Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện quảng đ...

Tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
109
72
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ NGỌC BẢO QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ TRỌNG HÁCH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước về phát phiển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Mọi sự giúp đỡ để hoàn thiện đề tài này đã được cảm ơn đầy đủ, các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, trung thực. Thừa Thiên Huế, ngày tháng Học viên Lê Ngọc Bảo năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Trọng Hách người hướng dẫn khoa học trực tiếp, đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung, khoa sau đại học Học viện Hành chính cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sở Công thương, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế; các cơ quan ban, ngành thuộc ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền; ủy ban nhân dân các xã, ban điều hành các thôn Bao La, Thủy Lập, Ô Sa và Tân Thành đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể lớp cao học quản lý công HC20.T4(niên khóa 2015-2017) cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô giáo, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./. Học viên Lê Ngọc Bảo MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ..........................................................................................................10 1.1. Những khái niệm cơ bản ...................................................................... 10 1.1.1. Làng nghề, đặc điểm của làng nghề .......................................................10 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về phát triển làng nghề ........13 1.2.Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về phát triển làng nghề ................. 16 1.2.1.Nhà nước định hướng cho phát triển làng nghề ......................................16 1.2.2.Hỗ trợ cho phát triển làng nghề ...............................................................19 1.2.3.Bảo đảm cho phát triển làng nghề tuân thủ các chính sách, pháp luật của Nhà nước ..........................................................................................................20 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển làng nghề ........................... 21 1.3.1.Hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển làng nghề ......21 1.3.2.Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về làng nghề ..............................23 1.3.3.Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực quản lý nhà nước về phát triển làng nghề ..................................................................................................................23 1.3.4.Thu hút và hỗ trợ kinh phí cho phát triển làng nghề ...............................24 1.3.5.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực phát triển làng nghề ............................................................................25 1.4.Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển làng nghề ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho huyện Quảng Điền . 25 1.4.1.Kinh nghiệm của một số địa phương.......................................................25 1.4.2.Bài học kinh nghiệm cho huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ......31 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 33 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ....34 2.1. Khái quát chung ................................................................................... 34 2.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................................................................34 2.1.2.Thực trạng làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền ............................45 2.2.Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền ................................................................................ 59 2.2.1.Quy hoạch, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện ................................................59 2.2.2.Bố trí bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về phát triển làng nghề ..................................................................................................................62 2.2.3.Thu hút và hỗ trợ nguồn kinh phí cho phát triển làng nghề ....................63 2.2.4.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong lĩnh vực làng nghề ....................................................................................................69 2.3.Đánh giá chung ..................................................................................... 70 2.3.1.Kết quả và nguyên nhân ..........................................................................70 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................74 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 77 Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................78 3.1.Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................... 78 3.1.1.Gắn phát triển làng nghề với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn ......78 3.1.2.Gắn phát triển làng nghề trên địa bàn huyện với phát triển làng nghề trong tỉnh, trong vùng .......................................................................................80 3.1.3.Ưu tiên nguồn lực cho phát triển làng nghề truyền thống .......................81 3.2.Giải pháp ............................................................................................... 83 3.2.1.Hoàn thiện pháp luật về phát triển làng nghề ..........................................83 3.2.2.Quy hoạch tạo điều kiện để phát triển làng nghề ....................................83 3.2.3.Nâng cao trách nhiệm của ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về phát triển làng nghề ......................................86 3.2.4.Thu hút các nguồn lực trên địa bàn cho phát triển làng nghề .................87 3.2.5.Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề truyền thống ..............92 3.2.6.Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực làng nghề .....93 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 95 KẾT LUẬN ..............................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp HTX Hợp tác xã KT-XH Kinh tế - xã hội LN Làng nghề LNTT Làng nghề truyền thống N&LNTT Nghề và làng nghề truyền thống NTM Nông thôn mới SXKD Sản xuất kinh doanh TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XK Xuất khẩu QLNN Quản lý nhà nước DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm ......................................38 Bảng 2.2. Quy mô nền kinh tế qua các năm .............................................................39 Bảng 2.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................................40 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội huyện Quảng Điền so toàn tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................................................................43 Bảng 2.5. Số làng nghề, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Quảng Điền ...............................................................................................................49 Bảng 2.6. Số lao động làm trong 4 làng nghề được công nhận ................................55 Bảng 2.7. Hoạt động khuyến công qua các năm .......................................................64 Bảng 3.1. Quy hoạch phát triển làng nghề huyện Quảng Điền đến năm 2020 .........84 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn (tính cấp thiết của đề tài luận văn) Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với phát triển nông nghiệp và các làng nghề (LN). Đây là một trong những nét đặc trưng về truyền thống kinh tế- văn hoá xã hội của nông thôn Việt Nam. Sự phát triển kinh tế LN gắn liền với ngành nghề truyền thống, với trung tâm cụm xã có hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và dịch vụ phi nông nghiệp. Đặc điểm của các cơ sở sản xuất ở làng nghề là có vốn đầu tư không lớn, nhưng giá trị làm ra không nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh. Kết cấu hạ tầng làng nghề không đòi hỏi cao như các ngành công nghiệp hiện đại, các khu công nghiệp tập trung. Những nơi không thuận lợi trong việc phát triển công nghiệp quy mô lớn thì có thể phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Việc quản lý cơ sở làng nghề không phức tạp, phù hợp trình độ của chủ hộ, chủ doanh nghiệp xuất thân là nông dân. Tiềm năng về lao động tuy hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ thuật và kiến thức về thị trường, nhưng lực lượng lao động nông thôn có những mặt mạnh cơ bản. Nguồn nguyên liệu sẵn có trong nông thôn trước hết là sản phẩm từ nông lâm ngư nghiệp, các nguyên liệu phi nông nghiệp khác. Có nhiều nghề và làng nghề truyền thống bước đầu đã thích ứng nhanh với cơ chế thị trường để phát triển. Các LN là một thực thể kinh tế ở nông thôn, là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại, là một bộ phận quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH nông thôn. Việc đẩy mạnh sự phát triển của các LN nói riêng và các ngành nghề nông thôn nói chung có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hóa kinh tế nông thôn thúc đẩy quá trình đô thị hóa; và góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc....Tuy nhiên sự phát triển của LN, do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động, đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Có nhiều LN tồn tại và phát triển mạnh, có những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế nông thôn trong khu vực và có những ảnh hưởng tốt đến cả những khu vực lân cận, tạo nên các cụm LN và hình thành sự phân công chuyên môn hoá. Lại có 1 những LN gặp nhiều khó khăn thậm chí bị mai một. Vì vậy, việc thúc đẩy và khôi phục phát triển LN trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, là việc làm phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước. Quảng Điền là huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 10-15km. Toàn huyện có 10 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 16.304,54 ha, dân số 86.792 người (theo Niên giám thống kê 2015). Vốn là một huyện từ xưa có nhiều ngành thủ công truyền thống, tuy có một số nghề ngày nay đã mai một (như trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa....) nhưng có một số nghề vẫn tồn tại và phát triển như đan lát ở Bao La, Thủy Lập, bún ở Ô Sa, mộc nề vùng Sịa, Tây Ba, trồng rau màu ở Thành Trung....Các ngành nghề này cùng với một số ngành nghề khác đã có thời gian phát triển khá mạnh vừa góp phần làm phong phú thêm các hoạt động sản xuất ở nông thôn vừa tạo nên sự đa dạng về sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu xã hội. Đặc biệt nhiều làng nghề đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. Với tầm quan trọng đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ phát triển ngành nghề TTCN và các làng nghề. Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển tại địa phương về ngành nghề TTCN và các làng nghề. Các chính sách nhà nước hỗ trợ khuyến khích phát triển nghề và làng nghề đã có những tác động, mang lại kết quả tích cực cho việc khôi phục, phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn huyện nhờ đó, đến nay đã có 04 làng nghề được công nhận; đã hình thành được các hợp tác xã, doanh nghiệp đóng vai trò là điểm khởi đầu để thúc đẩy phát triển các nghề, làng nghề như: HTX mây tre Bao La (xã Quảng Phú), HTX mây tre đan Thuỷ Lập (xã Quảng Lợi),.... Nhìn chung, chính sách của nhà nước đã có những tác động tích cực, thúc đẩy phát triển sản xuất ở các làng nghề phát triển thuận lợi, nhờ đó ngành nghề và sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng hơn, đời sống và việc làm của người lao động trong làng nghề ngày càng được ổn định hơn; bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới góp phần tích cực cải thiện đời sống của cư dân nông thôn cả vật chất và tinh thần. 2 Tuy nhiên trong quá trình phát triển nghề và LN vẫn mang tính tự phát, manh mún, một số cơ sở còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa tìm tòi phát triển sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, giá trị sản xuất còn thấp. Nhiều cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, nhưng chưa được thực hiện đồng bộ và triệt để, chưa thực sự thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, nhất là công tác quy hoạch, giao đất, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, vốn tín dụng, đào tạo,... Nhận thức về phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chưa đầy đủ. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, thiếu các biện pháp cụ thể, tạo điều kiện cho tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn phát triển. Việc triển khai thuê mặt bằng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng mặt hàng, thu hút thêm lao động thường thiếu thông tin và sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Công tác quản lý nhà nước đối với tiểu thủ công nghiệp và làng nghề còn hạn chế; sự phân công, phân cấp quản lý chưa rõ ràng, còn chồng chéo; sự phối hợp giữa các ngành chức năng với cấp ủy, chính quyền địa phương và các đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa thực sự quan tâm giải quyết các khó khăn, tạo thuận lợi cho làng nghề phát triển. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, cũng như công tác thông tin, tư vấn, thị trường,... còn nhiều hạn chế. Hầu hết các làng nghề không có vùng nguyên liệu ổn định dẫn đến sản lượng và chất lượng sản phẩm được tạo ra chứa đựng yếu tố không ổn định. Nguồn vốn nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng các làng nghề còn hạn hẹp. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề vẫn khó tiếp cận các yếu tố đầu vào như: vốn tín dụng, đất đai, khoa học và công nghệ,... Hệ thống thông tin, dự báo thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu; thiếu kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường tiêu thụ hàng hóa. Nhiều cơ sở sản xuất ở làng nghề chưa quan tâm đúng mức đến cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và nhu cầu, thị hiếu của khách hàng nên không tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định. Để nghề và LN phát huy thế mạnh, theo hướng vừa mở rộng quy mô vừa nâng 3 cao năng lực sản xuất của các hộ trong làng nghề theo hướng phát triển nhiều loại hình tổ chức sản xuất, liên doanh liên kết. Sản phẩm của các làng nghề ngày càng tinh xảo, độc đáo đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và mở rộng được thị trường xuất khẩu. Gắn sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống và các loại hình dịch vụ khác để phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của huyện thì chúng ta cần có những giải pháp phát triển rõ ràng cho các LN. Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sỹ quản lý công, mã số 60 34 04 03. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan mật thiết đến đề tài luận văn: - Tác giả Phan Văn Tú (2011) nghiên cứu về: “Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, đại học Đà Nẵng. Tác giả tập trung nghiên cứu các lý thuyết về làng nghề, phân loại và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề cũng như kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương trên cả nước, từ đó nghiên cứu thực trạng phát triển các làng nghề ở thành phố Hội An và đề xuất các giải pháp để phát triển các làng nghề này. Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là thu thập thực tế tại làng nghề, thống kê, tổng hợp kết hợp với chi tiết hóa, đối chiếu và so sánh để đưa ra kết luận. Luận văn chỉ ra rằng phát triển làng nghề ở Hội An hiện nay còn thiếu tính bền vững, hiệu quả kinh tế xã hội còn thấp, cần thiết phải có sự quan tâm, đầu tư của cơ quan nhà nước và các tổ chức doanh nghiệp. - Tác giả Nguyễn Thị Huệ (2012) nghiên cứu về: “Phát triển du lịch làng nghề của tỉnh Hải Dương”, luận văn thạc sỹ, đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia Hà Nội. Các lý thuyết được nghiên cứu bao gồm các lý thuyết tổng quan về du lịch, làng nghề và phát triển du lịch làng nghề. Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và khảo sát thực tiễn, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương về số lượng khách du lịch, công tác quản lý, hệ thống sản phẩm làng nghề, khả năng liên kết giữa các làng 4 nghề với công ty du lịch cũng như những mặt hạn chế tồn tại của các làng nghề. Kết luận đưa ra là phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Hải Dương cần có sự liên kết giữa các công ty lữ hành và các làng nghề truyền thống trên địa bàn và sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan quản lý đối với công tác quy hoạch làng nghề và đào tạo kỹ năng du lịch cho người dân địa phương. - Tác giả Nguyễn Thanh Huyền (2012) nghiên cứu về “ Xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề phục vụ hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn thạc sỹ, đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn này nghiên cứu các lý thuyết về du lịch làng nghề truyền thống, vai trò, đặc điểm của loại hình du lịch truyền thống và tầm quan trọng của việc khôi phục, giữ gìn, phát triển du lịch làng nghề. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp và các phiếu điều tra phỏng vấn để rút ra kết luận: “Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều tiềm năng cho phát triển sản phẩm du lịch làng nghề tuy nhiên việc phát triển loại hình du lịch này còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư, thiếu trang thiết bị, thiếu diện tích sản xuất. Do đó cần có những chính sách và biện pháp đúng đắn để biến tiềm năng thành giá trị kinh tế, đóng góp tích cực vào mục tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh”. 9 - Tác giả Vũ Thị Thúy (2010) nghiên cứu về đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh”, luận văn thạc sỹ, đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia Hà Nội. Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về làng nghề, du lịch làng nghề và những điều kiện phát triển du lịch làng nghề ở làng gốm Phù Lãng. Tác giả cũng đã tiến hành khảo sát thực tế quy trình sản xuất gốm, các tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch đồng thời kết hợp với nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ các báo cáo khoa học để chỉ ra rằng làng gốm Phù Lãng là một địa danh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, trong tương lai không xa cần có những kế hoạch và quy hoạch cụ thể để thu hút du khách đến tham quan. - Tác giả Nguyễn Thị Loan (2012) với đề tài “ Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng 5 đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, luận văn thạc sỹ, trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Luận văn trên đi sâu vào nghiên cứu các lý thuyết về du lịch, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, mối quan hệ giữa phát triển làng nghề và phát triển du lịch trong phát triển kinh tế địa phương. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là khảo sát thực tế kết hợp với nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ đó rút ra kết luận: “Trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương của tỉnh đã bước đầu xây dưng các mô hình làng nghề và khu du lịch sinh thái gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên do những hạn chế về quản lý, vốn, đào tạo mà các mô hình này vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả kinh tế, xã hội như mong muốn. Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp, ban ngành trong tỉnh cần có các giải pháp cụ thể mang tính chiến lược để nâng cao hiệu quả của các mô hình này, hướng tới phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững” 15 - Tác giả Trần Thị Minh Nguyệt (2008) nghiên cứu đề tài “ Quản lý nhà nước với phát triển nghề và làng nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sỹ, trường đại học Thương Mại. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về nghề truyền thống, làng nghề, vai trò của làng nghề với kinh tế, văn hoá, xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu từ các báo cáo khoa học, tạp chí kết hợp với khảo sát thực tế, luận văn đã chỉ ra được những mặt thành công và hạn chế trong việc phát triển nghề và làng nghề Hà Tây trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới. - Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế (tái bản), trường đại học kinh tế quốc dân. Đây là giáo trình nghiên cứu về các vấn đề QLNN về kinh tế nói chung trong đó có đề cập đến các phương pháp, công cụ của QLNN, bộ máy tổ chức QLNN và cán bộ QLNN. Những công trình nghiên cứu trên đây tập trung về các khía cạnh phát triển làng nghề, nghề truyền thống, phát triển du lịch làng nghề, xây dựng khu du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương khác nhau trên cả nước trong khoảng thời gian 2008 – 2012. Thông qua các phương pháp chính là thu thập 6 và xử lý dữ liệu, các nghiên cứu trên đã chỉ ra được những mặt thành công và những khó khăn trong công tác phát triển sản phẩm truyền thống, phát triển làng nghề và quy hoạch du lịch làng nghề đồng thời đề xuất các hướng giải pháp trong thời gian tới. Kế thừa những lý thuyết tổng quan đã nghiên cứu ở trên, luận văn của tôi đi sâu phân tích về tình hình thực hiện các chính sách của nhà nước, quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát đối với phát triển làng nghề…, từ đó, rút ra được những thành công và hạn chế đối với phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Luận văn nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển làng nghề để đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghề; + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; + Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phát triển làng nghề. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm phát triển các cơ sở sản xuất TTCN, một số làng nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 7 + Về không gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; + Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền từ năm 2011 đến 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, phát triển làng nghề. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận + Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghề; + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn cụ thể: huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Ý nghĩa thực tiễn + Đề xuất được giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; + Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, học tập ở các cơ sở đào đạo; cho các nhà hoạt động thực tiễn và hoạch định chính sách công. 8 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung và phần kết thúc. Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển làng nghề Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 9 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Làng nghề, đặc điểm của làng nghề 1.1.1.1. Khái niệm làng nghề Trong những năm qua, có nhiều tác giả nghiên cứu về LN, LNTT và tiếp cận nó ở các góc độ khác nhau, cụ thể: Có quan điểm cho rằng, LN là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều làm nghề và lấy nó làm nghề sinh sống chủ yếu. Theo quan điểm này, hiện nay ở nước ta không có nhiều LN. Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng “LN là làng mà tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác (đan lát...) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có Phường, có ông Trùm, ông Phó cả... có quy trình công nghệ nhất định, dân cư sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ công” [33, tr27]. Quan niệm này phần nhiều chỉ đề cập đến các LN truyền thống, tồn tại lâu dài trong lịch sử, còn các LN mới hình thành chưa được đề cập đến. Trong công trình “Bảo tồn và phát triển LN trong quá trình CNH" tác giả TS.Dương Bá Phượng cho rằng: “LN là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập” [20, tr13]. Tác giả Mai Thế Hởn quan điểm “LN là làng ở nông thôn, có một hay một số nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp để sản xuất độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng” [10, tr8]. Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn thì “LN là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, 10 làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.” [3-tr1]. Từ quan điểm tiếp cận của các tác giả Dương Bá Phượng, Mai Thế Hởn và Thông tư 116, chúng ta thấy LN bao gồm hai thành tố chính là làng và nghề: - Làng là một tổ chức nông thôn ở nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư và cộng cư của cộng đồng người, ở đó họ sống, làm việc, thể hiện mối ứng xử văn hóa với thiên nhiên, xã hội. Làng được tổ chức theo khu dân cư, huyết thống, dòng họ và theo cơ cấu hành chính.... - Nghề được phát triển dần theo sự phát triển của đất nước. Lúc đầu các nghề thủ công được các gia đình ở nông thôn quan niệm là nghề phụ chỉ làm khi nông nhàn. Nhưng sau đó, số người làm nghề thủ công ngày càng nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại vùng nông thôn. Ngày nay bên cạnh các nghề thủ công còn có các nghề liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ ở nông thôn. Tóm lại, khái niệm làng nghề cần được hiểu là một cụm dân cư sinh sống trong một làng (thôn, tương đương thôn) thuộc các xã, phường, thị trấn, có hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề ở từng hộ gia đình hoặc các cơ sở trong làng, sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương sản xuất và kinh doanh một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau, phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của một bộ phận người dân trong làng (những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông). 1.1.1.2. Đặc điểm của làng nghề - Thứ nhất, việc sản xuất kinh doanh của các làng nghề gắn liền với hộ gia đình và nông nghiệp nông thôn. Làng nghề nước ta phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao gồm cả yếu tố dòng họ. Làng nghề ở nước ta gắn liền với các vùng nông nghiệp và người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp lý sức lao 11 động dư thừa được cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp là mùa vụ. Mặt khác, từ sản phẩm, chúng ta cũng nhận thấy gốc tích nông nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ chế tác, giá trị sử dụng và đặc biệt là nó phản ánh được tính chuyên dụng và sinh hoạt cộng đồng của cư dân nông nghiệp trên các sản phẩm đó. Nhìn vào những nghề thủ công nổi tiếng của nước ta như nghề gốm, nghề đan lát, nghề chạm khắc gỗ, nghề gò đúc đồng, nghề làm giấy, nghề làm tranh, nghề kim hoàn hay làm nón, dệt vải... chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư dân được cư trú ổn định trong quy mô làng xã. Nét đặc trưng này không chỉ phản ánh sự phong phú đa dạng của làng nghề trong hệ thống cấu trúc làng xã Việt Nam. Tóm lại, đặc điểm này cho chúng ta nhận dạng các giá trị văn hoá đặc biệt là văn hoá phi vật thể từ nguồn gốc và đặc trưng xã hội nông nghiệp sản xuất mùa vụ, cơ cấu qui mô thông qua chế độ làng xã Việt Nam. - Thứ hai, sản phẩm của làng nghề mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc. Làng nghề Việt Nam không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa "nghề" với "nghiệp" mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Như vậy, ở làng nghề ngoài yếu tố sản xuất còn mang rất đậm yếu tố văn hoá và phần nào còn có những yếu tố tâm linh phù hợp. Bởi làng nghề ngoài phạm vi đơn vị sản xuất và khái niệm đơn vị hành chính còn có đặc trưng riêng biệt là tính cộng đồng cư trú, cộng đồng lợi ích và cộng cảm rất cao. - Thứ ba, việc tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề nhỏ lẻ, manh mún. Đặc điểm phổ biến của các làng nghề trong nông thôn là mỗi hộ gia đình là một cơ sở sản xuất gắn liền với nhà ở, chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Trừ một số ngành nghề như rèn và sản xuất đồ gia dụng, mộc mỹ nghệ các hộ có sử dụng thêm một số máy móc thiết bị và có xây dựng thêm một phần nhà xưởng để phục vụ sản xuất nhưng không lớn mang tính chất nhà tạm. Như vậy cơ sở vật chất của các đơn vị sản xuất trong làng nghề quá thô sơ lạc hậu, vẫn là sản xuất nhỏ, chủ yếu là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, nặng tính tự sản tự tiêu,… - Thứ tư, đặc điểm về kỹ thuật sản xuất. Có thể nói việc ứng dụng các tiến bộ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan