Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quận thanh khê...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quận thanh khê, thành phố đà nẵng

.PDF
26
99
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH NGUYỄN HUYỀN TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 1: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Phản biện 2: TS. VÕ VĂN LỢI Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 02 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là quận trung tâm của thành phố biển Đà Nẵng, phía Bắc tiếp giáp Vịnh Đà Nẵng có chiều dài 4,287 km đường bờ biển, với các làng nghề khai thác hải sản truyền thống có từ lâu đời, lực lượng lao động có kinh nghiệm dày dạn. Thanh Khê được xem là một trong những địa phương có hoạt động khai thác hải sản phát triển mạnh, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của quận. Ngày nay, điều kiện thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, số lượng các tàu KTHS có công suất lớn tăng, cường lực khai thác mạnh đã khiến cho nguồn lợi hải sản ở vùng ven biển suy giảm mạnh khiến cho sản lượng KTHS tại quận Thanh Khê bị sụt giảm nghiêm trọng, giá trị KTHS không đạt so với kế hoạch đề ra. Nhiều ngư dân không thể tiếp tục hoạt động khai thác do tàu tuy công suất lớn song chưa đủ các ngư cụ, trang thiết bị hiện đại để ra khơi bám biển. Công tác QLNN đối với hoạt động KTHS tại quận Thanh Khê vẫn còn hạn chế về công tác triển khai kế hoạch quản lý hoạt động KTHS chưa thật sự hiệu quả, chính sách hỗ trợ về vốn, trang thiết bị hiện đại cho hoạt động khai thác chưa đáp ứng được nhu cầu của ngư dân, công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản, giám sát, kiểm tra các hoạt động khai thác hải sản trái phép ... Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bất cập trong quy hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, công tác thanh tra, kiểm soát đã khiến cho ngành thủy hải sản của quận Thanh Khê phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Do vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quận Thanh Khê” để hệ thống hóa cơ sở khoa học và đưa ra giải pháp phát triển công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải 2 sản tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN đối với hoạt động KTHS - Đánh giá thực trạng công tác QLNN trong lĩnh vực KTHS tại quận Thanh Khê thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN trong lĩnh vực KTHS tại quận Thanh Khê trong thời gian đến. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN hoạt động KTHS vận dụng vào điều kiện cụ thể của quận Thanh Khê, Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động KTHS và công tác QLNN đối với hoạt động khai thác hải sảnở cấp quận. - Phạm vi về không gian: tại Quận Thanh Khê, Thành phố ĐàNẵng. - Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2013 đến năm2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích thống kê, Phương pháp so sánh, Phương pháp tổng hợp - Nguồn số liệu sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Số liệu sơ cấp được thu thập từ số liệu của các cơ quan quận có liên quan. Số liệu sơ cấp sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát qua 3 bảng hỏi. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, bảng biểu...kết cấu đề tài gồm: Chương 1. Cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động KTHS. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động KTHS trên địa bàn quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động KTHS tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động khai thác hải sản a. Khái niệm hoạt động khai thác hải sản - Đánh bắt thủy sản là một lĩnh vực hoạt động liên quan đến việc khai thác các nguồn lợi sinh vật trên các vùng nước khác nhau, trong đó có đánh bắt hải sản (sinh vật trong đại dương) là quan trọng nhất. Đánh bắt hải sản là hoạt động liên quan đến việc khai thác nguồn lợi hải sản trên biển và các vùng nước lợ. Hoạt động KTHS là tác động của con người thông qua các công cụ hỗ trợ và các phương pháp nhằm khai thác các tài nguyên sinh vật, chủ yếu là cơ thể sống như tôm, cá, các loài nhuyễn thể, thân giáp, rong biển, ... nhằm đáp ứng nhu cầu của con người về các sản phẩm hàng hóa hải sản. b. Đặc điểm của hoạt động khai thác hải sản - KTHS là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên. - Đối tượng khai thác của ngành là sinh vật biển sống trong tự nhiên. - Môi trường khai thác là biển cả với trữ lượng, sự phân bố của các sinh vật này khó đoán biết trước. Ý nghĩa của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác hải sản: - Góp phần đưa hoạt động KTHS phát triển bền vững. - Góp phần đảm bảo anh sinh xã hội. - Góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. 5 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN 1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, quy định quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác hải sản. a. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản: Xây dựng kế hoạch QLNN đối với hoạt động KTHS thông qua những mục tiêu định hướng để phát triển hoạt động KTHS phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở một địa phương, đề ra những giải pháp thiết thực để các CQQL thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra có hiệu quả nhất. b. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản: Chính sách QLNN đối với hoạt động KTHS là chương trình hành động của cơ quan QLNN nằm mục hiện mục tiêu quản lý hoạt động KTHS được hiện thực hóa một cách hiệu quả nhất với các biện pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành KTHS bao gồm: - Tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động KTHS ở vùng biển ven bờ và cơ cấu nghề nghiệp giữa các nghề khai thác. - Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ vốn theo chính sách của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân KTHS ven bờ khi chuyển đổi sang KTHS xa bờ. c. Ban hành và tổ chức thực hiện quy định quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản: Quy định QLNN đối với hoạt động KTHS được thể hiện qua các nguyên tắc, tiêu chuẩn về kinh tế, kỹ thuật ... được UBND cấp 6 huyện xây dựng. Các quy định QLNN đối với KTHS có phạm vi áp dụng và hiệu lực thi hành tại địa phương. Quy định nhằm điều chỉnh hành vi, xây dựng các nguyên tắc đảm bảo hoạt động KTHS diễn ra theo quy định của pháp luật. Quy định của QLNN đối với KTHS phân cấp huyện gồm công tác quản lý tàu cá có công suất dưới 20CV và tổ chức cấp các loại giấy phép liên quan đến hạng tàu cá này. d. Tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, quy định quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản UBND cấp huyện phân công các phòng, ban chức năng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, đồng thời kiểm tra giám sát việc thực hiện nội dung quy định hoạt động KTHS thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình, KTGS UBND cấp xã thực hiện, có đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm. UBND cấp xã, căn cứ vào nội dung chương trình thực hiện chính sách của cấp huyện, triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến địa phương mình. UBND cấp huyện tiến hành thực hiện cải cách TTHC, phổ biến, tuyên truyền kế hoạch, chính sách, quy định QLNN trong lĩnh vực KTHS đến đội ngũ CBCC quản lý và các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động KTHS. e. Tiêu chí đánh giá - Các văn bản dễ hiểu, quy định rõ rằng, đầy đủ, không gây khó khăn đối với hoạt động khai thác hải sản. - Kế hoạch, chính sách, quy định phù hợp với thực tế, không gây khó khăn đối với hoạt động KTHS. - Các văn bản hướng dẫn không chồng chéo nhau. - Các chính sách, quy định được chuyển tải đến cơ sở kịp thời, được niêm yết, công khai rộng rãi. 7 1.2.2. Hƣớng dẫn, xây dựng các mô hình tổ chức khai thác hải sản a. Khái niệm mô hình tổ chức khai thác hải sản: Mô hình tổ chức KTHS là việc các tàu, thuyền hoạt động KTHS trên cơ sở tự nguyện liên kết lại với nhau thành các tổ chức tự quản. * Mô hình hợp tác đội, tổ khai thác: gồm 3 đến 7 tàu cùng ngư trường khai thác, cùng địa bàn cư trú hoạt động theo quy ước, quy định riêng và tuân theo quy định pháp luật về KTHS. * Mô hình Nghiệp đoàn nghề cá: Nghiệp đoàn nghề cá là công đoàn cơ sở, được thành lập từ các tổ, đội khai thác liên kết lại với nhau. Mục đích thành lập Nghiệp đoàn là chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thuyền viên khi tham gia KTHS, giúp ngư dân đoàn kết, hỗ trợ nhau trong khai thác. Tiêu chí đánh giá - Thông qua nghiệp đoàn, ý kiến, kiến nghị của ngư dân đều được lãnh đạo quận quan tâm giải quyết. - Các chế độ cho thuyền viên trên tàu được quan tâm hơn. 1.2.3. Cấp phép cho hoạt động khai thác hải sản Thẩm quyền của UBND cấp huyện gồm quản lý các tàu cá, thuyền, thúng máy có công suất dưới 20CV, cấp các loại giấy phép liên quan đến hạng tàu này. Các quy định, điều kiện cấp phép tuân thủ theo Quy định của Luật Thủy sản 2003 và quy định riêng của cấp tỉnh. Tiêu chí đánh giá - Thời gian thực hiện thủ tục hành chính hợp lý, được giải quyết đúng quy trình, không rườm rà. - Cán bộ, công chức có trách nhiệm, chuyên nghiệp, thân thiện; tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân. 8 1.2.4. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về khai thác hải sản cho ngƣ dân a. Khái niệm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật: Trong hoạt động QLNN nhất là đối với hoạt động KTHS, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là rất quan trọng. Với nhiều cách thức tuyên truyền UBND cấp huyện sẽ truyền tải các định hướng, chủ trương của Nhà nước đến ngư dân để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đặt ra thông qua tuyên truyền cổ động trực quan, các buổi hội nghị, hội thảo, các buổi sinh hoạt tổ, đội khai thác, các hội thi, văn nghệ, các lễ hội truyền thống làng nghề ... UBND cấp huyện tổ chức, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng trong hoạt động KTHS và các quy định, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực này. b. Nội dung triển khai thực hiện: UBDN cấp huyện phân cấp cho Phòng Kinh tế phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin và UBND cấp xã trên địa bàn quận thực hiện công tác này. c. Tiêu chí đánh giá: - Cán bộ tuyên truyền nhiệt tình, gần gũi, có kiến thức rộng. - Các hình thức tuyên truyền phong phú, thu hút ngư dân tham gia. 1.2.5. Kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác hải sản. a. Khái niệm kiểm tra, kiểm soát Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực KTHS là việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật, quy định của nhà nước trong hoạt động KTHS như vi phạm quy định về ngành nghề, ngư trường khai thác, chưa 9 đảm bảo các điều kiện khai thác trên biển... b. Nội dung triển khai thực hiện: UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với Phòng Tư pháp và các phòng ban có liên quan thực hiện nhiệm KTGS, có báo cáo và đề xuất phương án xử lý các hành vi vi phạm quy định nhà nước. c. Tiêu chí đánh giá - Quy trình kiểm tra có khách quan, công bằng. - Thái độ của đội ngũ thực hiện phù hợp, không gây sách nhiễu. - Số lượt kiểm tra, thời gian kiểm tra phù hợp. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng 1.3.2. Bộ máy, cơ chế chính sách của nhà nƣớc 1.3.3. Trình độ nhận thức của ngƣời dân 1.3.4. Sự phát triển của khoa học công nghệ 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI QUẬN THANH KÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý. - Khí hậu - Nguồn lợi thủy sản 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Là quận có mật độ dân số đông nhất thành phố với 10 phường với 589 tổ dân phố. Nguồn nhân lực lao động của quận Thanh Khê khá dồi dào nhưng nhân lực KTHS trình độ chưa cao, chủ yếu lao động là nam giới - Quận Thanh Khê với kế hoạch phát triển ngành thương mại dịch vụ thành lĩnh vực mũi nhọn chủ yếu, nghĩa là kinh tế Thanh Khê sẽ phát triển theo hướng: thương mại, dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp. 2.1.3. Tình hình phát triển ngành khai thai thác hải sản tại quận Thanh Khê - Do điều kiện thời tiết hay mưa bão lớn, phương tiện khai thác thô sơ, trình độ tay nghề và nhận thức của người dân chưa cao, điều kiện kinh tế còn thấp, sản lượng hải sản ven bờ suy giảm nhiều khiến sản lượng KTHS quận Thanh Khê có phần giảm sút. Số lượng tàu dưới 20CV hoạt động KTHS giảm, số lượng tàu có công suất lớn trên 90 CV tuy tăng chậm qua các năm vẫn giúp SLKT hằng năm của quận vẫn đảm bảo đạt chỉ tiêu đề ra; giá trị nguồn hải sản khai 11 thác tăng, giúp ngư dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Các sản phẩm khai thác chủ yếu là các loại cá vẫn loài cá chiếm hơn 80% tổng SLKT; các loài mực chiếm tỷ trọng khiêm tốn ở mức chừng 15%, các loài nhuyễn thể như tôm, cua ...chiếm tỷ lệ rất ít. Các nghề KTHS truyền thống như: nghề lưới rùng, lưới kéo, lưới rê, lưới vây, nghề câu... 2.2. THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KTHS TẠI QUẬN THANH KHÊ TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, quy định QLNN đối với hoạt động KTHS a. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về khai thác hải sản - UBDN quận Thanh Khê sớm ban hành các kế hoạch quản lý hoạt động KTHS và tổ chức triển khai phù hợp với điều kiện thực tế của quận trên cơ sở kế hoạch của các cơ quan cấp trên và trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế của quận. b. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách về hoạt động khai thác hải sản Dựa trên các chính sách được Trung ương ban hành thông qua Luật Thủy sản 2003, các quyết định, thông tư ... UBND quận cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ của Trung ương và thành phố trong lĩnh vực KTHS cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương như: hỗ trợ về tài chính, vốn vay, hỗ trợ ngư cụ... cho ngư dân. c. Thực trạng ban hành và thực hiện các quy định trong hoạt động khai thác hải sản. UBND quận cụ thể hóa các quy định quản lý hoạt động KTHS của Trung ương và thành phố theo phân cấp quản lý thông qua việc ban hành các văn bản hành chính trong phạm vi quả lý của mình. 12 Đồng thời tổ chức thực hiện các quy định được phân cấp quản lý đối với vùng biển ven bờ. Trong quá trình thực hiện có KTGS theo chuyên môn đối với UBND các phường theo định kỳ hoặc đột xuất, có báo cáo công tác kiểm tra và đề xuất xử lý, tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng cho giai đoạn tiếp theo. UBND quận đã đẩy mạnh cải cách TTHC, đơn giản hóa các thủ tục có liên quan đến hoạt động KTHS để công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chính sách, quy định được thuận lợi, đạt được yêu cầu đề ra. d. Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, quy định qlnn đối với hoạt động kths Thông qua công tác khảo sát cho thấy: nội dung truyền tải của chính sách, quy định, kế hoạch phù hợp với thực tế hoạt động KTHS, không gây nhiều khó khăn, đáp ứng được phần nào yêu cầu của các đối tượng trực tiếp hoạt động KTHS cũng như được sự đồng tình của đội ngũ CBCC. Tuy nhiên, một hạn chế như kế hoạch, chính sách, quy định QLNN đối với hoạt động KTHS vẫn chưa được triển khai rộng rãi đến ngư dân, cần được khắc phục. 2.2.2. Thực trạng công tác hƣớng dẫn xây dựng các mô hình tổ chức khai thác hải sản a. Thực trạng công tác hướng dẫn xây dựng các mô hình tổ chức khai thác hải sản * Tổ, đội hợp tác khai thác: UBND quận đã ban hành Quyết định về việc “Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ, đội KTHS trên địa bàn quận Thanh Khê” [28] chỉ đạo các ban ngành đoàn thể và chính quyền cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngư dân thành lập các tổ, đội khai thác hải sản. Từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn quận Thanh Khê có 12 tổ, đội đánh bắt gần bờ 13 và 23 tổ tàu thuyền đánh bắt xa bờ. * Nghiệp đoàn nghề cá: Tháng 2/2015, UBND quận ban hành Quyết định về việc “thành lập Nghiệp đoàn nghề cá trên địa bàn quận” [29] với 03 Nghiệp đoàn KTHS thuộc 03 phường ven biển của quận là Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây và Xuân Hà. Thông qua Nghiệp đoàn nghề cá UBND quận đã có nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính, ngư lưới cụ, máy tầm ngư, phương tiện liên lạc, phao cứu hộ...giúp các Nghiệp đoàn nghề cá phát huy được nội lực, nâng cao tính đoàn kết, giúp đỡ nhau, tăng hiệu quả khai thác; đoàn viên ổn định đời sống, tích cực tham gia bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. b. Đánh giá công tác hướng dẫn xây dựng mô hình tổ chức KTHS Mô hình tổ, đội khai thác và Nghiệp đoàn nghề cá là các mô hình có hiệu quả trong hoạt động KTHS tại quận Thanh Khê. Giúp ngư dân đạt doanh thu cao sau mỗi chuyến khai thác, tăng cường mối liên kết, tăng cường “sức mạnh” của các tàu, đội tàu mà còn góp phần tạo thế và lực để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 2.2.3. Thực trạng cấp phép cho hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quận Thanh Khê a. Thực trạng cấp phép cho hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quận Thanh Khê Từ năm 2012, UBDN quận Thanh Khê chỉ đạo Phòng kinh tế quận xây dựng “Quy định hướng dẫn đăng ký các thủ tục hành chính trong cấp giấy phép khai thác hoạt động khai thác hải sản trên địa quận Thanh Khê”. Thực hiện chủ trương xả bản của thành phố, CQQL quận Thanh Khê đã hạn chế việc cấp mới GPKT, giấy xác nhận đăng ký tàu cá đối với tàu có công suất dưới 20 CV, TTHC 14 trong lĩnh vực KTHH chủ yếu là cấp các loại giấy phép liên quan đến tàu có công suất dưới 20 CV. UBND quận còn là đơn vị thành lập, chủ trì Hội đồng thẩm định các hồ sơ đóng mới, nâng cấp tàu, hỗ trợ đề nghị hỗ trợ về tín dụng, thuế, bảo hiểm tàu cá, bảo hiểm thuyền viên ... b. Đánh giá công tác cấp phép cho hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quận Thanh Khê Thông qua các phiếu điều tra với kết quả thu được, việc giải quyết các TTHC của CQQL quận Thanh Khê tuy đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, chủ tàu hoạt động KTHS song chưa đem lại sự hài lòng nhất định. 2.2.4. Thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khai thác hải sản cho ngƣ dân a. Thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khai thác hải sản cho ngư dân Phòng Kinh tế phối hợp với Phòng VHTT quận ban hành các kế hoạch, công văn triển khai tuyên truyền, vân động ngư dân xả bản tàu cá có công suất dưới 20CV, chuyển đổi nghề KTHS phù hợp, duy trì nguồn lợi thủy sản gần bờ và tập trung vươn khơi xa. Kết hợp với các sở, ban, ngành tổ chức nhiều lớp tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, …Thông qua việc tổ chức các hội thi, lễ hội truyền thống, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về KTHS kết hợp với tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia với sự tham gia và hưởng ứng nhiệt tình của ngư dân. b. Đánh giá công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khai thác hải sản cho ngư dân Qua phiếu điều tra, tác giả thu được kết quả như sau: Thông qua 15 các hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật về KTHS, ý thức của ngư dân đã được nâng cao. Việc chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về hoạt động KTHS cùng với các chủ trương, chính sách hỗ trợ cho bà con ngư dân cũng thay đổi theo chiều hướng tốt. 2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác hải sản. a. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác hải sản Trong phân cấp quản lý của mình, khi xảy ra các vấn đề có tính chất nghiêm trọng và cần phải thanh tra trong hoạt động KTHS thì UBND quận trực tiếp thành lập đoàn thanh tra. Tuy nhiên, để thuận tiện cho công tác quản lý, tránh phiền hà cho các chủ tàu, ngư dân hoạt động KTHS, UBND quận Thanh Khê đã chủ động phối hợp cùng với các sở, ban ngành, BĐBP thành phố cùng với UBND các phường thành lập đoàn kiểm tra theo kế hoạch. b. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quận Thanh Khê Qua khảo sát thực tế, công tác KTGS của UBND tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn chưa đáp ứng được hết các yêu cầu của công tác quản lý, đồng thời trong quá trình kiểm tra, giám sát, một số yếu tố liên quan đến CBCC thực hiện cũng gây ra một số tác động không tốt đến công tác kiểm tra giám sát nói riêng và công tác QLNN đối với KTHS nói chung 16 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.3.1. Những thành công Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, quy định quản lý khá sát với tình hình thực tế hoạt động KTHS của quận, thực hiện đúng theo tinh thần kế hoạch của CQQL cấp trên. Có sự phân công phân cấp theo đúng thẩm quyền. Công tác cải cách TTHC đối với việc cấp phép hoạt động KTHS và quản lý hoạt động KTHS đang từng bước được cải thiện. Việc xây dựng các mô hình tổ chức KTHS được đưa vào triển khai có hiệu quả trong cộng đồng ngư dân. Công tác cấp phép đối với hoạt động KTHS trên địa bàn quận được thực hiện đúng quy đinh phân cấp quản lý. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được đặc biệt chú trọng. Công tác KTGS đối với các hoạt động KTHS trên địa bàn quận duy trì thường xuyên, bám sát theo kế hoạch đề ra. Các đợt KTGS được tổ chức thường xuyên, các đoàn thanh tra, kiểm tra đảm bảo đầy đủ các cơ quan chức năng có chuyên môn KTGS. 2.3.2. Những hạn chế Việc xây dựng, ban hành, cụ thể hóa các kế hoạch, chính sách, quy định quản lý hoạt động KTHS còn chưa phù hợp, nội dung quản lý còn chồng chéo, việc triển khai các văn bản còn chậm, chưa kịp thời, chưa được niêm yết công khai rộng rãi; chưa đem lại hiệu quả cao. Một số ý kiến, kiến nghị của ngư dân vẫn chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để. Công tác cải cách TTHC chưa đáp ứng nhu cầu của đối tượng thụ hưởng. Công tác KTGS chưa thực chất, quy tình kiểm tra chưa 17 khánh quan, thái độ thực thi công vụ của một số đoàn kiểm tra chưa phù hợp. Sự phối hợp, kết hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan từ quận đến cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến hoạt động KTHS nói riêng còn nhiều bất cập. Chưa áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình QLNN đối với hoạt động KTHS. Đội ngũ CBCC quản lý còn thiếu và ít, trình độ chuyên môn lĩnh vực KTHS chưa cao. Công tác đào tạo, phát triển nhân lực quản lý hoạt động KTHS chưa đảm bảo tính bền vững. Các hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, chưa tạo được bước đột phá. Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, chủ tàu chưa được xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI KTHS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, ĐÀ NẴNG 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG KTHS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ 3.1.1. Quan điểm Ngoài chủ trương xóa tàu nhỏ dưới 20CV và thuyền thúng của thành phố, quận Thanh Khê đặt ra mục tiêu chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tàu thuyền theo hướng hiện đại, khai thác xa bờ, kết hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đảm bảo công tác an sinh xã hội. - Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động KTHS. Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN về KTHS. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo hướng thực chất. Xây dựng hệ thống đội ngũ cán bộ tuyên truyền có kỹ năng truyền tải nội dung và có chuyên môn, hiểu biết sâu. Đẩy mạnh công tác KTGS chuyên ngành và liên ngành, kiểm soát chất lượng an toàn khai thác. 3.1.2. Mục tiêu Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động KTHS. Vận động, khuyến khích ngư dân đóng mới tàu thuyền có công suất lớn, phát triển đội tàu khai thác ứng dụng công nghệ mới, nâng cao sản lượng, giá trị KTHS. Tăng cường công tác chỉ đạo khai thác theo ngư trường, mùa vụ và tập trung sản xuất theo tổ, đội, nghiệp đoàn. Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngư dân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan