Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực tiễ...

Tài liệu Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực tiễn thành phố hà nội (tt)

.PDF
27
371
128

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC LONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH TƢ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT Hà Nội, năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG THẾ LIÊN Phản biện 1:………………………………………………. Phản biện 2:………………………………………………. Phản biện 3:………………………………………………. Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi……giờ……phút, ngày…..…tháng…...năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 25 năm thực hiện Nghị quyết số 90/CP (21/8/1997) về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa của Chính phủ, nhiều cá nhân, tổ chức đã tích cực hưởng ứng bỏ vốn hàng để xây dựng bệnh viện, phòng khám tư. Đến nay, hệ thống các cơ sở KCB (KCB), hành nghề y dược tư nhân (YTN) đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng với nhiều dịch vụ đa dạng, phong phú. Nhờ hệ thống các cơ sở y tế tư nhân nên người dân có điều kiện thuận lợi để chăm sóc sức khỏe dù ở bất kỳ địa phương nào. Với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, một số cơ sở dần tạo được niềm tin đối với người bệnh, thu hút đông đảo bệnh nhân, từ đó, tạo tác dụng tích cực giúp giảm tình trạng quá tải tại các đơn vị y tế công lập. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động của một số cơ sở khám chữa bệnh tư (CSKCBT) còn nhiều bất cập như: về chi phí: một số cơ sở dù không có giấy phép hành nghề nhưng vẫn hoạt động y dược trái phép; một số cơ sở còn nghèo nàn về cơ sở vật chất, thiếu thốn trang thiết bị, chất lượng các dịch vụ chưa cao; chi phí ở y tế tư nhân cao hơn so với y tế công; chất lượng dịch vụ KCB khu vực tư nhân kém hơn khu vực y tế công. Mặc dù chi phí của khu vực y tế tư nhân cao hơn, nhưng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh không cao hơn; vấn đề đạo đức nghề nghiệp chưa được chú trọng đúng mức; những hạn chế, bất cập trong việc quản lý, thực hiện các chính sách về y tế tư nhân; hiện tượng trục lợi quỹ BHYT tại các cơ sở y tế ngoài công lập còn diễn ra nhiều. Bên cạnh đó công tác QLNN đối với các CSKCBT còn nhiều tồn tại như: 1) hệ thống văn bản quy định về thực hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này chưa đủ răn đe; 2) việc triển khai và thực 1 hiện các chính sách pháp luật về y tế khiến hệ thống y tế ngoài công lập gặp rất nhiều khó khăn; tổ chức và thực hiện văn bản chưa đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả; 3) công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế; 4) việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực KCBT còn chưa mạnh để răn đe,...Ngoài ra, chúng ta chưa có chính sách đối với các CSKCBT nên chưa có sự công bằng giữa cơ sở y tế tư nhân và y tế nhà nước; sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ đối với các BVT hầu như không có...Thực trạng trên gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân; nhiều vụ việc đáng tiếc sảy ra liên quan đến tính mạng của bệnh nhân; đồng thời, gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ các vấn đề kinh tế, xã hội, y tế tại thành phố Hà Nội cũng đang phát triển. Theo báo cáo của Hiệp hội Bệnh viện tư nhân (BVT), hiện nay cả nước có trên 170 bệnh viện tư nhân, hơn 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế. Theo Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến tháng 6/2018 có 35 BVT, phòng khám đa khoa 165, phòng khám chuyên khoa là 2641, phòng y học cổ truyền là 685, tổng có 3526 CSKCBT trên địa bàn thành phố Hà Nội . Các cơ sở khám chữa bệnh có yếu tố người nước ngoài tham gia KCB ở cả lĩnh vực Đông y và Tây y đều có hành vi vi phạm Luật Khám chữa bệnh, pháp lệnh quảng cáo, KCB không đúng với phạm vi chuyên môn đã được cấp phép, người nước ngoài làm công việc chuyên môn chưa được phép của Sở Y tế Hà Nội, quảng cáo giới thiệu phòng khám không đúng với nội dung đăng ký đã được Sở Y tế Hà Nội phê duyệt, sử dụng dược phẩm chưa được phép của Bộ Y tế cho bệnh nhân. Bên cạnh những cơ sở chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật thì còn một số cơ sở dù không có giấy phép hành nghề nhưng vẫn hoạt động y dược trái phép. Một số cơ sở còn nghèo nàn về cơ sở vật chất, tay nghề đội ngũ y bác sĩ chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu thốn trang 2 thiết bị, chất lượng các dịch vụ chưa cao… Thực trạng trên gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân; đồng thời, gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng. Ngoài ra, các cơ sở khám chữa bệnh tư hành nghề vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép; lạm dụng cận lâm sàng; sai phạm về quảng cáo, vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép, lợi dụng lòng tin của người dân để quảng cáo không đúng khả năng chuyên môn, không đúng với nội dung quảng cáo. Ngoài các sai phạm về quảng cáo và công tác QLNN, việc xảy ra liên tiếp những vụ việc sai phạm, tiêu cực trong ngành y thời gian qua còn có nguyên nhân do vấn đề y đức: việc thực hiện quy tắc ứng xử trong đội ngũ y bác sĩ, dù đã được tập huấn nhiều, song vẫn chưa nghiêm. Thực tiễn trên đã gây nên tai biến y khoa ngoài ý muốn ở mọi lúc, mọi nơi và những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến tính mạng con người. Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia; là trung tâm phát triển về kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật của cả nước. Có thể nói Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước; là điểm có sức thu hút đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế, nhưng các thủ tục hành chính, các chính sách đưa ra cho lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Đó là rào cản đối với các nhà đầu tư, đối với hoạt động của các CSKCBT hiện nay. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực tiễn thành phố Hà Nội” làm luận án Tiến sĩ Luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng quát Làm rõ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCB tư; đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư trên địa bàn Hà Nội; đưa ra 3 quan điểm và giải pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT nói chung, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Mục đích cụ thể Đánh giá những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT, xác định được câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Hình thành được khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT; các yếu tố tác động và kinh nghiệm QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT một số nước và một số địa phương; giá trị tham khảo cho thành phố Hà Nội. Chỉ ra ưu điểm, hạn chế của QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng Đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT thực hiện chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nêu trên, Luận án có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu, chỉ ra những kết quả, nội dung kế thừa, phát triển, những khoảng trống của các công trình đó, những nội dung mới Luận án tiếp tục giải quyết. Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận về QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT: Khái niệm, đặc điểm, vai trò QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT; nội dung QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT trong việc xây dựng và ban hành pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật để quản lý các cơ sở KCBT; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở KCBT; xử lý đối với các vi phạm pháp luật về dịch vụ YTN. Thứ ba, phân tích thực tiễn QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT: khái quát các cơ sở KCBT trên địa bàn Tp. Hà Nội; 4 thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT Tp. Hà Nội (công tác xây dựng và ban hành văn bản; công tác tổ chức và thực hiện pháp luật đối với các cơ sở KCBT; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với các CSKCBT trên địa bàn Thành phố. Thứ tư, đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường QLNN bằng PL đối với các CSKCBT hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT, bao gồm nội dung của pháp luật, thực hiện pháp luật và những giải pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của các CSKCBT. Luận án nghiên cứu QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (CQQLHCNN); Luận án không nghiên cứu hoạt động của các cơ quan lập pháp và tư pháp trong lĩnh vực này. Luận án tập trung nghiên cứu QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT trên địa bàn Tp. Hà Nội; còn QLNN đối với các bệnh viện công lập và cơ sở dịch vụ y tế công, các cửa hàng thuốc tư nhân không thuộc phạm vi nghiên cứu trong Luận án. Về không gian: Luận án không chỉ nghiên cứu trên địa bàn Tp. Hà Nội mà còn còn nghiên cứu một số địa phương khác. Về thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các CSKCBT từ năm 2003 - khi có Pháp lệnh về hành nghề Y, dược tư nhân. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 5 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở các quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xã hội hóa y tế, giáo dục. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng tổng hợp các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, lôgic – lịch sử, hệ thống, so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học. Phương pháp thu thập thông tin, dữ kiện cấp 2 trên cơ sở các tài liệu hay các tuyên bố đã được công bố chứ không phải do chính tác giả trực tiếp thu thập lần đầu. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận án và tập trung nhiều nhất ở chương tổng quan tình hình nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, phân tích những nội dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu chính của đề tài luận án. Phương pháp lôgic - lịch sử: Vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT qua từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn, các lý thuyết và kết quả ứng dụng lại có những bước tiến nhất định. Do vậy, tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu lịch sử hình thành lý thuyết có liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT; phân tích, làm rõ bản chất của các khái niệm và tính ứng dụng của các lý thuyết nghiên cứu mỗi giai đoạn trong việc hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT. Phương pháp thống kê, mô tả: Thông tin định lượng thu thập 6 được từ các tài liệu thống kê về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về các phân tích hay nhận định quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng. Phân tích, tổng hợp: Đó là trong quá trình nghiên cứu, tác giả lập luận từng vấn đề, chỉ ra nội dung chính, sau đó vận dụng các biện pháp nêu giả thuyết, so sánh, đối chiếu các nội dung. Sau đó tác giả rút ra cái chung từ sự phân tích. Tổng hợp được tác giả áp dụng cuối mỗi nội dung, kết luận chương. Quy nạp, diễn dịch: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đi từ cái riêng đến cái chung, từ những sự vật đơn lẻ cho đến các nguyên lý phổ biến. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp diễn dịch trong việc nghiên cứu QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT. Trên cơ sở số liệu tác giả thu thập được, tác giả tổng hợp thành những nhận định, đánh giá trong các chương của Luận án. Phương pháp điều tra xã hội học: Đó là phương pháp thu thập thông tin phục vụ cho một chủ đề xã hội được nêu trong chương trình nghiên cứu. Trong luận án, điều tra xã hội học được tác giả sử dụng trong chương 3 nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, CBCCVC quản lý nhà nước trong lĩnh vực YTN. Phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác: Để tăng thêm độ tin cậy của các thông tin đã thu thập được, nghiên cứu sinh còn sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như: so sánh, quy nạp diễn giải. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Đóng góp mới về lý luận Thứ nhất, luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT. Luận án đưa ra một số khái niệm, kết luận mang tính khoa học, góp phần hoàn thiện 7 lý luận và là cơ sở để xây dựng, thực thi pháp luật về KCBT. Thứ hai, luận chứng cụ thể hơn, khoa học hơn về nội hàm các nội dung của công tác QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT, làm cơ sở cho việc hình thành lý luận về QLNN bằng PL đối với các CSKCBT. Thứ ba, luận án phân tích quan điểm về y tế, tăng cường pháp luật về hành nghề YTN. 5.2. Đóng góp mới về thực tiễn Một là, Luận án đánh giá thực tiễn QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT; chỉ ra những hạn chế của pháp luật về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư. Hai là, Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với các CSKCBT, giải pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT hiện nay. Ba là, Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có giá trị về lý luận cũng như thực tiễn là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án là những bổ sung khái niệm, xác định đặc điểm, vai trò của QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vai trò, giá trị của pháp luật về QLNN đối với lĩnh vực y tế nói chung, KCB trong các cơ sở tư nhân nói riêng. Luận án dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập môn pháp luật về y tế trong hệ thống các học viện, đại học Y, trung cấp Y; làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ các cơ sở KCB nhất là tư nhân; tài liệu tham khảo cho các trường luật và các cơ quan QLNN. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, 8 Phụ lục, Luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2. Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư. Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực tiễn thành phố Hà Nội. Chương 4. Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực tiễn thành phố Hà Nội. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Những nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT Các nghiên cứu nhóm này đều đưa ra khái niệm về QLNN; QLNN bằng PL trong lĩnh vực y tế nói chung; khái niệm y tế tư nhân; các tác giả đã nêu vai trò của YTN trong hệ thống nền y tế quốc dân và đối với việc chăm sóc sức khỏe cho người dân; nghiên cứu lịch sử về quá trình hình thành và phát triển ngành y tế, trong đó có YTN và các tiêu chí nào cần hoàn thiện đối với các cơ sở KCBT. Những nghiên cứu về thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT Các công trình nghiên cứu ở nhóm nghiên cứu này nhìn chung đã đưa ra các số liệu cụ thể về tính hình phát triển của các BVT, các CSKCBT; đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN bằng PL trong lĩnh vực y tế hiện nay. Các bài viết nêu sự cần thiết phải ban hành các chính sách đối với YTN; những tồn tại nhiều bất cập trong việc triển khai và thực hiện các chính sách pháp luật về y tế khiến hệ thống y 9 tế ngoài công lập gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong thời kỳ kinh tế hội nhập. Tuy nhiên, các nội dung về QLNN đối với lĩnh vực YTN chưa được tác giả đề cập trong công trình này. Những nghiên cứu về giải pháp quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT Các công trình nghiên cứu ở nhóm nghiên cứu này đã đề xuất một số phương hướng, giải pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế như: từng bước hoàn thiện pháp luật về y tế thông qua việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về y tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật về y tế và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về y tế. Một số bài viết cũng đã đề cập đến Bảo hiểm y tế, xã hội hóa bệnh viện, xây dựng các chỉ số đánh giá bệnh viện, quản lý tài chính trong bệnh viện…Tuy nhiên, các lĩnh vực này chưa được đề cập đến QLNN bằng PL đối với các CSKCBT. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Các tác giả ở nước ngoài nghiên cứu khá toàn diện về những vấn đề tư nhân hóa trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Các chuyên đề cũng coi việc QLNN đương nhiên sử dụng công cụ pháp luật, coi pháp luật là cơ sở, là nền tảng cho việc QLNN của mình và khẳng định vai trò không thể thiếu của pháp luật trong QLNN về y tế, trong đó có YTN. 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu Qua nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả nhận thấy: Một mặt, các công trình đã nêu được các khái niệm có liên quan đến Luận án như: QLNN; hành nghề tư nhân; bệnh viên công, bệnh viện tư; thể chế y tế;…đề cập đến nội dung QLNN trong lĩnh vực y tế nói chung: Hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị, thanh tra, kiểm tra.. và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với từng lĩnh vực. 10 Các công trình đã đề cập đến việc tổ chức và quản lý các bệnh viện tư: nguyên tắc, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ; vấn đề cấp phát và sử dụng thuốc trong các bệnh viện; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Y, bác sĩ trong bệnh viện, trên góc độ hành chính công, góc độ quản lý nhà nước bằng PL thì các công trình chưa đề cập đến. Bên cạnh đó, các công trình cũng đã đề cập đến thực trạng QLNN trong lĩnh vực y tế, quản lý đối với các nghiệp vụ chuyên môn y tế; phân tích thực trạng và đánh giá QLNN trong lĩnh vực y tế trong thời gian qua. Dưới góc độ Luật học các nội dung: Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT như: xây dựng và ban hành pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật để quản lý các cơ sở KCBT; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở KCBT; xử lý đối với các vi phạm pháp luật về dịch vụ y tế tư nhân); các yếu tố tác động đến pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư… chưa được đề cập đến và nghiên cứu một cách bài bản. Mặt khác, từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy ở Việt Nam vấn đề QLNN về y tế, nhất là YTN đã và đang được quan tâm hơn trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn. Các công trình đã có những tư tưởng, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện dân lập trên một số địa bàn nhất định như: Tp. Hồ Chí Minh, Hưng Yên nhưng các quan điểm, đề xuất đó được rút ra từ việc xem xét đánh giá hiện có, nhiều nội dung vẫn còn có sự khác biệt chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT trong cả nước nói chung, Tp. Hà Nội nói riêng. Dưới góc độ Luật học, các nội dung của Luận án như: phân tích sự khác biệt giữa QLNN đối với BVT và BVC; vai trò QLNN bằng PL đối với các CSKCBT; các yếu tố tác động đến QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT; đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp 11 QLNNBPL đối với các CSKCBT thành phố Hà Nội chưa được các công trình khoa học trước đề cập. Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cơ sở lý luận và các tham khảo về thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu sâu về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCB tư từ thực tiễn thành phố Hà Nội. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nói chung, trên địa bàn Tp. Hà Nội nói riêng hiện nay là hết sức cần thiết. Mặc dù việc nghiên cứu vẫn còn những hạn chế (như phân tích ở trên), những kết quả đạt được là cơ sở, tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật đối với các cơ sở KCBT hiện nay. 1.3. Những vấn đề đặt ra đƣợc tiếp tục nghiên cứu 1.3.1. Vấn đề tiếp tục nghiên cứu Một là, luận án tiếp tục nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với các cơ sở KCBT: khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các CSKCBT. Hai là, luận án tiếp tục nghiên cứu các nội dung về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các CSKCBT trong việc: xây dựng và ban hành chính sách; tổ chức thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của y tư nhân; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử phạt hành vi vi phạm pháp luật của các cơ sở khám chữa bệnh tư. Ba là, luận án nghiên cứu các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các CSKCBT hiện nay. Bốn là, kinh nghiệm của một số địa phương (Đà Nẵng, Thanh Hóa và Tp. Hồ Chí Minh) về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các CSKCBT và giá trị tham khảo cho địa bàn thành phố Hà Nội được tác giả đề cập trong Luận án. Năm là, thực trạng việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối 12 với các CSKCBT được tác giả đề cập trong chương 3 của Luận án: Thực trạng việc xây dựng và ban hành chính sách; tổ chức thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của y tư nhân; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử phạt hành vi vi phạm pháp luật của các cơ sở khám chữa bệnh tư. Qua việc khảo sát lấy ý kiến, tác giả có được số liệu trung thực, chính xác để làm cơ sở cho việc đánh giá những kết quả đã đạt được, tồn tai, hạn chế và nguyên nhân. Sáu là, luận án đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với các CSKCBT trên địa bàn thành phố Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng KCB đối với người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung, như: Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các CSKCBT; tăng cường biện pháp xử lý, kỷ luật đối với hành VPPL của các CQQLNN và CSKCBT; nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ sở khám chữa bệnh tư trên địa bàn thành phố Hà Nội; các giải pháp khác (tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tăng cường nguồn lực cho hoạt động quản lý, thi đua khen thưởng, phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội, nhân dân cùng giám sát, phát hiện các sai phạm). 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được triển khai với các câu hỏi về khía cạnh lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT để làm rõ mục đích của luận án, đó là: 1) Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các CSKCBT có vai trò gì? 2) Vai trò của các CSKCBT đối với hệ thống y tế Việt Nam hiện nay? 3) Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các CSKCBT gồm các nội dung gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các CSKCBT? 4) Thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở 13 KCBT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay? 5) Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở KCBT trên địa bàn thành phố Hà Nội là gì? 1.3.3. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức và các khảo sát, luận án sẽ thu thập, xử lý thông tin nhằm kiểm chứng các giả thuyết sau: Giả thuyết 1. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở KCBT không được chú trọng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng KCB, ảnh hưởng đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; không thực hiện được định hướng phát triển mạng lưới y tế; không bảo vệ được quyền, lợi ích của đội ngũ y bác sĩ và người bệnh. Giả thuyết 2. Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các CSKCBT sẽ đảm bảo cho các CSKCBT hoạt động đúng pháp luật, nâng cao chất lượng KCBT cho người dân; thực hiện được định hướng phát triển y tế trong đó có y tế tư nhân; tạo cho y tế tư nhân cạnh tranh với y tế công; bảo đảm quyền và lợi ích của đội ngũ y bác sĩ và người bệnh. Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH TƢ 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tƣ 2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư * Quản lý nhà nước: Hiện có rất nhiều khái niệm về quản lý nhà nước, theo tác giả: Quản lý nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực nhà nước của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tới đối tượng quản lý bằng các công cụ quản lý khác nhau để nhằm mục tiêu phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước đã đề ra. 14 *Quản lý nhà nước bằng pháp luật: QLNNBPL được hiểu là quản lý đối với xã hội, là sự tác động có tổ chức và quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành bằng công cụ pháp luật với việc sử dụng kết hợp với các công cụ, phương pháp và bằng hình thức khác nhau để tác động lên các quá trình xã hội, nhằm thiết lập, duy trì trật tự xã hội. * Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư: là quá trình xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật về KCBT và kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, nhằm điều chỉnh việc KCBT theo đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng KCB cho người dân. 2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư Một là, QLNNBPL đối với các CSKCBT được thực hiện bởi chủ thể là các CQNN có thẩm quyền. Hai là, đối tượng QLNNBPL đối với các CSKCBT tương đối đa dạng, hoạt động nghề nghiệp có tính đặc thù. Ba là, cơ sở pháp lý để QLNNBPL đối với các CSKCBT bao gồm hệ thống các quy định được ghi nhận trong Hiến pháp, các văn bản pháp quy và các văn bản áp dụng pháp luật. Bốn là, QLNNBPL đối với các CSKCBT luôn luôn được thực hiện phối hợp với QLNN bằng các công cụ khác nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Năm là, QLNNBPL đối với các CSKCBT luôn gắn với mục tiêu bảo đảm quyền con người. 2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư Một là, bảo đảm định hướng phát triển sự nghiệp y tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Quá trình đổi mới kinh tế của đất nước ta hiện nay phải gắn phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội. 15 Hai là, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, của thầy thuốc và nhân viên y tế, của các cơ sở y tế. Ba là, tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ, rõ ràng, minh bạch; bảo đảm việc bình đẳng trước pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động y tế tư: Bốn là, góp phần nâng cao hiệu lực và chất lượng của hoạt động KCBT. QLNN bằng pháp luật đối với các CSKCBT sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động quản lý về y tế tư có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm trật tự, kỷ cương, kỷ luật, đồng thời đạt được mục tiêu đã đề ra trong lĩnh vực y tế nói chung, y tế tư nói riêng với chi phí quản lý thấp nhất. Năm là, góp phần phát huy vai trò của y tế tư nhân trong huy động các nguồn lực cho phát triển dịch vụ y tế và chia sẻ trách nhiệm với khu vực y tế công: 2.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tƣ 2.2.1. Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động của y tế tư nhân Chiến lược phát triển các quyết định những phương hướng lâu dài cho nhiều năm. Quy hoạch phát triển CSKCBT là hình thức định hướng phát triển lâu dài các loại hình dịch vụ y tư nhân nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Việc xây dựng, ban hành hệ thống quy định pháp luật về tổ chức và hành nghề y tư nhân có vai trò quan trọng làm nền tảng cho việc xây dựng và phát triển hệ thống các CSKCBT theo định hướng. 2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật để quản lý các cơ sở khám chữa bệnh tư Để tổ chức thực hiện PL để quản lý các cơ sở khám chữa bệnh tư cần: xây dựng bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý các cơ sở khám chữa bệnh tư; tổ chức và tạo lập các 16 điều kiện để các cơ sở khám chữa bệnh tư thực hiện các quyền và trách nhiệm theo pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế tư nhân, về các quyền và trách nhiệm của cá nhân khi tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh tư. 2.2.3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư Thanh kiểm tra của cơ quan quản lý của chính quyền địa phương như xã, phường thị trấn, huyện, quận, thành phố thì kiểm tra về lĩnh vực dược; công tác đấu thầu thuốc, giá thuốc và sử dụng thuốc; thanh tra việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh… Thanh kiểm tra chuyên ngành được thực hiện trên các lĩnh vực: y tế dự phòng, ATTP, môi trường y tế; khám bệnh, chữa bệnh, chữa bệnh, y dược học cổ truyền, bảo hiểm y tế; dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình. Về lĩnh vực dược thanh tra việc thực hiện quy định về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần. 2.2.4. Xử phạt hành vi vi phạm pháp luật của các cơ sở khám chữa bệnh tư Nội dung này bao gồm xử phạt vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; các quy định về KCB; các quy định về dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; các quy định về bảo hiểm y tế và quy định về dân số [27]. 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tƣ: Thể chế QLNN; chính sách của Nhà nước; sự nhận thức về y tế tư nhân; phát triển kinh tế; khả năng hoạt động hiệu quả của hệ thống y tế công lập; xu thế hội nhập quốc tế. 17 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tƣ một số nƣớc, địa phƣơng và giá trị tham khảo cho thành phố Hà Nội 2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước: Singapore, Hàn Quốc, Canada, Singapore Pháp, Nhật, New Zealand, Trung Quốc 2.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương: Đà Nẵng; Thanh Hóa; Thành phố Hồ Chí Minh. 2.4.3. Giá trị tham khảo cho thành phố Hà Nội về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư. Sở Y tế cần thường xuyên, tăng cường triển khai hệ thống các văn bản của Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội. Duy trì bộ máy quản lý hành nghề y tư nhân từ Thành phố đến quận, huyện, xã, phường. Phân cấp quản lý thật cụ thể đối với từng cấp để tránh hoạt động chồng chéo và kém hiệu quả. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra là biện pháp hữu hiệu và cần thiết để hướng hoạt động hành nghề y tư nhân phát triển theo đúng qui định của pháp luật. Tăng cường giáo dục, phổ biến và tuyên truyền những nội dung liên quan đến hoạt động hành nghề y tư nhân, Luật Bảo vệ sức khoẻ, các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến sức khoẻ của người dân.... 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất