Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại việt nam giai đoạn 2011-202...

Tài liệu Quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại việt nam giai đoạn 2011-2020

.PDF
94
513
68

Mô tả:

tailieuonthi LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài truyền hình Việt Nam đã có được nhiều thành tích góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Số lượng người dân sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền ngày càng nhiều. Chất lượng của dịch vụ cũng được nâng lên rõ rệt. Số lượng và chương trình truyền hình ngày càng phong phú, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống thưởng thức văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên việc quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình còn nhiều bất cập, chất lượng chưa tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Công cuộc đổi mới của nước ta ngày càng đòi hỏi phải hoàn thiện hơn, càng mới mẻ hơn, sâu sắc hơn. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi dịch vụ truyền hình trả tiền phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và có ý nghĩa giáo dục, hướng tới những giá trị tích cực. Nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tuy có nhiều tiến bộ về xác định chủ trương, phương hướng, đường lối, nhưng việc xác định đối tượng, mục tiêu, cách thức quản lý còn chậm, gặp nhiều lúng túng. Những thay đổi trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và đặc biệt là sự thay đổi trong cơ chế vận hành của nền kinh tế đã dẫn đến những thay đổi tất yếu trong quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền . Việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước kéo theo nền hành chính phải có sự thay đổi phù hợp. Hiện nay, cả nước có khoảng 2,5 triệu thuê bao và có khoảng 100 kênh loại hình dịch vụ thông tin, giải trí này. Hiện tại, từ đô thị đến nông thôn, truyền 1 tailieuonthi hình trả tiền được nhiều người dân sử dụng. Cùng với đó, các đơn vị là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (Đài Truyền hình Việt Nam, các đài phát thanh truyền hình các tỉnh thành, các doanh nghiệp...) đang có xu hướng áp dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, do đây là một loại hình dịch vụ mới nên công tác quản lý, nhất là các cơ chế, chính sách có liên quan chưa thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ cũng như công tác quản lý nhà nước đối với loại hình cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ này, đặc biệt là các vi phạm về bản quyền hoặc cung cấp một số chương trình truyền hình chưa được phép hoặc chưa mua bản quyền, việc xem xét, kiểm soát, xét duyệt chương trình.... Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền, ngày 24/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động truyền hình trả tiền. Theo đó, các đơn vị hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền được tổ chức lại theo quy chế của Chính phủ; khuyến khích truyền hình trả tiền theo công nghệ hiện đại vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí ngày càng đa dạng của người dân. Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, trong những năm qua, nhà nước ban hành nhiều chính sách phát triển dịch vụ truyền hình, nhờ đó, hệ thống truyền hình trả tiền đã có sự phát triển nhanh. Hiện nay, mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước đều có một mạng truyền hình cáp, 43% hộ gia đình ở thành thị sử dụng truyền hình cáp, 18% hộ gia đình sử dụng thiết bị thu tín hiệu từ vệ tinh. 2 tailieuonthi Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết, truyền hình trả tiền ở Việt Nam, bên cạnh những mặt tích cực, đã bộc lộ nhiều nội dung cần có sự quản lý và điều chỉnh để phát triển bền vững. Đó là tình trạng buông lỏng quản lý, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm bản quyền xảy ra ở nhiều đơn vị, cá nhân…. Do đó, bên cạnh sự phát triển cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước đề truyền hình trả tiền phát triển vững chắc. Chính sách quản lý truyền hình trả tiền sẽ khuyến khích phát triển loại hình dịch vụ này theo công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ tối đa việc truyền tải các chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình trong nước vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, vừa góp phần nâng cao dân trí đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần lành mạnh của người dân, bảo vệ và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ việc cung cấp nội dung các chương trình, kênh chương trình tuyền hình trả tiền theo quy định của pháp luật về báo chí; quản lý hạ tầng kỹ thuật truyền hình trả tiền theo qui định của pháp luật về viễn thông; bảo đảm phát triển thị trường tuyền hình trả tiền có cạnh tranh lành mạnh, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí đa dạng của người dân, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Với tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực truyền hình trả tiền đã có một số văn bản chỉ đạo một số cơ sở của trực thuộc lĩnh vực truyền hình trả tiền phải nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình cũng như chất lượng phục vụ. Với yêu cầu cấp thiết này tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý 3 tailieuonthi nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý hành chính công. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích hoàn thiện và đổi mới quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 nói chung cũng như Quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, tổng hợp và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam nói chung và tại Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng, bao gồm các vấn đề cơ bản như: Các khái niệm, bản chất, đặc điểm, nội dung và các yếu tố tác động. - Trên cơ sở lý luận của chương 1, chỉ ra được thực trạng, những mặt mạnh và những vấn đề còn tồn tại của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực truyền hình trả tiền tại Việt Nam nói chung và tại Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng. - Trên cơ sở thực trạng luận văn đề ra một số nhóm giải pháp chung từ đó có những kiến nghi cụ thể để nhằm hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung chủ yếu trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 nói chung và tại Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi đối tượng: 4 tailieuonthi + Khách thể chính: Nghiên cứ và khảo sát đối với các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 20112020. ( Bộ Thông tin và truyền thông; cục quản lý phát thanh và truyền hình; các cơ quan có thẩm quyền...) + Khách thể phụ: Đài truyền hình Việt Nam. Khảo sát từ thực tế, từ các chuyên gia, các tổ chức, công dân khác... 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận khoa học: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số thành tựu của khoa học quản lý, khoa học tâm lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật… 5.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, đánh giá… 5.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, phỏng vấn sâu, thực nghiệm … 6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: - Trong quá trình nghiên cứu lý luận về truyền hình trả tiền, đề cập tới các khía cạnh khác nhau của đề tài đã có nhiều bài báo, báo cáo nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí, các báo... Ngoài ra, vấn đề quản lý nhà nước về truyền hình trả tiền luôn được đề cập tới trong các cuốn sách nghiên cứu nghiệp vụ của các cơ sở đào tạo truyền hình. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hầu hết các tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ đề cập giải quyết một số khía cạnh của vấn đề, những hiện tượng đơn lẻ của thực tiễn truyền hình trả tiền hiện nay. Chưa có một công trình 5 tailieuonthi nghiên cứu sâu, đầy đủ, có trọng tâm, trọng điểm và toàn diện về vấn đề này với tư cách là một đề tài nghiên cứu khoa học. Chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách trọn vẹn, toàn diện vai trò của quản lý nhà nước đối với truyền hình trả tiền, thông qua hệ thống văn bản pháp lý và đánh giá ác động của quản lý đối với truyền hình trả tiền, mặc dù đây là một vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Với những lý do trên, luận án đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu tìm hiểu sự quản lý của nhà nước đối với truyền hình trả tiền thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (văn bản pháp lý), bước đầu tìm hiểu quá trình thực thi các văn bản đó trong thực tiễn hoạt động của truyền hình trả tiền, qua đó đưa ra nhận xét ban đều về tính đúng đắn, sáng suốt và giá trị lý luận, giá trị thực tiễn của nội dung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về truyền hình trả tiền. 7. Những đóng góp mới của luận văn - Xây dựng được các luận điểm khoa học mới về quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020. - Chỉ ra được thực trạng - Đề xuất các giải pháp và xây dựng mô hình quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam một cách hiệu quả. 8. Gỉa thuyết nghiên cứu Nếu nghiên cứu thành công kết quả của đề tài sẽ được ứng dụng trong thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: 6 tailieuonthi Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền giai đoạn 2011-2020. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Chương 3. Những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và đổi mới dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 7 tailieuonthi Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM 1.1. Quan niệm quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền 1.1.1. Thế nào là truyền hình trả tiền Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy lạp và có nghĩa là “xem được từ xa”. Truyền hình được hiểu là một loại truyền thông đại chúng, chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh bằng sóng vô tuyến điện. Truyền hình trả tiền (PayTV) là một ngành kinh doanh các sản phẩm dịch vụ truyền hình mà người dùng phải trả phí để xem được chính các sản phẩm dịch vụ đó. Như vậy khác với truyền hình quảng bá, để sử dụng truyền hình trả tiền người tiêu dùng phải trả phí cho nhà cung cấp dịch vụ. Điểm khác biệt này đem đến cho người xem có được sự lựa chọn chương phong phú, đa dạng và phù hợp hơn thị hiếu người dùng. Truyền hình trả tiền là sự biến đổi sâu sắc truyền hình từ môi trường đại chúng sang môi trường đáp ứng sở thích riêng của người xem. Dịch vụ truyền hình trả tiền là hoạt động cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phân phối nội dung thông tin dưới dạng các chương trình truyền hình và các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến thuê bao truyền hình trả tiền theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các thỏa thuận có tính ràng buộc tương đương. Trong đó chương trình truyền hình trả tiền là các chương trình trong nước, chương trình nước ngoài được cung cấp 8 tailieuonthi đến thuê bao truyền hình trả tiền. Các chương trình truyền hình trả tiền có thể được cung cấp trực tiếp (dịch vụ truyền hình trực tuyến) hoặc theo yêu cầu (dịch vụ truyền hình theo yêu cầu) đến thuê bao truyền hình trả tiền. Đối tượng khách hàng của truyền hình trả tiền: - Khách hàng tiêu dùng cuối cùng: Là các hộ gia đình sử dụng trực tiếp sản phẩm được phân phối bởi nhà cung cấp dịch vụ. - Khách hàng phân phối lại sản phẩm: Khách hàng này mua lại dịch vụ truyền hình trả tiền (Các kênh chương trình) và phân phối lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ như khách sạn, nhà thầu dịch vụ chung cư, nhà hàng hoặc là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thứ cấp khác. - Khách hàng sử dụng các dịch vụ gia tăng trên hạ tầng mạng truyền hình trả tiền. Đối tượng khách hàng này muốn sử dụng hạ tầng truyền hình trả tiền làm phương tiện quảng bá thông tin sản phẩm dịch vụ của mình đến khách hàng của truyền hình trả tiền. Ví dụ là các doanh nghiệp, tổ chức muốn quảng bá tuyên truyền thông tin sản phẩm, sự kiện hay khai thác dịch vụ SMS trên mạng lưới của truyền hình trả tiền đối với người tiêu dùng cuối cùng của mạng lưới. - Hiện tại, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang triển khai và phát triển một số loại hình dịch vụ truyền trả tiền như sau: + Truyền hình cáp vô tuyến MMDS + Truyền hình Cáp hữu tuyến CATV + Truyền hình kỹ thuật số mặt đất + Truyền hình vệ tinh DTH + Truyền hình theo yêu cầu 9 tailieuonthi + Dịch vụ truyền hình có độ phân dải cao + Dịch vụ truyền hình trên internet + Dịch vụ truyền hình IPTV + Truyền hình trên điện thoại di động mobile TV Một số từ ngữ được sử dụng trong truyền hình trả tiền để tiện cho công tác quản lý - Dịch vụ truyền hình trả tiền là dịch vụ ứng dụng viễn thông để truyền dẫn, phân phối các kênh chương trình, chương trình truyền hình trả tiền và các dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến thuê bao truyền hình trả tiền theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các thỏa thuận có tính ràng buộc tương đương (gọi là Hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền). Dịch vụ truyền hình trả tiền có thể được cung cấp trực tiếp (dịch vụ truyền hình trực tiếp) hoặc theo yêu cầu (dịch vụ truyền hình theo yêu cầu) đến thuê bao truyền hình trả tiền. - Dịch vụ truyền hình trực tuyến là dịch vụ truyền hình trả tiền cung cấp trực tiếp các kênh truyền hình đến thuê bao truyền hình trả tiền không qua thiết bị lưu trữ, làm chậm của đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. - Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu là dịch vụ truyền hình trả tiền thực hiện việc lưu trữ các chương trình, kênh chương trình truyền hình trả tiền và cung cấp đến thuê bao truyền hình trả tiền theo yêu cầu của thuê bao truyền hình trả tiền. - Kênh chương trình truyền hình trả tiền là kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài được cung cấp đến thuê bao truyền hình trả tiền. Kênh chương trình bao gồm các chương trình. 10 tailieuonthi - Kênh chương trình trong nước là kênh chương trình phát thanh, truyền hình do các đơn vị có giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình) của Việt Nam sản xuất hoặc liên kết sản xuất theo quy định của pháp luật. - Kênh chương trình nước ngoài là kênh chương trình phát thanh, truyền hình do các hãng phát thanh, truyền hình nước ngoài sản xuất, có ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng nước ngoài. - Dịch vụ giá trị gia tăng trên truyền hình trả tiền (gọi tắt là dịch vụ giá trị gia tăng) là các dịch vụ làm tăng thêm tiện ích về thông tin được gửi kèm theo hoặc xen kẽ các kênh chương trình truyền hình trả tiền và được hiển thị trên thiết bị nghe nhìn của thuê bao truyền hình trả tiền. - Hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (gọi tắt là Hạ tầng kỹ thuật truyền hình trả tiền) là hạ tầng mạng viễn thông có tính năng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Hỗ trợ kỹ thuật truyền hình trả tiền cung cấp tín hiệu cho thuê bao truyền hình trả tiền tại điểm kết cuối theo quy định của pháp luật về viễn thông. - Thuê bao truyền hình trả tiền (gọi tắt là Thuê bao) là tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền của đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo Hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. - Thiết bị đầu cuối thuê bao truyền hình trả tiền (gọi tắt là Thiết bị đầu cuối) là thiết bị mà thuê bao sử dụng để kết nối với điểm kết cuối của hạ tầng kỹ thuật 11 tailieuonthi truyền hình trả tiền để nhận tín hiệu của đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. 1.1.2. Quan niệm về quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền * Nhà nước: Là "sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được", là công cụ của quyền lực chính trị. Nhà nước - theo đúng nghĩa của nó - là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. * Bộ máy nhà nước: Có thể được hiểu như là một tổng thể các cơ quan trong cơ cấu tổ chức nhà nước. Bộ máy nhà nước bao gồm cả 3 loại tổ chức được phân công theo 3 quyền: Lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Chính phủ), Tư pháp (Toà án). * Nhà nước pháp quyền: Là "nhà nước coi pháp luật là trên hết và thực hiện quản lý bằng pháp luật". - Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam "là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", theo đó, "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật". * Pháp luật: Là hệ thống các quy phạm do nhà nước đặt ra, được bảo đảm thi hành bằng các tổ chức, biện pháp mang tính chất nhà nước. * Hệ thống pháp luật: Là tổng thể các quy phạm pháp luật có tính thống nhất, nhất quán, không chồng chéo, mâu thuẫn nhau, phù hợp với các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. 12 tailieuonthi * Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam: là hệ thống các quy phạm do Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành nhằm thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có tính bắt buộc chung và thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và biểu thị nền kinh tế-xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của bộ máy Nhà nước. * Khái niệm quản lý: Thuật ngữ quản lý trong hoạt động kinh tế-xã hội có nhiều nghĩa khác nhau, do đó cũng có nhiều các định nghĩa không giống nhau tuỳ theo quan điểm cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Có quan niệm cho rằng quản lý là các loại hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc thông qua những nỗ lực của người khác. Quan niệm khác coi quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức. Cũng có ý kiến cho rằng quản lý là một hoạt động thiết yếu bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm... Bất kỳ một lao động xã hội nào hay cộng đồng nào được tiến hành trên quy mô tương đối lớn cũng đều cần sự quản lý, nó xác lập mối quan hệ hài hoà giữa các công việc riêng rẽ và thực hiện các chức năng chung nhất xuất phát từ sự vận động của từng bộ phận độc lập của toàn bộ cơ cấu sản xuất (khác với sự vận động của từng bộ phận độc lập trong nền sản xuất ấy). Xuất phát từ luận điểm đó, quan niệm chung nhất hiện nay về quản lý là sự tác động có định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Nói cách khác, quản lý chính là sự 13 tailieuonthi tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người làm cho chúng vận động phát triển phù hợp với quy luật, đạt được tới mục đích và theo ý chí của người quản lý hay là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. * Khái niệm về quản lý nhà nước: - Trong xã hội có nhà nước thì hoạt động quản lý cao nhất - quản lý nhà nước - được bảo đảm thực hiện nhờ yếu tố quyền lực nhà nước. Do đó, quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của các cơ quan nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ cũng như trật tự pháp luật nhằm thực hiện các chức năng và nhu cầu của nhà nước theo các mục tiêu đã định. Đó là sự quản lý của "một chủ thể đặc biệt - bộ máy nhà nước - với đặc trưng là quyền lực công" , là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước. - Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng, là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp đến hoạt động tư pháp; hiểu theo nghĩa hẹp, đó là việc thực hiện các hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước (hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo ý nghĩa vốn có của nó). Hoạt động này chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đứng đầu là Chính phủ. Nội dung của hoạt động này là điều chỉnh các quá trình, hành vi hoạt động của xã hội và con người bằng 14 tailieuonthi quyền lực nhà nước được thể hiện bằng các quyết định của các cơ quan nhà nước dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật (hay còn gọi là văn bản pháp lý). Trong các văn bản đó, các nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp được quy định chặt chẽ để không ngừng đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm sự cân đối hài hoà về sự phát triển của quá trình xã hội. Đây là đặc trưng của hoạt động điều hành nhà nước. Từ những luận điểm trên đây, theo chúng tôi, quản lý nhà nước về truyền hình trả tiền được đề cập ở luận văn này là quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa hẹp. Quản lý nhà nước về truyền hình trả tiền là một trong những nội dung quản lý nhà nước về văn hoá, xuất phát từ chức năng tổ chức và quản lý của nhà nước về văn hoá, cụ thể đó là quản lý truyền hình nói chung và truyền hình trả tiền nói riêng. Có thể quan niệm quản lý nhà nước về truyền hình trả tiền là hoạt động của các chủ thể quản lý được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện tốt vai trò điều tiết vĩ mô đối với truyền hình nói chung và truyền hình trả tiền nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Quan niệm chính về quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền: - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp truyền hình trả tiền. - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về truyền hình trả tiền. - Tổ chức thông tin cho truyền hình trả tiền, quản lý nội dung của truyền hình trả tiền. 15 tailieuonthi - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ công chức truyền hình trả tiền. - Tổ chức, quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. - Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động truyền hình trả tiền của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… - Quản lý hợp tác quốc tế về truyền hình trả tiền, quản lý hoạt động truyền hình trả tiền Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động truyền hình trả tiền nước ngoài tại Việt Nam; - Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam. - Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển truyền hình trả tiền, việc chấp hành pháp luật về truyền hình trả tiền; thi hành biện pháp ngăn chặn hoạt động truyền hình trả tiền trái pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động truyền hình trả tiền. 1.2. Nội dung về quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền 1.2.1. Thể chế về quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền - Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, trong những năm qua, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển dịch vụ truyền hình, nhờ đó, hệ thống truyền hình trả tiền đã có sự phát triển nhanh. - Quyết định số 877/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 11 năm 1996 quy định về việc thu tín hiệu và sử dụng tín hiệu từ vệ tinh các chương trình nước ngoài. 16 tailieuonthi - Quyết định số 79/TTg-QĐ2002 ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về việc quản lý việc thu các chương trình truyền hình nước ngoài. - Quyết định số 20/2011/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/3/2011 nhằm phát triển gắn với quản lý hướng đến sự phát triển vững chắc của truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Kèm theo Quyết định này Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về Quy chế quản lý Truyền hình trả tiền. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành một số Thông tư và một số văn bản Pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực phát thanh truyền hình như Thông tư số 07/2011/ TT – BTTTT ngày 01/3/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. Thông qua quyết định số 20/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền sẽ thực hiện đúng theo từng điều khoản của quyết định cũng như quy chế kèm theo. Như vậy trong 15 năm, ngoài những quyết định mang tính chất định hướng, quản lý vĩ mô. Chính phủ đã ban hành 3 quyết định rất cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển. 1.2.2. Tổ chức bộ máy và năng lực công chức về quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền Do những tính chất và quy mô có tính đặc thù của các cơ quan báo chí nên các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành Nghị định của Chính phủ để quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bộ máy của các cơ quan truyền hình nói chung và truyền hình trả tiền nói riêng. Ban hành Quyết định của Chính phủ để bổ sung nhiệm vụ quản lý, thành lập mới tổ chức trực thuộc; Ban hành Quyết 17 tailieuonthi định của Bộ Văn hoá - Thông tin để quy định các vấn đề tổ chức, bộ máy cụ thể trong phạm vi của mình: - Đối với Đài Truyền hình Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72-HĐBT ngày 30/4/1987 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam. Đến năm 1993, do yêu cầu của hoạt động truyền hình trong giai đoạn mới, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/Chính phủ ngày 16/08/1993 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Đài Truyền hình Việt Nam, trong đó bổ sung thêm những quy định mới. Đài Truyền hình Việt Nam là Đài quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý thống nhất kỹ thuật truyền hình trong cả nước. (...) Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá - Thông tin về các loại hình truyền hình trong đó có truyền hình trả tiền. Chính phủ còn ban hành các Quyết định số 152/HĐBT ngày 05/10/1987 về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu và phát sóng phát thanh, truyền thanh, truyền hình thuộc Bộ Thông tin sang Tổng cục Bưu điện, Quyết định số 243/TTg ngày 24/05/1993 về việc chuyển giao quản lý các cơ sở chuyên dùng truyền dẫn tín hiệu và phát sóng phát thanh và truyền hình, Quyết định số 692/TTg ngày 21/11/1994, Quyết định số 201/TTg ngày 04/4/1997, Quyết định số 32/1998/QĐ-TTg ngày 10/02/1998, Quyết định số 123/2001/QĐ-TTg ngày 22/8/2001 về thành lập các tổ chức trực thuộc của Đài. Ngoài ra, các văn bản quy định về nội dung trên đối với Đài Truyền hình Việt Nam còn có Quyết định số 48/QĐ-BTT ngày 27/4/1987 của Bộ Thông tin về việc giao nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật truyền thanh từ Vụ Tổ chức cán bộ - Lao động và Đào tạo chuyển sang Cục 18 tailieuonthi Phát thanh - Truyền thanh - Truyền hình, Quyết định số 94/QĐ-BTT của Bộ Thông tin ngày 08/04/1998 quyết định chức năng quản lý khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình, Quyết định số 530/TC-QĐ ngày 13/8/1988 của Bộ Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thông tin - Phát thanh - Truyền hình (cơ quan giúp Bộ VHTT thực hiện quản lý nhà nước đối với truyền hình), Quyết định số 2 ngày 12/4/1990 của Bộ VHTTTT&DL về việc giữ nguyên tổ chức và công tác tổ chức văn hoá thông tin,, phát thanh và truyền hình, du lịch ở tỉnh, huyện hiện có đảm bảo hoạt động bình thường, Quyết định số 63/QĐ-LHKH ngày 12/01/1991 của Bộ VHTTTT&DL thành lập Ban Đầu tư phủ sóng truyền hình qua vệ tinh. Các văn bản về Đài Truyền hình Việt Nam có nội dung trên gồm có: Quyết định số 1935 QĐ/PT-TH ngày 04/11/1991 của Bộ trưởng Bộ VH-TT-TT về việc uỷ quyền xét duyệt và ký thừa lệnh Bộ giấy cho phép lắp đặt, sử dụng thiết bị thu tín hiệu phát thanh - truyền hình trực tiếp từ vệ tinh (TVRO) và các đài, trạm phát thanh - truyền hình, Quyết định số 605-TTg ngày 31/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ cho phép ngành Truyền hình được sử dụng nguồn thu từ quảng cáo để phát triển ngành, Quyết định số 1401/1998/QĐ-VBHTT ngày 20/7/1998 của Bộ trưởng Bộ VHTT về việc thu hồi giấy phép thu chương trình truyền hình nước ngoài của công ty BAT (Việt Nam), Quyết định số 46/QĐ-BC ngày 10/01/1997 của Bộ trưởng Bộ VH-TT ban hành quy chế cấp giấy phép, kiểm tra xử lý vi phạm việc thu chương trình truyền hình nước ngoài từ vệ tinh (TVRO), Quyết định số 156/QĐ/VHTT ngày 01/02/1999 của Bộ trưởng Bộ VHTT cho phép Trung tâm khai thác bản quyền và trao đổi chương trình truyền hình thuộc Đài Truyền hình Việt Nam được nhập phim, Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg ngày 01/06/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí 19 tailieuonthi điểm khoán thu, khoán chi tài chính đối với hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam. 1.2.3. Tài chính công về dịch vụ truyền hình trả tiền Để thực hiện các mục tiêu quản lý tài chính đã đề ra, Nhà nước phải sử dụng công cụ quản lý tài chính, tác động lên các cơ quan, tổ chức đang kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền. Đồng thời các cơ quan, tổ chức đang kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền cũng có những công cụ riêng của mình tác động trực tiếp lên các bộ phận của mình. Đơn cử công tác quản lý tài chính công của Đài Truyền hình Việt Nam. Hiện nay, hoạt động tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam chủ yếu được quản lý thông qua công cụ pháp luật, cụ thể là các văn bản luật và văn bản dưới luật. Quy chế quản lý tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam được xây dựng dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật sau: - Nghị định số 52/CP ngày 16/08/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Đài Truyền hình Việt Nam. - Luật Ngân sách Nhà nước ban hành năm 2002. - Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg ngày 01/06/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi tài chính đối với hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam. - Nghị định số 10/2002/TT-BTC của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng