Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng vũng áng, hà tĩnh...

Tài liệu Quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng vũng áng, hà tĩnh

.PDF
94
131
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐINH VĂN LONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI VỀ LOGISTICS TẠI CẢNG VŨNG ÁNG - HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐINH VĂN LONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI VỀ LOGISTICS TẠI CẢNG VŨNG ÁNG - HÀ TĨNH Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU SỞ Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Cá nhân tôi sẽ không thể hoàn thành bản luận văn này nếu không nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình và quý báu của rất nhiều ngƣời. Tôi xin đƣợc trân trọng bày tỏ lòng biết ơn của tôi về sự giúp đỡ đó. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu, khoa Quản lý kinh tế, phòng Đào tạo sau đại học Trƣờng đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trƣờng và trong quá trình làm luận văn. Tôi xin trân trọng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hữu Sở, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian và công sức hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin đƣợc trân trọng cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp trong cơ quan Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian, đóng góp nhiều ý kiến và cung cấp cho tôi các số liệu, tài liệu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn bạn bè, ngƣời thân trong gia đình và các doanh nghiệp kinh doanh logistics tại cảng Vũng Áng đã giúp tôi trong việc tìm kiếm tài liệu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện luận văn. Một lần nữa, xin đƣợc trân trọng cảm ơn tất cả sự quan tâm giúp dỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Đinh Văn Long MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTICS TẠI CẢNG BIỂN.................................................................. 7 1.1. Tổng quan về logistics ............................................................................... 7 1.1.1. Lịch sử phát triển của logistics ........................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm về logistics ........................................................................................ 7 1.1.3. Đặc điểm chung của logistics ...........................................................................11 1.1.4. Phân loại logistics ..............................................................................................11 1.1.5. Vai trò của logistics ...........................................................................................13 1.1.6. Nội dung và các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến phát triển logistics. ...........15 1.2. Quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng biển............................................ 16 1.2.1. Các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng. ........................................................................16 1.2.2. Những nội dung quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng biển.......................17 1.3. Cơ sở để đánh giá công tác quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng biển. ..... 19 1.3.1. Hiệu quả trong thi hành pháp luật ....................................................................19 1.3.2. Đảm bảo an toàn hàng hải ................................................................................19 1.3.3. Đảm bảo trật tự, an ninh....................................................................................20 1.3.4. Đảm bảo ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng .......................................................21 1.3.5. Tạo thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh .............................21 1.3.6. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.......................21 1.3.7. Thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển cảng ..........................................22 1.3.8. Tính chủ động sáng tạo trong hoạt động quản lý ...........................................22 1.3.9. Tính kinh tế trong hoạt động quản lý...............................................................22 1.3.10. Tính chính xác, minh bạch, công khai trong các quyết định quản lý .........23 1.3.11. Khả năng đề xuất các giải pháp vĩ mô để phát triển logistics gắn với cảng biển. ...............................................................................................................................23 1.4. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh. . 23 1.4.1. Vài nét sơ lƣợc về cơ quan. ..............................................................................23 1.4.2. Chức năng nhiệm vụ .........................................................................................24 1.4.3. Mối liên hệ với các lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành khác............26 1.5. Kinh nghiệm của một số nƣớc có cảng biển lớn và logistics đã phát triển. ... 26 1.5.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức .....................................................26 1.5.2. Kinh nghiệm của Singapore .............................................................................27 1.5.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản ..............................................................................28 1.5.4. Những gợi ý cho cảng Vũng Áng ....................................................................29 1.6. Kinh nghiệm tại một số cảng biển của Việt Nam .................................... 29 1.6.1. Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................29 1.6.2. Cảng Cái Mép – Thị Vải ...................................................................................30 1.6.3. Cảng Hải Phòng .................................................................................................31 1.6.4. Cảng Đà Nẵng....................................................................................................32 1.5.5. Những gợi ý cho cảng Vũng Áng. ...................................................................33 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTICS TẠI CẢNG VŨNG ÁNG ........................................................................................ 34 2.1. Tổng quan về cảng Vũng Áng ................................................................. 34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cảng Vũng Áng. ......................................34 2.1.2 Quy hoạch phát triển Cảng Vũng Áng đến năm 2020 ....................................37 2.2 Phân tích những lợi thế trong phát triển logistics tại Cảng Vũng Áng ..... 39 2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện địa hình .....................................................................39 2.2.2. Vùng đất sau cảng..............................................................................................40 2.2.3. Luồng chạy tàu [1].............................................................................................41 2.2.4. Khả năng mở rộng kho bãi ...............................................................................41 2.2.5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và các phƣơng thức vận tải sau cảng .........................................................................................................................42 2.2.6. Tiềm năng phát triển vùng hấp dẫn của cảng Vũng Áng ..............................44 2.3. Hoạt động logistics hiện nay tại cảng Vũng Áng. ................................... 45 2.3.1. Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải: .............................................................45 2.3.2. Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối:........................................................47 2.3.3. Cung cấp dịch vụ hàng hoá: .............................................................................48 2.3.4. Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành:..................................48 2.4. Đánh giá thực trạng về quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh. ........................................................................................................ 49 2.4.1. Về hiệu quả trong thi hành pháp luật ...............................................................49 2.4.2. Về đảm bảo an toàn ...........................................................................................50 2.4.3. Về đảm bảo trật tự, an ninh...............................................................................51 2.4.4. Về ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng. .................................................................52 2.4.5. Về tạo thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh .........................53 2.4.6. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ...........................................54 2.4.7. Về quản lý quy hoạch phát triển cảng .............................................................56 2.4.8. Tính chủ động sáng tạo trong hoạt động quản lý ...........................................57 2.4.9. Tính kinh tế trong hoạt động quản lý...............................................................57 2.4.10. Tính chính xác, minh bạch, công khai trong các quyết định quản lý .........58 2.4.11. Khả năng đề xuất các giải pháp vĩ mô để phát triển trung tâm logistics gắn với cảng biển.................................................................................................................59 2.5. Những nguyên nhân của những tồn tại nói trên. ...................................... 60 2.5.1. Trong việc xác định mục tiêu. ..........................................................................60 2.5.2. Trong việc vận dụng Cơ chế quản lý kinh tế ..................................................61 2.5.3. Trong vận dụng các nguyên tắc quản lý ..........................................................61 2.5.4. Trong vận dụng các phƣơng pháp quản lý ......................................................62 2.5.5. Trong vận dụng các công cụ quản lý ...............................................................63 2.5.6. Thông tin quản lý...............................................................................................64 2.5.7. Quyết định quản lý. ...........................................................................................64 2.5.8. Cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ. ..............................................................65 2.5.9. Về cơ cấu bộ máy ..............................................................................................66 2.5.10. Nguyên nhân từ tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác. .....................66 2.5.11. Những nguyên nhân khác thuộc nội tại cơ quan quản lý.............................66 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTICS TẠI CẢNG VŨNG ÁNG. ......................................................... 68 3.1. Xu hƣớng vận động của môi trƣờng ảnh hƣởng đến phát triển logistics ở Việt Nam ......................................................................................................... 68 3.1.1. Sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới ...........................................................................................................................68 3.1.2. Xu thế phát triển của dịch vụ logistics trên thế giới trong thời gian tới. ......68 3.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển logistics của Việt Nam ....................... 69 3.2.1. Mục tiêu phát triển logistics của Việt Nam đến năm 2020 [9]......................69 3.2.2. Mục tiêu phát triển logistics của Ngành Giao thông vận tải Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030.....................................................................................70 3.3. Những giải pháp để hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc về logistics tại Cảng Vũng Áng. ....................................................................................................... 71 3.3.1. Nhóm giải pháp về xác định mục tiêu .............................................................71 3.3.2. Các giải pháp về cơ chế quản lý .......................................................................72 3.3.3. Các giải pháp trong vận dụng các nguyên tắc quản lý ...................................72 3.3.4. Trong vận dụng các phƣơng pháp quản lý ......................................................73 3.3.5. Trong vận dụng các công cụ quản lý của Nhà nƣớc ......................................74 3.3.6. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính gắn với nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức, viên chức. ..................................................................................................74 3.3.7. Thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin quản lý ..............................................75 3.3.8. Giải pháp cải tiến quy trình ra các quyết định quản lý. ..................................75 3.3.9. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực thi pháp nhiệm vụ. ......................75 3.3.10. Phòng ngừa và đấu tranh với tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác. ..............................................................................................................................76 3.4. Đề xuất kiến nghị khác............................................................................. 77 3.4.1. Từ kinh nghiệm thực tiễn ..................................................................................77 3.4.2. Từ kết quả nghiên cứu của tác giả....................................................................77 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 81 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 1 PL First Party Logistics Logistics bên thứ nhất 2 2 PL Second Party Logistics Logistics bên thứ hai 3 3PL Third Party Logistics Logistics bên thứ ba 4 4PL Fourth Party Logistics Logistics bên thứ tƣ 5 EU European Union Liên minh châu Âu 6 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 7 LPI Logistics Performance Index Chỉ số Nănglực Logistics của Ngân hàng Thế giới 8 WB World Bank Ngân hàng thế giới 9 WTO World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại Thế giới 10 QL Quốc lộ i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT SỐ TÊN BẢNG BIỂU TRANG 1 2.1 Sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng những năm 35 gần đây 2 2.2 Các thông số chính của công trình bến tổng hợp 37 container 3 2.3 Kết cấu đƣờng sắt nối Cảng với vùng hấp dẫn ii 43 DANH MỤC CÁC HÌNH STT SỐ TÊN HÌNH 1 2.1 Quy hoạch chi tiết Khu cảng Vũng Áng 37 2 2.2 Phối cảnh tổng thể sau cảng Vũng Áng 41 3 2.3 Sơ đồ kết nối Cảng với vùng hấp dẫn 43 iii TRANG MỞ ĐẦU 1. Tổng quan nghiên cứu Thuật ngữ “logistics” xuất hiện một cách chính thức trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam vào năm 2005 ở Luật Thƣơng mại (sửa đổi), muộn hơn rất nhiều so với tiến trình phát triển của lĩnh vực này trên thế giới. Công trình nghiên cứu khoa học quy mô nhất cho đến nay liên quan đến logistics ở Việt Nam là đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nƣớc “Phát triển các dịch vụ logistics ở nƣớc ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” do GS.TS.Đặng Đình Đào (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân) chủ nhiệm, đƣợc thực hiện trong 2 năm (2010, 2011) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Trong khuôn khổ đề tài này, 2 cuốn sách chuyên khảo đã đƣợc xuất bản. Cuốn “Logistics – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2011) gồm 26 báo cáo tập trung vào các nội dung cơ bản: các vấn đề lý luận cơ bản của logistics, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, các quy định pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam, chính sách phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam…và cuốn “Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2012) với các nội dung cụ thể nhƣ: khái niệm dịch vụ logistics, nội dung phát triển dịch vụ logistics, hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics của quốc gia (giới thiệu chỉ số LPI của WB) và của doanh nghiệp, các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến sự phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, quá trình phát triển và thực trạng phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, yêu cầu, 1 khả năng, quan điểm và giải pháp phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Tiến sĩ Đinh Lê Hải Hà có đề tài “Phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay” đã tiếp cận logistics hiện đại từ giác độ vĩ mô và hệ thống logistics của quốc gia. Đề tài đã phân tích và đánh giá khá đầy đủ và toàn diện thực trạng phát triển của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đề xuất nhiều giải pháp mang tính đột phá nhƣ xây dựng Chiến lƣợc phát triển logistics quốc gia và Phát triển toàn diện, đồng bộ kết cấu hạ tầng logistics của nền kinh tế [20] Trên mạng thông tin hiện có nhiều trang web tập trung viết về chủ đề logistics. Đặc biệt đáng chú ý là trang web www.vlr.vn/vn của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics và trang báo điện tử Diễn đàn doanh nghiệp đều thƣờng xuyên cập nhật nhiều thông tin, những bài phân tích, bình luận... của những chuyên gia, nhà nghiên cứu về lĩnh vực logistics. Đề cập đến vấn đề phát triển logistics ở cả tầm vi mô, trung mô và vĩ mô. Tại Quyết định số 169/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Đề án đề cập nhiều đến phát triển hệ thống kho bãi, kết nối giao thông và hình thành các trung tâm logistics tại một số cảng biển trọng điểm quốc gia nhƣ Cảng Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng và Cảng thành phố Hồ Chí Minh [17]. Tiếp cận logistics dƣới giác độ vĩ mô là tầm logistics của cả quốc gia hoặc một số quốc gia [6]. Tiếp cận giác độ trung mô cũng có những nghiên cứu về logistics liên quan đến khái niệm cụm ngành công nghiệp. Trung tâm logistics thƣờng đƣợc đặt ở gần các đầu mối giao thông vận tải lớn, kết nối nhiều phƣơng thức vận tải hàng hoá khác nhau, thông thƣờng là cảng biển nƣớc sâu có vùng hấp dẫn rộng lớn, cảng nƣớc sâu trọng điểm khu vực. Đặc biệt nổi bật trong vấn đề về 2 trung mô logistics có các vấn đề đƣợc ông Trần Sĩ Lâm đặt ra trong các nghiên cứu của mình [10]. Tiếp cận logistics dƣới giác độ vi mô – logistics trong hoạt động của doanh nghiệp - logistics kinh doanh. Logistics có thể đƣợc hiểu là một phần của toàn bộ quá trình quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả dòng chu chuyển và lƣu kho hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng [6]. 2. Tính cấp thiết của đề tài Cảng Vũng Áng là một cảng nƣớc sâu đƣợc quy hoạch là cảng tổng hợp trọng điểm của nhóm cảng Bắc Trung Bộ, gắn liền với Khu kinh tế Vũng Áng có tổng diện tích 22.781 ha. Cảng Vũng Áng có vùng hấp dẫn rộng lớn gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ, nƣớc bạn Lào và 7 tỉnh miền Đông Bắc Thái Lan. Theo quan điểm về trung tâm logistics thì cảng Vũng Áng có đủ điều kiện để phát triển trung tâm logistics và có tiềm năng thành trung tâm logistics có quy mô lớn. Cơ quan quản lý cần có những nghiên cứu nhằm làm cơ sở tạo đà cho sự phát triển logistics phát triển tƣơng xứng với tiềm năng đó [28]. Ban quản lý kinh tế Vũng Áng thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tƣ thuê Công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế cảng – kỷ thuật biển lập Quy hoạch chi tiết phát triển Cảng Sơn Dƣơng – Vũng Áng và đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 137/QĐ-BGTVT ngày 07/1/2012. Bản quy hoạch gồm bố trí hệ thống cầu cảng, luồng lạch, kho bãi, trung tâm dịch vụ logistics và các hệ thống kết cấu hạ tầng khác có liên quan [1]. Tôi đã công tác tại Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh từ năm 2001 đến nay. Cảng vụ hàng hải Hà Tĩnh là cơ quan trực thuộc Cục hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng Quản lý nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải tại các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh. 3 Sau khi hoàn thành chƣơng trình học tập lớp đào tạo Thạc sĩ quản lý kinh tế tại trƣờng Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, đồng thời tiếp cận với một số công trình nghiên cứu về logistics, tôi nhận thấy logistics là một xu hƣờng kinh tế trong tƣơng lai sẽ đóng góp vai trò quan trọng cho các DN sản xuất và dịch vụ phát triển, là yếu tố quan trọng để các quốc gia, vùng miền hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thịnh vƣợng và ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng lợi tối đa. Cảng biển, nhất là cảng biển nƣớc sâu nhƣ Cảng Vũng Áng lại đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của logistics. Cảng Vũng Áng là cảng mới, logistics bắt đầu phát triển nên quản lý nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải về logistics còn nhiều bất cập. Đƣợc sự quan tâm hƣớng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sở, tôi đã lựa chọn luận văn "Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh" để làm báo cáo tốt nghiệp chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý kinh tế. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt tới những mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: - Quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng có những cơ sở lý luận và thực tiễn nào? - Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng hiện nay nhƣ thế nào? Những tồn tại và nguyên nhân nào ảnh hƣởng xấu tới công tác quản lý nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng? - Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng? 4 5. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian: Khu cảng Vũng Áng, chỉ tập trung vào khu vực bến thƣơng cảng tổng hợp – container Vũng Áng (Loại trừ các cảng chuyên dụng phục vụ riêng cho Tập đoàn Formosa, Nhiệt điện Vũng Áng) * Về thời gian: Nghiên cứu các số liệu từ năm 2006 đến cuối năm 2013. Đối với tƣơng lai, sử dụng các số liệu quy hoạch và dự báo đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. 6. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản. Trong từng nội dung cụ thể, tuỳ thuộc yêu cầu và điều kiện nghiên cứu, luận văn sử dụng các các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung gồm phƣơng pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, các phƣơng pháp lịch sử, lôgic, toán, thống kê. Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua sách và các bài báo, tạp chí về logistics; Các cổng thông tin điện tử của Chính phủ và các cơ quan; các trang internet trong và ngoài nƣớc; Các thƣ viện; Các tài liệu chuyên khảo và giáo trình về logistics và quản lý Nhà nƣớc nói chung và quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải. Kiểm tra dữ liệu: Các dữ liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau đƣợc kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính cập nhật (thời sự) bằng cách đối chiếu, so sánh để có đƣợc sự nhất quán, đảm bảo dữ liệu phản ánh đƣợc nội dung phân tích với độ tin cậy cao và nguồn trích dẫn rõ ràng. 7. Kết cấu nội dung luận văn Lời mở đầu Mục lục Danh mục các cụm từ viết tắt 5 Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về logistics và quản lý Nhà nƣớc Chƣơng 2: Thực trạng phát triển logistics và quản lý Nhà nƣớc về về logistics tại cảng Vũng Áng. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải với Logistic tại cảng Vũng Áng. Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục Lời cảm ơn 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTICS TẠI CẢNG BIỂN. 1.1. Tổng quan về logistics 1.1.1. Lịch sử phát triển của logistics Từ logistics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, logistikos, nghĩa là giỏi tính toán. Từ này bắt nguồn từ nhu cầu của các đội quân cần đƣợc cung ứng vũ khí, lƣơng thực, phƣơng tiện vận chuyển… trong chiến đấu. Logistics là việc tạo lập, quản lý và điều khiển các nguồn lực nhằm hỗ trợ cho chiến lƣợc và chiến thuật. [6]. Cùng với thời gian, thuật ngữ logistics không chỉ đƣợc sử dụng trong lĩnh vực quân sự mà còn đƣợc sử dụng sang nhiều lĩnh vực khác, trong đó có kinh tế và kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, logistics cũng trải qua một quá trình phát triển gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có sự tiến triển, thay đổi, bổ sung cả về nội hàm và ngoại diện của khái niệm này. Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, ngƣời ta còn nhắc đến xu thế: logistics toàn cầu liên quan đến dòng vận động của hàng hóa, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia. Logistics thế hệ sau, nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến giai đoạn gọi là logistics thƣơng mại điện tử (e – logistics) sẽ là xu thế tất yếu trong tƣơng lai do sự phát triển của kỷ nguyên số nói chung và thƣơng mại điện tử nói riêng đã phá vỡ các giới hạn về không gian và thời gian trƣớc đây trong kinh doanh, thay thế nhiều kênh phân phối truyền thống bằng các kênh phân phối mới với các yêu cầu cao về thời gian, chi phí, địa điểm,… [9]. 1.1.2. Khái niệm về logistics Cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về logistics. Các khái niệm logistics đƣợc đƣa ra dựa trên những góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau, và đƣợc hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. 7 1.1.2.1. Theo nghĩa rộng - Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về mặt chi phí dòng luân chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin có liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của khách hàng. [6] Theo định nghĩa này, logistics gắn liền với quá trình nhập nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hoá và đƣa vào các kênh lƣu thông, phân phối đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Ở đây có sự phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ nhƣ dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tƣ vấn quản lý… với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, ngƣời sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đƣa hàng hoá tới tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. 1.1.2.2. Theo nghĩa hẹp: Logistics đƣợc hiểu nhƣ là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá trình phân phối, lƣu thông hàng hoá và logistics là hoạt động thƣơng mại gắn liền với các dịch vụ cụ thể. Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 (Điều 233) lần đầu tiên đƣa khái niệm logistics vào luật đã quy định: "Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao". Nhƣ vậy, theo nghĩa hẹp, chỉ định nghĩa logistics trong phạm vi một số hoạt động cụ thể trong chuỗi cung ứng. [12] Sứ mệnh của logistics là đƣa đƣợc đúng sản phẩm và dịch vụ tới đúng địa điểm, thời gian và hoàn cảnh yêu cầu, đồng thời phải đem lại những đóng góp 8 lớn nhất cho doanh nghiệp. Và nhƣ vậy, hệ thống logistics sẽ đƣa lại cho công ty 7 lợi ích (7 rights): đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lƣợng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí. [6] Với góc độ là một khoa học, Nhóm nghiên cứu của GS.TS.NGƢT. Đặng Đình Đào đã định nghĩa: Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ… từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội được tiến hành nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. [6, tr.16] 1.1.2.3. Ví dụ về dịch vụ logistics Dƣới đây là ví dụ về dịch vụ logistics cho công ty May 10: Công ty May 10 sản xuất và phân phối quần áo đi khắp nơi trong và ngoài nƣớc, giao hàng đến tận nơi, đến tận giá bán hàng của các đại lý bán buôn, bán lẻ, thu hồi sản phẩm hƣ hỏng, lỗi, bán thanh lý hàng hết mốt v.v.. Những việc cơ bản họ phải làm hàng ngày là làm hợp đồng, đặt mua vải, chỉ, cúc, khóa, đinh, dây v.v... ở trong, ngoài nƣớc và sẽ ở nhiều nƣớc khác nhau, nhiều thành phố khác nhau (không thể mua toàn bộ phụ kiện ở 1 nƣớc, 1 thành phố đƣợc vì giá cả, mẫu mã, chất lƣợng ở mỗi nơi sẽ có 1 ƣu thế, mỗi 1 sản phẩm sẽ dùng 1 loại phụ kiện đặc biệt hoặc 1 loại vải theo đúng chủng loại của đơn hàng đó và sẽ phải mua nhiều loại ở nhiều thành phố khác nhau, rồi sợ chiến tranh, thiên tai,.....) Công việc vận hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng sẽ có những đơn hàng theo lịch trình lập trƣớc gửi cho các công ty logistics đến giờ này, ngày này, tháng này công ty May 10 sẽ cần bao nhiêu container vải của Italy, bao nhiêu kg cúc của Hàn Quốc, bao nhiêu chỉ từ nhà máy trong Biên Hòa chuyển ra để làm đơn hàng A trong bao nhiêu ngày,... Căn cứ theo đơn đặt hàng đó của May 10, công ty logistics lên kế hoạch và trao đổi cùng May 10 để quyết 9 định ngày nào thì nhập cái gì trƣớc, bằng đƣờng nào, có thể kết hợp hay ghép hàng với đơn hàng khác hoặc của đơn vị khác hay không, v.v..., mục đích nhằm tiết kiệm tiền vận chuyển tối đa cho May 10, kịp tiến độ sản xuất hàng ngày mà lại không mất nhiều chi phí lƣu kho (Công ty May 10 không thể có điều kiện ghép hàng, không có hệ thống đại lý toàn cầu và có phƣơng án làm tốt bằng công ty logistics đƣợc). Nếu mọi việc đều suôn sẻ, công nhân không ai ốm, điện không bị mất, không mƣa, không bão, không động đất, không thay đổi đơn hàng, kiểu dáng, không thừa thiếu, không thay đổi giá cả, không có sự cạnh tranh, đổi nhà cung cấp vv.... thì công ty logistics cứ làm theo yêu cầu đó và thu tiền. Trƣờng hợp có những bất trắc do khách quan đem đến, May 10 buộc phải nhập nguyên phụ liệu gấp để kịp sản xuất. Đây là lúc công ty logistics sẽ phải đƣa ra phƣơng án tối ƣu cho khách hàng, đi bằng đƣờng biển, đƣờng bộ, tàu hỏa, biển, đƣờng không hay phối hợp nhiều phƣơng thức để kịp cung cấp cho May 10 sản xuất... Vậy là các công ty logistics phải tham gia sâu hơn vào công việc sản xuất kinh doanh của May 10. Hàng chuẩn bị xuất xƣởng, kế hoạch phân phối đi nội địa bao nhiêu, nƣớc ngoài bao nhiêu, cửa hàng này bao nhiêu sản phẩm, cửa hàng kia bao nhiêu sản phẩm ... Công ty logistics sẽ lên kế hoạch đóng đơn nào, đi đâu trƣớc, có thể có hàng lẻ, hàng container, hàng đi đƣờng bộ, hàng không .... Hàng chuyển đến cảng đích rồi việc của công ty logistics lại tiếp tục làm thủ tục hải quan, chuyển hàng đến kho phân phối hoặc chuyển trực tiếp đến từng cửa hàng đặt sản phẩm hoặc đại lý bán hàng cho May 10 v.v... Công ty logisitcs có thể thu tiền, ghi lại báo cáo lƣợng hàng tiêu thụ, hàng tồn, hàng đổi, bảo hành, yêu cầu chuyển thêm hàng vào ngày mai v.v... cho may 10 từ đó May 10 có kế hoạch sản xuất, phân phối, thu đổi, bảo hành, khiếu nại nhà cung cấp vật liệu,.... và báo cho Công ty logistics kế hoạch. Thị trƣờng này đang cần hàng này, không cần hàng kia, thị trƣờng này bán ế, chuyển qua thị trƣờng khác để tiêu thụ hết hàng. Đơn nào còn đang nằm trong 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng