Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý mạng lưới đường giao thông thành phố yên bái, tỉnh yên bái có tính đến y...

Tài liệu Quản lý mạng lưới đường giao thông thành phố yên bái, tỉnh yên bái có tính đến yếu tố tác động của biến đổi khí hậu

.PDF
116
107
76

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------------------------- NGUYỄN YÊN HIỀN BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘXÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------- QUẢN LÝ MẠNG LƯỚINGUYỄN ĐƯỜNGDUY GIAO THÔNG THÀNH PHỐ LINH YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ QUẬN THANH XUÂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hà Nội – 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘXÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------- NGUYỄN DUY LINH Khóa: 2013-2015 Yên Bái - 2019 ii BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN YÊN HIỀN KHÓA 2017 - 2019 QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60 58 01 06 QUẢN LÝTHẠC MẠNG ĐÔ THỊ QUẬNTRÌNH THANH LUẬN VĂN SĨLƯỚI QUẢNĐƯỜNG LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG XUÂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Mã số: 60.58.01.06 PGS. TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG Yên Bái - 2019 iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Lâm Quảng - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới cơ quan nơi tôi công tác UBND thành phố Yên Bái, gia đình và đồng nghiệp giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các đơn vị chức năng, các thầy, cô giáo và cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Hà Nội, tháng năm 2019 Nguyễn Yên Hiền iv LỜI CAM ĐOAN Luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Tác giả v MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Nội dung nghiên cứu 3 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 7 Các khái niệm và thuật ngữ 4 8 Cấu trúc của luận văn 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MẠNG 6 6 LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG TP. YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 1.1 Giới thiệu chung về thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 6 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 6 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 9 1.1.3 Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật 12 1.2. Thực trạng về mạng lưới đường đô thị TP Yên Bái 15 1.2.1 Giao thông đối ngoại 15 1.2.2 Hệ thống giao thông nội thị 19 1.3 Thực trạng công tác quản lý mạng lưới đường giao thông thành 23 phố Yên Bái ứng phó với biến đổi khí hậu 1.3.1 Thực trạng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với mạng lưới 23 đường thành phố Yên Bái 1.3.2 Thực trạng công tác quản lý mạng lưới đường đô thị TP Yên Bái 27 1.4 Đánh giá chung về công tác quản lý mạng lưới đường đô thị TP 30 Yên Bái, tỉnh Yên Bái 1.4.1 Về đầu tư, cải tạo tu bổ mạng lưới đường 30 1.4.2 Đánh giá về công tác quản lý mạng lưới đường đô thị. 31 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG 34 vi TP. YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1 Đặc tính, vai trò và chức năng cơ bản của HT giao thông đô thị 34 2.1.1 Đặc tính của hệ thống giao thông và các công trình HTKT đô thị 34 2.1.2 Vai trò của giao thông đô thị 35 2.1.3 Chức năng, phân loại mạng lưới đường đô thị 35 2.2 Quản lý mạng lưới đường đô thị 37 2.2.1 Các yêu cầu trong quản lý mạng lưới đường đô thị 37 2.2.2 Quản lý nhà nước hệ thống giao thông đô thị. 39 2.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hệ thống giao thông đô thị 42 2.3.1 Phương pháp và công cụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu 42 trong lĩnh vực giao thông 2.3.2 Các giải pháp thích ứng 43 2.4 Cơ sở pháp lý quản lý mạng lưới đường đô thị 46 2.4.1 Các văn bản do cơ quan nhà nước Trung ương ban hành 46 2.4.2 Văn bản do tỉnh Yên Bái và thành phốYên Bái ban hành 48 2.4.3. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với tỉnh Yên Bái và thành phố Yên Bái 48 2.4.4 Định hướng phát triển GT thành phố Yên Bái đến năm 2030 50 2.5 Kinh nghiệm về công tác quản lý hệ thống giao thông của Việt 57 Nam và một số nước trên thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu 2.5.1 Kinh nghiệm trong nước 57 2.5.2 Kinh nghiệm nước ngoài 60 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG 66 TP YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.1 Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc quản lý xây dựng mạng lưới 66 đường đô thị TP Yên Bái có tính đến ảnh hưởng biến đổi khí hậu 3.1.1 Mục tiêu, quan điểm 66 3.1.2 Nguyên tắc 67 3.2 Đề xuất nội dung yêu cầu về quy hoạch mạng lưới đường TP Yên 68 Bái có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vii 3.2.1 Yêu cầu về quy hoạch 69 3.2.2 Yêu cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu 70 3.3 Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật mạng lưới đường TP Yên Bái 76 có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 3.3.1 Giaỉ pháp về gia cố mái dốc ta luy, chống sạt lở 76 3.3.2 Đề xuất sử dụng thảm thực vật và vật liệu nhân tạo vải địa kỹ thuật 78 để gia cố mái dốc chống sạt lở 3.3.3 Giải pháp tăng cường hệ thống thoát nước mặt nhằm hạn chế ngập 80 úng khu dân cư và các tuyến đường nội thị thành phố 3.3.4 Giải pháp sử dụng vật liệu bền vững xây dựng đường trong trường 82 hợp ngập nước 3.3.5 Giải pháp nâng cao cốt nền ở các khu vực mở rộng, các khu đô thị 82 mới của thành phố Yên Bái 3.4 Đề xuất bổ sung về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy quản lý và 83 thu hút đầu tư xây dựng MLĐ thành phố Yên Bái có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 3.4.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách 83 3.4.2 Giải pháp về tổ chức quản lý 86 3.4.3 Đề xuất giải pháp thu hút đầu tư xây dựng MLĐ TP Yên Bái 88 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 1 Kết luận 90 2 Kiến nghị 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHẦN PHỤ LỤC 97 viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt UBND Ủy ban nhân dân HTKT Hạ tầng kỹ thuật GTVT Giao thông vận tải GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTVTĐT Giao thông vận tải đô thị GTNT Giao thông nông thôn THCS- THPT Trung học cơ sở - Trung học phổ thông HĐND Hội đồng nhân dân KT- XH Kinh tế - Xã hội QLNN Quản lý nhà nước ĐKTN Điều kiện tự nhiên KCN Khu công nghiệp MLĐ Mạng lưới đường GDTX Giáo dục thường xuyên ODA Hỗ trợ phát triển chính thức BĐKH Biến đổi khí hậu CTR Chất thải rắn GTCC Giao thông công cộng BXD Bộ Xây dựng TP Thành phố QLĐT Quản lý đô thị ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ẢNH, SƠ ĐỒ Số hiệu Nội dung Trang 1.1 Bản đồ vị trí thành phố Yên Bái 9 1.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và giao thông TP Yên Bái 18 1.3 Mặt cắt ngang đường trục chính khu vực 19 1.4 Hình ảnh đường Bưu điện, nhà khách – Cầu Văn Phú 21 1.5 Bản đồ khung giao thông thành phố Yên Bái 22 1.6 Mặt cắt ngang đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai 23 1.7 Hình ảnh ta-luy dương đường Nguyễn Văn Cừ sạt lở nghiêm trọng 25 1.8 Hình ảnh đường Thanh niên thành phố Yên Bái bị ngập úng 26 nghiêm trọng do nước song Hồng dâng cao 1.9 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng QLĐT thành phố Yên Bái 29 1.10 Sơ đồ quản lý, khai thác, sử dụng mạng lưới đường TP Yên Bái 30 1.11 Hình ảnh cầu Bích Lẫm, thành phố Yên Bái 33 2.1 Đặt đường ống thoát nước ở 2 bên đường đối với các tuyến đường 38 có chiều rộng lớn hơn 30m 2.2 Sơ đồ thiết lập quy trình quản lý mạng lưới đường đô thị 38 2.3 Bản đồ quy hoạch giao thông TP Yên Bái đến năm 2030 52 2.4 Mặt cắt ngang đường trục chính TP Yên Bái 54 2.5 Mặt cắt ngang đường trục chính khu vực ngoại thị 54 2.6 Mặt cắt ngang đường chính đô thị 55 2.7 Mặt cắt ngang đường liên khu vực TP Yên Bái 55 2.8 Mặt cắt ngang đường đại lộ Giới Phiên 56 2.9 Phân chia cấp nền để xây dựng công trình phòng chống sạt lở đất 57 tại TP Đà Lạt 2.10 Ốp đá tường chắn phòng chống sạt lở đất 58 2.11 Cảnh sạt lở đất tại Sau Mau Ping, Hồng Kông năm 1976 61 2.12 Hình ảnh thi công neo đất 62 2.13 Công trình neo đất sau khi hoàn thiện 62 x 2.14 Tường đất kết hợp trồng cây để ổn định mái dốc 63 3.1 Hình ảnh minh họa hệ thống đèn chiếu sang sử dụng năng 71 3.2 lượng mặt trời được đề xuất bố trí trên các tuyến đường chính Hình ảnh minh họa tổ thành chức làn xe đạp và đi bộ phốđường Yên Bái 72 3.3 3.4 Sơ đồ tổ chức làn đường xe đạp trên các tuyến giao thông Hình chính ảnh minh họa sử dụng hệ thống giao thông thông minh 73 75 trong quản lý giao thông thành phố Yên Bái 3.5 Hình minh họa bố trí công trình theo nhiều cấp nền 77 3.6 Hình ảnh minh họa xây dựng kè chống sạt lở bảo vệ đường 77 giao thông đô thị thành phố Yên Bái 3.7 Hình ảnh sử dụng tấm vải địa kỹ thuật và trồng cây trên sườn 78 dốc 3.8 Hình ảnh thi công tấm vải địa kỹ thuật nhằm chống xói lở cho 79 3.9 đường Hình ảnh sử dụng cây xanh, thảm cỏ chống xói mòn và sạt lở 79 3.10 Hình ảnh minh họa trồng cây xanh chống xói mòn, sạt lở cho 80 các tuyến đường có độ dốc lớn, nguy cơ sạt lở cao 3.11 3.12 Minh họa hệ thống cống thoát nước tuyến đường nội thị Hình ảnh Kèsuối Hào Gia tăng khả năng thoát lũ khu dân cư, 81 81 giảm úng ngập cho đường giao thông đã được xây dựng 3.13 Hìnhảnh Minh họa đề xuất sử dụng vật liệu Bê tông hút nước- 83 3.14 chống ngập Sơ đồ đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy và bổ sung chức năng 88 của Phòng Quản lý đô thị (Ghi chú: Phần đề xuất có khung và chữ màu đỏ) xi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu Nội dung Trang 1.1 Bảng tần suất lũ song Hồng tại trạm Yên Ninh, TP Yên Bái 7 1.2 Bảng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại TP Yên Bái 15 1.3 1.4 Bảng tổng hợp hiện trạng giao thông TP Yên Bái 20 Biểu tổng hợp kinh phí nâng cấp sửa chữa và khắc phục bão 31 lũ trong 3 năm gần đây cho các tuyến đường nội thị 2.1 Các phương pháp đánh giá tác động của BĐKH trong lĩnh vực 43 giao thông đô thị 2.2 Bảng một số giải pháp ứng phó với BĐKH trong giao thông 2.3 Bảng biến đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) của tỉnh Yên Bái 49 46 so với thời kỳ cơ sở 2.4 Bảng biến đổi lượng mưa của tỉnh Yên Bái (%) so với thời kỳ 50 cơ sở 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH. Hầu hết các tỉnh trên lãnh thổ nước ta đều chịu ảnh hưởng của BĐKH. Ảnh hưởng của BĐKH gây ra rõ rệt nhất đối với vùng đồng bằng, đặc biệt là vùng đồng bằng ven biển với biểu hiện nước biển dâng dẫn đến mất đất đai, đa dạng sinh học, chất lượng nước thay đổi,...Tuy nhiên các tỉnh miền núi cũng chịu tác động không nhỏ của BĐKH. Sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ làm thiếu nước ở vùng núi cao, mưa nhiều vào mùa mưa làm gia tăng hiện tượng lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ, gây thiệt hại người và của. Đến năm 2030, theo kịch bản (RCP4.5)Kịchbảnbiến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam(phiên bản 2016) thì lượng mưa hàng năm ởYên Bái giai đoạn 2016 - 2035 tăng 7,5%, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng 0,6oC so với thời kỳ 1986-2005 nằm trong vùng có nhiệt độ và lượng mưa thay đổi nhiều nhất cả nước. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ xảy ra hiểm họa thiên nhiên cũng tăng theo Thành phố Yên Bái cách Hà Nội 156km về phía Bắc và cách cửa khẩu Lào Cai 140km về phía Nam. Thành phố là trung tâm chính trị, thương mại và văn hóa của tỉnh Yên Bái và của khu vực miền núi Tây Bắc, vị trí nằm ở điểm giao nhau giữa các tuyến giao thông từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, có đường bộ, đường sắt, đường sông và tương lai là đường hàng không. Thành phố Yên bái có sông Hông chảy qua, trên địa bàn có nhiềusuối, hồ và địa hình nhiều núi đồi xen kẽ trong các khu dân cư. Giao thông đô thị đóng vai trò rất quan trọng, là huyết mạch của đô thị liên kết giữa bên trong và ngoài đô thị, giữa các khu chức năng đô thị với nhau và là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh thực hiện tốt công tác quy hoạch hệ thống giao thông, cần phải đảm bảo được 3 mục tiêu: Về khía cạnh kinh tế, cần thiết lập được một hệ thống 2 giao thông hỗ trợ tốt cho việc phát triển kinh tế đô thị và chi phí hợp lý. Về khía cạnh xã hội, hệ thống giao thông phải đảm bảo quyền đi lại và bình đẳng cho mọi đối tượng trong xã hội. Về khía cạnh môi trường, phát triển đảm bảokhông gây ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, TP Yên Bái đã quan tâm, tập trung triển khai các đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuậtđặc biệt là xây dựng mạng lưới đường giao thông đô thị với nhiều dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và chỉnh trang khu vực hiện có, từng bước xây dựng tiến tới đồng bộ, nhằm phát triển thành phố theo hướng đô thị văn minh, hiện đại đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố còn phát triển chậm so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác thành phốcũng đang đối mặt với những thách thức về giao thông như kinh phí để duy tu bảo dưỡng hạn chế, ra tăng về phương tiện và tải trong gây ra xuống cấp nhanh của các tuyến đường đô thị. Đặc biệt đối với tác động của biến đổi khí hậu. Thời gian vừa qua thành phố đã chứng kiến các trận mưa bão bất thường, nước sông Hồng, và suối, hồ trong thành phố dâng cao kết hợp với mưa cường đô lớn trong thành phố gây ngập úng nhiều tuyến phố, hệ thống giao thông bị chia cắt,ảnh hưởng nghiêm trong đến cuộc sống nhân dân.Sau lũ hệ thống hạ tầng nhất là hệ thống đường đô thị bị xuống cấp nghiêm trọng.Do địa hình là đồi núi, địa chất phức tạp khi mưa lũ gây ra tình trạng sạt lở mái ta luy của các tuyến đường, hệ thống cống, rãnh bị xói lở ách tắc, gây mất an toàn giao thông. Thành phố phải thường xuyên phải tập trung kinh phí để gia cố sửa chữa. Nguồn vốn đầu tư cho việc khắc phục hậu quảsau mưa lũ là rất lớn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Chính vì vậy, đề tài “Quản lý mạng lưới đường giao thông thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái có tính đến yếu tố tác động của biến đổi khí hậu” trong giai đoạn hiện nay là cần thiết và mang tính thực tiễn cao. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra khảo sát hiện trạng quản lý mạng lưới đường thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái - Xây dựng cơ sở khoa học quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Yên Bái có tính đến yếu tố tác động của biến đổi khí hậu - Đề xuất các giải pháp quản lý mạng lưới đường đô thị trên địa bàn thành phố Yên Bái có tính đến yếu tố tác động của biến đổi khí hậu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý mạng lưới đường đô thị có tính đến tác động của biến đổi khí hậu. - Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ mạng lưới đường đô thị thành phố Yên Bái hiện tại và theo quy hoạch chung thành phố đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu - Phương pháp kế thừa - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp dự báo - Phương pháp phân tích, tổng hợp đề xuất giải pháp 5. Nội dung nghiên cứu - Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Yên Bái, làm rõ những kết quả đạt được và nguyên nhân của những tồn tại, cần khắc phục hiện nay. - Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý mạng lưới đường đô thị có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để quản lý mạng lưới đường đô thị có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Xây dựng đồng bộ hệ thống lý luận cũng như các giải pháp quản lý mạng lưới đường đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu - Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng hệ thống các giải pháp quản lý mạng lưới đường đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu cho các đô thị có điều kiện tương tự thành phố Yên Bái, làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, cho các nhà chuyên môn, sinh viên trong các ngành liên quan. 7. Một số khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong luận văn Phát triển bền vững: Là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói cách khác, phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, công bằng xã hội, và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. [9] Trên cơ sở khái niệm chung về phát triển bền vững, quy hoạch giao thông đô thị bền vững cũng dựa trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. - Về khía cạnh kinh tế, cần thiết lập được một hệ thống giao thông hỗ trợ tốt cho việc phát triển kinh tế của đô thị với chi phí hợp lý. - Về khía cạnh xã hội, hệ thống giao thông phải đảm bảo quyền đi lại bình đẳng cho mọi đối tượng trong xã hội. - Về khía cạnh môi trường, phát triển không gây ô nhiễm, đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường. Giao thông đô thi: Giao thông đô thị là sự di động vị trí không gian từ điểm này đến điểm kia của người hoặc vật trong đô thị bằng một phương thức giao thông nhất định nào đó như vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường thuỷ, vận tải hàng không, vận tải đường ống.[24] Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong trong phạm vi nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.[24] 5 Quy hoạch giao thông đô thị: bao gồm việc xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển giao thông, vị trí, quy mô công trình đầu mối; tổ chức hệ thống giao thông đô thị trên mặt đất, trên cao và dưới mặt đất; xác định phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn giao thông.[24] Quản lý quy hoạch MLĐ đô thị. Được hiểu là việc tổ chức bộ máy và sử dụng các công cụ để quản lý trong các quá trình lập quy hoạch; tổ chức thực hiện quy hoạch; quản lý xây dựng theo quy hoạch; hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm quy hoạch MLĐ đô thị. [23] Biến đổi khí hậu - Climate Change: Là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.[9] Các biểu hiện của BĐKH trái đất gồm: Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. Sự dâng cao mực nước biển. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái,chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển. 8. Cấu trúc luận văn: Cấu trúc luận văn gồm 3 chương chính: Chương I: Thực trạng công tác quản lý mạng lưới đường giao thông thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Chương II: Cơ sở khoa học về quản lýmạng lưới đường giao thông đô thịtrước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 6 Chương III: Đề xuất một số giải pháp quản lý mạng lưới đường giao thông thành phố Yên Bái ứng phó với biến đổi khí hậu. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 1.1. Giới thiệu chung về thành phố Yên Bái 1.1.1. Điều kiện tự nhiên [11] [25] a. Vị trí địa lý: Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía Bắc, Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ 21o40' đến 21o46' vĩ độ Bắc, 104o50'08" đến 104o58'15" độ kinh Đông. Thành phố Yên Bái: - Phía Đông giáp huyện Yên Bình. - Phía Bắc, Tây, Nam giáp huyện Trấn Yên. Yên Bái cách Hà Nội 156km về phía Bắc và cách cửa khẩu Lào Cai 140km về phía Nam. b. Đặc điểm địa hình: Địa hình đa dạng và bị chia cắt bởi sông Hồng là sông lớn nhất miền Bắc và các dãy đồi bát úp với độ dốc sườn đồi lớn, xen kẽ là các khe tụ thuỷ và các dải ruộng hẹp. - Địa hình thung lũng: Nằm xen kẽ giữa các đồi, núi kéo dài theo thung lũng suối, chiều rộng dải đất rất hẹp, có cao độ từ 28m-35m. - Địa hình đồng bằng:Là các dải ruộng dưới chân đồi, núi, dọc hai bờ sông Hồng, có cao độ từ 28m-50m. - Địa hình đồi núi:Chiếm phần lớn diện tích của Thành phố Yên Bái, có độ dốc lớn, cao độ nền >60m, bao gồm các dãy đồi và núi kéo dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, độ dốc nền >10%. 7 c. Đặc điểm khí hậu: Yên Bái có đặc trưng khí hậu vùng Tây Bắc nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng nhiều của địa hình. Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình năm: 22,7oC. - Nhiệt độ cao nhất TB năm: 27,5oC; - Nhiệt độ thấp nhất TB năm: 20,05oC. Mưa: - Lượng mưa TB năm: 2057mm; Lượng mưa năm cao nhất: 2705mm. - Lượng mưa năm thấp nhất: 1462mm; Lượng mưa ngày lớn nhất: 349mm (6-9-1973). - Số ngày mưa TB năm: 194 ngày; Mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm: 1369h. Do bị ảnh hưởng của địa hình nên vào những ngày nắng khí hậu ở Thành phố rất oi bức. d. Thuỷ văn: Chảy qua Thành phố có sông Hồng và một số suối nhỏ. Sông Hồng: Là sông lớn chảy từ Lào Cai về và gần như chia đôi diện tích nghiên cứu đô thị Yên Bái. Lưu lượng lớn nhất 8400m3/s, tốc độ max= 3,02m/s. Lưu lượng nhỏ nhất 95m3/s, tốc độ min= 0,62m/s. Biên độ dao động mực nước năm nhiều nhất 7,53m, năm ít nhất 5,06m. Nước sông Hồng rất đục, nước mềm, rất bẩn về phương diện vi sinh. Sau đây là một số đặc trưng của sông Hồng. Mực nước ứng với các tần suất như sau: Bảng 1.1. Tần suất lũ sông Hồng tại trạm Yên Ninh, TP. Yên Bái [9] P (%) 1 2.5 10 20 90 8 H (m) 34,92 34.20 33,2 32,2 31,0 Ngoài ra có một số suối, ngòi nhỏ nằm rải rác khắp thành phố đổ ra sông Hồng. Ngòi Bảolương: Flv =18,5 km2 ; Q = 2m/s; Ngòi Âu Lâu: B = 40m ; Q =150 l/s.Ngòi Yên Ninh: B =3m ; Q =70l/s.Ngòi Yên Thịnh: B =12m ; Q = 40 l/s.. Ngòi Đại Đồng: B =2m ; Q =40 l/s. Chất lượng nước các suối kém, nước dạng mềm. + Các hồ: - Hồ Yên hòa ( Phường Nguyễn Thái Học): Là hồ gắn với công viên Yên Hoà diện tích 10.000 m2. Chiều sâu hồ 3,3m. Ngoài ra còn có một số hồ nằm ở trong các phường. - Hệ thống hồ khu Trung tâm km5 ( Phường Đồng Tâm): Gắn với khu trung tâm thành phố, diện tích 4 hồ khoảng 12.000 m2. e. Địa chất: Khu vực Thành phố Yên Bái nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 8 (Theo tài liệu dự báo phân vùng động đất của Viện khoa học trái đất). Địa chất công trình: Theo tài liệu địa chất có cấu tạo như sau: - Đất có nguồn gốc trầm tích: có các lớp cấu tạo bằng cát, cát pha sét hoặc sét, sét pha, lớp dưới có lẫn sỏi sạn, đến lớp đá gốc. Phân bố dọc hai bờ sông Hồng một số khu vực ao hồ: lớp trên là bùn có lẫn xác động thực vật (mùn). - Đất có nguồn gốc phong hoá: có các lớp cấu tạo: sét pha lẫn sỏi sạn, dăm sạn lẫn đất đá phân bố theo các sườn đồi, lớp dưới là đá gốc, hoặc đá biến chất. Nhìn chung, các lớp đất đá khu vực có khả năng chịu tải tốt. Khu vực Thành phố đã xây dựng nhiều nhà cao tầng trong nhiều năm tương đối ổn định. f. Địa chất thuỷ văn: - Tầng chứa nước lỗ hổng: 9 Phân bố dọc theo hai bờ sông Hồng ở Tuy Lộc - Bái Dương, tả ngạn sông Hồng, Âu Lâu, chiều dày lớp nước từ 1m - 11,1m ở độ sâu tầng chứa 3,2m 12,8m. Diện phân bố hẹp có sự thay đổi hướng, lưu lượng 0,6-3,89l/s. - Tầng chứa nước khe nứt: Phân bố rộng 1,5km - 2km, chiều dày tầng chứa 1000m, giàu nước, nằm sâu dưới mặt đất chừng 2-3m, lưu lượng từ 0,1 - 9,37l/s. Có khả năng cung cấp cho dân sinh và sản xuất công nghiệp. Hình 1.1. Bản đồ vị trí thành phố Yên Bái [25] 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội[9] [25] Thành phố Yên Bái gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là 9 phường:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan