Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước của hải quan tỉnh hà tĩnh tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu ...

Tài liệu Quản lý nhà nước của hải quan tỉnh hà tĩnh tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo

.PDF
91
155
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ ---------o0o--------- LÊ THỊ MINH CHÂU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA HẢI QUAN TỈNH HÀ TĨNH TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ ---------o0o--------- LÊ THỊ MINH CHÂU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA HẢI QUAN TỈNH HÀ TĨNH TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM QUỐC TRUNG Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản Luận văn “Quản lý nhà nước của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn đƣợc sử dụng trong Luận văn này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và đƣợc ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Lê Thị Minh Châu LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng cảm ơn quí Thầy, Cô đã giảng dạy tôi trong ba năm học (2011-2013) tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (cơ sở đào tạo tại Trƣờng Đại học Hà Tĩnh). Đặc biệt cảm ơn PGS.TS Phạm Quốc Trung - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã hết sức tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình hoàn thiện Luận văn này. Cảm ơn những đồng nghiệp của tôi cũng nhƣ các Chuyên gia trong và ngoài ngành Hải quan đã hỗ trợ, tƣ vấn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho Luận văn của tôi hoàn thiện thêm về mặt nội dung và hình thức, đạt kết quả nhƣ mong muốn. Xin trân trọng cảm ơn! Lê Thị Minh Châu MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................... i DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................. ii PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 3 Chƣơng 1. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA HẢI QUAN ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............... 9 1.1. Khái quát về khu kinh tế cửa khẩu. .................................................. 9 1.1.1. Khái niệm Khu kinh tế cửa khẩu. .................................................. 9 1.1.2. Đặc điểm khu kinh tế cửa khẩu. .................................................. 10 1.2. Quản lý nhà nƣớc của Hải quan đối với khu kinh tế cửa khẩu. ....... 12 1.2.1. Một số khái niệm. ........................................................................ 12 1.2.2. Nội dung Quản lý nhà nƣớc của Hải quan đối với Khu kinh tế cửa khẩu. ........................................................................................... 14 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc của hải quan đối với khu kinh tế cửa khẩu. ............................................................................ 19 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc của Hải quan đối với khu kinh tế cửa khẩu ở một số địa phƣơng. .................................................................... 23 1.3.1. Quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng qua Khu kinh tế cửa khẩu của Hải quan Tây Ninh. ............................................................................... 23 1.3.2. Quản lý phƣơng tiện vận tải bằng phần mềm tin học của Hải quan Quảng Trị. ........................................................................................... 24 1.3.3. Bài học cho Hải quan Hà Tĩnh .................................................... 25 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA HẢI QUAN HÀ TĨNH TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CẦU TREO .................... 27 2.1. Khái quát về Hải quan Hà Tĩnh và quản lý nhà nƣớc tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. ............................................................................... 27 2.1.1. Khái quát về Hải quan Hà Tĩnh ................................................... 27 2.1.2. Khái quát về khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. .............................. 31 2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. .............................................. 40 2.2.1. Quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. .... 40 2.2.2. Cơ sở pháp lý. ............................................................................. 42 2.2.3. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo của Hải quan Hà Tĩnh. .................................................. 43 2.3. Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. .............................................. 55 2.3.1. Quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. .... 55 2.3.2. Cơ sở pháp lý. ............................................................................. 57 2.3.3. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo của Hải quan Hà Tĩnh. .................................................. 57 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA HẢI QUAN HÀ TĨNH TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CẦU TREO ................................................................ 65 3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý nhà nƣớc: ..................................... 65 3.1.1. Quan điểm phát triển Khu kinh tế cửa khẩu: ............................... 65 3.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nƣớc: ......................................................... 66 3.2. Giải pháp tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. .............................................. 67 3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách: .................................................... 67 3.2.2. Cải cách thủ tục hành chính. ....................................................... 68 3.2.3. Tăng cƣờng liêm chính hải quan và chống tham nhũng. .............. 69 3.2.4. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội. ............................. 69 3.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ hải quan trong sạch, vững mạnh. ......... 70 3.2.6. Tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp. ....................... 74 3.2.7. Tăng cƣờng chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại. .................. 75 3.2.8. Nâng cao hiệu quả công tác thanh khoản. .................................... 76 3.2.9. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị Hải quan quản lý Khu kinh tế cửa khẩu. ................................................................................... 77 3.2.10. Hiện đại hóa cơ sở vật chất. ...................................................... 77 3.2.11. Điều kiện thực hiện giải pháp. ................................................... 79 KẾT LUẬN ........................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 84 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 Nội dung Số liệu thống kê chất lƣợng cán bộ công chức Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh Tình hình dân số và lao động trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo từ năm 2005 đến nay Kim ngạch XNK qua Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 2008-2012 Kết quả thu thuế qua Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Số liệu miễn thuế tại Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo từ 2008 đến 2012 Số liệu phƣơng tiện vận tải làm thủ tục xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Cầu Treo năm 2008-2012 Kết quả hoạt động chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo i Trang 28 41 47 49 50 52 55 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT 1 Hình Nội dung Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh ii Trang 29 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Với hơn 4.510km biên giới đất liền, tiếp giáp với nhiều quốc gia, Việt Nam có gần 50 cửa khẩu thông với các nƣớc láng giềng, trong đó có 23 cửa khẩu quốc tế đƣờng bộ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình Khu kinh tế cửa khẩu nhằm mục đích mở cửa nền kinh tế theo nhiều hƣớng, nhiều tầng nấc khác nhau, giúp thúc đẩy giao thƣơng qua các cửa khẩu, tạo tiền đề phát triển kinh tế của tỉnh cũng nhƣ của quốc gia, mặt khác còn góp phần tăng cƣờng, mở rộng và nâng cao mối quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại giữa nƣớc ta với các nƣớc láng giềng có chung đƣờng biên giới cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới. Trong những năm qua, nhà nƣớc ta đã thí điểm xây dựng và phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu - hình thành các đầu mối liên vùng của hợp tác liên vùng hai hành lang, với việc phát triển vành đai kinh tế ở khu vực phía Bắc, hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây ở miền Trung và Hành lang kinh tế đƣờng xuyên Á ở miền Nam. Cùng với việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu theo xu hƣớng hội nhập khu vực và quốc tế nhằm khai thác các tiềm năng và nguồn lực của yếu tố vị trí địa lý kinh tế và chính trị của giải biên giới đất liền, Nhà nƣớc đã bố trí nhiều cơ quan, Ban, Ngành nhằm quản lý và định hƣớng phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu. Các Khu kinh tế cửa khẩu có không gian kinh tế và thƣơng mại riêng biệt, trong đó quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa Khu kinh tế cửa khẩu và thị trƣờng trong nƣớc là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Để quản lý quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu này, cần bố trí cơ quan Hải quan quản lý Khu kinh tế cửa khẩu. 3 Tại Hà Tĩnh, Chính phủ đã quy hoạch và quyết định xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào năm 2007 với mục tiêu tăng cƣờng hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại giữa nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và các nƣớc láng giềng; khai thác lợi ích kinh tế qua các cơ chế hợp tác khu vực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, góp phần vào sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nƣớc; tạo môi trƣờng hấp dẫn thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; khai thác tối đa lợi thế sẵn có; phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ; đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng; tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; xây dựng đô thị miền núi, tạo vùng kinh tế động lực, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh. Liền sau đó, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã bố trí một đơn vị Hải quan tại Khu kinh tế để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa Khu kinh tế và nội địa Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện những năm qua cho thấy, việc quản lý quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan còn nhiều khó khăn do chính sách quản lý nhà nƣớc nhằm phát triển Khu kinh tế cửa khẩu còn nhiều bất cập, hiệu quả của công tác quản lý chƣa cao. Tình trạng lợi dụng chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với Khu kinh tế nhằm buôn lậu, gian lận thƣơng mại vẫn thƣờng xuyên xảy ra. Bên cạnh đó công tác quản lý gặp nhiều khó khăn do các quan hệ trao đổi phức tạp của cƣ dân trong khu kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, từ đó đánh giá tình hình quản lý, đƣa ra những giải pháp tăng cƣờng hiệu lực quản lý là một đòi hỏi cấp thiết. Với ý nghĩa trên, vấn đề “Quản lý nhà nước của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo” đƣợc chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học quản lý kinh tế. 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Khu kinh tế cửa khẩu là mô hình mới ở Việt Nam, đƣợc Nhà nƣớc áp dụng thí điểm năm 1996, đến nay đã gần 20 năm, tuy nhiên hoạt động của các Khu kinh tế cửa khẩu và cơ chế quản lý của nhà nƣớc vẫn chƣa hoàn thiện. Đã có một số đề tài nghiên cứu đƣợc công bố và một số bài viết trên các tạp chí kinh tế nhƣng số lƣợng không nhiều và chỉ đánh giá chung hoặc về một số khía cạnh riêng lẻ nhƣ tình hình hoạt động, cơ chế quản lý…Trong đó có một số nghiên cứu nhƣ: - Năm 2001, Thạc sỹ Trần Kim Chung - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng - chủ nhiệm nghiên cứu đề tài “Đánh giá việc áp dụng một số cơ chế, chính sách về khu kinh tế cửa khẩu trong những năm qua và định hƣớng cho giai đoạn tiếp theo”. Nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu vấn đề áp dụng cơ chế chính sách và phát triển giao lƣu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới đất liền phía Bắc, đồng thời đƣa ra một số khuyến nghị về cơ chế chính sách và phát triển giao lƣu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới đất liền phía Bắc. - Cử nhân Nguyễn Thị Mẫn - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ năm 2007 đã chủ nhiệm đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các khu kinh tế cửa khẩu”. Đề tài chủ yếu nghiên cứu hoạt động kinh doanh tại một số khu kinh tế cửa khẩu và tác động của việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu đến đời sống cƣ dân biên giới cũng nhƣ đƣa ra một số vƣớng mắc trong hoạt động kinh doanh tại các Khu kinh tế cửa khẩu; quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với các nƣớc có chung đƣờng biên giới. - Năm 2009, cử nhân Nguyễn Quốc Anh đã nghiên cứu đề tài “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ. Đề tài tập trung nghiên cứu lợi ích và sự cần thiết phát triển khu kinh tế cửa khẩu, phân tích thực trạng việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển các khu kinh tế cửa khẩu. 5 Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp, trong khi cơ chế chính sách liên quan để thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với các Khu kinh tế cửa khẩu có nhiều thay đổi. Về mặt quản lý nhà nƣớc của Hải quan, chƣa có đề tài nào nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc và quan điểm phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của nhà nƣớc để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý của Hải quan Hà Tĩnh; xu hƣớng phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, phát hiện những mặt bất cập, hạn chế, tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa lý luận về quản lý Nhà nƣớc của hải quan đối với các Khu kinh tế cửa khẩu. - Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trong giai đoạn 2007 - 2012, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nói riêng và các Khu kinh tế cửa khẩu đƣờng bộ nói chung. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực thi công tác quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn nghiên cứu về Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh từ năm 2007 đến nay. Các giải pháp đề xuất trong thời gian ngắn hạn đến 2015 và tầm nhìn đến 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận và những quan điểm phát triển kinh tế của Đảng; kết hợp vận dụng với các biện pháp nhƣ phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp hệ thống hóa, phƣơng pháp thống kê, so sánh… 6. Dự kiến đóng góp mới của Luận văn. Luận văn sẽ có một số đóng góp mới nhƣ sau: - Hệ thống hóa lý luận về quản lý Nhà nƣớc của Hải quan đối với các Khu kinh tế cửa khẩu. - Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trong giai đoạn 2007 - 2012, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nói riêng và các Khu kinh tế cửa khẩu đƣờng bộ nói chung. 7. Bố cục Luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, bao gồm: Chƣơng 1: Quản lý nhà nƣớc của Hải quan đối với Khu kinh tế cửa khẩu - Cơ sở lý luận và thực tiễn. 7 Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. 8 Chƣơng 1. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA HẢI QUAN ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái quát về khu kinh tế cửa khẩu. 1.1.1. Khái niệm Khu kinh tế cửa khẩu. Cuối năm 2006, nƣớc ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Đây là một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của đất nƣớc. Cùng với việc tham gia các Khu vực thƣơng mại tự do, thực hiện các cam kết của WTO và các Khu vực thƣơng mại tự do này đồng nghĩa với việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mối quan hệ giao lƣu kinh tế qua biên giới. Giao lƣu kinh tế qua biên giới, theo nghĩa hẹp, là các hoạt động trao đổi thƣơng mại, trao đổi hàng hóa giữa cƣ dân sinh sống trong khu vực biên giới, hoặc giữa các doanh nghiệp nhỏ đóng tại các địa bàn biên giới xác định, thuộc tỉnh có cửa khẩu biên giới; bao gồm các hình thức khác nhau nhƣ: Trao đổi hàng hóa qua các cặp chợ biên giới trên cơ sở tuân thủ quy định của Nhà nƣớc về tổng khối lƣợng hoặc tổng trị giá trao đổi, trao đổi hàng hóa giữa hai xí nghiệp nhỏ tại địa phƣơng với đối tác bên kia biên giới. Theo nghĩa rộng, giao lƣu kinh tế qua biên giới bao gồm các dạng hoạt động trao đổi kinh tế, kĩ thuật qua các cửa khẩu biên giới, trong đó có hoạt động trao đổi thƣơng mại. Cửa khẩu, đƣợc hiểu là cửa ngõ của một quốc gia mà nơi đó diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với ngƣời, phƣơng tiện, hàng hoá và các tài sản khác. Cửa khẩu có thể thiết lập ở đƣờng bộ, ga hàng không, đƣờng thuỷ, đƣờng sắt liên thông với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. 9 Nƣớc ta có đƣờng biên giới trên bộ chung với Trung Quốc (phía Bắc), Lào (phía Tây) và Campuchia (phía Tây Nam) với tổng chiều dài đƣờng 4512km, 23 cửa khẩu quốc tế đƣờng bộ và gần 30 cửa khẩu khác. Với chính sách phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm phát triển tích cực giao lƣu kinh tế qua biên giới, trong đó có việc xây dựng và phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu Khu kinh tế cửa khẩu đƣợc hiểu là một địa bàn bao gồm một cửa khẩu biên giới (cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính) và một khu vực có quan hệ mật thiết đối với toàn bộ hoạt động giao lƣu kinh tế biên giới qua cửa khẩu này. Địa bàn này có thể là một xã hoặc một số xã của một huyện, có thể là một số xã liền kề của hai hay nhiều huyện. Trên địa bàn đó đƣợc áp dụng một số chính sách ƣu đãi đặc biệt về xây dựng cơ sở hạ tầng, về đầu tƣ sản xuất, thƣơng mại, thuế, đất đai, xuất nhập cảnh và du lịch, ƣu đãi buôn bán biên giới… Việt nam hiện có hơn 20 Khu kinh tế cửa khẩu, trong đó có 14 Khu kinh tế gắn với Cửa khẩu quốc tế đƣờng bộ, còn lại gắn với các cửa khẩu chính nhƣ Chi Ma - Lạng Sơn, Tà Lùng - Cao Bằng, Khánh Bình - An Giang… 1.1.2. Đặc điểm khu kinh tế cửa khẩu. Là khu vực kinh tế đặc biệt nên Khu kinh tế cửa khẩu có những đặc điểm riêng biệt: - Về không gian thành lập: Khu kinh tế đƣợc thành lập trên cơ sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có tính đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế thuận lợi. Các yếu tố thuận lợi này đƣợc khai thác trong quá trình quy hoạch, xây dựng mới các khu chức năng, các công trình hạ tầng kĩ thuật, tạo thành một không gian kinh tế rộng lớn và đặc thù bởi sự kết hợp các yếu tố này. - Về quy hoạch tổng thể: Khu kinh tế đƣợc tổ chức thành các khu chức năng gồm: Khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cƣ, khu hành chính và các khu 10 chức năng khác phù hợp với đặc điểm từng khu kinh tế, trong đó chia thành hai khu vực chính: Khu thuế quan và khu phi thuế quan. Khu phi thuế quan là khu vực có ranh giới xác định, đƣợc ngăn cách bằng hàng rào cứng với khu vực xung quanh, không có dân cƣ sinh sống. Các hoạt động trong khu phi thuế quan bao gồm: sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động thƣơng mại khác. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan và nƣớc ngoài, giữa các khu phi thuế quan với nhau đƣợc xem nhƣ quan hệ trao đổi giữa nƣớc ngoài với nƣớc ngoài. Hàng hóa từ nƣớc ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nƣớc ngoài không thuộc diện phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Khu thuế quan là khu vực còn lại của khu kinh tế, ngoài phạm vi của khu phi thuế quan. Trong khu thuế quan có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch, khu dân cƣ và hành chính. Hàng hóa ra vào khu thuế quan thuộc khu vực kinh tế phải tuân thủ quy định của nhà nƣớc về quản lý mặt hàng, thuế xuất nhập khẩu nhƣng đƣợc áp dụng những thủ tục hải quan thuận lợi. Hàng hóa đƣợc tự do lƣu thông giữa khu thuế quan và nội địa. - Về lĩnh vực đầu tƣ: Khu kinh tế cho phép đầu tƣ đa ngành, đa lĩnh vực nhƣng có mục tiêu trọng tâm phù hợp với từng khu kinh tế đƣợc thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau. - Về chính sách ƣu tiên phát triển: Khu kinh tế đƣợc hƣởng các ƣu đãi nhiều hơn đối với quy định hiện hành nhƣ chính sách ƣu đãi về xây dựng cơ sở hạ tầng, về đầu tƣ sản xuất, thƣơng mại, xuất nhập khẩu hàng hóa, thuế … Đặc biệt, Khu kinh tế đƣợc hƣởng ƣu đãi tối đa về thuế, có khu “phi thuế quan” đƣợc coi nhƣ là trái tim của Khu kinh tế. Mọi hoạt động trong khu phi thuế quan đƣợc xem nhƣ hoạt động của nƣớc ngoài, tƣơng ứng với việc hàng hóa nhập từ nƣớc ngoài vào Khu kinh tế không chịu thuế xuất nhập khẩu. Quan hệ 11 giữa khu kinh tế với nội địa Việt Nam mới đƣợc coi là quan hệ trao đổi giữa nƣớc ngoài với Việt Nam. 1.2. Quản lý nhà nƣớc của Hải quan đối với khu kinh tế cửa khẩu. 1.2.1. Một số khái niệm. 1.2.1.1. Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật [3,tr26]. Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý do nhà nƣớc làm chủ thể, định hƣớng điều hành, chi phối v.v... để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định [3,tr27]. Tóm lại, Quản lý nhà nƣớc là quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nƣớc, ý chí nhà nƣớc, thông qua bộ máy nhà nƣớc làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: + Xây dựng quy hoạch, chiến lƣợc, kế hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu; + Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định về hoạt động thƣơng mại của Khu kinh tế cửa khẩu; + Xây dựng các chính sách kinh tế, tài chính, thƣơng mại; + Kiểm soát hoạt động thƣơng mại, kiểm soát dòng hàng hóa ra, vào Khu kinh tế cửa khẩu; + Hỗ trợ và khuyếch trƣơng đối với hoạt động thƣơng mại của Khu kinh tế cửa khẩu; 12 + Quản lý hành chính đối với khu vực nhƣ các thủ tục, chế độ hành chính, bộ máy quản lý. 1.2.1.2. Quản lý nhà nước của ngành Hải quan Hải quan là ngành có nhiệm vụ đảm bảo an ninh kinh tế đối ngoại thông qua việc thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phƣơng tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trƣơng, biện pháp quản lý Nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu [10]. Là một khâu trong công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế, đƣợc thực hiện bởi cơ quan hải quan, thông qua bộ máy nhà nƣớc làm thành hệ thống tổ chức quản lý, điều khiển đối với quan hệ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua biên giới nhằm mục đích khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hƣớng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nƣớc, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng hợp tác kinh tế thƣơng mại với nƣớc ngoài, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Ở Việt Nam, các công cụ chủ yếu đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để quản lý quan hệ xuất nhập khẩu thực hiện bởi cơ quan hải quan bao gồm: Thủ tục hải quan, Thuế xuất - nhập khẩu, Hạn ngạch xuất - nhập khẩu, Giấy phép xuất nhập khẩu, Quản lý ngoại tệ... Quản lý nhà nƣớc của Hải quan đối với các khu kinh tế cửa khẩu là việc cơ quan Hải quan tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về việc quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trong địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu, giữa nƣớc ngoài với Khu kinh tế cửa khẩu, giữa các Khu kinh tế cửa khẩu với nhau và giữa Khu kinh tế cửa khẩu với nội địa Việt Nam. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng