Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh theo quy hoạch...

Tài liệu Quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh theo quy hoạch chung đến năm 2030 (luận văn thạc sĩ)

.PDF
111
143
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN THÙY DƯƠNG QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THEO QUY HOẠCH CHUNG ĐẾN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN THÙY DƯƠNG kho¸ 2017-2019 QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THEO QUY HOẠCH CHUNG ĐẾN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số : 60.58.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ THỊ VINH XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN: TS. PHẠM HỮU ĐỨC HÀ NỘI – 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới cô giáo - PGS.TS. Vũ Thị Vinh là người trực tiếp hướng dẫn, đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn. Xin cảm ơn tập thể cán bộ phòng Quản lý Đô thị thành phố Hạ Long đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân thu thập thông tin, tài liệu trong suốt thời gian nghiên cứu cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo và cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân hoàn thành khóa học và luận văn này. Thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ các thầy cô để nội dung Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thùy Dương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Thùy Dương MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình minh họa, sơ đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 * Lý do chọn đề tài..................................................................................................................... 1 * Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................................ 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 * Nội dung nghiên cứu .............................................................................................................. 2 * Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................................... 3 * Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan tới đề tài............................................................... 3 * Cấu trúc luận văn .................................................................................................................... 4 NỘI DUNG ............................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ........................................................... 5 1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh................................ 5 1.1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Hạ Long ................................................................... 5 1.1.2. Điều kiện khí hậu tự nhiên .............................................................................................. 8 1.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................................ 9 1.1.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố Hạ Long có quan hệ tới mạng lưới đường đô thị.............................................................................................................................. 11 1.2. Hiện trạng mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ........ 13 1.2.1. Quá trình phát triển mạng lưới đường đô thị theo quy hoạch của thành phố Hạ Long ................................................................................................................................................... 13 1.2.2. Hiện trạng mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long............................................. 14 1.3. Thực trạng tổ chức quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh............................................................................................................................. 25 1.3.1. Thực trạng về công tác quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long .......................................................................................................................................... 25 1.3.2. Thực trạng về bộ máy quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long ............ 27 1.3.3. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long .................................................................................................................. 38 1.4. Đánh giá chung ............................................................................................................... 39 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ......................................................... 41 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý mạng lưới đường đô thị ..................................................... 41 2.1.1. Vai trò của mạng lưới đường đô thị.............................................................................. 41 2.1.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của mạng lưới đường đô thị..................................... 43 2.1.3. Những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản đối với mạng lưới đường đô thị ......................... 50 2.1.4. Những yếu tố đặc thù của thành phố Hạ Long ảnh hưởng đến quản lý mạng lưới đường đô thị.............................................................................................................................. 51 2.1.5. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý mạng lưới đường đô thị ........................... 52 2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý mạng lưới đường đô thị .................................................... 54 2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp quy của nhà nước ............................................................ 54 2.2.2. Hệ thống các văn bản pháp quy của tỉnh Quảng Ninh ................................................ 55 2.2.3. Định hướng quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2030 đã được phê duyệt ................................................................................................................................................... 56 2.3. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý mạng lưới đường đô thị trên thế giới và Việt Nam.................................................................................................................................. 61 2.3.1. Kinh nghiệm của một số đô thị trên thế giới................................................................ 61 2.3.2. Kinh nghiệm của một số đô thị tại Việt Nam .............................................................. 67 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH................................................. 71 3.1. Quan điểm, nguyên tắc .................................................................................................. 71 3.1.1. Quan điểm ...................................................................................................................... 71 3.1.2. Nguyên tắc ..................................................................................................................... 72 3.2. Một số giải pháp về quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị ........................... 73 3.2.1. Quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị ................................................................ 73 3.2.2. Quản lý quỹ đất quy hoạch mạng lưới đường đô thị................................................... 77 3.3. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý mạng lưới đường đô thị...... 81 3.3.1. Huy động vốn đầu tư ..................................................................................................... 81 3.3.2. Chỉ giới đường đỏ và cắm mốc xây dựng .................................................................... 83 3.4. Giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý đường đô thị .............................. 84 3.4.1. Phân cấp quản lý nhà nước trong quản lý mạng lưới đường đô thị ........................... 84 3.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .......................................... 86 3.5. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng ....................................................... 87 3.5.1. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý việc khai thác sử dụng và duy tu bảo dưỡng mạng lưới đường đô thị ........................................................................................ 87 3.5.2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm ................................................................................................................................................... 91 3.5.3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý mạng lưới đường đô thị.............................................................................................................................. 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 96 Kết luận..................................................................................................................................... 96 Kiến nghị .................................................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BTN Bê tông nhựa BTXM Bê tông xi măng MLĐ Mạng lưới đường GTCC Giao thông công cộng GTVT Giao thông vận tải GPMB Giải phóng mặt bằng QL Quốc lộ QLĐT Quản lý đô thị Ban QLĐTXD Ban Quản lý đầu tư xây dựng Phòng TCKH Phòng Tài chính kế hoạch TL Tỉnh lộ UBND Ủy ban nhân dân XLNT Xử lý nước thải DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên hình, sơ đồ minh họa Bảng 1.1 Hiện trạng dân số các đơn vị hành chính thành phố Hạ Long Bảng 2.1 Phân cấp đường đô thị Bảng 2.2 Mật độ đường chính hợp lí tương ứng với quy mô đô thị Bảng 2.3 Chỉ tiêu đất giao thông tính trên một đầu người tùy thuộc vào loại đô thị Bảng 2.4 Mức độ không thẳng của đường phố DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ MINH HỌA Số hiệu Tên hình minh họa, sơ đồ Hình 1.1 Vị trí thành phố Hạ Long và mối liên hệ vùng Hình 1.2 Bản đồ ranh giới hành chính thành phố Hạ Long Hình 1.3 Bản đồ thị xã Hòn Gai năm 1968 Hình 1.4 Sơ đồ đánh giá khí hậu thủy văn thành phố Hạ Long Hình 1.5 Bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới đường thành phố Hạ Long Hình 1.6 Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng Hình 1.7 Cảng tổng hợp Cái Lân Hình 1.8 Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai Hình 1.9 Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn Hình 1.10 Mặt cắt 2-2, quốc lộ 18 đoạn qua đô thị Đường Nguyễn Văn Cừ (QL18) được đầu tư cải tạo, chỉnh trang thành Hình 1.11 tuyến đường kiểu mẫu, 6 làn xe với hệ thống điện, viễn thông được hạ ngầm và cây xanh được trồng lại đồng bộ Mặt cắt 6-6, tỉnh lộ 337, đoạn từ Cột đồng hồ đến Ngã tư Loong Toòng, Hình 1.12 (đoạn có tuyến Monorail chạy qua tuy nhiên hiện tại tuyến Monorail vẫn chưa được triển khai xây dựng) Hình 1.13 Mặt cắt 4-4, đoạn từ Ngã tư Loong Toòng đến cầu K67 Hình 1.14 Tuyến đường bao biển Lán bè – cọc 8 với chiều dài khoảng 8,5km Hình 1.15 Nút giao thông Loong Toòng sau khi được nâng cấp, mở rộng Hình 1.16 Bãi đỗ xe khu vực Quảng trường chợ Hạ Long, quy mô khoảng 0,2ha Hình 1.17 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý MLĐ đô thị thành phố Hạ Long Hình 1.18 Sơ đồ phòng Quản lý đô thị thành phố Hạ Long Hình 2.1 Phân loại đường đô thị Hình 2.2 Hình 2.3 Sơ đồ định hướng phát triển không gian thành phố Hạ Long đến năm 2030 Sơ đồ định hướng không gian thành phố Hạ Long liên kết Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long Hình 2.4 Giao thông hỗn hợp ở Đài Loan nhìn từ trên cao Hình 2.5 Điểm đỗ xe máy, xe đạp trên đường phố Đài Loan Hình 2.6 Hình 2.7 Hình 2.8 Hình 2.9 Xe bus 2 tầng là một trong những phương tiện vận chuyển hành khách chính tại Hong Kong, giúp thành phố này hạn chế xe cá nhân Đường có vạch kẻ rõ ràng, xe chạy đúng làn đường quy định Cảnh sát Hong Kong không phải vất vả xuống xe điều phối phương tiện giao thông Mặc dù không có người qua đường nhưng không có xe taxi nào vượt đèn đỏ vì họ sẽ bị phạt lương ngay trong tài khoản Hình 2.10 Xe bus trợ giá chất lượng cao được đầu tư bởi UBND thành phố Hình 3.1 Sơ đồ vị trí các điểm kết nối giao thông đường bộ với GTCC thành phố Hạ Long Hình 3.2 Bãi đỗ xe ngầm kết hợp công viên cây xanh MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài: Mạng lưới đường là hệ thống giao thông chính của thành phố, là bộ khung kết nối tất cả các công trình dân sinh, xã hội của đô thị thành một thể thống nhất. Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội và chính trị của khu vực. Quan điểm phát triển của Đảng đã chỉ rõ “Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầ ng kinh tế - xã hội, cầ n ưu tiên đầ u tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”. Chính vì vậy hệ thống giao thông cầ n được quan tâm đầ u tư đúng mức và liên tục. Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh Quảng Ninh; là đô thị đối trọng trong Vùng Hà Nội và là một trong những cực phát triển quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với lợi thế về vị trí địa lý, những năm gần đây thành phố Hạ Long được Tỉnh quan tâm, tập trung đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là xây dựng mạng lưới đường giao thông đô thị với nhiều dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo những tuyến đường hiện có, từng bước xây dựng tiến tới đồng bộ nhằm phát triển thành phố theo hướng đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân. “Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2030, tầm nhìn ngoài năm 2050” được lập và phê duyệt vào năm 2013, sau 5 năm thực hiện đã đạt nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên, do tốc độ phát triển thực tế nhanh hơn nhiều lần so với dự tính, Hạ Long phải đối mặt với nhiều thách thức và hệ thống giao thông đã bộc lộ dần những yếu kém, đặc biệt trong công tác quản lý vận hành dẫn đến không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển trong tương lai. Bên cạnh thực hiện tốt công tác quy hoạch thì việc quản lý phát triển hệ thống giao thông cần phải đảm bảo được 3 mục tiêu: Về khía cạnh kinh tế, cần thiết lập được một hệ thống giao thông hỗ trợ tốt cho việc phát triển kinh tế đô thị với chi phí hợp lý; Về khía cạnh xã hội, hệ thống giao thông phải đảm bảo quyền đi lại và bình đẳng cho mọi đối tượng trong xã hội; Về khía cạnh môi trường, phát triển không gây ô nhiễm, đảm bảo vấn đề về bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo Quy hoạch chung đến năm 2030” trong giai đoạn hiện nay nhằ m đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện quản lý xây dựng mạng lưới đường đô thị theo quy hoạch một cách hiệu quả, mang lại bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là cần thiết và mang tính thực tiễn cao. * Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng về quản lý mạng lưới đường đô thị của thành phố Hạ Long theo Quy hoạch chung đến năm 2030. - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất một số giải pháp về quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. + Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030. * Nội dung nghiên cứu: - Phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long. - Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, kinh nghiệm của các đô thị trong nước và trên thế giới về quản lý mạng lưới đường đô thị. - Đề xuất một số giải pháp quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp kế thừa. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghiã khoa học: Hệ thống hóa và cụ thể hóa các lý luận khoa học trong quản lý mạng lưới đường đô thị, từ đó đề xuất một số giải pháp giải quyết những vướng mắc trong việc quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long. - Ý nghiã thực tiễn: Là tài liệu tham khảo, xem xét áp dụng trong quản lý mạng lưới đường đô thị cho các khu vực, đô thị có điều kiện tương đồng. * Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan tới đề tài: - Đô thị: Là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã, thị trấn. Đô thị bao gồm các khu chức năng đô thị. [1] - Đường đô thị: Là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính đô thị, do các cơ quan đô thị quản lý. [10] - Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng: + Chỉ giới đường đỏ: Là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng. [1] + Chỉ giới xây dựng: Là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất. [1] - Giao thông đô thị: + Giao thông đối ngoại: Có thể hiểu một cách đơn giản là sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài, bao gồm giữa đô thị với các đô thị khác, với các khu công nghiệp, các khu nghỉ ngơi của các vùng phụ cận và giữa đô thị đó với các vùng trong cả nước. Căn cứ vào điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên và nhu cầu phục vụ giao thông của mỗi đô thị, giao thông đối ngoại của đô thị sử dụng các loại hình giao thông: đường ô tô, đường sắt, đường hàng không và đường thủy. [10] + Giao thông đối nội: Là hệ thống giao thông bên trong đô thị, còn gọi là giao thông nội thị, có nhiệm vụ đảm bảo sự liên hệ thuận tiện giữa các khu vực bên trong đô thị với nhau cũng như với giao thông đối ngoại. Giao thông đối nội liên hệ với giao thông đối ngoại thông qua các đầu mối giao thông như các ngả giao nhau (cùng mức hoặc khác mức), bến xe ô tô liên tỉnh, ga xe lửa, bến cảng, sân bay. [10] * Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: Chương 1: Thực trạng về quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Một số giải pháp về quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 1.1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Hạ Long a. Vị trí địa lý Thành phố Hạ Long nằm ở vị trí Tây Bắc của vịnh Bắc Bộ, là thành phố tỉnh lỵ và trung tâm hành chính - chính trị - văn hóa - thương mại - dịch vụ - du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long nằm trong dải hành lang ven biển của Vịnh Bắc Bộ, dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với chiều dài bờ biển gần 50km. Cách thủ đô Hà Nội 165km về phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 70km về phía Tây Nam, cách cửa khẩu Móng Cái 184km về phía Đông Bắc và phía Nam thông ra biển Đông, Hạ Long có vị trí chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia. Thành phố Hạ Long hiện có tỷ lệ đô thị hóa 100% với diện tích khoảng 277,5km2 và quy mô dân số khoảng 249.255 người (theo số liệu thống kê năm 2017). Hiện nay, Hạ Long có 20 đơn vị hành chính là các phường: Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hưng và Đại Yên. Ranh giới cụ thể: - Phía Bắc giáp huyện Hoành Bồ; - Phía Nam giáp vịnh Hạ Long; - Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả; - Phía Tây giáp thị xã Quảng Yên. Hình 1.1: Vị trí thành phố Hạ Long và mối liên hệ vùng [15] Hình 1.2: Bản đồ ranh giới hành chính thành phố Hạ Long [15] b. Lịch sử hình thành Vùng đất trung tâm của thành phố Hạ Long ngày nay, xưa kia chỉ là một làng chài ven biển, có tên là Bãi Hàu. Đến đầu thời Nguyễn được đổi tên thành xã Mẫu Lệ. Về sau hình thành thêm các xã Hà Lầm, Lũng Phong, Giang Võng và Trúc Võng. Các xã, phường phía Đông và phía Tây của thành phố hiện nay, trước đó đều thuộc huyện Hoành Bồ. Ngày 27/12/1993, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở của thị xã Hồng Gai. Ngày 16/08/2001, hai xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ được sát nhập về thành phố Hạ Long theo Nghị định số 51/2001/NĐ-CP của Chính phủ, làm cho thành phố trải dài từ Yên Lập (sát với địa phận thị xã Quảng Yên) tới Đèo Bụt (sát với địa phận thành phố Cẩm Phả) như hiện nay. Hình 1.3: Bản đồ thị xã Hòn Gai năm 1968 [16]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan