Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang...

Tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

.PDF
111
167
149

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ THỊ LY QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã Số: 60.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Long Vỹ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thị Ly i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Học viện, toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Lê Thị Long Vỹ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức thuộc UBND huyện Yên Dũng đã giúp đỡ tôi trong thời thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thị Ly ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ............................................................................................................... viii Danh mục đồ thị ............................................................................................................... ix Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết ..................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .................................... 3 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4 2.1. Lý luận cơ bản về ngân sách Nhà nước ............................................................. 4 2.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................... 4 2.1.2. Vai trò của quản lý thu, chi NSNN .................................................................... 9 2.1.3. Nội dung quản lý NSNN cấp huyện ................................................................ 10 2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng quản lý thu, chi NSNN .......................................... 18 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 20 2.2.1. Những chủ trương, chính sách về quản lý thu, chi NSNN cấp huyện ............. 20 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý thu, chi NSNN của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình .................................................................................................. 20 2.2.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách Nhà nước của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh............................................................................................... 23 iii 2.2.4. Kinh nghiệm quản lý ngân sách Nhà nước tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ................................................................................................. 25 2.2.5. Bài học kinh nghiệm áp dụng trong quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang .................................................................... 25 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 28 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Yên Dũng ............................................................... 28 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Yên Dũng ...................... 30 3.1.3. Hệ thống quản lý Ngân sách Nhà nýớc huyện Yên Dũng ............................... 33 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 36 3.2.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu .............................................. 36 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 36 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 38 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 38 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 38 3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng thu, chi ngân sách Nhà nước ................... 38 3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý NSNN ......................................... 39 3.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đánh giá của cán bộ về quản lý NSNN huyện Yên Dũng .............................................................................................. 39 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 40 4.1. Thực trạng công tác quản lý ngân sách của huyện Yên Dũng ......................... 40 4.1.1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trên địa bàn huyện Yên Dũng................... 40 4.1.2. Quản lý dự toán ngân sách của huyện Yên Dũng ............................................ 43 4.1.3. Thực trạng công tác chấp hành ngân sách của huyện Yên Dũng .................... 49 4.1.4. Quyết toán ngân sách huyện Yên Dũng........................................................... 63 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Yên Dũng .............................................................................................. 68 4.2.1. Nhóm yếu tố khách quan ................................................................................. 68 4.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan ..................................................................................... 73 4.3. Các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Yên Dũng .............................................................................................. 78 4.3.1. Mục tiêu, định hướng hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang ................................................................................................. 78 iv 4.3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ....................................................... 79 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 93 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 93 5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 94 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 96 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANQP An ninh quốc phòng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐTN Đoàn thanh niên GTGT Gía trị gia tăng HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KBNN Kho bạc nhà nước KH Kế hoạch KT-XH Kinh tế xã hội MTTQ Mặt trận tổ quốc NNT Người nộp thuế NS Ngân sách NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương QLHC Quản lý hành chính QLKT Quản lý kinh tế QLNN Quản lý nhà nước SN Sự nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TC-KH Tài chính - kế hoạch TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTCN Tiểu thủ công nghiệp TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình cán bộ quản lý ngân sách xã, phường tại huyện Yên Dũng tính đến 31/12/2015 ................................................................................... 35 Bảng 3.2. Cơ cấu phiếu điều tra ................................................................................. 37 Bảng 4.1. Tỷ lệ phân chia giữa các cấp ngân sách các khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm (%) trên địa bàn huyện thời kỳ 2011-2015 ............................... 41 Bảng 4.2. Dự toán các khoản thu NSNN trên địa bàn Huyện Yên Dũng giai đoạn 2013-2015 ...................................................................................... 46 Bảng 4.3. Dự toán chi NSNN Huyện Yên Dũng giai đoạn 2013-2015 ..................... 48 Bảng 4.4. Kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2013-2015 .................................................................................................. 50 Bảng 4.5. Thu ngân sách huyện Yên Dũng từ năm 2010-2014 ................................. 52 Bảng 4.6. Kết quả chi NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2013-2015 .................................................................................................. 55 Bảng 4.7. Chi NS Huyện Yên Dũng giai đoạn 2013 – 2015...................................... 56 Bảng 4.8. Cân đối ngân sách huyện Yên Dũng giai đoạn 2013-2015........................ 59 Bảng 4.9. Kết quả thanh tra, kiểm tra có liên quan đến quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng ................................................................................. 60 Bảng 4.10. Quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2013-2015 .................................................................................................. 65 Bảng 4.11. Quyết toán chi NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2013-2015 .................................................................................................. 66 Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác phân bổ dự toán thu, chi ngân sách huyện trên địa bàn huyện Yên Dũng......................................... 69 Bảng 4.13. Đánh giá của đối tượng nộp ngân sách nhà nước ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ........................................................................................... 71 Bảng 4.14. Đánh giá vềcông tác thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách trên địa bàn huyện ............................................................................................. 73 Bảng 4.15. Đánh giá về công tác tổ chức quản lý thu chi ngân sách huyện tại Yên Dũng ................................................................................................... 74 Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ quản lývề công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện.................................................................................................. 74 Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác chấp hành dự toán ngân sách huyện.................................................................................................. 75 Bảng 4.18. Đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý ngân sách huyện ......................... 76 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang .................................... 28 Hình 3.2. Tình hình KT-XH Yên Dũng 5 năm 2011 - 2015........................................... 31 Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NSNN Huyện Yên Dũng................................ 33 Hình 4.1. Mối quan hệ giữa các đơn vị trong quản lý NSNN cấp huyện ....................... 70 viii DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Dự toán thu NS huyện vã xã trên địa bàn huyện Yên Dũng......................... 45 Đồ thị 4.2. Dự toán chi NSNN cấp huyện và cấp xã trên địa bàn huyện Yên Dũng ...... 47 Đồ thị 4.3. Hiệu quả công tác hỗ trợ NNT của Cơ quan thuế trên địa bàn huyện ......... 71 Đồ thị 4.4. Công tác giải quyết khiếu nại của NNT........................................................ 72 Đồ thị 4.5. Đánh giá về ý thức chấp hành các quy định, pháp luật đối với thu NS ........ 77 Đồ thị 4.6. Đánh giá về ý thức chấp hành các quy định, pháp luật đối với chi NS ....... 77 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Vũ Thị Ly 2. Tên luận văn: Quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 3. Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.01.10 4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ngân sách Nhà nước (NSNN) là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, là công cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội, hoạt động của NSNN có vị trí hết sức quan trọng, thể hiện qua việc huy động và phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo cân đối thu chi, lành mạnh tình hình tài chính; Tuy nhiên, nguồn lực huy động phục vụ cho sự phát triển là có hạn, tình hình quản lý ngân sách thời gian qua vẫn còn thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng vốn ngân sách. Do đó việc nghiên cứu đề tài “Quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” là vấn đề cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách của địa phương. Việc nghiên cứu đề tài trên đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN cấp huyện, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Dũng từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Tác giả đã thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp về hoạt động quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra đối với các cán bộ làm công tác quản lý, kế toán tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách và các hộ cá thể và một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Từ các số liệu thu thập được tác giả sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp chuyên gia để phân tích thực trạng những kết quả đạt được và những khó khăn vướng mắc trong quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng. Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi tạo sự chủ động cân đối đáp ứng nguồn chi tại chỗ đã thực sự phát huy tính tích cực của các đơn vị cơ sở, phường, xã. Công tác lập dự toán NS trên địa bàn huyện Yên Dũng đã được thực hiện bài bản, theo đúng trình tự và thủ tục được theo Luật Ngân sách và các quy định hiện hành. Tổng thu NSNN và các nguồn thu đều có xu hướng tăng đều qua x các năm, năm 2015 đạt trên 642 tỷ đồng và so với năm 2014 tăng trên 78 tỷ đồng. Các chỉ tiêu chi đầu tư phát triển, cho sự nghiệp kiến thiết kinh tế, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, sự nghiệp phát thanh truyền hình, thể dục thể thao và đảm bảo xã hội hàng năm tăng cao, đáp ứng được tương đối đầy đủ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm qua. Để có được các kết quả trên, HĐND, UBND huyện Yên Dũng quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng triển khai các luật, văn bản dưới luật về quản lý NSNN nói chung và ngân sách huyện nói riêng được kịp thời tới đông đảo cán bộ làm công tác quản lý và người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, trên cơ sở chế độ, chính sách của Trung ương, của tỉnh, phòng Tài chính –KH đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện cụ thể hóa thực hiện các chính sách, chế độ cho phù hợp với địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên và định kỳ để kịp thời uốn nắn và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện. Công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ công chức và đẩy mạnh việc thực hiện phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Một số bộ phận trong cán bộ và nhân dân ở cơ sở còn chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ công khai về tài chính và NS, nên chưa quan tâm, chưa tích cực giám sát quá trình thực hiện quy chế này trong công tác quản lý tài chính, NS huyện. Sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính với cơ quan thuế và KBNN và Phòng Tài chính còn chưa thực hiện tốt do đó những khó khăn vướng mắc chưa được xử lý, tháo gỡ kịp thời,… Do đó đã dẫn tới việc quản lý NSNN của huyện còn một số nội dung chưa đạt được kết quả cao. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý NSNN huyện, thực trạng quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2013-2015 tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý NSNN trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo, cụ thể như sau: Nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp; Hoàn thiện cơ chế phân cấp Ngân sách địa phương của tỉnh; Hoàn thiện công tác lập dự toán NSNN huyện; Hoàn thiện công tác chấp hành NSNN huyện. Từ khóa: Ngân sách nhà nước cấp huyện; quản lý ngân sách nhà nước; huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang; Ngân sách nhà nước huyện Yên Dũng. xi THESIS ABSACT 1. Author: Vu Thi Ly 2. Thesis title: Management of State Budget in Yen Dung district, Bac Giang province 3. Major: Economics management Code: 60.34.01.10 4. Educational institution: Vietnam National University of Agriculture State budget is the largest monetary fund of the State, it's like as a tool regulate in the macro management. The state budget is very important in the mobilization and allocation of resources, balance revenues and expenditures. However, the resources for development is limited, management of the budget is inefficient. So, the Author chooses the research with the end title “Management of State Budget in Yen Dung district, Bac Giang province”. The research objectives included: To summarize the theoretical and practical of management of the district budget; To analyze the situation management of the state budget and the factors affecting the management of the state budget in Yen Dung district; To support the solutions to enhance the budget management in Yen Dung district, Bac Giang province. This study used primary and secondary data related state budget management in Yen Dung district through by interviews, semi-structured interviews the officers and managers in the department of State Budget Management. The research methodology such as described statistical analysis, comparative as well as the analysis the groups of factors affecting the state budget management. The results show that the work of drafting the state budget Yen Dung district has been basically done, according to the procedures of the Budget Law and the existing regulations. The revenue of state budget were increased in year by year. For example the revenue of state budget increased VND 78 billion from 2014 to 2015. The expenditure of state budget for the development, economic reconstruction, education, healthcare, culture, broadcasting, sports and social security increased. State budget has enough for economic - society development in the Yen Dung district in recent years. Besides, on the basis of the regime and policies of Government, the provincial Department of Finance - Invesment has advised to the DPC implementation of policies and regimes for locality. The activities which related inspection, testing xii were regularly and periodically. The training and qualifications of civil servants were promote the implementation of anti-corruption. However, there were limitations such as the staffs were not aware of democratic regulation of the financial. There were no monitoring process implemented financial management. Hence, state budget management has not achieved high results in Yen Dung district. There are some solutions can apply to state budget management in Yen Dung district in the future. Following the research results, the specific solutions such as Improving leadership and management of Party committees and governments. Improving decentralized local budgets; Perfection of drafting the district budget. Keywords: State budget, district state budget, state budget management, Yen Dung district. xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT Ngân sách Nhà nước (NSNN) là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, là công cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Cho nên có thể nói chức năng và nhiệm vụ cơ bản của NSNN là động viên hợp lý các nguồn thu (đặc biệt là thuế, phí, lệ phí). Đồng thời tổ chức và quản lý chi tiêu NSNN, thực hiện cân đối thu – chi. Nghiệp vụ chủ yếu của NSNN là thu, chi nhưng không đơn thuần là việc tăng giảm số lượng tiền tệ mà còn phản ánh mức độ quyền lực, ý chí và sở nguyện của Nhà nước, đồng thời biểu hiện quan hệ kinh tế - tài chính giữa Nhà nước với các tác nhân khác nhau của nền kinh tế trong quá trình phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập mới sáng tạo ra. Trong những năm qua, tình hình kinh tế, tài chính và chính trị thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới đã và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu và tạo áp lực tăng chi NSNN. Trong tình hình đó, NSNN trở thành công cụ điều chỉnh nền kinh tế rất quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong huy động và phân phối các nguồn lực của nền kinh tế nhằm đảm bảo mọi hoạt động của Nhà nước, đồng thời phân phối nguồn lực hợp lý để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, ổn định và bền vững, bên cạnh đó còn giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo thực hiện công bằng và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động xã hội. Với mục tiêu đó và nguồn lực cho sự phát triển của Việt Nam là có hạn nên việc quản lý và sử dụng hợp lý NSNN có tác dụng vô cùng quan trọng, góp phần kiềm chế lạm phát, chống suy thoái kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. NSNN là một thể thống nhất nên yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý NSNN không chỉ là ở cấp Quốc gia mà các địa phương cũng cần thực hiện, đặc biệt là ngân sách cấp huyện. Yên Dũng là một huyện nằm ở tiểu vùng miền núi và trung du của tỉnh Bắc Giang được bao bọc bởi 3 con sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Là một trong bốn huyện, thành phố trọng điểm phát triển của tỉnh Bắc Giang trong tầm nhìn đến năm 2020, những năm qua, Yên Dũng đã phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế riêng, tốc độ phát triển kinh tế năm 2014 đạt 15,62%, công nghiệp, dịch vụ phát triển khá mạnh, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện (UBND huyện Yên Dũng, 2015). 1 Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện Yên Dũng, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế, sự đồng thuận của người nộp thuế, công tác thu chi NSNN của huyện Yên Dũng đã đạt được những kết quả tốt. Năm 2014, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 399,251 tỷ đồng, bằng 143,1% kế hoạch, tăng 4,3% so với năm 2013, trong đó thu trợ cấp cân đối ngân sách cấp trên 269,943 tỷ đồng, đạt 127,7% kế hoạch, tăng 27,1% so với năm 2013; thu trên địa bàn 71,214 tỷ đồng, đạt 105,3% kế hoạch. Tổng chi NSNN đạt trên 387,567tỷ đồng, bằng 144% kế hoạch, tăng 5,4% so với năm 2013 (Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Dũng, 2015). Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại như: tình trạng nợ đọng thuế, quyết toán thu, chi NSNN sai bị trả lại, các khoản chi NS không đạt mục tiêu, hiệu quả đề ra... Do đó, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, và điều tiết nền kinh tế của Huyện đi theo định hướng chung của Nhà nước, thì việc nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nhằm đưa ra các biện pháp để quản lý sử dụng một cách hiệu quả nguồn NSNN của huyện có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách Nhà nước, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN cấp huyện; - Nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Yên Dũng; - Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý NSNN tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN cấp huyện; 2 Các hoạt động quản lý NSNN cấp huyện tại huyện Yên Dũng (hoạt động thu, hoạt động chi, dự toán, quyết toán, phân cấp quản lý NSNN cấp huyện,….); Các chủ trương chính sách có liên quan. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang; Phạm vi thời gian: Thu thập dữ liệu thứ cấp 2013 – 2015, số liệu sơ cấp được điều tra năm 2015; Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về quản lý NSNN cấp huyện. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Nội dung của các khoản thu, chi NSNN gồm những gì? - Thực trạng quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng? Những mặt đạt được và những hạn chế trong quản lý NSNN tại huyện Yên Dũng? - Những nhân tố tác động đến quản lý NSNN của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang? - Mục tiêu, phương hướng và các nhóm giải pháp Huyện đã áp dụng trong quản lý NSNN tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang? - Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN của huyện Yên Dũng trong thời gian tới? 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN - Góp phần hệ thống hoá và phân tích rõ các vấn đề lý luận về quản lý NSNN cấp huyện. Tổng hợp các kinh nghiệm về quản lý NSNN cấp huyện tại các địa phương khác, phân tích những mặt đạt được, những khuyết điểm cần lưu ý để đưa ra bài học kinh nghiệm cho quản lý NSNN tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. - Phân tích rõ về thực trạng quản lý NSNN tại huyện Yên Dũng, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác quản lý NSNN cấp huyện tại huyện Yên Dũng. - Đề xuất giải pháp có tính khả thi để tăng cường công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước Theo luật NSNN năm 2015 “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước” (Quốc hội, 2015). NSNN gồm ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP). NSTW là các khoản thu ngân sách của Nhà nước phân cấp cho trung ương hưởng và các khoản thu chi ngân sách của Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. NSĐP là các khoản thu ngân sách của Nhà nước phân cấp cho địa phương hưởng, thu bổ sung từ NSTW cho NSĐP và các khoản chi ngân sách Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. NSNN được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp (Quốc hội, 2015). NSNN là một phạm trù kinh tế tài chính, được coi là một hệ thống quan hệ kinh tế tồn tại khách quan. Hệ thống các quan hệ kinh tế này được đặc trưng bởi quan hệ tiền tệ phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính và bằng các quan hệ kinh tế đó mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được tạo lập và sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội. Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tổ chức huy động, quản lý các nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách. Khi đã hình thành hệ thống NSNN gồm nhiều cấp thì việc phân cấp ngân sách là một tất yếu khách quan. Thực chất của phân cấp ngân sách là giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong toàn bộ hoạt động của NSNN. Thông qua phân cấp NSNN, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong thu chi NSNN được xác định cụ thể; đồng thời, phân cấp NSNN còn phản ánh mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các cấp ngân sách, giữa các địa phương, giữa địa phương với quốc gia. Phân cấp ngân sách gắn liền với nội dung phân 4 cấp hành chính. Phân cấp NSNN phải đảm bảo nguyên tắc: phù hợp với Hiến pháp, với Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp; đồng thời phải đảm bảo tính tập trung, hiệu quả; và đảm bảo tính công bằng (Nguyễn Văn Tuyến, 2007). 2.1.1.2. Khái niệm NSNN cấp huyện a. Khái niệm Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX đã khẳng định: Quận (huyện) là một cấp chính quyền có ngân sách, ngân sách quận - huyện là một bộ phận hợp thành ngân sách địa phương thuộc hệ thống ngân sách Nhà nước. Như vậy: Ngân sách quận (huyện) là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn quận, huyện, thành phố gọi chung là cấp huyện. Ngân sách cấp huyện mang bản chất của NSNN, đó là mối quan hệ giữa ngân sách cấp huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình phân bổ trên cơ sở sử dụng các nguồn lực kinh tế của huyện. Mối quan hệ đó được điều chỉnh, điều tiết sao cho phù hợp với bản chất Nhà nước XHCN, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam (Quốc Hội, 2002). b. Đặc điểm của NSNN cấp huyện Ngân sách cấp huyện là một cấp trong hệ thống NSNN nên nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN, thêm vào đó là đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác. Hoạt động của ngân sách cấp huyện luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp huyện, đồng thời quản lý ngân sách huyện phải tuân theo một chu trình chặt chẽ và khoa học; Phần lớn các khoản thu, chi của ngân sách cấp huyện được thực hiện theo phương thức phân phối lại và không hoàn trả trực tiếp. Ngân sách cấp huyện vừa là một cấp cơ sở trong hệ thống NSNN, vừa là một đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết lập các chính sách trong quản lý ngân sách huyện (Lê Chi Mai, 2006). 2.1.1.3. Khái niệm thu Ngân sách Nhà nước cấp huyện Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính dưới 5 hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Như vậy, thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay nhà nước để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các yêu cầu chi tiêu xác định của Nhà nước. Thu NSNN cấp huyện là quá trình tạo lập, hình thành lên ngân sách cấp huyện và đóng vai trò quan trọng, quyết định đến khâu chi ngân sách. Do vậy, để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách thì phải có chính sách thu hợp lý và hiệu quả. Theo quy định của Pháp luật, thu ngân sách cấp huyện được hình thành từ ba nguồn lớn sau: * Các khoản thu ngân sách huyện được hưởng 100% Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách huyện theo quy định; Thu từ các hoạt động sự nghiệp của huyện phân nộp vào NSNN theo chế độ quy định; Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác do huyện quản lý theo quy định của pháp luật; Các khoản thu huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân; Thu kết dư ngân sách năm trước và các khoản thu khác theo quy định… * Các khoản thu ngân sách huyện được hưởng theo tỷ lệ điều tiết Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ hộ gia đình; Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất; Thu tiền sử dụng đất, tiền lệ phí trước bạ nhà đất; Các khoản thu, tỷ lệ ngân sách huyện được hưởng tối thiểu 70%. Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của huyện, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách huyện được hưởng cao hơn đến tối đa là 100%. * Các khoản thu được hình thành từ số chi của NSNN cấp trên. Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định trên, ngân sách huyện còn được HĐND cấp tỉnh cấp bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật NSNN đã dành 100% cho các huyện thị và các khoản thu ngân sách huyện được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi (Chính phủ, 2003). 2.1.1.4. Khái niệm chi NSNN cấp huyện Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy quản lý Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan