việt Nam, những ưu điểm và nhược điểm từ đặc điểm đó, đưa ra và luận giải một số vấn đề phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay từ thực tiễn đặc điểm của con người Việt Nam và yêu cầu của thời kỳ mới. - Luận văn Thạc sỹ “Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Huy Hoàng: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về tuyển dụng viên chức, tìm hiểu về thực trạng tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay. Luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển dụng viên chức. - Luận văn Thạc sỹ “Quản lý nhân lực tại COKYVINA” của Nguyễn Thu Phương: Luận văn đã nêu tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhân lực tại một doanh nghiệp Nhà nước, tại Công ty Cokyvina, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty. Luận văn đã sử dụng phương pháp đánh giá SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế và thách thức trong quản lý nhân lực tại công ty.. - Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh đầu tư và xây dựng Licogi số 6, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi” của Nguyễn Huy Dương: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý 8 luận về tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo tại chi nhánh đầu tư và xây dựng Licogi số 6, đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh đầu tư và xây dựng Licogi số 6. 1.1.3. Các văn bản quy phạm pháp luật - Luật viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010. Luật viên chức gồm 6 chương và 62 điều, trong đó quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. - Luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012. Luật lao động gồm 17 chương và 242 điều, trong đó quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. - Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X “ Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ” của Đảng Cộng sản Việt Nam (2008). Đây là một Nghị quyết chuyên đề của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức - lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ mới, cung cấp những quan điểm và cơ sở lý luận, chính trị, tư tưởng rất cơ bản, mà việc nghiên cứu luận văn này cần phải quán triệt và làm chỗ dựa. Nghị quyết đưa ra cách tiếp cận nghiên cứu, xem xét và chỉ ra khái niệm trí thức; nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức trong quá trình cách mạng; phân tích thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nhược điểm của đội 9 ngũ này; những hạn chế, bật cập trong công tác giáo dục - đào tạo, trong công tác trí thức; chỉ rõ mục tiêu, quan điểm, đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Các Nghị định và thông tư quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học công nghệ công lập. - Các Nghị định và thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. 1.1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Nhìn chung, các tác giả của các công trình nghiên cứu khoa học trên đã tiếp cận tìm hiểu công tác quản lý nhân lực từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau; nghiên cứu, phân tích và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực nói chung, tại doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công. Những kết quả nghiên cứu đó có những giá trị nhất định làm cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý nhân lực. Tuy nhiên, trong số các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên còn ít tài liệu nghiên cứu một cách hệ thống về công tác quản lý nhân lực tại một đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể là một tổ chức khoa học công nghệ công lập như Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải. Luận văn xin kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố có liên quan để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về nhân lực và quản lý nhân lực 1.2.1. Tổng quan về nhân lực 1.2.1.1.Quan niệm về nhân lực Thuật ngữ nhân lực (hurman resourses) xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng