Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống t...

Tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên

.PDF
115
291
106

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGÔ MẠNH TƯỞNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHOÁI CHÂU TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã ngành: 60.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Kim Chung NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Ngô Mạnh Tưởng ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS. Đỗ Kim Chung người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cá nhân trong các tổ chức thuộc hệ thống quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Huyện khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên, các cơ sở liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Ngô Mạnh Tưởng iii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... ii Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................................... iv Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii Danh mục bảng .............................................................................................................. viii Danh mục hình, sơ đồ, biểu đồ ......................................................................................... x Trích yếu luận văn .......................................................................................................... xii Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. xi 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.5. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4 Phần 2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ........................................ 5 2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm ............................. 5 2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh ăn uống ..................................................................................................... 9 2.1.3. Đặc điểm của Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh ăn uống ................................................................................................... 12 2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ............ 12 2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh ăn uống ................................................................................. 15 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 17 2.2.1. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam ............................................ 17 2.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong vấn đề quản lý an toàn thực phẩm ...................... 20 iv 2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên......... 24 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 26 3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên ........................................................................................ 26 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 30 3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 33 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 33 3.2.2. Phương pháp phân tích ..................................................................................... 35 3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 36 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 37 4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa bàn huyện khoái châu, tỉnh hưng yên ...................................................................... 37 4.1.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ........................................................ 37 4.1.2. Tình hình vận dụng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản, chính sách pháp luật về Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ......................... 47 4.1.3. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Khoái Châu .............................................................. 56 4.1.4. Thực trạng công tác đào tạo, thẩm định và cấp phép về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống tại Khoái Châu........................... 58 4.1.5. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong phạm vi ngành y tế huyện ............................................................................................... 61 4.1.6. Thực trạng công tác giám sát, điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm ............... 64 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ................ 66 4.2.1. Năng lực trình độ cán bộ Quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm ............... 66 4.2.2. Nguồn kinh phí ................................................................................................. 67 4.2.3. Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước ...................................................... 67 4.2.4. Nhận thức của người dân ................................................................................. 67 4.2.5. Kiến thức hành vi của các chủ cửa hàng và cơ sở sản xuất kinh doanh ........... 73 4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở huyện Khoái Châu.................. 78 v 4.3.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm ......................................................................................................... 79 4.3.2. Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩmtại các cơ sở kinh doanh ăn uống ........................................ 79 4.3.3. Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách .................................................. 80 4.3.4. Nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn vốn phục vụ quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ............................................................................................. 80 4.3.5. Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông.................................................... 81 4.3.6. Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, giám sát vả xử lý vi phạm ................................ 82 Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 83 5.1. Kết luận............................................................................................................. 83 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 83 5.2.1. Kiến nghị – ngành Y tế .................................................................................... 83 5.2.2. Kiến nghị đối với UBND huyện Khoái Châu ................................................... 84 5.2.3. Kiến nghị đối với TTYT ................................................................................... 84 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 85 Phụ lục .......................................................................................................................... 87 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt AFTA Khu vực mẫu dịch tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATTP An toàn thực phẩm ATTP An toàn thực phẩm ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm CSVC Cơ sở vật chất CTV Cộng tác viên ISO Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế NĐTP Ngộ độc thực phẩm QĐ Quyết định QL Quản lý QLNN Quản lý nhà nước TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WTO Tổ chức Thương mại Thế giới vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số vụ ngộ độc thực phẩn từ năm 2007- 2014 ............................................. 18 Bảng 2.2. Điểm điểm sảy ra vụ ngộ độc từ năm 2009 – 2014 .................................... 19 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Khoái Châu năm 2015 ......................... 28 Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng đất huyện Khoái Châu ......................................... 30 Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động ...................................................................... 30 Bảng 3.4. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Khoái Châu qua các năm (2013-2015) ................................................................................................ 32 Bảng 3.5. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .......................................................................... 34 Bảng 3.6. Các phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 35 Bảng 4.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm cấp huyện ........................................................ 39 Bảng 4.2. Tình hình trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về ATVSTP tại Khoái Châu ................................................................................................. 44 Bảng 4.3. Nguồn lực tài chính phục vụ quản lý nhà nước về VSATTP ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013 - 2015 ................................... 45 Bảng 4.4. Đánh giá về nguồn nhân lực quản lý VSATTP huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên ............................................................................................ 46 Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩmTại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở huyện Khoái Châu .......................................................................... 47 Bảng 4.6. Tổng hợp các chính sách về Quản lý VSATTP trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ....................................................................... 48 Bảng 4.7. Tình hình thực hiện mục tiêu Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩmtrên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ........................ 50 Bảng 4.9. Đánh giá các chính sách về VSATTP trên địa bàn huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên ........................................................................................... 52 Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ quản lý Nhà nước về cơ chế chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm ............................................................................... 55 Bảng 4.11. Tình hình đào tạo, tập huấn kiến thức ATVSTP huyện Khoái Châu giai đoạn 2013– 2015 .................................................................................. 57 viii Bảng 4.12. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VSATTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở Khoái Châu giai đoạn 2013 - 2015 ......................... 58 Bảng 4.13. Thực trạng cấp giấy chứng nhận về VSATTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống tại Khoái Châu trên địa bàn huyện Khoái Châu giai đoạn 2013 – 2015 ........................................................................................ 59 Bảng 4.14. Đánh giá về công tác, tuyên truyền, cấp giấy chứng nhận ......................... 60 Bảng 4.15. Tình hình thanh tra, kiểm tra VSATTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống đoạn 2013 – 2015 ............................................................................... 61 Bảng 4.16. Tình hình xử lý vi phạm VSATTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống tại huyện Khoái Châu giai đoạn 2013 – 2015 ............................................. 62 Bảng 4.17. Các nội dung vi phạm chủ yếu trên địa bàn huyện Khoái Châu giai đoạn 2013 – 2015 ........................................................................................ 62 Bảng 4.18. Đánh giá về hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ...................... 63 Bảng 4.19. Tình hình điều tra và xử lý NĐTP huyện Khoái Châu giai đoạn 2013 – 2015 ................................................................................................ 64 Bảng 4.20. Tình hình xét nghiệm VSATTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống tại huyện Khoái Châu giai đoạn 2013 - 2015 ................................................. 65 Bảng 4.21. Kiến thức về thực phẩm an toàn ................................................................. 68 Bảng 4.22. Kiến thức về các bệnh và triệu chứng mắc phải thì không được tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm ........................................................................ 69 Bảng 4.23. Kiến thức về các thông tin trên nhãn thực phẩm bao gói sẵn ..................... 70 Bảng 4.24. Kiến thức về cách chọn thịt, cá tươi ........................................................... 71 Bảng 4.25. Tỷ lệ nhà hàng quán ăn sử dụng trang phục chuyên dụng khi làm việc ..... 73 Bảng 4.26. Tỷ lệ chủ nhà hàng, quán ăn tiếp xúc với thực phẩm chín, thực hành vệ sinh móng tay và đeo trang sức khi chế biến thực phẩm ....................... 74 Bảng 4.27. Tỷ lệ chủ nhà hàng quán ăn thực hiện đúng quy trình chế biến thực phẩm ................................................................................................... 74 Bảng 4.28. Thực hành rửa rau, quả tươi của Số chủ Nhà hàng, quán ăn ...................... 75 Bảng 4.29. Thực hành sơ chế thực phẩm của chủ cơ sở kinh doanh ............................ 76 Bảng 4.30. Thực hành bảo quản và chia thức ăn của chủ cơ sở kinh doanh ................. 77 Bảng 4.31. Thực hành lưu mẫu thực phẩm, nơi lưu mẫu và thời gian lưu mẫu........... 78 ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Bản đồ vị trí huyện khoái châu ....................................................................... 26 Sơ đồ 4.1. Mạng lưới về VSATTP trong ngành y tế ..................................................... 37 Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP ngành Y tế huyện............................ 39 Biểu đồ 4.1. Đánh giá về nguồn nhân lực quản lý VSATTP Huyện Khoái Châu ......... 66 Biểu đồ 4.2. Kiến thức về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ................................... 69 Biểu đồ 4.3. Kiến thức về cách xử lý khi mắc các bệnh truyền nhiễm........................... 70 Biểu đồ 4.4 Kiến thức về lấy mẫu khi ngộ độc thực phẩm xảy ra .................................. 72 Biểu đồ 4.5. Hiểu biết về các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm .............................. 72 Biểu đồ 4.6. Kiến thức chung về an toàn thực phẩm ...................................................... 73 Biểu đồ 4.7. Thực hành rửa tay của chủ nhà hàng, quán ăn ........................................... 75 Biểu đồ 4.8. Thực hành vệ sinh bếp ............................................................................... 78 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên đã đề ra được mục tiêu, kế hoạch thực hiện QL NN về VSATTP và thể hiện sự phân công nhiệm vụ của từng ngành, cấp thực hiện. Tuy trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chưa gắn liền với điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực con người để thực thi, trong thực tế lực lượng cán bộ mỏng và thiếu máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, xét nghiệm là những cản trở cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, sự chồng chéo trong chính sách và công tác tổ chức thực hiện dẫn đến việc QL NN về VSATTP còn chưa hoàn thiện. Theo đánh giá của đội ngũ cán bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở bảng 4.5 cho thấy khoảng 70% cán bộ cho rằng hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công việc. Hệ thống trang thiết bị phục vụ QLNN và VSATTP có tỷ lệ đánh giá thấp nhất, trong đó Chi cục ATVSTP là đơn vị có tỷ lệ đánh giá trang thiết bị đầy đủ thấp nhất. Là đơn vị trực tiếp thực hiện nên CB tại Chi cục hiểu rõ nhất về tính phù hợp, đầy đủ của các loại trang thiết bị phục vụ cho quản lý. Công tác tuyên truyền, tập huấn về VSATTP được tổ chức thường xuyên trên địa bàn huyện. Các lớp tập huấn được tổ chức phù hợp với thực tiễn và tuân theo các quy định của pháp luật, các hình thức tuyên truyền đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng. Dù vậy, do kinh phí chưa đảm bảo nên hoạt động tập huấn chưa bao quát được toàn bộ các đối tượng, tuyên truyền chưa sâu, không thực hiện đánh giá được hiệu quả công tác tuyên truyền... Hiện nay, số lượng cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được tập huấn đạt khoảng 85 – 90%, khoảng 80% các đối tượng tiếp cận được các hình thức tuyên truyền. Bên cạnh việc tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra thì chất lượng các cuộc thanh, kiểm tra cũng được coi trọng, sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn và năng lực chuyên môn tốt hơn đã phát hiện nhiều sai phạm về VSATTP trên địa bàn. Theo bảng 4.15, tỷ lệ cơ sở sai phạm tăng cao, từ 18,87% năm 2014 lên 30,41% (2015). Thực trạng này cũng phản ánh hiệu quả công tác tuyên truyền về VSATTP chưa cao, ý thức của các cơ sở về tuân thủ các quy định VSATTP còn thấp. Năm 2014, tình hình NĐTP xảy ra nhiều trên địa bàn huyện. Trong đó, xảy ra 5 vụ NĐTP tại các bếp ăn tập thể với số người mắc cao. Năm 2014 cũng là năm duy nhất có người chết do NĐTP. Tuy nhiên việc xác định nguyên nhân gây NĐTP còn yếu kém, xi hơn 50% các vụ NĐTP hàng năm chưa được điều tra xác định rõ nguyên nhân. Từ đó gây khó khăn trong công tác điều trị cũng như xử lý sai phạm trong việc xảy ra NĐTP. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩmtại các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn tỉnh như cơ chế chính sách chồng chéo; nguồn lực con người và nguồn lực CSVC, tài chính có hạn; thiếu sự phối hợp của các cơ quan trong QL, thanh kiểm tra về ATTP. Xuất phát từ nghiên cứu thực tiễn VSATTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở Khoái Châu, cần thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý VSATTP: Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách; Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra; Huy động nguồn lực từ bên ngoài tham gia quản lý chất lượng ATVSTP; Tăng cường thông tin giáo dục truyền thông. xii THESIS ABSTRACT Food safety is to ensure food does not harm the health and life of the user, ensure food is not damaged, does not contain physical, chemical, biological, or impurities. Exceeding the allowable limit, not the product of the animal or plant disease can harm the health of the user. State management of food hygiene and safety in Khoai Chau district, Hung Yen province has set objectives and plans for implementation of state management of food hygiene and safety and show the assignment of responsibilities. Department of each branch, level of implementation. While responsibility for implementing tasks is not linked to physical facilities and human resources to implement, in reality the staff is thin and there is a lack of machinery and equipment for inspection work. Experiments are obstacles to the completion of the task. At the same time, the overlap in policy and organization of implementation leading to the state management of food safety and hygiene is not complete. According to staff assessment on facilities and equipment, Table 4.5 shows that about 70% of staff think that the facilities meet the requirements of work. The system of equipment for state management and food hygiene and safety has the lowest rate of appraisal, in which the Department of Food Safety and Hygiene is the unit with the rate of full equipment evaluation. Low enough. As the unit directly implemented, officers at the Sub-Department understand best about the suitability and adequacy of equipment for management. IEC activities on food hygiene and safety are organized regularly in the district. The training courses are organized in accordance with reality and comply with the law, diversified and multi-disciplinary forms of communication. However, due to the lack of funding, the training activities did not cover the entire population, propagandizing deeply and not effectively evaluating propaganda activities. Food production, processing and trading activities are about 85-90%, about 80% of the target groups have access to propaganda. Apart from intensifying inspections and inspections, the quality of the inspections and inspections are well respected, the good coordination between the competent authorities, the specialized agencies and the better professional capacity There are many violations on food hygiene and safety in the area. According to Table 4.15, the incidence of abuse is rising from 18.87% in 2014 to 30.41% in 2015. This situation also reflects the effectiveness of propaganda on food hygiene and safety is not high, the sense of compliance with low standards of food safety and hygiene. In 2014, the situation of food poisoning occurred more in the district. Of which, 5 cases of food poisoning occurred in the kitchens with high numbers of people. 2014 is also the only year in which people die from food poisoning. However, the identification of causes of xiii food poisoning is still weak, more than 50% of cases of food poisoning annually have not been investigated clearly identify the cause. Since it causes difficulties in the treatment as well as wrong handling in the occurrence of food poisoning. The study indicates the factors that affect the state management of food hygiene and safety in food businesses in the province such as overlapping policy mechanism; Human resources and resources are limited; Lack of coordination of agencies in food safety management and inspection. Starting from the research on food hygiene and safety practice in food establishments in Khoai Chau, a number of measures should be taken to improve the management of food safety and hygiene: policy mechanisms; To perfect the system of organization of management, inspection and examination; Mobilize external resources to participate in management of food safety and hygiene; Enhance communication education information. xiv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tuyên ngôn của Hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng toàn cầu tại Rome năm 1992 đã nhận định rằng: tiếp cận đủ nhu cầu dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm được xem là một trong những quyền cơ bản của con người. Một xã hội văn minh không chỉ dừng ở việc đảm bảo cho người dân ăn uống no đủ mà còn phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Thực phẩm kém chất lượng và không an toàn là nguyên nhân của một số bệnh có nhiều người mắc, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) không chỉ là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta mà còn là vấn đề chung của toàn thế giới. VSATTP giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người, làm giảm tỷ lệ bệnh tật, phát triển giống nòi, phát triển kinh tế, lợi ích, hạnh phúc của nhân dân, tăng cường giao lưu quốc tế về kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh của dân tộc. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người bị tiêu chảy, 3,2 triệu trẻ em chết do các bệnh tiêu chảy và hàng triệu trẻ em khác bị tiêu chảy nhiều lần, trong đó 70% nguyên nhân do sử dụng thực phẩm không an toàn. Hơn 1/3 dân số của các nước đang phát triển bị ảnh hưởng sức khỏe bởi các bệnh do thực phẩm gây ra, vấn đề càng trầm trọng hơn đối với các nước đang phát triển, tính ra mỗi năm tổn thất hàng chục triệu đô la Mỹ (WHO, 2006). Trong những năm gần đây, mặt hàng lương thực thực phẩm rất phong phú, đa dạng về số lượng, chủng loại, rất thuận tiện và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Song mặt trái của nó đang là nỗi lo của người tiêu dùng và toàn xã hội. VSATTP luôn là mối quan tâm lớn của toàn thế giới bởi nguy cơ thực phẩm không an toàn do bị nhiễm khuẩn. Hiện nay, thực phẩm ngày càng có nguy cơ cao bị ô nhiễm độc hại do việc sử dụng không đúng quy định các hóa chất bảo vệ thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp, thuốc tăng trọng trong chăn nuôi động vật, nhiễm độc vi nấm do bảo quản thực phẩm, kim loại nặng trong thực phẩm và sử dụng không đúng, gian dối các chất phụ gia, phẩm màu trong chế biến thực phẩm... gây ra ngộ độc thực phẩm. Tác hại của ngộ độc thực phẩm là vô cùng to lớn: đe dọa trực tiếp đến tính mạng, ảnh hưởng trước mắt và lâu dài đến sức khỏe 1 con người, làm sa sút kinh tế của gia đình và xã hội. Mục tiêu đầu tiên của VSATTP là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bất kỳ cơ sở chế biến, sản xuất hay cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể... mà không hiểu biết về VSATTP đều có nguy cơ gây nhiễm độc thực phẩm cho người ăn. Do đó việc tìm hiểu về VSATTP là yếu tố bắt buộc đối với những nhân viên trực tiếp chế biến tại các cơ sở này. Việc đánh giá tiêu chuẩn vệ sinh của các bếp ăn... đặc biệt là bếp ăn trong các cơ sở ăn uống có thể định hướng cho các nhà quản lý, cũng như cơ quan làm công tác VSATTP có những biện pháp khắc phục kịp thời, đồng thời cũng đưa ra được những giải pháp tiếp theo. Chất lượng VSATTP đang là vấn đề báo động. Công tác quản lý VSATTP tại huyện Khoái Châu vẫn còn nhiều tồn tại, chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng; điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn; năng lực cán bộ hạn chế, hàng năm có trên 50% số vụ NĐTP không xác định rõ nguyên nhân….là những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý VSATTP của huyện Khoái Châu Do đó, đứng trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO (World Trade Organization) và thực hiện thỏa thuận AFTA (ASEAN Free Trade Area) nên việc sản xuất và chế biến các loại thực phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện Khoái Châu tỉnh HưngYên” nhằm góp phần tăng cường quản lý VSATTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống và giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung - Trên cơ sở đánh giá tình hình quản lý Nhà nước vệ sinh an toàn thực phẩm, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện Khoái Châu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước 2 về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống. - Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở huyện Khóai Châu Hưng Yên. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của huyện Khoái Châu - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở huyện Khoái Châu. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tại sao phải quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm? - Huyện Khoái Châu đã làm gì để quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm? - Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở huyện hiện nay như thế nào? - Thuận lợi, khó khăn trong quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở huyện là gì ? - Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu lực trong quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ? - Giải pháp nào để quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở Huyện Khoái Châu? - Tình hình cấp giấy phép, thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm? 1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý Nhà nước Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở huyện Khóai Châu Hưng Yên. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện Khoái Châu Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Khoái Châu. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống từ năm 2013 đến 2015 và đề xuất đến năm 2020. 3 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Quản lý nhà nước về VSATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện VSATTP của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng tại các cơ sở kinh doanh ăn uống nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các quy định về VSATTP. Đề tài đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn huyện Khoái Châu. Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở huyện Khoái Châu. 4 PHẦN 2.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH ĂN UỐNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm 2.1.1.1. Khái niệm thực phẩm Là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm (Trần Đáng, 2007). a. Khái niệm vệ sinh thực phẩm Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc tru trình thực phẩm (Trần Đáng, 2007). b.Khái niệm an toàn thực phẩm Là thực phẩm bảo đảm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị hoặc ăn theo mục đích sử dụng (Trần Đáng, 2007). c. Định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển, cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO) và tổ chức y tế thế giới (WHO, 2000) thì: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả được bản chất của vấn đề nhưng đề ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm được ý nghĩa trong quản lý nhà nước, khái niệm được chấp nhận hơn cả là: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn cho phép”. 5 2.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước và Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống a. Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước là sự quản lý của nhà nước đối với xã hội và công dân. Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực hiện quyền lực nhà nước, là tổng thể và thể chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà nước (lập pháp, hiến pháp, tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đó giao quyền trong việc tổ chức và điều khiển các quan hệ xã hội và hành vi của con người. Quản lý nhà nước tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu nhất định. Quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt dộng của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội (Đỗ Mai Thành, 2010). b. Quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống Quản lý nhà nước về VSATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện VSATTP của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các quy định về VSATTP. Quản lý nhà nước về VSATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu: Công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề VSATTP và công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý VSATTP ... 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan