Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Quản lý nhà chung cư với sự tham gia của cộng đồng tại dự án mon city, phường mỹ...

Tài liệu Quản lý nhà chung cư với sự tham gia của cộng đồng tại dự án mon city, phường mỹ đình, quận nam từ liêm, hà nội (luận văn thạc sĩ)

.PDF
110
116
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------------------------- ĐỖ QUANG HUY QUẢN LÝ NHÀ CHUNG CƯ VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI DỰ ÁN MON CITY, PHƯỜNG MỸ ĐÌNH, QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------------------------------- ĐỖ QUANG HUY KHÓA 2017-2019 QUẢN LÝ NHÀ CHUNG CƯ VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI DỰ ÁN MON CITY, PHƯỜNG MỸ ĐÌNH, QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình Mã số : 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS . NGUYỄN HUY DẦN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội 2019 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu... Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo, Tiến sỹ Nguyễn Huy Dần người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học - Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn! Hà Nội, Tháng 5 năm 2019. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Quang Huy MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các hình vẽ Danh mục sơ đồ Mục lục * Lý do chọn đề tài ................................................................................... * Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... * Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... * Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. Ý nghĩa khoa học : ................................................................................. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................... * Cấu trúc đề tài nghiên cứu ..................................................................... * Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong đề tài nghiên cứu............... NỘI DUNG ................................................................................................... 1 Chương 1 : Thực trạng công tác quản lý chung cư với sự tham gia của cộng đồng tại dự án Mon City ................................................................................... 1 1.1 Thực trạng về công tác quản lý nhà chung cư tại Hà Nội hiện nay. ... 1 1.1.1. Thực trạng tại các khu chung cư cũ tại nội thành ............................... 3 1.1.2. Thực trạng tại các khu chung cư “bậc trung”. .................................... 5 1.1.3. Thực trạng tại các khu chung cư cao cấp ............................................ 9 1.1.4. Về mặt an toàn cho người dân trong khu nhà chung cư ................... 11 1.1.5. Thực trạng về phí dịch vụ ................................................................. 15 1.2 Thực trạng về công tác quản lý, vận hành chung cư Moncity – Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội............................................................. 19 1.2.1 Giới thiệu tổng quan về dự án Moncity – Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. ........................................................................................................ 25 1.2.2 Thực trạng công tác quản lý vận hành của chung cư Mon City ........ 29 1.3. Một số vấn đề cần được nghiên cứu và giải quyết trong công tác quản lý vận hành chung cư Mon City ...................................................................... 33 Chương 2: Cơ sở khoa học về sự tham gia của cộng đồng tại dự án Mon City ..................................................................................................................... 35 2.1. Cơ sở pháp lý: ...................................................................................... 37 2.2. Cơ sở lý thuyết :……………………………………………………………………………….41 2.3. Cơ sở thực tiễn: .................................................................................... 53 2.3.1. Những vấn đề trong công tác quản lý chung cư đã được giải quyết sau khi có luật nhà ở ra đời. ............................................................................... 54 2.3.2. Những vẫn đề chưa được giải quyết. ................................................ 55 2.4. Bài học kinh nghiệm ............................................................................ 57 2.4.1 Kinh nghiệm từ nước ngoài : ............................................................. 59 2.4.2 Kinh nghiệm trong nước. ................................................................... 62 Chương 3: Giải pháp quản lý nhà chung cư với sự tham gia của cộng đồng tại dự án Mon City ........................................................................................... 64 3.1. Quan điểm, nguyên tắc về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nhà chung cư. ..................................................................................................... 64 3.1.1. Quan điểm ......................................................................................... 65 3.1.2. Nguyên tắc …………………………………………………………………………………68 3.2. Giải pháp nâng cao Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chung cư Mon City . .................................................................................... 69 3.2.1. Làm rõ các chi tiết về cách tính diện tích, các tiện ích đi kèm trong hợp đồng ngay từ khi mở bán............................................................................. 71 3.2.2. Đặt An toàn phòng cháy chữa cháy lên hàng đầu, tập huấn phòng cháy chữa cháy cho người dân............................................................................. 74 3.2.3. Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về việc giữ vệ sinh chung. ..................................................................................................................... 75 3.2.4. Kêu gọi người dân nâng cao ý thức giữ gìn an ninh trật tự nhà trung cư. ..................................................................................................................... 77 3.2.5. Tuyên truyền và tập huấn sử dụng điện an toàn trong nhà chung cư.77 3.2.6. Tổ chức đội giám sát việc chấp hành nội quy chung cư. .................. 78 3.2.8. Bổ sung Ban kiểm soát hồ trợ và kiểm tra, giám sát Ban quản trị tòa nhà trong việc quản lý vận hành nhà chung cư:……………………………….79 3.2.9. Giải pháp phát huy sự tham gia cộng đồng trong quản lý nhà chung cư ………………………………………………………………………….83 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP. .................................. 88 Kết luận ...................................................................................................... 88 Kiến nghị ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... PHỤ LỤC ........................................................................................................ Phụ lục 01 ( Công văn trả lời của Cục Quản lý nhà về vấn đề diện tích, sở hữu). Phụ lục 02 ( BB họp giữa CĐT và đại diện cư dân) ....................................... DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1 Dân cư treo băng rôn phản đối chủ đầu tư tại Hà nội Hình 1.2. Cháy chung cư Hồ Gương Plaza Hình 2.1 Phối cảnh chung cư Mon City Hình 2.2 Vị trí chung cư Mon City Hình 2.3 Khoảng cách từ chung cư Mon City đến các vị trí xung quanh Hình 2.4 Mặt bằng căn hộ chung cư Mon City Hình 2.5 Cư dân tố căn hộ chung cư Mon City thiếu diện tích khi lắp đặt điều hòa Hình 2.6 Cư dân treo băng rôn phản đối cách đo diện tích căn hộ chung cư Mon City HÌnh 2.7 Cư dân treo băng rôn phản đối cách đo diện tích căn hộ chung cư Mon City Hình 2.8 Một khu tập thể tại Hà Nội sau khi được cải tạo Trang 2 3 34 34 35 36 37 38 39 42 Hình 2.9 Desa Parkcity nhìn từ trên cao Hình 2.10 Bên trong khu đô thị Desa Parkcity Hình 3.1 Tủ chữa cháy Hình 3.2 Nội quy phòng cháy chữa cháy Hình 3.3 Hình ảnh theo hợp đồng mua bán căn hộ thực tế Hình 3.4 Cách tính đề xuất cụ thể trong hợp đồng Hình 3.5 Hình 3.6 Cuộc họp tự phát với CĐT không thể đại diện cho cư dân Mặt nạ phòng độc Hình 3.7 Hướng dẫn thoát hiểm khi xảy ra cháy 48 48 54 54 56 57 58 59 60 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Giai đoạn đầu quản lý nhà chung cư 11 Sơ đồ 1.2 Giai đoạn sau khi nhà chung cư đạt trên 50% 12 các căn hộ và sau 12 tháng đưa vào sử dụng. Sơ đồ 1.3 Sơ đồ quản lý vận hành tại chung cư Mon City. 35 2 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài: Hà Nội một trong những thành phố phát triển, nơi đây là trung tâm văn hóa hành chính trị chính của cả nước. Có thể thấy rằng, Hà Nội hiện nay có số lượng dân số đứng nhất nhì của cả nước do dân nhập cư từ các địa phương lân cận, dân số quá đông đúc dẫn đến quỹ đất để xây dựng nhà ở ngày càng thiếu hụt, do đó cần phải lựa chọn xây dựng nhà ở cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị. Bên cạnh nhà ở do nhân dân tự xây dựng, Hà Nội đã tập chung phát triển nhiều nhà chung cư cao tầng được đầu tư theo dự án. Có thể khẳng định rằng việc xuất hiện các căn hộ chung cư cao tầng đã giúp ích rất nhiều cho các cư dân và xã hội. Về mặt xã hội đã giúp giải quyết vấn đề về nhà ở cho các hộ dân ở trong các đô thị lớn, tạo điều kiện cho cơ quan chức năng dễ dàng quản lý được các vấn đề về môi trường, an ninh trật tự xã hội. Về phía khách hàng có nhu cầu mua căn hộ chung cư thì dễ dàng giải quyết được vấn đề nguồn cung nhà ở, tại đây họ không cần phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để mua một mảnh đất riêng trong thành phố và không mất thêm chi phí để xây dựng ngôi nhà. Sự xuất hiện các tòa chung cư mang lại nhiều rất lợi ích cả về kinh tế và xã hội, bên cạnh những ưu điểm đó cũng không thể phủ nhận hết những bất cập còn tồn tại ở hầu hết các chung cư hiện nay. Sự nảy sinh các mâu thuẫn đến nay vẫn chưa có cách giải quyết, đặc biệt là mâu thuẫn giữa cư dân với chủ đầu tư luôn là vấn đề được nhắc đến tại các trang báo. Có thể kể qua vài mâu thuẫn như: - Tranh chấp diện tích, không gian sở hữu chung do không có pháp lý hướng dẫn chi tiết, dẫn đến kiện cáo, mất mỹ quan đô thị, đảo lộn cuộc sống của người dân. 3 Hình 1.1 Dân cư treo băng rôn phản đối chủ đầu tư tại Hà nội - Dân cư sống trong các tòa chung cư cao tầng đang sống thấp thỏm trong nỗi lo nỗi sợ, họ sợ việc cháy nổ bất cứ lúc nào không hay, do các chủ đầu tư tắc trách, không quan tâm đến sự an toàn của người dân, các thiếu trang thiết bị chữa cháy. Một phần người dân họ không được trang bị kỹ năng chữa cháy, thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Hình 1.2 Cháy chung cư Hồ gươm Plaza. 4 - Chủ đầu tư cho thu phí dịch vụ hàng tháng từ 3000-16000đ/m2 của từng hộ dân mà các khoản tiền thu lại sử dụng không công khai minh bạch, chất lượng đời sống của cư dân không phản ánh đúng như số tiền họ đã bỏ ra hàng tháng. - Chủ đầu tư không chịu chi trả phí bảo trì 2%, mặc cho phía người dân, chính quyền gửi văn bản yêu cầu hoàn trả lại phí bảo trì cho Ban quản trị, các thiết bị trong chung cư sau nhiều năm hoạt động đã xuống cấp cần thay thế, sửa chữa mà không có kinh phí để sửa chữa. Từ những bất cập trên chúng ta nhận thấy việc tham gia của của cộng đồng trong công tác quản lý chung cư giúp các hộ dân đòi lại quyền lợi của mình, các chủ đầu cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp, cuộc sống ở các khu chung cư ở được cải thiện tốt hơn. Vì vậy đề tài “Quản lý nhà chung cư với sự tham gia của cộng đồng tại dự án MON CITY, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà nội” là hết sức cần thiết và cấp bách, giúp góp phần cho công tác quản lý nhà chung cư nói chung và chung cư tại dự án Mon City phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà nội nói riêng. * Mục tiêu nghiên cứu: + Khảo sát thực trạng công tác quản lý vận hành tại chung cư Moncity. Tổng hợp các xung đột, vướng mắc từ khi chung cư đưa vào vận hành. + Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý vận hành chung cư. + Tìm hiểu nhận thức của cư dân về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong công tác quản lý vận hành. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý vận hành nhà chung cư, nhằm giải quyết các xung đột lợi ích giữa 5 các bên tại chung cư Mon City nói riêng và các chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung. * Đối tượng nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chung cư và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý nhà chung cư để giải quyết các xung đột với chủ đầu tư tại Chung cư Mon City phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà nội. + Phạm vi nghiên cứu: Chung cư Mon City phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà nội. * Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập thông tin: thu thập số liệu, tài liệu, các văn bản sẵn có. + Phương pháp kế thừa. + Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn chủ đầu tư, một số cư dân hiện đang sinh sống tại Chung cư Mon City phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: + Ý nghĩa khoa học : Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các nhà quản lý nhận diện được hiện trạng chung cư thực tại góp phần mô tả, dự báo được triển vọng vận động của nhu cầu xã hội đối với nhà chung cư trong tương lai gần cũng như tương lai xa hơn. Làm một công cụ hữu hiệu để cho con người có thể xây dựng cho mình một xã hội tốt đẹp hơn. Giúp các nhà quản lý nhận diện được một số tồn tại của hệ thống văn bản pháp lý, thông tư hướng dẫn để kịp thời điều chỉnh, ban hành tránh được các khiếu nại, tranh chấp giữa người dân và nhà đầu tư. + Ý nghĩa thực tiễn: 6 * Đối với các cơ quan chuyên môn, các nhà quản lý: Giúp các cơ quan chuyên môn, các nhà quản lý nhận biết được những kỳ vọng của người dân về môi trường sống hiện tại. Nắm rõ được các vẫn đề hay xảy ra xung đột, kịp thời ban hành, sửa đổi các nghị định thông tư hướng dẫn cho các bên nhắm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nhà đầu tư. Biết được các tiêu chí ảnh hưởng đến việc người dân chọn lựa nhà chung cư, biết được các tiêu chí nào đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt, qua đó có thể từng bước đưa ra các tiêu chí phù hợp nhất để có thể thu hút người dân sinh sống tại chung cư. Hiểu được ý kiến đánh giá của người dân về nhà ở và dịch vụ của nhà ở, biết được mức độ hài lòng của người dân về các khía cạnh cụ thể về chất lượng nhà và dịch vụ. Từ đó đề xuất, khuyến cáo, đóng góp ý kiến xây dựng quy chế khai thác sử dụng nhà ở chung cư. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ quan chuyên môn, hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các nhà thiết kế rà soát đánh giá lại các tiêu chí, mô hình thiết kế và mô hình quản lý các khu chung cư để nâng cao sự hài lòng của người dân nhằm thu hút, làm tăng nhu cầu người dân sinh sống tại các khu chung cư. * Đối với cư dân sống trong khu chung cư: Qua cuộc khảo sát thì cư dân có thể thể hiện những quan điểm, ý kiến của họ về chất lượng sống, đánh giá công tác quản lý của ban quản lý tại các khu chung cư nói chung và tại Chung cư Mon City phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Giúp cho cư dân trong khu chung cư nhận thức rõ hơn về vai trò, quyền và nghĩa vụ của họ trong công tác tham gia quản lý nhà ở chung cư nơi họ sinh sống. 7 * Cấu trúc đề tài nghiên cứu: A. Mở đầu. B. Nội dung. - Chương I : Thực trạng công tác quản lý chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Chương II : Cơ sở khoa học và thực tiễn. - Chương III : Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chung cư Mon City phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà nội. C. Kết luận kiến nghị, đề xuất giải pháp. * Các khaí niệm và thuật ngữ sử dụng trong đề tài nghiên cứu: Theo Thông tư 02/2016/TT của Bộ Xây dựng đưa ra một số khái niệm như sau: + Nhà chung cư: là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. + Tòa nhà chung cư: là một khối nhà chung cư (có một hoặc một số đơn nguyên) được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. + Cụm nhà chung cư: là tập hợp từ hai tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng trên một khu đất theo quy hoạch, hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có cùng hình thức một chủ sở hữu hoặc nhiều chủ sở hữu. + Nhà chung cư có mục đích để ở: là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng chỉ sử dụng cho mục đích để ở. 8 + Nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp: là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng để sử dụng vào mục đích ở và các mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại. + Chủ đầu tư: dự án xây dựng nhà chung cư là chủ sở hữu vốn hoặc tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trong đó có nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan (sau đây gọi chung là chủ đầu tư). + Chủ sở hữu nhà chung cư: là chủ sở hữu căn hộ và chủ sở hữu diện tích khác không phải là căn hộ trong nhà chung cư. + Người sử dụng nhà chung cư: là chủ sở hữu đang trực tiếp sử dụng nhà chung cư hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hợp pháp căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư thông qua hình thức thuê, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý sử dụng hoặc sử dụng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. + Nhà chung cư có một chủ sở hữu: là nhà chung cư chỉ có một chủ sở hữu đối với toàn bộ nhà chung cư và không có phân chia phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng. + Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu: là nhà chung cư có từ hai chủ sở hữu trở lên, trong đó có phần sở hữu riêng của mỗi chủ sở hữu và có phần sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu. + Phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư: là phần diện tích, các hệ thống thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quy định tại Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở nhưng thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu tòa nhà chung cư. + Phần sở hữu chung của khu căn hộ: là phần diện tích, các hệ thống thiết bị quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở nhưng chỉ thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu khu căn hộ. 9 + Phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại: là phần diện tích, các hệ thống thiết bị quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở nhưng chỉ thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của chủ sở hữu khu chức năng này. Phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm: b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư. c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt. d) Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt. + Phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư: là phần diện tích, các công trình, hệ thống thiết bị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu cụm nhà chung cư, bao gồm bể nước, máy phát điện, bể phốt, máy bơm nước, sân vườn công cộng (nếu có) và các công trình, thiết bị khác được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt để sử dụng chung cho nhiều tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư. 10 Có rất nhiều định nghĩa về sự tham gia của cộng đồng, trong khuôn khổ luận văn có dùng hai khái niệm về cộng đồng: + Cộng đồng: là một nhóm người chung sống trong một điều kiện xã hội nhất định, có chung một số đặc điểm và quyền lợi, dựa vào nhau cùng tồn tại và phát triển. + Sự tham gia của cộng đồng : là cộng đồng cùng tham gia lập kế hoạch, cùng thực hiện kế hoạch và cùng chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi. 11 CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUNG CƯ VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI DỰ ÁN MON CITY. 1.1. Thực trạng về công tác quản lý nhà chung cư tại Hà Nội hiện nay. Tại Hà Nội, các chung cư bắt đầu phát triển từ nhiều năm nay, nhưng những cơ chế quản lý mà các cấp quản lý đưa ra có lẽ chưa thực sự phù hợp với thực tại, với cuộc sống của người dân. Dẫn đến các cuộc tranh chấp bên khách hàng luôn là người thiệt thòi. Nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất giữa các bên, Bộ Xây dựng ban hành đưa ra quy chế 08/2008 và mới nhất là Thông tư 02/2016 để quản lý. Một trong những nội dung quan trọng của Quy chế 08 và Thông tư 02 là quy định cụ thể về cơ cấu, cách thức tổ chức bộ máy thực hiện việc quản lý sử dụng nhà chung cư (quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong tổ chức quản lý sử dụng nhà chung; hội nghị nhà chung cư; thành phần ban quản trị; quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư, doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan