Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về ngân sách tại xã Kỳ Tân trong giai đoạn hiện nay, thực trạng...

Tài liệu Quản lý nhà nước về ngân sách tại xã Kỳ Tân trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp

.DOC
32
278
83

Mô tả:

quản lý ngân sách xã
DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 1: Phân loại và diện tích đất tự nhiên xã Kỳ Tân 15 2 Bảng 2: Các khoản thu ngân sách xã năm 2014 17 3 4 Bảng 3: Cơ cấu các khoản thu xã hưởng 100% Bảng 4: Bảng chi ngân sách xã Kỳ Tân năm 2014 5 Bảng 5: Tổng hợp các khoản chi thường xuyên năm 2014 1 18 20 22 LỜI MỞ ĐẦU Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước và sự tồn tại, phát triển của kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Nó bao gồm toàn bộ các khoản, thu chi của nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Năm 1996, Luật Ngân sách nhà nước ra đời đánh dấu 1 bước tiến quan trọng trong phương pháp điều hành tài khóa. Tuy nhiên, trong công tác điều hành, thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trên thực tế vẫn còn bộc lộ một số hạn chế dẫn đến dư nợ chính phủ tăng. Hơn nữa, trong một số bộ ngành địa phương vẫn còn tình trạng lãng phí ở một số lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng cơ bản, phúc lợi xã hội, thậm chí có những trường hợp do động cơ tham nhũng dẫn đến các vi phạm về quản lý, kéo theo hậu quả lãng phí ngân sách nhà nước… Tình trạng trên diễn ra là do thất thu thuế nhà nước, đầu tư kém hiệu quả, mức cung tiền của Ngân hàng nhà nước với nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, nhập siêu,… Bởi vậy, sử dụng ngân sách như thế nào cho hợp lý là một vấn đề cần được giải quyết. Xã Kỳ Tân là một xã thuần nông, đời sống người dân gắn liền với kinh tế nông nghiệp. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế huyện, nền kinh tế của xã đã có những tiến triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển, là sự xuất hiện những bất cập trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn xã làm hạn chế sự phát triển chung nền kinh tế của xã, dẫn đến tình trạng sử dụng ngân sách nhà nước chưa hợp lý, một số cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân chưa đạt hiệu quả cao. Để góp phần tháo gỡ một phần khó khăn, vướng mắc cho Ủy ban nhân dân xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo Cao Diệu Linh, tôi đã lựa chọn đề tài: 2 “Quản lý Nhà nước về ngân sách tại xã Kỳ Tân trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp” để làm chuyên đề nghiên cứu của mình. Trong phạm vi nghiên cứu, chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về ngân sách xã Chương II: Thực trạng Quản lý Nhà nước về ngân sách tại xã Kỳ Tân. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ngân sách tại địa bàn xã Kỳ Tân trong giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm Quản lý Nhà nước Quản lý Nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước do các cơ quan Nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồn, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước. 1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về ngân sách xã Quản lý nhà nước về ngân sách xã là sự tác động của hệ thống các cơ quan của nhà nước đến quá trình huy động và phân phối các nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Thực chất của quản lý nhà nước về ngân sách là quá trình xây dựng các khung pháp lý trong lĩnh vực tài chính, tổ chức lập kế hoạch, điều hành và kiểm soát các hoạt động thu chi ngân sách của xã một cách hiệu quả. 3 1.1.3. Khái niệm ngân sách nhà nước Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi IX kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996 có ghi: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”. Trong cơ chế thị trường, quan hệ kinh tế thuộc nội dung ngân sách nhà nước chỉ có thể phát sinh, phát triển trên cơ sở vận động không ngừng của các cơ quan tiền tệ trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tính chất, quy mô, mức độ hiệu quả của quá trình vận động tiền đề vật chất quan trọng nhất của ngân sách nhà nước. Sẽ không có một ngân sách lành mạnh nếu như sự vận động của các quan hệ tiền tệ trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa bị ách tắc hoặc bị biến dạng theo xu thế không có lợi, làm tổn thương đến sự vận động của hàng hóa. Tuy nhiên cần cũng cần phải nhận thấy rằng: Trong mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước với sự vận động của các đơn vị tiền tệ nảy sinh trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa, các quan hệ tiền tệ thuộc nội dung ngân sách nhà nước hoàn toàn không mang tính thụ động mà có ảnh hưởng tích cực trở lại. Sự ảnh hưởng đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhà nước sử dụng ngân sách làm công cụ quan trọng trong điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, xã hội. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước Thu nhập GDP bình quân đầu người; Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế; Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên; Tổ chức bộ máy thu ngân sách. 1.1.4. Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường 4 Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Ngân sách nhà nước được thay đổi và trở nên hết sức quan trọng. Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia Ngân sách nhà nước có các vai trò như sau : - Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước: Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nước, để đảm bảo cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này được hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của Ngân sách nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà nước đều phải thực hiện. - Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân đối. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà nước dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính. Đồng thời, trong quá trình điều tiết thị trường ngân sách nhà nước còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút 5 viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát. - Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã định. Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn… nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. - Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư. Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của ngân sách nhà nước như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp . 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách xã 6 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách xã 1.2.1.1 Khái niệm ngân sách xã Xét về hình thức biểu hiện bề ngoài có thể nhận thấy: ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu chi trong dự toán đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và thực hiện trong một năm nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền Nhà nước cấp xã trong quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn. Xét về bản chất: Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chính quyền Nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách xã; trên cơ sở đó mà đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ chủ chính quyền Nhà nước cấp xã. 1.2.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước nên nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách Nhà nước; thêm vào đó là đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác. Đặc điểm chung: Hoạt động của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp xã; Quản lý ngân sách xã nhất thiết phải tuân theo một chu trình chặt chẽ và khoa hoc; Phần lớn các khoản thu, chi của ngân sách xã được thực hiện theo phương thức phân phối lại và không hoàn trả một cách trực tiếp. Đặc điểm riêng: Hiện nay ngân sách Việt Nam bao gồm 4 cấp. Tuy chức năng, nhiệm vụ giống nhau, phạm vi và qui mô hoạt động có khác nhau nhưng ngân sách xã có đặc điểm riêng; đó là: ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách nhà nước, vừa là một đơn vị trực tiếp sử dụng kinh 7 phí. Đặc điểm riêng này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết lập các chính sách trong quản lý ngân sách xã. 1.2.2. Vai trò của ngân sách xã Ngân sách xã là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyền Nhà nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn. Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn theo sự phân cấp trong hệ thống chính quyền Nhà nước, chính quyền xã cần phải có được nguồn tài chính đủ lớn. Trong số các quỹ tiền tệ mà chính quyền xã được quyền quản lý và sử dụng, thì ngân sách xã được coi là quỹ tiền tệ có qui mô lớn nhất, chỉ được phép sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ mà chính quyền xã phải đảm nhận. Do vậy khả năng đảm bảo nguồn tài chính từ ngân sách xã như thế nào sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội của chính quyền Nhà nước cấp xã. Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền Nhà nước các xã khai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn. Cùng với quá trình hoàn thiện luật ngân sách Nhà nước, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế xã hội cho chính quyền xã càng ngày càng nhiều hơn, tạo thế chủ động cho các xã trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Trong quá trình đó ngân sách xã đóng góp vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để chính quyền xã đầu tư cho khai thác các thế mạnh về kinh tế, xã hội nông thôn và từng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế xã những năm sau này Ngân sách xã là công cụ tài chính giúp chính quyền Nhà nước cấp trên giám sát hoạt động của chính quyền xã.Với một hệ thống tổ chức nhà nước thống nhất, đồng thời lại có sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế, xã hội cho chính quyền cấp dưới, thì đòi hỏi phải có sự giám sát thường xuyên 8 của cơ quan Nhà nước chính quyền Nhà nước cấp trên đối với hoạt động của các cơ quan chính quyền Nhà nước cấp dưới Ngân sách xã trở thành một trong những công cụ hữu hiệu cho chính quyền Nhà nước cấp trên thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp dưới: Bởi hầu hết các xã đều có một phần nguồn thu được tạo lập nhà số chi bổ sung từ ngân sách cấp trên. Muốn nhận được số chi bổ sung của ngân sách cấp trên để tạo nguồn thu cho mình, chính quyền xã buộc phải giải trình toàn bộ cơ cấu thu, chi theo dự tóan và chỉ rõ số thiếu hụt; đồng thời phải cam kết thực hiện số thu bổ sung theo đúng quy địnhcủa quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành. Nhờ đó sự kiểm soát của chính quyền Nhà nước cấp trên đối với hoạt động của chính quyền cấp xã trở nên vô cùng dễ dàng. 1.3. Nội dung thu - chi ngân sách xã 1.3.1. Thu ngân sách xã Thu ngân sách xã được hình thành từ ba nguồn lớn sau: - Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã; và ngân sách xã được hưởng 100% số thu từ các khoản này (người ta gọi tắt là: các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%) - Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã; nhưng ngân sách xã chỉ được hưởng 1 phần và được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nào đó. Tỷ lệ này thường có sự thay đổi tùy theo tình hình kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý ngân sách Nhà nước (người ta thường gọi tắt là các khoản thu điều tiết, hay các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với ngân sách cấp trên) - Từ các khoản thu được hình thành từ số chi của ngân sách cấp trên để đảm bảo cho sự cân đối của ngân sách xã (người ta thường gọi là thu bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc thu trợ cấp). 9 Theo luật ngân sách Nhà nước năm 2002 các khoản thu dành cho ngân sách xã được hưởng bao gồm những khoản gì là tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tuy vậy Bộ Tài chính cũng khuyến cáo có thể đưa các khoản thu sau vào danh mục dành cho ngân sách xã được hưởng, cụ thể: 1.3.1.1. Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%. - Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định - Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã phần nộp vào ngân sách Nhà nước theo chế độ quy định. - Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy địnhcủa pháp luật do xã quản lý - Các khoản thu huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân gồm: các khoản đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác. - Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã. - Thu kết dư ngân sách năm trước - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 1.3.1.2. Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết - Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ hộ gia đình - Thuế chuyển quyền sử dụng đất - Thuế nhà, đất - Tiền cấp quyền sử dụng đất ( đối với xã, thị trấn) - Lệ phí trước bạ nhà, đất 10 Các khoản thu, tỷ lệ ngân sách xã được hưởng tối thiểu 70%. Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách xã được hưởng cao hơn đến tối đa 100%. Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định trên, ngân sách xã còn được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cấp bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật ngân sách Nhà nước đã dành 100% cho các xã và các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi. Tỷ lệ % phân chia các khoản thu trên đây cho ngân sách xã do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định ổn định từ 3 đến 5 năm phù hợp với tình hình ngân sách địa phương. Để giảm bớt khối lượng nghiệp vụ , khuyến khích tăng thu có thể giao chung cho các xã cùng một tỷ lệ. 1.3.1.3. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Trong hệ thống ngân sách Nhà nước các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu chi ngân sách. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách nào không tự cân đối được thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung nguồn vốn cho cấp ngân sách đó để đảm bảo cân đối thu chi ngay từ khâu xây dựng dự toán. Từ đó hình thành khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. trong điều kiện hiện nay ở nước ta phần lớn ngân sách cấp xã chưa tự cân đối được thu chi, nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung và hình thành nguồn thu thứ ba cho ngân sách xã. Cơ chế xác lập số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên được qui định như sau: - Thu bổ sung để cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp. Số bổ sung này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm 11 - Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể 1.3.2. Chi ngân sách xã Có rất nhiều nội dung chi mà ngân sách xã phải đảm bảo, song khi nhìn nhận một cách khái quát thì chi ngân sách xã bao gồm 2 nhóm lớn là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. 1.3.2.1. Chi thường xuyên - Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã bao gồm + Tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức cấp xã + Sinh hoạt phí đại biểu HĐND + Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước + Chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh + Công tác phí + Chi về hoạt động, văn phòng như: tiền điện, tiền nước, vật liệu văn phòng, bưu phí, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân. + Chi mua sắm sữa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc + Chi khác - Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam của xã - Kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị xã hội của xã sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác ( nếu có) - Đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ hiện hành. - Chi công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: + Huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp lệnh dân quân tự vệ 12 + Đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ + Tuyên truyền vận độngvà tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. + Các khoản chi khác theo chế độ quy định - Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý + Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiện hành, chi thăm hỏi gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác. + Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, truyền thông do xã tổ chức. - Chi sự nghiệp giáo dục : Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý. - Chi sự nghiệp y tế : Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho khám, chữa bệnh của trạm y tế xã. - Chi sữa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi các công trình hạ tầng cơ sở do xã quản lý như : trường học, trạm y tế, đài tưởng niệm, cơ sơ thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp thóat nước công cộng...riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi quản lý , sữa chữa cải tạo vĩa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh (đối với phường do ngân sách cấp trên chi). - Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu ngân sách xã. - Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật Căn cứ vào định mức chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước, HĐND tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương 13 1.3.2.2. Chi đầu tư phát triển Nhóm chi đầu tư phát triển (ĐTPT) là tập hợp các nội dung chi có liên quan đến việc cải tạo, nâng cấp hoặc làm mới các công trình thuộc hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật của xã như : đường giao thông, kênh mương tưới tiêu nước, trường học, trạm xá, hệ thống truyền tải và cung cấp điện năng... Do vậy các khoản chi ĐTPT thể hiện rõ mục đích tích lũy nên cần phải ưu tiên đầu tư vốn cho nó nhiều hơn. Chi ĐTPT của ngân sách xã hiện nay gồm: - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xã hội của xã không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân cho từng dự án nhất định theo qui định pháp luật, do Hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý. - Các khoản chi ĐTPT khác theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGÂN SÁCH TẠI XÃ KỲ TÂN 2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Kỳ Tân 2.1.1. Vị trí địa lý Kỳ Tân là một xã nằm ở phía đông nam huyện Tân Kỳ, phía bắc giáp xã Tân Long, phía đông giáp Thị trấn Tân Kỳ và xã Kỳ Sơn, phía nam giáp xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, là xã có vị trí địa lý không thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế. 14 2.1.2. Về kinh tế - xã hội Xã Kỳ Tân có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn chiếm trong tổng diện tích tự nhiên, vừa có diện tích lúa, vừa có diện tích nuôi trồng thủy sản. Là xã có 4 xóm giáo, nền kinh tế địa phương đang ở điểm xuất phát thấp, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2014 đạt 12.3 triệu đồng/người/năm, là xã có thu nhập thấp so với các xã trong khu vực huyện Tân Kỳ. Toàn xã có 16 xóm, sử dụng đất theo “Bảng1: Phân loại và diện tích đất tự nhiên xã Kỳ Tân” dưới đây: Diện tích (ha) 1.017,71 33,00 439,34 545,37 253,71 33,61 4,33 2.327,07 Loại đất Đất nông nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất trồng cây hàng năm Đất lâm nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất ở Đất chưa sử dụng Tổng diện tích tự nhiên Tỷ lệ % 43,73% 1,42% 18,88% 23,44% 10,90% 1,44% 0,19% 100,00% (Bảng1: Phân loại và diện tích đất tự nhiên xã Kỳ Tân) Về dân số toàn xã có 8.000 người; trong đó dân theo đạo Thiên chúa 2.300 chiếm 30% dân số toàn xã. Nhìn chung dân số Kỳ Tân phân bố đồng đều giữa các khu vực hành chánh và các vùng trong xã. Do cơ cấu dân số trẻ và tốc độ dân số cao của những năm trước đây nên lực lượng lao động đã gia tăng nhanh chóng; Bình quân đến 2014 có khoảng 85% dân số trong độ tuổi lao động hàng năm tham gia hoạt động kinh tế; trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 80% trong tổng nguồn lao động Năm 2014, ước tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 99.2 tỷ đồng, tốc độ phát triển kinh tế 15%/ năm. Thu chi ngân sách UBND xã chỉ đạo xây dựng nguồn thu và phân bổ ngân sách hợp lý, trình HĐND xã phê duyệt theo phương châm: Tận dụng hết nguồn thu, tiết kiệm chi, 15 thực hiện nghiêm túc luật ngân sách và nghị quyết 11 về đầu tư mua sắm, ưu tiên cho xây dựng công trình phúc lợi và đảm bảo an sinh xã hội, hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước cấp trên. Ước tổng thu ngân sách năm 2014: 4.795.277.307 đồng đạt 139% kế hoạch Ước tổng chi ngân sách năm 2014: 4.187.500.000 đồng đạt 121% kế hoạch 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của ban tài chính xã Kỳ Tân Ban tài chính xã Kỳ Tân gồm 2 người, 1 người kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung về thu chi ngân sách, tham mưu cho chủ tịch và UBND xã về các hoạt động thu chi của cơ quan. Hàng tháng, hàng quý báo cáo quyết toán ngân sách lên phòng Tài chính - KH, báo cáo kế hoạch thu chi và quyết toán ngân sách trước các kỳ họp HĐND, 1 kế toán viên chịu trách nhiệm giúp kế toán trưởng hoàn thành nhiệm vụ chung của ban. 2.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách xã trên địa bàn xã Kỳ Tân năm 2014 Năm 2014 là năm có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng khá trên hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn thách thức đó là: chỉ số giá cả tăng cao ở một số mặt hàng như xăng, dầu, điện, nguyên liệu, mặt bằng lãi suất cao, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân nhất là những người nghèo. Nhờ có sự chỉ đạo tập trung, điều hành tích cực của cấp ủy, chính quyền, sự lãnh đạo chỉ đạo và tạo điều kiện giúp đỡ của các ban ngành cấp trên, cùng với sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành trong toàn xã nên công tác thu ngân sách đạt tỷ lệ cao. Hoàn thành chỉ tiêu giao nộp cấp trên trước thời gian quy định, đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, chế độ lương, phụ cấp được cấp phát kịp 16 thời, công tác thu chi ngân sách được đảm bảo đúng quy định, đúng chính sách chế độ tiêu chuẩn, chấp hành chế độ định mức và chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; 2.3.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách xã và những thành tựu đạt được trong năm 2014 2.3.1.1. Về thu ngân sách xã năm 2014: Thực tế tình hình thu ngân sách của xã trong năm 2014 được thể hiện qua bảng “Bảng 2: Các khoản thu ngân sách xã năm 2014” dưới đây: STT 1 2 3 Khoản thu Các khoản thu xã hưởng 100% Các khoản thu nhập phân chia theo tỷ lệ % Thu BSCĐNS cấp trên Tổng thu Số tiền (đồng) 1.341.391.722 232.462.585 3.221.423.000 4.795.277.307 % so với dự toán 124,9% 60,4% 166,0% 139,0% (Bảng 2: Các khoản thu ngân sách xã năm 2014) * Các khoản thu phân chia tối thiểu 70%: Là những khoản thu ngân sách xã được hưởng tối thiểu 70% như: trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất, thuế nhà đất, thu sự nghiệp, môn bài, các thu khác... Khoản thu này trong năm 2014 với số tiền 232.462.585 đồng, chiếm 4,84% trong tổng thu ngân sách xã và chỉ đạt 60,4% so với dự toán ngân sách. Như vậy, khoản thu này chưa đạt mục tiêu để ra nhưng cũng góp phần đáng kể trong cân đối thu chi ngân sách, phục vụ lợi ích chung cho xã hội. * Thu BSCĐNS cấp trên: Năm 2014, xã được cấp trên BSCĐNS 3.221.423.000 đồng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn thu ngân sách của xã với 67,18% và đạt 166% so với dự toán ngân sách ban đầu. Đây là khoản thu lớn mang tính chất hỗ trợ và ảnh hưởng lớn đến ngân sách toàn xã. * Các khoản thu xã hưởng 100%: 17 Đây là khoản thu xã được sử dụng toàn bộ để chủ động về tài chính trong việc chi ngân sách xã. Năm 2014, khoản thu này đạt 124,9% so với dự toán ban đầu với 1.341.391.722 đồng và chiếm tỉ lệ 27,98% so với tổng thu ngân sách xã. Nhờ vậy, xã luôn đảm bảo được nguồn để chi thường xuyên và đầu tư phát triển hiệu quả. Cơ cấu của nguồn chi này được thể hiện chi tiết qua “Bảng 3: Cơ cấu các khoản thu xã hưởng 100%” dưới đây: ST Khoản thu T 1 2 3 4 5 Thu hoa lợi công sản Thu ao hồ, cồn kỳ biên bỉ Thu đền bù GPMB Thu ủng hộ xây dựng nghĩa trang Thu phí, lệ phí 6 7 Thu khác Thu kết dư ngân sách năm 2013 chuyển sang Tổng Số tiền Tỷ lệ % 167.664.000 111.554.700 614.443.800 151.403.000 15.721.000 26.790.000 12.50% 8.32% 45.81% 11.29% 253.815.222 18,92% 1.341.391.722 100% 1.17% 2.00% (Bảng 3: Cơ cấu các khoản thu xã hưởng 100%) Theo bảng trên ta thấy: - Các khoản thu phân chia do tỉnh quy định như Thu hoa lợi công sản với 167.664.000 đồng chiếm 12,5% tổng thu xã hưởng 100%, Thu từ ao hồ, cồn kỳ biên hỉ với 111.554.700 đồng, chiếm 8,32%. Như vậy tổng khoản thu này chiếm 20,82% trong cơ cấu các khoản thu xã hưởng 100%. - Thu kết dư ngân sách từ năm 2013 chuyển sang: Do thực hiện tốt các khoản chi dự phòng, tiết kiệm và các định mức chi tiêu nên hàng năm đều có tích luỹ kết dư ngân sách. Năm 2013 kết chuyển sang năm 2014 là 253.815.222 đồng, chiếm tỉ lệ đáng kể với 19,92% trong cơ cấu các khoản thu xã hưởng 100%. Đây là một 18 khoản thu đáng kể góp phần vào việc cân đối thu chi ngân sách xã và tăng nguồn tài chính dự trữ của xã. - Phí, lệ phí và các khoản đóng góp tự nguyện: Tất cả các khoản thu phát sinh trên địa bàn tỉnh được thực hiện gắn liền với chức năng nghiệm vụ của từng ngành và phần lớn đáp ứng yêu cầu chi tiêu có mục đích cụ thể. Các cơ quan, địa phương thu phí , lệ phí, thu khác ngân sách đều chấp hành tốt việc đăng ký với cơ quan thuế, sử dụng biên lai đúng quy định (do Bộ Tài Chính ban hành), và thực hiện thu theo đúng văn bản được cơ quan có thẩm quyền ban hành: Chính Phủ, Bộ Tài Chính, Liên Bộ ... vì UBND Tỉnh có quy định tạm thời áp dụng một số khoản thu như: thu lao động công ích, thu nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, thu phạt hành chính, thu thuỷ lợi phí, thu học phí, viện phi, phòng chống lụt bão, an ninh quốc phòng... Tuy nhiên, tồn tại phổ biến ở các cấp, các ngành là chưa tổ chức tốt việc kiểm tra đôn đốc tổ chức thu và thanh quyết toán đầy đủ kịp thời số phát sinh thu phí lệ phí, đôi khi chưa nắm được số thu phải nộp vào ngân sách trong năm sau khi trừ số được phép để lại chi tiêu để trả thù lao, trả thưởng, chi cho kinh phí hoạt động thường xuyên.... nhất là làm động tác ghi thu ghi chi vào ngân sách những loại thu cho phép còn quá chậm không kịp thời theo niên độ. Đáng lưu ý là những khoản thu nhân dân đóng góp tự nguyện: xác định được nhiệm vụ quan trọng của khoản thu này nên các cấp uỷ Đảng, UBND địa phương đã tổ chức tốt công tác vận động tuyên truyền thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nên đã đạt được những kết quả khả quan trong cân đối thu - chi ngân sách xã về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là công tác giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa, nghĩa trang ... cụ thể kết quả thực hiện trong năm 2014 như sau: Phí và lệ phí 15.721.000 đồng, chiếm 1,17% 19 Thu đóng góp của nhân dân ủng hộ xây dựng nghĩa trang 151.403.000 đồng, chiếm tỉ lệ 11,29%. Các khoản thu khác được 26.790.000 đồng, chiếm tỉ lệ 2% trong cơ cấu các khoản thu xã hưởng 100%. Thu từ việc đền bù GPMB được 614.443.800 đồng, chiếm tỉ lệ 45,81%. Đây là khoản thu lớn nhất mà xã được hưởng 100%, góp phần quan trọng trong việc cân đối ngân sách và hoạt động đầu tư phát triển của xã. Bằng những số liệu cụ thể và việc phân tích trên đây chúng ta đã phần nào thấy được công tác thu ngân sách xã Kỳ Tân trong năm 2014 đạt những thành tích nhất định, đã giải quyết được phần nào khó khăn trong cân đối thu - chi ngân sách xã, giải quyết đầy đủ kịp thời và đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sở dĩ đạt được điều đó là có phần đóng góp quan trọng của ban tài chính xã, với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của toàn bộ cán bộ công nhân viên của ban để thu về cho ngân sách với số thu cao nhất. Mặt khác là nhờ sự chỉ đạo thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ của các bộ phận, cơ quan ban ngành liên quan và nhất là sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Cấp uỷ, UBND, sự nhiệt tình ủng hộ của Đảng uỷ - UBND xã, sự hợp đồng hổ trợ của các ngành, đoàn thể và sự năng nổ nhiệt tình tuân thủ pháp luật trong nhiệm vụ nộp thuế của các đơn vị cá nhân, các hộ nông dân thuộc diện nộp thuế. 2.3.1.2. Về chi ngân sách xã năm 2014 Kết quả thực hiện so với dự toán được thể hiện thông qua “Bảng 4: Bảng chi ngân sách xã năm 2014” dưới đây: STT Khoản chi 1 Chi XDCB 2 Chi thường xuyên 3 Tổng chi Số tiền 870.700.000 3.316.800.000 4.187.500.000 % dự toán 108% 123% 120% (Bảng 4: Bảng chi ngân sách xã Kỳ Tân năm 2014) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan