Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện minh hóa, tỉnh qua...

Tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện minh hóa, tỉnh quảng bình

.PDF
157
227
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………/……… BỘ NỘI VỤ .…../…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƢƠNG THỊ HOÀI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………/……… BỘ NỘI VỤ .…../…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƢƠNG THỊ HOÀI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S NGUYỄN HOÀNG HIỂN THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 LỜ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn không trùng lắp với các công trình có liên quan đã công bố. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Hành chính Quốc gia. Vậy, tôi viết bản cam đoan này đề nghị Học viện Hành chính Quốc gia xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Dƣơng Thị Hoài Lời Cảm Ơn Với lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc, trƣớc tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên T.S Nguyễn Hoàng Hiển đã hết lòng giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm giúp đỡ, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế để giúp tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Trân trọng! Thừa Thiên Huế, tháng năm 2017 Học viên Dƣơng Thị Hoài MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ...........................................................................8 1.1.Tổng quan về xây dựng nông thôn mới. .................................................8 1.1.1. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới..............................................9 1.1.2. Mục đích của xây dựng nông thôn mới: .......................................11 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng nông thôn mới ......................12 1.1.4. Tiêu chí xác định chuẩn về nông thôn mới. .................................18 1.1.5. Vai trò của chương trình xây dựng nông thôn mới đối với sự phát triển kinh tế xã hội...................................................................................25 1.2. Quản lý nhà nƣớc về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. .............26 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới. .................................................................................................26 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới. .................................................................................................................28 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phƣơng. ..................................................................................................42 1.3.1 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Bố trạch. .....................................................................42 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh. ..............................................................45 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Minh Hóa: ............................................49 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH ...............................................................................................52 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động xây dựng nông thôn mới ở Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. ........................................52 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên. .........................................................................52 2.1.2 Đặc điểm xã hội. ............................................................................54 2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. ................................................................................57 2.2.1. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2016. .................................................................................................................57 2.2.2. Những thành tựu đạt được. ...........................................................64 2.2.3. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. ...............................66 2.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. ........................................71 2.3.1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chương trình xây dựng nông thôn mới. ................................................................71 2.3.2 Điểm mạnh cần phát huy. .............................................................81 2.3.3 Hạn chế cần khắc phục. ................................................................82 2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế:..................................................84 Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................87 3.1. Định hƣớng chung ................................................................................87 3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước: .............................................87 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện năng lực quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình..............................89 3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới cho các xã ở địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. .....93 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách về chương trình xây dựng nông thôn mới. .........................................................................93 3.2.2. Nhóm giải pháp đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới . ........................................................................97 3.2.3 Nhóm giải pháp tuyên truyền và phối hợp tuyên truyền trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. ...............................................................100 3.2.4 Nhóm giải pháp phân bổ và huy động nguồn lực, thu hút đầu tư đầu tư cho xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện. ......102 3.2.5 Nhóm giải pháp thúc đẩy dân chủ ở cơ sở trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. .............................................................................104 3.2.6 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch và quản lý theo quy hoạch trong thực hiện nông thôn mới. .............................................................105 3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác thực hiện các đề án, dự án thực hiện xây dựng nông thôn mới. ......................................107 3.3 Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới. ..........................................................................................109 KẾT LUẬN ..................................................................................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................117 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.Kết quả xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí. ......................... 63 DANH MỤC VIẾT TẮT UBND - Ủy Ban Nhân Dân; NQ/CP - Nghị quyết/ chính phủ; NQ/TW - Nghị Quyết/ TW; QĐ – TTg - Quyết định – Thủ tƣớng; NTM - Nông thôn mới; MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn. Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung ƣơng khóa X, Đảng ta đã khẳng định: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Quyết tâm của toàn Đảng và toàn dân về sự nghiệp phát triển nông thôn lại đƣợc khẳng định tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng năm 2011, đó là: “Xây dựng nông thôn mới theo hƣớng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân”. Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trở thành vấn đề cấp thiết với tất cả các địa phƣơng kể từ khi Nghị quyết số 26-NQ/TW Ngày 5 tháng 8 năm 2008 ra đời, nghị quyết đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời đại mới là phải xây dựng nông thôn mới. Chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai trên diện rộng ở tất cả các tỉnh thành cả nƣớc, Hƣớng đến mục tiêu là hiện đại hóa ngành nông nghiệp, thay đổi cuộc sống của ngƣời nông dân và diện mạo của các vùng nông thôn. Bởi vậy xây dựng nông thôn mới là một chủ trƣơng hết sức có ý nghĩa và có tầm quan trọng đối với Việt Nam để có thể thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn phát triển mới. Đối với huyện miền núi Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình, là một trong 62 huyện nghèo của cả nƣớc đang thụ hƣởng chƣơng trình 30a của chính phủ, chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới đem lại nhiều sự kỳ vọng để phát triển, hiện đại hóa nền nông nghiệp, nông thôn và thay đổi cuộc sống của ngƣời nông dân trên địa bàn huyện. Vì thế chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới hết sức quan trọng tác động đến sự thành bại của chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của huyện nhà. 1 Minh Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình, là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nƣớc (Theo Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của chính phủ). Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 1.410 km2. Dân số trên 49.000 ngƣời, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động trên 27.000 ngƣời. Minh Hoá có dân tộc Kinh chiếm đa số và các dân tộc ít ngƣời Bru - Vân Kiều, Chứt với 6.500 ngƣời, tập trung ở các xã biên giới (Dân Hoá, Trọng Hoá, Thƣợng Hoá và Hoá Sơn). Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội cũng nhƣ đời sống của nhân dân còn rất nhiều thiếu thốn khó khăn. Các xã trên địa bàn huyện đều là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, có điều kiện kinh tế nghèo nàn, kỷ thuật sản xuất còn thấp và lạc hậu, chƣa đƣợc quy hoạch tổng thể, hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc hoàn thiện, mặt bằng kinh tế xã hội còn hết sức khó khăn. Cũng bởi những đặc trƣng đó, mà xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai đem lại niềm hi vọng về diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn nơi đây. Chƣơng trình nông thôn mới đƣợc triển khai rộng rãi trên địa bàn 15 xã của huyện Minh Hóa từ năm 2011. Tuy nhiên cho đến nay, những kết quả đạt đƣợc từ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện, cả huyện đến cuối năm 2016 thì chỉ có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới đó là xã Quy Hóa. Quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn , chậm trể, một số xã chƣa thực sự tập trung thực hiện chƣơng trình, công tác chỉ đạo thực hiện chƣơng trình còn chƣa quyết liệt, phần đa các xã số tiêu chí đạt đƣợc còn thấp, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn yếu về năng lực chuyên môn, chƣa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình. Hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới vì thế còn chƣa cao, còn nhiều tồn tại hạn chế. 2 Với những lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” để làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Chủ đề xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một chủ đề không còn mới đối với các nƣớc trên thế giới. Ở nƣớc ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về lĩnh vực này. Trong đó có một số công trình nghiên cứu đƣợc biết đến nhƣ: “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do nhà xuất bản nông nghiệp ấn hành năm 1994. Tác giả Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott có công trình “ Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam”. Do tác giả Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sƣu tầm và giới thiệu, nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2000. Ở Việt Nam chủ đề nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông thôn không còn mới mẻ. Tuy nhiên cụm từ “xây dựng nông thôn mới” chỉ đƣợc quan tâm và nhắc đến nhiều trên các phƣơng tiện truyền thôn kể từ khi Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới ra đời. Có thể kể đến chuyên đề “ Quản lý nhà nƣớc về nông thôn” của PGS. TS Phạm Kim Giao. GS. TS Hoàng Ngọc Hòa có tác phẩm“ nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” của, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nôi, 2008. Chủ đề xây dựng nông thôn mới cũng đƣợc rất nhiều học viên, sinh viên chọn làm chủ đề nghiên cứu khóa luận, luận văn thạc sỹ. Điển hình nhƣ công trình nghiên cứu của: Huỳnh Trần Huy (2010), Quản lý nhà nƣớc về xây dựng 3 nông thôn mới – Từ thực tiễn huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ học viện hành chính; Luận văn của Ngô Thị Vân Anh cao học quản lý công khóa 17 làm về chủ đề “ Vai trò của Chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới”; Đinh Viêt Dũng có luận văn “ Quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình; hay luận văn của tác giả Lê Thị Bích Thuận làm về chủ đề “ Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng; Qua hơn nữa chặng đƣờng triển khai chƣơng trình nông thôn mới trên địa bàn cả nƣớc, chủ đề liên quan đến quản lý nhà nƣớc về chƣơng trình nông thôn mới đến nay không còn mới mẻ, đã có nhiều tác giả đi trƣớc khai sáng chọn chủ đề này để làm đề tài nghiên cứu làm luận văn của Mình. Tuy nhiên để có một công trình nghiên cứu cụ thể, toàn diện và sâu sắc, phản ánh đƣợc thực trạng của công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở địa bàn huyện Minh Hóa - tỉnh Quảng Bình thì chƣa có công trình nghiên cứu nào, qua luận văn lần này tác giả muốn có một công trình nghiên cứu tổng quan về thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình và qua đó đƣa ra đƣợc những giải pháp để hoàn thiện năng lực quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới cho hệ thống chính quyền cơ sở trên địa bàn huyện. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. - Mục đích: Luận văn này đƣợc viết nhằm các mục đích sau: - Đánh giá thực trạng năng lực quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Từ đó, phân tích những mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý nhà nƣớc về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 5 năm (2011 -2016). 4 - Đề xuất các giải pháp khả thi phù hợp với yêu cầu thực tiễn địa phƣơng nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc và trách nhiệm của chính quyền ở huyện Minh Hóa trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. - Nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nƣớc về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng năng lực quản lý nhà nƣớc về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất các giải pháp khả thi phù hợp với khả năng và điều kiện, đặc thù của huyện Minh Hóa, nhằm hoàn thiện năng lực quản lý nhà nƣớc về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Đối tượng nghiên cứu: Là các hoạt động quản lý nhà nƣớc về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu: - Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2016. - Giới hạn về không gian: Tác giả chỉ nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới của 15 xã trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Giới hạn về khách thể nghiên cứu: 5 Luận văn chỉ nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2016 ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp luận: Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng nông thôn mới, vận dụng lý thuyết khoa học quản lý nhà nƣớc về các chƣơng trình mục tiêu quốc gia để nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp thu thập, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh…) để làm rõ vấn đề. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận. Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới, đƣa ra một số đánh giá về năng lực quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới của chính quyền huyện Minh Hóa. - Về thực tiễn Dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng kết quả về xây dựng nông thôn mới trong những năm vừa qua của các xã ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Qua đó chỉ rõ những mặt tồn tại hạn chế và mặt ƣu điểm trong quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới. Hƣớng tới đề xuất những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới cho hệ thống chính quyền ở huyện Minh Hóa trong những năm tiếp theo. Các giải pháp của luận văn sẽ góp phần giúp chính quyền các xã ở huyện Minh Hóa hoàn thiện năng lực quản lý nhà nƣớc của mình về xây 6 dựng nông thôn mới. Hƣớng đến mục tiêu nâng cao chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới. Góp phần đẩy nhanh tốc độ hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đúng hạn. Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên Học viện Hành chính những khóa sau và những ai quan tâm đến đề tài này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng. Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Định hƣớng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. 7 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1.Tổng quan về xây dựng nông thôn mới. Khái niệm về nông thôn mới đƣợc các nhà nghiên cứu ở nƣớc ta tiếp cận từ nhiều gốc độ: Tác giả Vũ Trọng Khải trong cuốn sách phát triển nông thôn Việt Nam: “Từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại”: cho rằng, “Nông thôn mới là nông thôn văn minh thời đại nhƣng vẫn giữ đƣợc nét đẹp truyền thống của Việt Nam”. Tác giả Tô Văn Trƣờng định nghĩa: “ Nông thôn mới là nông thôn phải giữ đƣợc tính truyền thống, những nét đặc trƣng nhất, bản sắc từng vùng, từng dân tộc và nâng cao giá trị đoàn kết của cộng đồng, mức sống của ngƣời dân. Mô hình nông thôn tiên tiến phải đƣợc dựa trên nền tảng cơ bản là nông dân có tri thức. Họ phải có trình độ khoa học về thổ nhƣỡng, giống cây trồng, hóa học phân bón và thuốc trừ sâu, quản lý dịch bệnh, bảo quản thu hoạch, kinh tế nông nghiệp …” Theo quan niệm của Đảng và nhà nƣớc ta trong chủ trƣơng, chính sách về xây dựng nông thôn mới thì khái niệm “nông thôn mới” đƣợc hiểu là: Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân đƣợc đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Nông thôn mới là nông thôn có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị đƣợc nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. 8 Nhƣ vậy, ở Việt Nam nhìn chung đều thống nhất, đồng tình với khái niệm nông thôn mới là nông thôn đƣợc xây dựng và phát triển ở một mức độ cao hơn nông thôn truyền thống về cả mặt đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời nông dân. Cơ sở hạ tầng, kiến thức thƣợng tầng của nông thôn đƣợc quy hoạch, cải thiện, phát triển văn minh. Có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở đƣợc phát huy. Đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển chung của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, thời kỳ đổi mới đất nƣớc. 1.1.1. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới. Sau hơn 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp nông dân, nông thôn nƣớc ta đã đạt đƣợc một số thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nhƣ nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trƣờng thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hƣớng tăng công nghiệp dịch vụ ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc tăng cƣờng; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ngày càng đƣợc cải thiện. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn đƣợc cũng cố và tăng cƣờng. Dân chủ cơ sở đƣợc phát huy. An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, những thành tựu đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế và chƣa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chƣa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn lực còn hạn chế. 9 Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, chƣa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu kinh tế hạ tầng còn yếu kém, môi trƣờng ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng và đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Những hạn chế yếu kém trên là do nhận thức về vị trí nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn chƣa hình thành một cách có hệ thống lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực này còn thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; Một số chủ trƣơng chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhƣng chậm đƣợc điều chỉnh, bổ sung kịp thời, đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân và nông thôn còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển; tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nƣớc còn nhiều bất cập, yếu kém; vai trò của cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể quần chúng nhân dân trong việc triển khai các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc về nông nghiệp, nông dân và nông thôn còn nhiều nơi hạn chế. Vì những lý do trên Đảng ta việc đề ra chủ trƣơng, chính sách xây dựng nông thôn mới là hết sức cần thiết để kéo gần khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn; khắc phục những yếu kém tồn tại đang diễn ra trong quá trình phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn ở nƣớc ta hiện nay. Phát huy tiềm năng, lợi thế và có sự đầu tƣ tƣơng xứng đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở nƣớc ta hiện nay. 10 1.1.2. Mục đích của xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới nhằm mục đích hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại hóa, cơ giới hóa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng sản xuất hàng hóa trong thời đại mới. Thúc đẩy công nghiệp hóa khu vực nông thôn để kéo gần khoảng cách phát triển về kinh tế - văn hóa – xã hội giữa khu vực thành thị và nông thôn ở nƣớc ta hiện nay và phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Mục đích quan trọng nhất của xây dựng nông thôn mới là phục vụ nhân dân, nâng cao chất lƣợng đời sống của đại bộ phận tầng lớp nông dân sống ở nông thôn chiếm 70% dân số cả nƣớc. Trong thời kỳ đổi mới, yêu cầu về chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ngày càng cao, không chỉ là vật chất, tinh thần, mà quan trọng hơn hết là ngƣời dân còn cần đƣợc tôn trọng trong các mối quan hệ hàng ngày. Xây dựng nông thôn mới không chỉ là con đƣờng mới, cây cầu mới, mà là sự thông thƣơng hàng hóa, nông sản; không chỉ là trƣờng học mới, mà là chất lƣợng dạy và học, là không để học sinh không đƣợc đến trƣờng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn; không chỉ là trạm y tế mới mà là thái độ phục vụ của ngƣời thầy thuốc, là môi trƣờng an toàn dịch bệnh; không chỉ là nhà văn hóa mới mà là hoạt động văn hóa, học tập, sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ; không chỉ là ngôi nhà kiên cố mới mà là gia đình thuận hòa, ấm no, hạnh phúc. Và nhất là không phải là trụ sở làm việc mới với các phƣơng tiện hiện đại, mà chính là thái độ phục vụ mới, lề lối làm việc mới của cả hệ thống chính trị cấp xã, cấp gần dân nhất. Nhƣ vậy mục đích của xây dựng nông thôn mới là phát triển nông thôn, hiện đại hóa nền nông nghiệp, phục vụ đời sống của nông dân về mọi mặt. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan