Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum...

Tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum

.PDF
26
8
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẶNG NGỌC THƠ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2021 Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 1: TS. LÊ BẢO Phản biện 2: TS. LÂM MINH CHÂU Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày 27 tháng 3năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sa Thầy là một huyện miền núi, biên giới, sản xuất nông nghiệp là chính, xuất phát điểm còn thấp, qui mô nền kinh tế còn quá nhỏ. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước (QLNN) về giảm nghèo (GN) ở huyện Sa Thầy đã đạt được một số kết quả nhất định. Đảng bộ và các cấp chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách và phương pháp để giảm nghèo. Tuy vậy Sa Thầy vẫn là một huyện nghèo, còn nhiều khó khăn thách thức, là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, năm 2015 hộ nghèo chiếm 45.96%; hộ cận nghèo chiếm 11,23%. Quá trình giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng vẫn nằm sát mức chuẩn nghèo với tỷ lệ còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm chiếm 9,2%; đời sống người dân nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở 7 xã miền núi đặc biệt khó khăn (ĐBKK), có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế của mình. Hi vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ giúp các cấp lãnh đạo Huyện có cái nhìn toàn diện về thực trạng quản lý nhà nước trong công tác giảm nghèo cũng như cung cấp một số đề xuất để các cấp lãnh đạo đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy trong những năm tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về 2 giảm nghèo để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo. - Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Từ đó, chỉ ra những thành công, hạn chế và những nguyên nhân của nó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về giảm nghèo của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều trong giảm nghèo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum theo các nội dung chính: Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch; tổ chức bộ máy thực hiện; thực hiện các chính sách và giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm. - Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. - Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. Các dữ liệu sơ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong thời gian từ tháng 10,11 năm 2020. Tầm xa của các giải pháp hướng đến 3 các năm (2020 – 2025). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. 4.1.2. Phương pháp thu thập dữ số liệu sơ cấp. 4.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu 4.2.1. Dữ liệu thứ cấp 4.2.2. Dữ liệu sơ cấp 4.3. Các bƣớc thực hiện 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn được bố cục 3 chương như sau. Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo. Chương 2.Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện SaThầy, tỉnh Kon Tum. Chương 3. Giải pháp nhằm thiện công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Lê Bảo (2016),„„Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế‟‟, Đại học Kinh tế Đà Nẵng[1]. Nội dung Giáo trình cung cấp cho người học những kiến thức lý luận, khái quát cơ bản, có tính hệ thống của một môn khoa học về việc QLNN, quản lý nền kinh tế quốc dân của Nhà nước. Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế, các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trong toản bộ nền KT-XH. Nội dung giáo trình hệ thống tổng hợp Các nguyên t c quản lý nhà nước về kinh tế; Công cụ và hương pháp quản lý nhà nước về kinh tế; Các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. 4 - Võ Xuân Tiến (2013),„„Giáo trình chính sách công‟‟, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Nhà xuất bản Hà Nội, [15]. Giáo trình chỉ ra, hệ thống công cụ quản lý được nhà nước sử dụng để điều hành kinh tế - xã hội, chính sách công được coi là loại công cụ nền tảng, định hướng cho các công cụ khác. Nội dung giáo trình cung cấp những kiến thức lý luận chung nhất về chính sách công như: quá trình phát triển khoa học chính sách; đặc điểm, vai trò và phân loại chính sách công; nguyên t c, căn cứ, các bước và phương pháp, công cụ hoạch định chính sách công; yêu cầu, các hình thức, phương pháp tổ chức thực thi chính sách công và phân cấp quản lý chính sách công;... - Ngân hàng thế giới (2012), Báo cáo đánh giá giảm nghèo Việt Nam năm 2012. - Bài viết “Nội dung và yêu cầu cơ bản trong Quản lý Nhà nước các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo” (2013), Bộ Lao động – thương binh và xã hội - Đỗ Thị Thu Triết (2018), Đề tài “Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng [19]. Tác giả đã nêu lên các cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giảm nghèo, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo ở thành phố Tam Kỳ, tìm hiểu nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo ở thành phố Tam Kỳ; Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng nghèo của thành phố, [18]. - hương Liên - Trần Quỳnh (2020), „„Giảm nghèo bền vững sau 2020, cần vai trò điều tiết của Nhà nước‟‟, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, [8] tác giả phân tích đề cập đến việc cần có 5 những thay đổi tư duy về xây dựng một số chính sách hỗ trợ trong công tác giảm nghèo sau năm 2020. - Nguyễn Văn Tốn (2020),„„Chương trình giảm nghèo bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp‟’. Trang điện tử Hội đồng lý luận trung ương. [16], Tác giả đề cập Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của Việt Nam “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất lượng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số”, “thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ bền vững; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn”. Tóm lại, tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước công bố liên quan đến công tác giảm nghèo và quản lý nhà nước đối với công tác giảm nghèo. Các nghiên cứu đã giúp làm rõ khung lý thuyết cũng như các công cụ, phương pháp nghiên cứu, các bài học và các cách tiếp cận khác nhau liên quan đến quản lý nhà nước về giảm nghèo. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi vào giải quyết vấn đề này cho huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Đây chính là “khoảng trống” mà tác giả sẽ hướng đến để giải quyết trong nghiên cứu này. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN UẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢ 1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGHÈO VÀ GIẢ NGH UẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NGH 1.1.1. Khái niệm về nghèo và giảm nghèo a. Khái niệm nghèo b. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo ở Việt Nam: c. Khái niệm về giảm nghèo 1.1.2. Nhiệm vụ của giảm nghèo 1.1.3. Khái niệm QLNN về giảm nghèo a. Khái niệm QLNN b. Khái niệm QLNN về giảm nghèo 1.1.4. Tầm quan trọng của QLNN về giảm nghèo 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢ NGH 1.2.1. Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch, chƣơng trình giảm nghèo 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc trong công tác giảm nghèo Các tiêu chí đánh giá: - Các chỉ tiêu định lượng: Số lượng các hoạt động chỉ đạo trong công tác giảm nghèo được các cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện qua các năm; Trình độ chuyên môn, thái độ của các cán bộ; Số lượng, khối lượng, chất lượng nhiệm vụ công việc phân công thực hiện, tương ứng mức độ hoàn thành của từng tổ chức, cá nhân. - Các chỉ tiêu định tính: Mức độ đánh giá của người dân về tính hiệu quả/hiệu lực của công tác tổ chức bộ máy quản lý trong công tác giảm nghèo; Mức độ hài lòng của người dân và cán bộ đảm 7 nhiệm công tác giảm nghèo. 1.2.3. Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc về giảm nghèo - Ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện - Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định của Nhà nước về giảm nghèo cho các đối tượng liên quan - Thực hiện các quy định, các chế độ, chính sách về giảm nghèo 1.2.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chế độ chính sách về giảm nghèo o Các tiêu chí đánh giá: - Các chỉ tiêu định lượng: Số lượng và mức độ biến động về số lượng các cuộc kiểm tra/giám sát; Tính kịp thời, hiệu quả của các cuộc thanh tra, kiểm tra; Số lượng và tỷ lệ các vụ sai phạm có liên quan đến các hoạt động giảm nghèo qua các năm. - Các chỉ tiêu định tính: Mức độ đánh giá của người dân về tính hiệu quả/hiệu lực của công tác kiểm tra, giám sát trong công tác giảm nghèo. 1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong công tác giảm nghèo o Các tiêu chí đánh giá: - Các chỉ tiêu định lượng: Số lượng và mức độ biến động về số lượng các vụ khiếu nại, tố cáo; Số lượng và tỷ lệ các vụ khiếu nại tố cáo được giải quyết đúng hạn/các vụ khiếu nại, tố cáo; Số vụ sai phạm được phát hiện và xử lý/Số vụ có sai phạm. Tính kịp thời, hiệu quả của vụ việc xử lý vi phạm. - Các chỉ tiêu định tính: Mức độ đánh giá của người dân về 8 tính hiệu quả/hiệu lực của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý sai phạm trong công tác giảm nghèo. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện về kinh tế 1.3.3. Điều kiện xã hội 1.3.4. Các nhân tố khác 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG. 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Trong những năm vừa qua, việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách dân tộc, đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công tác giảm nghèo của người dân huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Với sự quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, chính quyền; sự đồng thuận, tích cực tham gia thực hiện của người dân, việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 1.4.2. Kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo của huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai. Trong thời gian quan, giảm nghèo của huyện Chư ưh, tỉnh Gia lai đạt được kết quả hết sức khả quan: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 22,96% năm 2016 xuống còn 6,8% năm 2019. Đời sống của nhân dân vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã nghèo được nâng lên rõ rệt. Thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội, nhiều người nghèo, hộ nghèo bằng chính sự nỗ lực của mình đã vươn lên thoát 9 nghèo một cách bền vững. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội ở các xã vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã nghèo có bước chuyển biến đáng kể, [34]. Để đạt được kết quả đó, cả hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc quyết liệt, triển khai thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội để thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo. 1.4.3. Bài học QLNN về giảm nghèo cho huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum Qua phân tích một số kinh nghiệm nói trên, có thể rút ra cho huyện Sa Thầy những bài học sau: - Một là, phải tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá chi tiết, đầy đủ, bao quát để xây dựng được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác theo thực tế của từng xã, thôn làng có hộ nghèo khác nhau. Từ đó có kết luận chính xác về quy mô, tính chất, mức độ nghèo nguyên nhân nghèo của từng địa phương. Làm cơ sở đề ra những chính sách, biện pháp kh c phục cụ thể, đánh giá kết quả đạt được, định ra phương hướng, giải pháp hành động tiến trình thực hiện giảm nghèo. - Hai là, giảm nghèo phải luôn được coi là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển, là một nội dung chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của huyện, có trách nhiệm tích cực hỗ trợ đầu tư để giảm hộ nghèo, cận nghèo. Phải đề ra cơ chế, chính sách giảm nghèo một cách rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi cao, phù hợp với các nhóm đối tượng nghèo. - Ba là, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách 10 nhiệm của cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các cấp, các ngành và đồng bào DTTS về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác giảm nghèo, nhất là vùng DTTS. Phát huy vai trò tích cực của già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS trong công tác tuyên truyền; khơi dậy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng. - Bốn là, phải nhận thức rõ vấn đề giảm nghèo là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài của cấp ủy, chính quyền huyện. Vì vậy, để đạt được hiệu quả giảm nghèo, huyện Sa Thầy phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng; đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chương trình, dự án đầu tư với mục tiêu giảm nghèo. - Năm là, Phải làm tốt hoạt động tổ chức, cán bộ, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, nhất là cấp xã là một trong những yếu tố thành công trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ở xã nào có Ban chỉ đạo giảm nghèo hoạt động tốt thì ở đó hoạt động giảm nghèo đạt được mục tiêu đề ra. - Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các Chương trình, chính sách giảm nghèo ở cơ sở. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để cùng theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo thực hiện th ng lợi các mục tiêu của các Chương trình đề ra. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢ NGH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN SA THẦY CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN VỀ GIẢM NGHÈO 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm kinh tế 2.1.3. Đặc điểm x hội 2.1.4. Tình hình giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy qua các năm 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢ NGH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM. 2.2.1. Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch, chƣơng trình giảm nghèo Công tác xây dựng các chương trình, kế hoạch giảm nghèo được các hộ nghèo trên địa bàn huyện ở mức trung bình khá. Theo đó, chương trình, kế hoạch giảm nghèo Hàng năm UBND huyện có tổ chức họp lấy ý kiến, tham vấn của nhân dân, cán bộ ở địa phương, trong công tác xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo (điểm TB 3,56 điểm); Hàng năm Chương trình, kế hoạch giảm nghèo xây dựng và ban hành kịp thời, niêm yết công khai; (điểm TB 4,70 điểm);Nội dung Chương trình, kế hoạch giảm nghèo xây dựng phù hợp với đặc điểm, điều kiện tại địa phương(điểm TB 3,51 điểm); Các nội dung Chương trình, chinh sách về giảm nghèo còn trùng l p, chưa thống nhất(điểm TB 3,46 điểm); Các nội dung Chương trình, chinh sách về giảm nghèo được xây dựng đồng bộ, bao phủ nhiều 12 lĩnh vực; Nguồn vốn nhà nước phân bổ cho các chương trình, chính sách giảm nghèo cơ bản đáp ứng theo mong muốn của nhân dân địa phương(điểm TB 3,07 điểm); Nguồn vốn huy động xã hội hóa để thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo đươc nhiều tổ chức, cá nhân đồng tỉnh ủng hộ(điểm TB 3,14 điểm). 2.2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo  Thực trạng phân công chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, cơ chế phối hợp trong công tác QLNN về giảm nghèo. UBND huyện Sa Thầy đã thành lập Ban chỉ đạo các về công tác giảm nghèo giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn huyện. Ban chỉ đạo gồm 12 đến 15 Thành viên tham gia, Trong đó Đồng chí (Đ/c) Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. Đ/c Trưởng phòng LĐ– TB&XH huyện làm hó trưởng ban, và các thành viên. Để thực hiện nhiệm vụ theo từng lĩnh vực được giao, Ban Chỉ đạo giao Đ/c Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch làm thành viên, tham mưu tổng hợp chung, xây dựng kế hoạch cụ thể các chương trình mục tiêu quốc gia; Đ/c Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn làm thành viên tham mưu tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Phòng LĐ–TB&XH là đơn vị tham mưu chính, chủ trì thực hiện các chế độ chính sách về công tác giảm nghèo; Đ/c Trưởng phòng Dân tộc tham mưu phối hợp thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến công tác dân tộc và đồng bào DTTS; Các phòng, ban, đơn vị liên quan, UBND các xã tham mưu triển khai các lĩnh vực nội dung nhiệm vụ về công tác giảm nghèo do đơn vị mình phụ trách. Ngoài ra trong Ban chỉ đạo của huyện còn có các đồng chí lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội huyện tham gia, phối hợp thực hiện như (Ủy ban MTTQVN, 13 Hội phụ nữ, Hội nông dân, Ban tuyên giáo, Ban dân vận...). Các thành viên trong Ban chỉ đạo căn cứ theo Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ từng thành viên theo dõi, phụ trách địa bàn xã, thôn và tham mưu ban hành kế hoạch triển khai công tác giảm nghèo.  Thực trạng đội ngũ CBCC làm công tác giảm nghèo. Về nguồn nhân lực, tính đến cuối năm 2019, tổng số cán bộ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp về công tác giảm nghèo của huyện Sa Thầy là 151 người. Cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng là 67 người, cán bộ có trình độ trung học là 39 người, còn lại phần lớn là trình độ trung học cơ sở và tương đương số này chủ yếu ở các thôn làng, tham gia chính quyền tại thôn, làng làm cộng tác viên công tác giảm nghèo. Đa số cán bộ làm công tác giảm nghèo ở xã, thị trấn không ổn định, hay thay đổi đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành trong thực hiện giảm nghèo ở địa phương. Công tác theo dõi, quản lý hộ nghèo được quan tâm thực hiện nhưng chưa chặt chẽ, thiếu cập nhật về tình hình đời sống hộ nghèo. Trình độ, năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo ở một số xã chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, còn thiếu chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo. Chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ này ở cấp huyện, cấp xã còn khiêm tốn. Năng lực, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương cấp xã chưa đồng đều, hạn chế đến hiệu quả công tác tham mưu cho các cấp chính quyền, (Theo báo cáo tổng kết, đánh giá cuối năm 2019 của phòng LĐ-TB&XH). 2.2.3. Thực trạng triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc về giảm nghèo  Thực trạng công tác truyền thông, nâng cao năng lực nhận thức giảm nghèo. 14 Hàng năm để thực hiện chủ trương giảm nghèo, UBND huyện phối hợp với Ủy ban MTTQVN, các đoàn thể xã hội, chính trị huyện xây dựng ban hành kế hoạch, để tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các cấp, các ngành và đồng bào dân tộc thiểu số về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác giảm nghèo nhất là các xã vùng đặc biệt kho khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tuyên truyền những gương điển hình, mô hình tốt về giảm nghèo, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng. Trong giai đoạn 2015-2019, số lượng tuyên truyền tăng và hình thức tuyên truyền đa dạng hơn. Trong đó huyện Sa Thầy tập trung vào một số hình thức tuyên truyền như tuyên truyền qua Liên hiệp phụ nữ, MTTQVN huyện, phòng ban chuyên môn; hòng Văn hóa - Thông tin, Đài phát thanh truyền hình, xây dựng, phát sóng phóng sự, tin bài; Tin, bài về giảm nghèo trên website; Pa nô. Công tác truyền thông được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm chuyển tải các thông tin về chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến cán bộ và người dân đã tổ chức tuyền truyền bằng xe ô tô lưu động được 11 buổi với thời lượng 44 giờ trên địa bàn 11 xã, Thị trấn, đã thực hiện 14 chuyên mục thời lượng 85 phút và 92 tin, bài thời lượng phát sóng 300 phút về chính sách giảm nghèo. Nguồn vốn trung ương bố trí phục vụ công tác truyền thông giảm nghèo cho giai đoàn 2016-2020 là 487 triệu đồng (Theo báo cáo tổng kết, đánh giá cuối năm 2019 của phòng LĐTB&XH). 15  Thực trạng triển khai công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo Quy trình điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo được quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg áp dụng cho giai đoạn 2016 -2020 đã được huyện triển khai thực hiện, bao gồm 7 bước: Bước 1: Xác định, lập danh sách hộ thuộc diện điều tra Bước 2: Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình Bước 3: Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát Bước 4: Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo tại trụ sở UBND xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Bước 5: Báo cáo xin ý kiến thẩm định của UBND cấp huyện Bước 6: Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo Bước 7: UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã.  Thực trạng thực hiện các quy định, các chế độ, chính sách về giảm nghèo. o Về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Nguồn vốn theo chương trình 135 đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư 50 công trình gồm: đường giao thông nông thôn, đường phục vụ sản xuất, trường học…,tổng số vốn 52.239 triệu đồng; Nguồn vốn theo Quyết định 293/QĐ-TTg đầu tư công trình CSHT trong 2016 – 2020, công trình nâng cấp 06 công trình, làm mới 44 công trình; với số vốn 59.515 triệu đồng. o Về hỗ trợ phát triển sản xuất: Kết quả khảo sát công tác triển khai các chính sách giảm 16 nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy của người dân cho thấy, các chính sách giảm nghèo được triển khai công khai (điểm TB là 3,2 điểm); người dân đánh giá tính cần thiết và hiệu quả của các chính sách giảm nghèo (điểm TB là 4,36 điểm). Tuy nhiên, các chính sách giảm nghèo chưa được triển khai kịp thời, một số chính sách còn chậm (điểm TB là 3,2 điểm). 2.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chế độ chính sách về giảm nghèo. Trong những năm qua, huyện Sa Thầy đã thường xuyên quan tâm và có nhiều biện pháp quyết liệt để kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, các chế độ chinh sách giảm nghèo trên địa bàn quản lý. Nhờ đó cơ bản đã ngăn chặn và giảm thiểu được các sai phạm lớn. 2.3.5. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong công tác giảm nghèo Theo kế hoạch chương trình hàng năm, các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng đã tiến hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ về công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra của tỉnh, huyện để xử lý vi phạm, giải quyết các vướng m c trong triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo. Qua các cuộc thanh tra, đa số việc xử lý vi phạm của cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy còn mang tính chất nể nang, hình thức nên việc xử lý chưa nghiêm, chủ yếu nh c nhở, cảnh cáo cụ thể số cán bộ vị phạm bị xử lý qua các năm như sau: Trong thời gian qua, các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở chưa tiếp nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng như chưa phát hiện nhiều hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức liên quan đến 17 công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện. Chủ yếu các ý kiến th c m c giải đáp về các nội dung như: thủ tục về giảm nghèo; ý kiến th c m c về các chế độ cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo; th c m c về không được công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo; nội các đơn kiến nghị và khiếu tại sao cho họ thoát nghèo mà không được hộ nghèo, hộ cận nghèo, chậm nhận nhận chế độ. Không thấy các hộ dân tố cáo về sai phạm, vi phạm trong giảm nghèo. Khảo sát, đánh giá của cán bộ, công chức đảm nhiệm công tác giảm nghèo, và các hộ dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện như sau: Kết quả khảo sát của cán bộ quản lý giảm nghèo, người dân về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy ở mức tương đối tốt. Đa số đồng ý Huyện giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo kịp thời, tuy nhiên còn một số cán bộ quản lý giảm nghèo và người dân còn chưa đồng ý. Nhận xét của cán bộ quản lý và của hộ dân ở mức trung bình khá (điểm TB là 3,18 điểm; 3,05 điểm). 2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC QLNN VỀ GIẢ NGH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 2.3.2. Những kết quả chƣa đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế 2.3.3. Nguyên nhân, các yếu tố dẫn tới tồn tại, hạn chế của công tác giảm nghèo KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PH P HOÀN THIỆNC NG T C NƢỚC VỀ GIẢ NGH UẢN LÝ NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM 3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Dự báo tình hình 3.1.2. Các mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội và giảm nghèo của huyện Sa Thầy đến năm 2025 3.1.3. uan điểm, phƣơng hƣớng nhằm thiện công tác QLNN về giảm nghèo tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum giai đoạn2020-2025 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢ NGH TRÊN ĐỊA BÀNG HUYỆN SA THẦY 3.2.1. Hoàn thiện về công tác xây dựng và triển khai kế hoạch, chƣơng trình giảm nghèo Về giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch giảm nghèo cần bám sát chuẩn nghèo đa chiều để giải quyết các nhóm nguyên nhân nghèo cơ bản của hộ nghèo, đảm bảo vừa cải thiện tiêu chí về thu nhập và cải thiện các dịch vụ cơ bản. Căn cứ theo các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Sa Thầy nhiệm kỳ (20202025). Khảo sát thực tế hộ nghèo của từng địa bàn xã, cân đối bố trí nguồn vốn hợp lý đảm bảo đúng quy định trong quá trình triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch; Xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng địa phương, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo với những giải pháp phù hợp, đúng hướng.Thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án, nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan