Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước sạch cho thành phố thái ngu...

Tài liệu Quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước sạch cho thành phố thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

.PDF
119
140
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI MÃ KIỀU NGA QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI MÃ KIỀU NGA KHÓA: 2017-2019 QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý đô thị và Công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THANH SƠN Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI MÃ KIỀU NGA KHÓA: 2017-2019 QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý đô thị và Công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THANH SƠN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của nhiều cá nhân và tập thể để có thể hoàn thành khóa học. Tác giả xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Sơn và các thầy cô trong Khoa sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu của chuyên ngành Quản lý đô thị & công trình và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cám ơn các cơ quan liên quan đã giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện luận văn này. Tác giả xin chân thành cám ơn các anh chị em học viên trong lớp đã có sự hỗ trợ trong suốt thời gian học tập khóa học này. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình, những người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn tin tưởng, động viên, khuyến khích trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cám ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Mã Kiều Nga MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình, sơ đồ MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3 Một số khái niệm có liên quan ...................................................................... 3 Cấu trúc luận văn........................................................................................... 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN ......................... 6 1.1GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN.............6 1.1.1Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ......................................................... 6 1.1.2Đặc điểm dân số và đất đai ............................................................... 9 1.1.3Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................... 10 1.1.4Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ............................................................... 11 1.2HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN.........................................................14 1.2.1Hiện trạng nguồn cung cấp nước ...................................................... 14 1.2.2Hiện trạng các nhà máy nước ........................................................... 18 1.2.3Hiên trạng mạng lưới đường ống cấp nước ...................................... 22 1.2.4Hiện trạng dịch vụ cấp nước và thất thoát nước sạch trên mạng lưới............................................................................................................23 1.3THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ...........................................29 1.3.1Mô hình tổ chức quản lý mạng lưới cấp nước .................................. 29 1.3.2Thực trạng cơ chế chính sách ........................................................... 34 1.3.3Các dự án đã và đang triển khai........................................................ 37 1.3.4 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý mạng lưới cấp nước ...... 39 1.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH......40 1.4.1Điểm mạnh ........................................................................................ 41 1.4.2Điểm yếu ........................................................................................... 41 1.4.3Cơ hội................................................................................................ 43 1.4.4Thách thức ........................................................................................ 43 CHƯƠNG 2:CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................. 45 2.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH ĐÔ THỊ ......................................................................................................................45 2.1.1Các văn bản có liên quan do Chính phủ ban hành ........................... 45 2.1.2Các văn bản có liên quan do cấp Bộ ban hành ................................. 53 2.1.3Các văn bản của địa phương ............................................................. 56 2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH ..........................................................................................................56 2.2.1Các nguyên nhân dẫn đến thất thoát nước sạch. ............................... 56 2.2.2Các yêu cầu kỹ thuật làm cơ sở quản lý chống thất thoát nước sạch............................................................................................................58 2.2.3Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chống thất thoát nước...........................................................................................................63 2.2.4Xã hội hóa công tác quản lý chống thất thoát nước sạch ................. 66 2.3KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...............................................68 2.3.1Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước sạch trên thế giới. ....... 68 2.3.2Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước sạch của một số địa phương trong nước. ................................................................................... 71 CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN .................................................................................. 79 3.1 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔ CHỨC................79 3.1.1.Đề xuất thành lập phòng quản lý an toàn cấp nước và cơ chế hoạt động trong cơ cấu tổ chức của công ty cấp nước........................................79 3.1.2.Đề xuất xây dựng chương trình phòng chống thất thoát nước sạch.80 3.1.3.Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong công ty ............................................................................................. 80 3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KỸ THUẬT..............82 3.2.1 Đề xuất giải pháp quản lý khai thác hiệu quả mạng lưới cấp nước. 82 3.2.2 Đề xuất phân vùng, chia tách mạng mạng lưới cấp nước................ 82 3.2.3 Đề xuất giải pháp quản lý rò rỉ trên mạng ....................................... 84 3.2.4 Đề xuất ứng dụng phần mềm GIS, SCADA trong quản lý mạng lưới............................................................................................................86 3.2.5 Đề xuất giải pháp quản lý đồng hồ đo nước .................................... 90 3.3ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG...................................................................................91 3.3.1 Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý chống thất thoát nước sạch............................................................................................................91 3.3.2Nâng cao ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý chống thất thoát nước sạch ......................................................................................... 91 3.3.3Xây dựng mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng .............. 92 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận………………………………………………………………… ..94 Khuyến nghị………………………………………………………………96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Thứ tự Ký hiệu, chữ viết tắt 1 ATK 2 UBND Ủy ban nhân dân 3 PTNT Phát triển nông thôn 4 TWACO 5 TNHH 6 QĐ Quyết định 7 TTg Thủ tướng 8 QH Quốc hội 9 NĐ Nghị định 10 BXD 11 CP 12 DMA An Toàn Khu Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên Trách nhiệm hữu hạn Bộ Xây dựng Chính phủ Khu vực đặt đồng hồ đo DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng Bảng 1.1 Mẫu kiểm nghiệm nước sông Cầu tháng 1/2016 Bảng 1.2 Tổng chiều dài mạng lưới đường ống cấp nướcThành phố Thái Nguyên Trang 16 23 Giới hạn 13 chỉ tiêu chất lượng thường xuyên kiểm Bảng 1.3 tra (theo QCVN 01-1:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Phụ lục 3 Quốc gia về chất lượng nước ăn uống) Bảng 1.4 Bảng 1.5 Bảng 3.1 Các đồng hồ tổng trong khu vực thành phố Thái Nguyên hiện nay Tổng hợp số liệu cung cấp và tiêu thụ nước sạch từ năm 2012 đến 2018 Phân vùng mạng lưới cấp nước thành phố Thái Nguyên 27 27 83 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên hình Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ liên hệ vùng Hình 1.2 Hình 1.3 Trang 7 Sơ đồ hiện trạng mạng lưới cấp nước và phân vùng thất thoát nước Sơ đồ quy hoạch mạng lưới cấp nước thành phố Thái Nguyên Phụ lục 1 Phụ lục 2 Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ nhà máy nước Túc Duyên 19 Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ trạm cấp nước Quang Vinh 20 Hình 1.6 Nhà máy nước Tích Lương 20 Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ nhà máy nước Tích Lương 21 Hình 1.8 Tỉ lệ nước thất thoát của TWACO qua các năm 29 Hình 1.9 Sơ đồ tổ chức Công ty CP nước sạch Thái Nguyên 32 Hình 1.10 Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Hình 3.4 Sơ đồ công tác bảo dưỡng, sửa chữa mạng lưới cấp nước Nhân viên Công ty CP Cấp Nước Nhà Bè đang thực hiện công tác dò bể ban đêm Công ty CP Cấp Nước Nhà Bè sửa chữa điểm bể Phụ lục 4 78 78 404A Huỳnh Tấn Phát - Quận 7 Đề xuất sơ đồ phân vùng tách mạng - mạng lưới cấp nước thành phố Thái Nguyên Thiết bị Correlator nghe rò rỉ Ứng dụng phần mềm GIS trong quản lý mạng lưới cấp nước Phần mềm SCADA giám sát mạng lưới cấp nước Phụ lục 5 85 87 89 1 MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Vấn đề nước sạch đang là một thách thức lớn trên thế giới có tác động trực tiếp đến sức khỏe, môi trường, công cuộc xóa đói giảm nghèo của mỗi quốc gia. Tài nguyên nước ở nhiều nơi đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác… Một trong những tác động xấu ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước chính là việc nước sạch bị sử dụng một cách lãng phí, khai thác kém hiệu quả.Trên thế giới, ở bất kỳ một hệ thống cấp nước nào cũng đều bị thất thoát một lượng nước nhất định. Ở Việt Nam, tỷ lệ bình quân thất thu, thất thoát nước sạch là 30%, cao hơnnhiều so với các nước phát triển. Vì vậy, chống thất thoát nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch cấp nước an toàn, nhằm cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định. Tỷ lệ thất thoát nước sạch của hệ thống cấp nước thành phố Thái Nguyên hiện nay trên 20%. Mặc dù những năm gần đây công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên không ngừng đầu tư, nâng cấp, mở rộng hệ thống, nhưng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố, ảnh hưởng tới chất lượng sống của người dân. Điều đó cho thấy ngoài việc đầu tư xây dựng cải tạo, mở rộng mạng lưới cấp nước cần chú trọng tới các giải pháp quản lý hệ thống cấp nước nhằm giảm tỷ lệ thất thoát, đảm bảo chất lượng nước, chất lượng dịch vụ cấp nước, tính hiệu quả đầu tư cho hệ thống cấp nước thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là lý do học viên lựa chọn đề tài:"Quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước sạch cho thành phố Thái Nguyên". 2 Mục tiêu nghiên cứu - Tổng quan về thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước sạch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Bao gồm: thực trạng quản lý tổ chức, thực trạng quản lý kỹ thuật. - Tổng quan các cơ sở khoa học quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước sạch. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp quản lý mạng lưới cấp nước thành phố Thái Nguyên nhằm đáp ứng các yêu cầu quy chế, giảm thiểu nước thất thoát cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, bảo đảm tính hiệu quả đầu tư lĩnh vực cấp nước,đáp ứng nhu cầu dùng nước và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý mạng lưới cấp nước - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. + Về thời gian: từ 2010 đến 2035. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin: kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, chụp ảnh hiện trạng,thu thập tài liệu: việc khảo sát lấy số liệu tại công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên (TWACO), và thực địa tại khu vực các phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên; - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: từ tổng quan các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan: các văn bản, nghị định, quyết định của Nhà nước, Chính 3 phủ và cấp Bộ; tài liệu kỹ thuật: Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành, sách tham khảo, tài liệu TWACO…; - Phương pháp so sánhđối chiếu,vận dụng có tính kế thừa, sáng tạo các kinh nghiệm ở một số đô thị trong và ngoài nước; - Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp: từ các nhà quản lý, các kỹ sư chuyên ngành… thu nhận các ý kiến góp ý để từ đó đưa ra các giải pháp chống thất thoát nước sạch; - Phương pháp sử dụng sơ đồ, bản đồ; - Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm giảm thất thoát, thất thu nước. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu luận văn là đề xuất phương pháp luận để quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước sạch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. - Ý nghĩa thực tiễn: luận văn đề xuất được các giải pháp có tính thực tế cao, có thể áp dụng được cho công tác quản lý của TWACO vànhân rộng. Một số khái niệm có liên quan - Khái niệm nước sạch: Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.[16] Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của mọi tầng lớp dân cư. Việc cung cấp để thỏa mãn nhu cầu nước sạch cho xã hội, nhất là ở các khu công nghiệp, đô thị là nhiệm vụ của nhà nước và chính quyền địa phương đô thị. [15] - Hoạt động cấp nước: là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tưxây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước. [9] 4 - Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch. [9] - Mạng lưới cấp nước: là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ trợ có liên quan. Mạng cấp I là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử dụng nước lớn. Mạng cấpII là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hòa lưu lượng cho các tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước. Mạng cấp III là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sở dụng nước. [9] - Cấp nước an toàn: là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định. [3] - Khái niệm về thất thoát nước sạch: Thất thoát nước sạch là sự chênh lệch giữa lượng nước sản xuất được và lượng nước tiêu thụ được thu phí. - Khái niệm về quản lý nhằm giảm thất thoát nước sạch: là việc sử dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm cung cấp nước sạch đảm bảo giảm thiểu việc thất thoát nước và việc kinh doanh đem lại lợi nhuận cho công ty cấp nước và lợi ích của khách hàng. Việc này có được là sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý kỹ thuật hệ thống mạng lưới cung cấp nước và quản lý bộ máy hành chính của cơ quan cấp nước. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Giới thiệu, Kết luận và khuyến nghị, Phần chính yếu của Luận văn gồm Ba chương: 5 Chương 1: Thực trạng công tác quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước sạch thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước sạch thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước sạch thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCHCHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên[20] a. Vị trí địa lý Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ địa lý từ 210 đến 220 27’ Vĩ độ Bắc và từ 105025’ đến 106014’ Kinh độ Đông, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km. Trong mối quan hệ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội, thành phố Thái Nguyên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển đô thịvà có tầm ảnh hưởng quan trọng trong vùng Thủ đô Hà Nội. b. Điều kiện tự nhiên Đặc điểm địa hình: Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Đặc điểm địa hình tỉnh Thái Nguyên có thể chia thành 3 vùng địa hình là: Vùng địa hình vùng núi, vùng địa hình đồi cao núi thấp, vùng địa hình trung du và đồng bằng. Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng địa hình trung du và đồng bằng. Thành phố có địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu vực đất bằng thấp trũng. - Cao độ trung bình dao động từ 26m đến 27m. - Cao độ tự nhiên thấp nhất từ 20m đến 21m. 7 Hình 1.1.Sơ đồ mối quan hệ liên hệ vùng[19] - Khu vực đồi núi có cao độ từ 50m đến 60m. Hướng dốc chính của thành phố có hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ dốc thường dưới 4%. Do địa hình đặc thù bát úp nên việc tiêu thoát nước sẽ phụ thuộc nhiều đến các khe, suối tự nhiên và các vệt trũng của địa hình. Giải pháp thiết kế quy hoạch cần triệt để tận dụng các yếu tố này để phục vụ công tác thoát nước cho đô thị. Hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống hạ tầng của đô thị theo tiêu chí của hệ thống hạ tầng xanh, đảm bảo cho một hệ thống hạ tầng phát triển bền vững. Đặc điểm thuỷ văn : 8 Thành phố Thái Nguyên nằm giữa sông Cầu và sông Công do đó chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của hai sông này, đặc biệt là sông Cầu - trục thoát nước chính của thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên. 1. Sông Cầu: Bắt nguồn từ núi Văn Ôn (105037’40”- 21015’40”) ở độ cao 1.175m, thuộc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Diện tích lưu vực 6.030km2, với chiều dài sông 288,5km (tính từ đầu nguồn về đến Phả Lại). Phía Bắc lắm thác nhiều ghềnh, mùa mưa lũ nước chảy dữ dội, mùa kiệt nhiều đoạn lội qua dễ dàng. Đoạn từ Thái Nguyên đến hết tỉnh, lòng sông mở rộng, dòng sâu và có vận tốc nhỏ hơn thượng lưu nhưng có tình trạng úng ngập khi có lũ lớn. Từ thượng lưu đến xã Quảng Chu (huyện Chợ Mới) sông chảy trên đất Bắc Kạn, dòng chính chảy theo hướng Bắc - Nam, độ cao trung bình lưu vực 300 400 m, lòng sông hẹp và dốc, nhiều thác ghềnh, độ uốn khúc lớn. Độ dốc đáy sông khoảng 10000; Từ xã Văn Lăng (Huyện Đồng Hỷ) về Thác Huống, đoạn này nằm trọn vẹn trên đất Thái Nguyên, thoạt đầu dòng sông đổi hướng từ Bắc - Nam sang Tây Bắc - Đông Nam chừng được 15 km tới chỗ nhập lưu của sông Nghinh Tường vào sông Cầu thì dòng chính lại chảy theo hướng cũ Bắc - Nam cho tới tận Thái Nguyên. Đoạn này sông chảy qua vùng địa hình thấp, độ dốc đáy sông khoảng 0,05000. Lòng sông về mùa cạn rộng từ 80  100 m; từ hạ lưu đập Thác Huống sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình lưu vực từ 10  25m, độ dốc đáy sông giảm còn 0,1000. Về mùa cạn lòng sông rộng từ 70150m. Sông Cầu chảy tới chỗ nhập lưu của sông Công và sau đó chảy ra khỏi đất của Thái Nguyên. Chiều dài sông Cầu chảy trên tỉnh Thái Nguyên khoảng 110km (đoạn qua thành phố Thái Nguyên khoảng 22km), diện tích lưu vực xấp xỉ 3.480km2 (không kể lưu vực sông Công) chiếm 1/2 diện tích lưu vực sông. 2. Sông Công:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan