Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường nguyễn văn cừ, hạ long, quảng...

Tài liệu Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường nguyễn văn cừ, hạ long, quảng ninh (tt)

.PDF
28
137
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HOÀNG THÁI HẢI QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ, HẠ LONG, QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HOÀNG THÁI HẢI KHOÁ 2016 - 2018 QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ, HẠ LONG, QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý đô thị & Công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM TRỌNG THUẬT Hà Nội - 2018 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Ban Giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.KTS Phạm Trọng Thuật đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền thụ những kinh nghiệm, những phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và thực hiện luận văn này và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường . Cuối cùng tôi xin trân trọng cám ơn Ủy ban nhân dân phường Hồng Hải, Hồng Hà, Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long - Cơ quan nơi tôi đang công tác, Sở Xây dựng Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cùng các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 3/2018 Hoàng Thái Hải LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Thái Hải MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các sơ đồ, bảng biểu Danh mục các hình ảnh minh họa MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 * Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 2 * Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 5 * Các khái niệm (thuật ngữ) ......................................................................... 5 * Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ, HẠ LONG, QUẢNG NINH ............................................................................................. 9 1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long ...................... 9 1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 9 1.1.2. Quảng Ninh và thành phố Hạ Long trong mối liên hệ vùng ............... 10 1.1.3. Địa hình và cảnh quan tự nhiên ......................................................... 11 1.1.4. Đặc điểm khí hậu ............................................................................... 12 1.1.5. Điều kiện thủy văn............................................................................. 13 1.1.6. Vị thế của thành phố Hạ Long trong chiến lược phát triển KT-XH .... 13 1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường................ 14 1.2.1. Cảnh quan tự nhiên ............................................................................ 14 1.2.2. Hiện trạng đất đai và dân cư .............................................................. 16 1.2.3. Hiện trạng các công trình ................................................................... 18 1.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ................................................................ 25 1.2.5. Hiện trạng cây xanh, mặt nước .......................................................... 32 1.2.6. Trật tự xã hội và văn hóa ................................................................... 35 1.3. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường ... 35 1.3.1. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ............................................... 35 1.3.2. Công tác công bố công khai quy hoạch được duyệt ........................... 37 1.3.3. Công tác cắm mốc giới và quản lý mốc giới ngoài thực địa ............... 37 1.3.4. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch ............................................... 37 1.3.5. Công tác quản lý đất đai, trật tự đô thị ................................................ 38 1.3.6. Công tác ban hành các quy định quản lý không gian kiến trúc cảnh quan . 39 1.3.7. Tổ chức bộ máy quản lý .................................................................... 39 1.3.8. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ................................................................................................... . 43 1.4. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường............................................................................. 44 1.4.1. Về quản lý các công trình kiến trúc ................................................... 44 1.4.2. Về quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật: ............................................. 44 1.4.3. Về quản lý cây xanh, mặt nước:......................................................... 44 1.4.4. Về cơ chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường:....... 45 1.4.5. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường: ............................................................................................... 45 1.4.6. Sự tham gia của cộng đồng ................................................................. 46 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ, HẠ LONG, QUẢNG NINH ........................................................................................................................ 48 2.1. Cơ sở lý luận để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ................ 48 2.1.1. Các lý thuyết về kiến trúc cảnh quan ................................................. 48 2.1.2. Quản lý Nhà nước về kiến trúc cảnh quan ......................................... 51 2.2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 53 2.2.1. Hệ thống các văn bản quy định của pháp luật; các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan ....................................................................................... 53 2.2.2. Các chính sách và biện pháp thực hiện định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam ..................................................................................................... 56 2.2.3. Các Quy định quản lý kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch được duyệt ... 57 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng không gian kiến trúc cảnh quan của tuyến đường ......................................................................................... 60 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 60 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 61 2.3.3. Điều kiện hạ tầng - kỹ thuật .............................................................. 63 2.4. Bài học kinh nghiệm về Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên thế giới và trong nước ................................................................................ 64 2.4.1. Trên thế giới ...................................................................................... 64 2.4.2. Ở trong nước ..................................................................................... 75 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ, HẠ LONG, QUẢNG NINH ........................................................................................... 80 3.1. Quan điểm và mục tiêu ...................................................................... 80 3.2. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của tuyến đường ... 80 3.2.1. Phân đoạn các vùng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường..... 80 3.2.2. Quản lý các công trình kiến trúc ........................................................ 83 3.2.3. Quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật .............................................. 88 3.2.4. Quản lý cây xanh, mặt nước ............................................................... 92 3.2.5. Cơ chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường ............. 94 3.2.6. Giải pháp mô hình tổ chức quản lý ..................................................... 99 3.2.7. Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan với sự tham gia của cộng đồng... 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận..................................................................................................... 104 Kiến nghị.................................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết tắt Tên đầy đủ BĐS Bất động sản BQLDA Ban Quản lý dự án CĐT Chủ đầu tư CTCC Công trình công cộng ĐTM Đô thị mới GPMB Giải phóng mặt bằng GPXD Giấy phép xây dựng HTKT Hạ tầng kỹ thuật HTXH Hạ tầng xã hội HĐND Hội đồng Nhân dân TU Tỉnh ủy UBND Ủy ban Nhân dân QLĐT Quản lý đô thị QLĐĐ Quản lý đất đai QLNN Quản lý nhà nước QSDĐ Quyền sử dụng đất QHCTXD Quy hoạch chi tiết xây dựng QHCXD Quy hoạch chung xây dựng KGKTCQ Không gian kiến trúc cảnh quan KT-XH Kinh tế - xã hội DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu Trang Bảng 1.1 Bảng cơ cấu sử dụng đất hiện trạng 17 Bảng 1.2 Số lượng các loại cây được trồng trên tuyến đường 31 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 39 Sơ đồ 3.1 Đề xuất sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 105 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA Số hiệu Tên hình Trang Vị trí đường Nguyễn Văn Cừ theo Điều chỉnh Quy 4 hình Hình 1.1 hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long Hình 1.2 Vị trí đường Nguyễn Văn Cừ trên nền vệ tinh 4 Hình 1.3 Vị trí thành phố Hạ Long trong liên hệ vùng tỉnh QN 10 Hình 1.4 Địa hình, địa mạo thành phố Hạ Long 11 Hình 1.5 Địa hình và cảnh quan thành phố Hạ Long 12 Hình 1.6 Khí hậu thủy văn thành phố Hạ Long 13 Hình 1.7 Thành phố Hạ Long trong chiến lược phát triển KT-XH 15 Hình 1.8 Hiện trạng địa hình tuyến đường Nguyễn Văn Cừ 16 Hình 1.9 Hiện trạng địa hình tuyến đường Nguyễn Văn Cừ 17 Hình 1.10 Hiện trạng sử dụng đất trên tuyến đường 19 Hình 1.11 Tình trạng sở hữu công trình trên tuyến đường 20 Hình 1.12 Mật độ xây dựng công trình trên tuyến đường 20 Hình 1.13 Tầng cao các công trình trên tuyến đường 21 Hình 1.14 Một số kiến trúc công trình, tuyến phố trên tuyến đường 22 Nguyễn Văn Cừ Hình 1.15 Các công trình công cộng trên tuyến đường 23 Hình 1.16 Hình ảnh các mặt cắt lộ giới tuyến đường 25 Hình 1.17 Hệ thống mạng lưới giao thông giao cắt với tuyến đường 26 Hình 1.18 Hệ thống thoát nước trên tuyến đường 27 Hình 1.19 Hệ thống cấp nước trên tuyến đường 29 Hình 1.20 Hệ thống thoát nước thải trên tuyến đường 30 Hình 1.21 Hệ thống lưới điện trung thế trên tuyến đường 30 Hình 1.22 Hệ thống thông tin liên lạc trên tuyến đường 31 Hình 1.23 Hiện trạng các loại cây được trồng trên tuyến đường 34 Hình 1.24 Hiện trạng mương thoát nước khi nhìn từ trên cao 35 Hình 2.1 Phân vùng không gian kiến trúc cảnh quan 60 Hình 2.2 Khu vực 2 - Khu vực phía Nam Quốc lộ 18 60 Hình 2.3 Khu vực 4 - Khu dân cư ven đồi 61 Hình 2.4 Cảnh quan đường phố của đất nước Singapore 68 Hình 2.5 Bản đồ Paris năm 1800 ... 70 Hình 2.6 Hệ thống cống thoát nước thải trong thành phố Paris 75 Hình 2.7 Hệ thống đường phố theo quy hoạch cải tạo Paris 76 Hình 2.8 Đại lộ L'Avenue de l'Opéra trước nhìn từ Nhà hát 77 Opera Paris Hình 2.9 Quy định xây sát vỉa hè của các công trình xây dựng Hình 2.10 Phố Réaumur trước và sau đồ án cải tạo Paris của 78 78 Haussmann Hình 2.11 Không gian kiến trúc cảnh quan ở thành phố Đà Nẵng 81 Hình 3.1 86 Các phân đoạn không gian kiến trúc cảnh quan trên tuyến đường Hình 3.2 Quy định kích thước các biển quảng cáo 91 Hình 3.3 Phương án cải tạo vỉa hè giữa tuyến đường 94 Hình 3.4 Phương án cải tạo vỉa hè hai bên tuyến đường 95 Hình 3.5 Hình ảnh trồng cây xanh trên mặt đứng công trình 98 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài: Thành phố Hạ Long nằm trong dải hành lang ven biển của Vịnh Bắc Bộ, là một cực quan trọng trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh, với lợi thế về phát triển cảng nước sâu, du lịch kinh tế biển, khoáng sản, hệ thống giao thông thuận lợi. Hạ Long có nhiều ưu thế để có thể phát triển trong tương lai. Theo Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đã xác định đường Nguyễn Văn Cừ là trục giao thông hết sức quan trọng về đối ngoại và phát triển KT-XH của thành phố Hạ Long. Trong đó, khu vực đoạn từ ngã năm Kênh Niêm đến khu vực cầu Trắng là khu vực trục không gian cảnh quan đặc trưng và quan trọng nhất trên toàn tuyến đường, với các công trình kiến trúc công cộng, văn hóa và hành chính quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, của thành phố Hạ Long, cùng với nhiều công trình dịch vụ thương mại và các công trình nhà ở hiện hữu và đầu tư xây dựng mới (cụ thể như: Tỉnh ủy; UBND Tỉnh; Công an Tỉnh; Kho bạc Nhà nước; một số Trụ sở của các Sở, Ban, ngành; Trung tâm tổ chức hội nghị Tỉnh, Bệnh viện Y học dân tộc; Trường Đại học Hạ Long, trường THPT Hòn Gai, Trường tiểu học Quang Trung; Siêu thị Big C Hạ Long; Chợ Hạ Long III, Chợ Hồng Hà; Trung tâm thương mại HC; ...). Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ đoạn từ ngã năm Kênh Niêm đến khu vực cầu Trắng, hiện tại đang có tốc độ đô thị hóa rất cao, với rất nhiều Dự án đã và đang triển khai đầu tư xây dựng, trong tương lai sẽ hình thành một trục cảnh quan tầm cỡ và hiện đại, trở thành một trong những tuyến đường sầm uất và năng động nhất thành phố Hạ Long. Vì vậy, tuyến đường là một trong những khu vực được UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND Thành phố đặc biệt quan tâm và lựa chọn nghiên cứu lập quy hoạch với mục tiêu: (1) Đáp ứng 2 yêu cầu vận tải với chức năng của tuyến đường vừa là Quốc lộ, vừa là trục phố chính, đảm bảo giao thông thông suốt; (2) Xây dựng tuyến đường đồng bộ về kiến trúc và HTKT, đảm bảo an toàn, mỹ quan, cải thiện phương thức vận tải công cộng; (3) Hình thành khu vực đô thị hai bên tuyến đường có không gian kiến trúc cảnh quan hiện đại, hài hòa giữa cảnh quan hiện hữu và những khu vực xây dựng mới, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, phù hợp Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long; (4) Góp phần phát triển KT-XH theo hướng bền vững, tạo động lực thúc đẩy Hạ Long trở thành một trong những trung tâm để thu hút đầu tư của cả Tỉnh và khu vực; (5) Làm tiền đề để xây dựng, quản lý tuyến phố thành một trong những tuyến đường kiểu mẫu, phát triển năng động nhất Hạ Long. Do đó việc nghiên cứu đề tài “Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” nhằm quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả về kiến trúc cảnh quan công trình xây dựng hai bên tuyến đường, các không gian cây xanh, công viên văn hóa công cộng, các công trình HTKT đô thị, giao thông, góp phần xây dựng và phát triển đô thị hiện đại, có bản sắc, nâng cao chất lượng không gian kiến trúc, cảnh quan hai bên tuyến đường, nhằm phát triển tuyến đường thành tuyến đường kiểu mẫu và phát triển năng động nhất thành phố Hạ Long. * Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của thành phố Hạ Long; nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các khu đô thị ở Việt Nam và thành phố Hạ Long và đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Nguyễn Văn Cừ đoạn từ ngã năm Kênh Niêm đến khu vực cầu Trắng. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3 a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ ngã năm Kênh Niêm đến khu vực cầu Trắng), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Thời gian nghiên cứu: từ giai đoạn hiện nay (năm 2018) đến năm 2030. b. Phạm vi nghiên cứu có ranh giới nghiên cứu cụ thể như sau: - Khu vực đầu tuyến: Ngã năm Kênh Niêm, thuộc phường Hồng Hải (Km124+400_QL18). - Khu vực cuối tuyến: Khu vực đầu cầu Trắng, phường Hồng Hà (Km130+100_QL18). - Chiều dài tuyến: khoảng 5,70 Km. - Diện tích khu vực nghiên cứu: khoảng 130 ha (bao gồm toàn bộ phạm vi đường Nguyễn Văn Cừ và lớp nhà mặt đường tiếp giáp vỉa hè hiện trạng – trung bình 15m/1 bên). - Địa giới hành chính: phường phường Hồng Hải và phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. [21] 4 Hình 1.1. Vị trí đường Nguyễn Văn Cừ theo Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long. [25] Hình 1.2. Vị trí đường Nguyễn Văn Cừ trên nền vệ tinh. [25] 5 * Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, được phân thành các nhóm như sau: (1) Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và tài liệu. (2) Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp. (3) Phương pháp dự báo. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: Xây dựng cơ sở khoa học, làm rõ một số vấn đề tồn tại, bất cập cần giải quyết và nêu những quy định mới nhất của nhà nước trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại các đô thị địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Ý nghĩa thực tiễn: Giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ ngã năm Kênh Niêm đến khu vực cầu Trắng), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. * Các khái niệm (thuật ngữ): - Kiến trúc cảnh quan: là hoạt động định của con người tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự thống nhất, hài hòa. Kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như: quy hoạch không gian, quy hoạch HTKT, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa,… nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc cảnh quan bao gồm các thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, không trung,…) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng trang trí,…) 6 - Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: là một trong những nội dung của công tác quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo, xác lập trật tự đô thị nhằm nâng cao chất lượng sống. - Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường: Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường có thể được hiểu là toàn bộ các hoạt động quản lý nhằm tạo lập các không gian công cộng, cảnh quan tuyến phố hài hoà và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị, các công trình đảm bảo khoảng lùi theo quy định, chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà, chiều cao và độ vươn cùa ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang, độ đặc rỗng, bố trí cửa sổ, cửa đi về phía mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài hòa cho kiến trúc của toàn tuyến. Tại các tuyến phố chính, trục đường chính của đô thị, khu vực quảng trường trung tâm thì việc dùng màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài công trình phải đảm bảo sự hài hòa chung cho toàn tuyến, khu vực và phải được quy định trong GPXD; tùy vị trí mà thể hiện rõ tính trang trọng, tính tiêu biểu, hài hòa, trang nhã hoặc yêu cầu bảo tồn nguyên trạng. Các tiện ích đô thị như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hòa với tỷ lệ công trình kiến trúc. Hè phố, đường đi bộ trong đô thị phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị; hố trồng cây phải có kích thước phù hợp, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đặc biệt đối với người khuyết tật; thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc cây. Cáo đối tượng kỉến trúc thề hiện mối tương quan tỷ lệ hợp lý. - Thiết kế đô thị: được xác định như một hoạt động có tính chất đa ngành tạo nên cấu trúc và quản lý môi trường không gian đô thị. Theo Urban design group thì thiết kế đô thị là một quá trình có sự tham gia của nhiều ngành liên quan nhằm định hình cấu trúc hình thể không gian của đời sống 7 người dân đô thị và là nghệ thuật tạo nên đặc trưng của địa điểm và nới chốn. Đối với Việt Nam thiết kế đô thị là một khái niệm mới, thiết kế đô thị trong Luật Xây dựng năm 2003 được định nghĩa “Thiết kế đô thị là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị. Các khái niệm trong Luật Quy hoạch đô thị. [19] + Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. + Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình HTKT, công trình HTXH và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. + Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. + Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. + Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan