Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nguồn nhân lực tại sở nội vụ tỉnh hà giang luận văn ths. kinh doanh và q...

Tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại sở nội vụ tỉnh hà giang luận văn ths. kinh doanh và quản lý

.PDF
103
283
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- LẠI THỊ MINH NHÂM QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- LẠI THỊ MINH NHÂM QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÙY ANH XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thùy Anh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang. Tác giả: Lại Thị Minh Nhâm Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Bảo vệ năm: 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thùy Anh Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công và thực tiễn công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ Hà Giang, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ Hà Giang. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa và luận giải những vấn đề lý luận liên quan đến nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, cụ thể đối với mô hình cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ từ năm 2010 đến nay để làm rõ: Những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ, đồng thời đƣa ra một số kiến nghị đối với Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Hà Giang về công tác quản lý nguồn nhân lực tại tổ chức công nói chung, trong đó có Sở Nội vụ. Những đóng góp mới của Luận văn: - Luận văn đã hệ thống hóa một cách khoa học cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực tại tổ chức công, sử dụng các tài liệu thống kê, điều tra để đánh giá thực trạng, chỉ rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản lý nguồn nhân lực 05 năm gần đây của Sở Nội vụ. Trên cơ sở đó đề xuất nhiều giải pháp mới, thiết thực, có cơ sở thực tiễn cao trong việc áp dụng tại cơ quan trong thơi gian tới, đồng thời luận văn đề xuất một số kiến nghị cụ thể với Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Hà Giang về các vấn đề cần phải xem xét, sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong tổ chức công nói chung. Tạo cơ sở khoa học cho Sở Nội vụ có những định hƣớng trong công tác tham mƣu về công tác tổ chức cán bộ đối với UBND tỉnh mang lại hiệu quả cao nhất. Luận văn là tài liê ̣u tham khảo cho lañ h đa ̣o UBND tỉnh , Lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang và các tỉnh bạn trong công tác quản lý nguồn nhân lực. Mặt khác, đây là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công ./. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC CÔNG................................................................................................................ 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 5 1.1.1. Các nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực .......... 5 1.1.2. Các nghiên cứu về công tác quản lý nguồn nhân lực .............................. 7 1.1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài Luận văn ..................................................................................................... 11 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công 12 1.2.1. Nguồn nhân lực trong tổ chức công ...................................................... 12 1.2.2. Quản lý Nguồn nhân lực trong tổ chức công ........................................ 13 1.2.3. Nội dung quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công .......................... 16 1.2.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công ......... 21 1.2.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công .. 22 1.2.6. Quản lý nguồn nhân lực ngành Nội vụ ................................................. 24 1.2.7. Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công và bài học rút ra cho hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại tỉnh Hà Giang .......................... 27 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 33 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 33 2.1.1. Phƣơng pháp Lịch sử và logic............................................................... 33 2.1.2. Phương pháp Phân tích và Tổng hợp ................................................... 34 2.1.3. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.............................................. 34 2.2. Khung phân tích .................................................................................... 36 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HÀ GIANG .............................................................. 39 3.1. Khái quát về Sở Nội vụ Hà Giang ........................................................ 39 3.1.1. Vị trí, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức....................................... 39 3.1.2. Số lượng, chất lượng công chức ........................................................... 42 3.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ ................. 44 3.2.1. Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh về nội dung quản lý ............................................................................... 44 3.2.2. Nội dung công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ .................... 46 3.2.3. Tổ chức bộ máy và việc bố trí công chức tham mưu ............................ 65 3.3. Đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ .................... 66 3.3.1. Thành tựu .............................................................................................. 66 3.3.2. Tồn tại ................................................................................................... 67 3.3.3. Nguyên nhân tác động đến công tác quản lý ........................................ 69 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ ........................................................ 73 4.1. Bối cảnh tác động đến công tác quản lý ............................................... 73 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ Hà Giang .......................................................................................... 75 4.2.1. Tái bố trí công chức theo vị trí việc làm .............................................. 75 4.2.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm và tiêu chuẩn ngạch ................................................................................. 77 4.2.3. Đổi mới công tác đánh giá công chức bằng đánh giá thường xuyên và nâng cao vai trò đánh giá trực tiếp của Cấp trưởng ...................................... 79 4.2.4. Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, Lãnh đạo Sở đối với công tác quản lý nguồn nhân lực .................................................................... 81 4.2.5. Quan tâm tạo lợi thế, môi trường công tác, nhân lực tham mưu để thực hiện tốt công tác quản lý nguồn nhân lực ....................................................... 82 4.3. Hiệu quả và mối quan hệ của các giải pháp .......................................... 84 4.4. Một số kiến nghị đối với Bộ Nội vụ và UBND tỉnh ............................ 85 4.4.1. Đề nghị Bộ Nội vụ trình cấp có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi bổ sung một số nội dung sau: ....................................................................................... 85 4.4.2. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau: .. 86 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 90 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Nguyên nghĩa 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 4 NNL Nguồn nhân lực 5 BHXH Bảo hiểm xã hội 6 KTXH Kinh tế xã hội i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng công chức 2010-2014 60 5 Bảng 3.5 Kết quả Phân loại đánh giá công chức 2010-2014 62 6 Bảng 3.6 Mức lƣơng đƣợc hƣởng của công chức năm 2014 64 7 Bảng 3.7 Tổng hợp Biên chế công chức đề nghị và đƣợc giao 2010-2014 Biên chế theo yêu cầu vị trí việc làm Kết quả tiếp nhận công chức, viên chức chuyển đến 2010-2014 Kết quả nâng bậc lƣơng, nâng mức Phụ cấp thâm niên vƣợt khung 2010-2014 ii Trang 54 55 58 65 DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình 1 Hình 2.1 2 Hình 3.1 Nội dung Khung phân tích về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ Mô hình tổ chức Bộ máy của Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang iii Trang 36 43 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của tổ chức vì “nhân tài - vật lực” là hai yếu tố cơ bản tạo nên tổ chức. Trong bối cảnh khi thế giới bƣớc vào thế kỷ 21, các nguồn “vật lực” có xu hƣớng dần cạn kiệt, thì yếu tố “nhân lực” lại nổi lên nhƣ một nguồn lực hàng đầu. Thực tế đã chứng minh, nhiều quốc gia nghèo về tài nguyên nhƣ Nhật Bản, Sinhgapore vẫn phát triển đứng tốp đầu thế giới do biết quy tụ và phát huy nguồn nhân lực, ngƣợc lại vẫn còn nhiều nƣớc, tuy có nguồn tài nguyên giàu có nhƣng vẫn nghèo là do chƣa biết khai thác hiệu quả nguồn nhân lực và rơi vào bi kịch “chảy máu tài nguyên”. Câu hỏi “Làm thế nào để thu hút, bảo toàn, phát triển nguồn nhân lực để phục vụ yêu cầu của tổ chức?” chính là nội dung của quản lý nguồn nhân lực. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một khâu đột phá trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của đất nƣớc. Với chức năng của mình, ngành Nội vụ có vai trò quan trọng trong công tác tham mƣu về quản lý nguồn nhân lực trong trong phạm vi cả nƣớc. Đối với tỉnh Hà Giang, trƣớc yêu cầu về đổi mới, thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng công vụ, công chức thì vấn đề "hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công" là cần thiết, góp phần phục vụ nhu cầu của tổ chức và công dân, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, tham mƣu cho tỉnh về: Công tác tổ chức bộ máy, biên chế; quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng chính quyền; cải cách hành chính...vv tại địa phƣơng. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao 1 việc "Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực của Sở" là vô cùng quan trọng, đƣợc ví nhƣ đầu tầu của tỉnh trong lĩnh vực này. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế với tên gọi: “Quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang” mang tính cấp thiết về cả về lý luận và thực tiễn, góp phần trả lời câu hỏi: Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang? 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công và thực tiễn công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang, Luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa và luận giải những vấn đề lý luận liên quan đến nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, cụ thể đối với mô hình cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh; Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ từ năm 2010 đến nay để làm rõ: Những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ, đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Hà Giang về công tác quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công nói chung, trong đó có Sở Nội vụ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về Nội dung: Nghiên cứu toàn diện Công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang. Về Không gian: Nghiên cứu tại 06 phòng chuyên môn (gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng Tổ chức công chức, Phòng Cải cách hành chính và Đào tạo bồi dƣỡng, Phòng Xây dựng chính quyền và Phòng Công tác thanh niên) và 03 đơn vị trực thuộc (gồm: Ban Thi đua khen thƣởng, Ban Tôn giáo và Chi cục Văn thƣ lƣu trữ). Về Thời gian: Giới hạn khảo sát 05 năm từ 2010 đến nay (kể từ khi Luật Cán bộ, Công chức có hiệu lực thi hành). 4. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Luận văn đƣợc kết cấu gồm 04 chƣơng, cụ thể: Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công; Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu; Chƣơng 3. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang; Chƣơng 4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC CÔNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, vấn đề “nguồn nhân lực” và "nguồn nhân lực trong tổ chức công" đã có các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Có công trình nghiên cứu vấn đề ở tầm vĩ mô, cũng có công trình nghiên cứu vi mô về một lĩnh vực quản lý hay tại một cơ quan, đơn vị cụ thể. Đa số các công trình nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực (trong đó có nguồn nhân lực trong tổ chức công), đƣa ra những kiến nghị và các định hƣớng, giải pháp để hoàn thiện vấn đề này. Cụ thể: 1.1.1. Các nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực - Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu lý luận về Tổ chức Nhà nước giai đoạn 2001-2010”. Đơn vị chủ trì: Bộ Nội vụ, Chủ nhiệm đề tài: TS. Thang Văn Phúc, nghiệm thu năm 2009. Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản, thiết thực của tổ chức Nhà nƣớc phục vụ cho việc xây dựng chiến lƣợc, phƣơng hƣớng, giải pháp cải cách bộ máy Nhà nƣớc trong thời kỳ CNH-HĐH. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện nay một số giải pháp đƣa ra đã cũ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong thời kỳ đổi mới; - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước” do TS. Bùi Văn Minh, Vụ Tổ chức biên chế chủ trì thực hiện năm 2012. Đề tài nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nƣớc, có thể ứng dụng vào thực tế hoạt động của cơ quan hành chính; 5 - Luận án Tiến sĩ đề tài “ Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam trung bộ và Tây nguyên” của nghiên cứu sinh Trần Sơn Hải. Luận án nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề quản lý, phát triển ngành du lịch trên địa bàn 5 tỉnh Nam trung bộ và Tây nguyên, đề xuất các giải pháp đồng bộ, có tỉnh khả thi để phát triển nguồn nhân lực tại khu vực này. Tuy nhiên các giải pháp mang tầm vĩ mô, phải có nhiều cơ chế, chính sách bổ sung của Nhà nƣớc mới có thể áp dụng đƣợc; - Luận án Tiến sĩ đề tài “Nguồn nhân lực cho Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Thừa Thiên Huế hiện nay” của nghiên cứu sinh Hà Thị Hằng, Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án làm rõ các khái niệm của CNH - HĐH gắn với kinh tế tri thức, yếu tố tác động, xu hƣớng và tính quy luật trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH- HĐH gắn với kinh tế tri thức. Nêu ra 6 quan điểm và đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho CNH - HĐH gắn phát triển kinh tế tri thức tại Thừa Thiên Huế đến 2020. Tuy nhiên các giải pháp chủ yếu ở tầm vĩ mô, cần nhiều chính sách của Nhà nƣớc đầu tƣ mới có thể thực hiện đƣợc; - Luận án Tiến sĩ đề tài “Nghiên cứu phát triển Nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Thọ” của nghiên cứu sinh Nguyễn Quang Hậu, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận án làm rõ các khái niệm, quan điểm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lƣợng cao; phân tích tiêu chí, vai trò, đặc điểm và nội dung của phát triển NNL chất lƣợng cao để trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị cho tỉnh Phú Thọ. Một số giải pháp của Luận án có thể ứng dụng đối với Hà Giang, tuy nhiên đây cũng là các giải pháp ở tầm vĩ mô, khó áp dụng vào thực tế nếu không có cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc; - Luận văn Thạc sĩ đề tài “ Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp Phường tại Quận Hải châu, Thành phố Đà nẵng” của tác giả Nguyễn Thanh 6 Thủy, Đại học Đà nẵng 2012. Luận văn đi sâu phân tích về vấn đề nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, đƣa ra tiêu chí đánh giá, các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cấp Phƣờng. Các giải pháp có thể vận dụng đối với cơ quan hành chính nhƣ Sở Nội vụ, tuy nhiên mô hình tổ chức bộ máy cấp Phƣờng có sự khác biệt nên việc tham khảo chỉ ở mức thấp. 1.1.2. Các nghiên cứu về công tác quản lý nguồn nhân lực - Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp mới”. Đơn vị chủ trì: Bộ Nội vụ, Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nguyễn Trọng Điều, nghiệm thu năm 2005. Đề tài tập trung nghiên cứu thiết kế hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng và phụ cấp lƣơng mới, khuyến nghị các giải pháp thực hiện chế độ chi trả lƣơng và phụ cấp lƣơng mới đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đề tài này đã đƣợc áp dụng khi xây dựng hệ thống thang bảng lƣơng hành chính, sự nghiệp, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay đã có nhiều nội dung lạc hậu, cần phải nghiên cứu và sửa đổi bổ sung cho phù hợp; - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh và nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính” do TS. Đỗ Viết Minh, Vụ Công chức viên chức, Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện năm 2013. Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá Hệ thống tiêu chuẩn chức danh và nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính hiện nay của nƣớc ta và đƣa ra kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Nội dung đề tài có thể tham khảo để xây dựng quy định tiêu chuẩn chức danh và ngạch công chức; - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phương pháp xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính Nhà nước” do TS. Tạ Ngọc Hải, Viện khoa học tổ chức Nhà nƣớc, Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện năm 2013. Đề tài nghiên cứu và đƣa ra phƣơng pháp xác định vị trí việc làm trong 7 các cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Có thể áp dụng trong xây dựng Đề án Vị trí việc làm của Sở Nội vụ; - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Kinh nghiệm quản lý công chức theo Vị trí việc làm của các nước trên thế giới và vận dụng vào Việt nam” do TS. Phạm Thu Hằng, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện năm 2013. Đề tài nghiên cứu và đƣa ra kinh nghiệm xác định vị trí việc làm đối với công chức, viên chức của các nƣớc và vận dụng thực hiện tại các cơ quan hành chính nƣớc ta. Có thể tham khảo khi xây dựng quy định chung về vị trí việc làm trong tổ chức công; - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch và chức vụ lãnh đạo quản lý” do TS. Nguyễn Xuân Dung, Vụ Đào tạo bồi dƣỡng Bộ Nội vụ, chủ trì thực hiện năm 2012. Đề tài nghiên cứu và đƣa ra cơ sở khoa học xây dựng chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch và chức vụ lãnh đạo quản lý. Có thể tham khảo khi xây dựng chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng theo vị trí việc làm trong tổ chức công; - Luận văn Thạc sĩ đề tài “ Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại sân bay quốc tế Nội bài” của tác giả Nguyễn Việt Hà, Học viện Bƣu chính viễn thông 2012. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận của quản trị nguồn nhân lực, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị NNL tại sân bay. Tuy nhiên việc nghiên cứu, áp dụng vào cơ quan hành chính sự nghiệp nhƣ Sở Nội vụ không phù hợp vì mô hình tổ chức bộ máy có sự khác biệt; - Luận văn Thạc sĩ đề tài “ Đào tạo Nguồn nhân lực cho ngành y tế tỉnh Bình Định” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan, Đại học Đà nẵng 2012. Luận văn hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận của đào tạo nguồn nhân lực 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng