Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu đô thị sông đà thành phố hà tĩnh (lu...

Tài liệu Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu đô thị sông đà thành phố hà tĩnh (luận văn thạc sĩ)

.PDF
100
111
114

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- TRẦN NGỌC PHƯỢNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ- THÀNH PHỐ HÀ TĨNH. LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- TRẦN NGỌC PHƯỢNG Khóa 2017-2019 QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ- THÀNH PHỐ HÀ TĨNH. LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 60.58.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. KHUẤT TÂN HƯNG HÀ NỘI – 2019 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin cảm ơn Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ xây dựng, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện luận văn. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Khuất Tân Hưng đã nhiệt tình hướng dẫn truyền thụ những kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian làm bài. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, các cô khoa sau đại học trường Kiến trúc Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi được hoàn thành quá trình nghiên cứu luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 4/2019. Tác giả luận văn. TRẦN NGỌC PHƯỢNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn. TRẦN NGỌC PHƯỢNG MỤC LỤC Lời cảm ơn.......................................................................................................... Lời cam đoan....................................................................................................... Mục lục................................................................................................................ Danh mục chữ viết tắt........................................................................................ Danh mục hình minh họa.................................................................................... Danh mục bảng biều........................................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU. .............................................................................................. 1 * Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 *Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................. 2 *Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................ 3 *Các khái niệm thuật ngữ.................................................................................. 3 *Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ....................................................... 6 * Cấu trúc luận văn............................................................................................ 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 7 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH.................................... 7 1.1. Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. ............................................................ 7 1.1.1. Giới thiệu về thành phố Hà Tĩnh......................................................... 7 1.1.2. Thực trạng phát triển các khu đô thị mới của thành phố Hà Tĩnh. ..... 9 1.1.3. Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới thành phố Hà Tĩnh. ......................................................................... 12 1.2. Giới thiệu chung về Khu đô thị Sông Đà Thành phố Hà Tĩnh. ........... 14 1.2.1. Vị trí. ................................................................................................. 14 1.2.2. Thực trạng xây dựng và không gian kiến trúc cảnh quan. ................ 15 1.2.3. Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan. ........ 20 1.2.4. Thực trạng bộ máy quản lý. .............................................................. 27 1.3. Những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu trong quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan tại khu đô thị mới Sông Đà thành phố Hà Tĩnh......... 29 CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 30 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH 30 2.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................... 30 2.1.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu ở. ..................................................................... 30 2.1.2. Các chủ trương, chính sách và định hướng có liên quan. ............. 33 2.1.3. Các Quy định mới của chính phủ về công tác quản lý đô thị. ...... 34 2.2. Cơ sở lý thuyết. ................................................................................ 37 2.2.1. Cơ sở lý luận thiết kế đô thị. ......................................................... 37 2.2.2. Lý thuyết về quản lý kiến trúc cảnh quan. .................................... 38 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu đô thị Sông Đà. ................................................................................. 44 2.3.1. Điều kiện tự nhiên. ........................................................................ 44 2.3.2. Điều kiện văn hóa xã hội. .............................................................. 46 2.3.3. Cơ chế chính sách.......................................................................... 47 2.3.4. Quy hoạch kiến trúc. ..................................................................... 49 2.3.5. Yếu tố khoa học kỹ thuật............................................................... 49 2.4. Vai trò của cộng đồng tham gia trong quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan. ................................................................................................ 49 2.4.1. Mức độ cộng đồng tham gia trong công tác quản lý khu đô thị. .. 49 2.4.2. Vai trò của cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh quan. ........... 50 2.5. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan. ................................................................................................ 51 2.5.1. Kinh nghiệm nước ngoài. .............................................................. 51 2.5.2. Kinh nghiệm trong nước. .............................................................. 56 CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 60 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH......... 60 3.1. Quan điểm và mục tiêu................................................................. 60 3.1.1. Quan điểm. ................................................................................ 60 3.1.2. Mục tiêu..................................................................................... 63 3.2. Nguyên tắc và tiêu chí quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan. 64 3.2.1. Nguyên tắc................................................................................. 64 3.2.2. Tiêu chí. ..................................................................................... 65 3.3. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Sông Đà. .............................................................................................. 66 3.3.1. Giải pháp phân khu vực kiến trúc cảnh quan. ........................... 66 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị........ 68 3.3.3. Quản lý công trình kiến trúc...................................................... 70 3.3.5. Quản lý đường, vỉa hè. .............................................................. 74 3.3.6. Quản lý vệ sinh môi trường....................................................... 75 3.3.7. Quản lý các tiện ích đô thị......................................................... 77 3.4. Giải pháp cải thiện bộ máy........................................................... 78 3.5. Giải pháp cơ chế chính sách. ........................................................ 80 3.5.1. Về cơ chế. .................................................................................. 81 3.5.2. Về chính sách. ........................................................................... 82 3.6. Giải pháp tham gia của cộng đồng. .............................................. 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 1 Kết luận. ........................................................................................... 1 Kiến nghị. ......................................................................................... 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BQL Ban quản lý CĐT Chủ đầu tư ĐT Đô thị ĐTM Đô thị mới KĐT Khu đô thị HTKT Hạ tầng kỹ thuật HTXH Hạ tầng xã hội UBND Ủy ban nhân dân QLDT Quản lý đô thị KT-XH Kinh tế - xã hội QLVH Quản lý vận hành DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh– Vị trí nghiên cứu Hình 1.2. Phối cảnh tổng thể khu đô thị mới Bắc Hà Tĩnh Hình 1.3. Phối cảnh tổng thể khu đô thị mới Vincom Hình 1.4. Vị trí khu đô thị Sông Đà Hà Tĩnh Trang Hình 1.5. Mặt bằng quy hoạch khu đô thị Sông Đà. Hình 1.6. Quy hoạch cảnh quan khu đô thị Sông Đà. Hình 1.7. Các loại hình nhà chia lô liền kề. Hình 1.8. Các loại hình nhà ở biệt thự. Hình 1.9. Kiến trúc, vật liệu bề mặt chắp vá, lộn xộn. Hình 1.10. Khu kinh doanh vui chơi giải trí Ruby. Hình 1.1. Cây xanh chưa đồng bộ. Hình 1.12. Khu cây xanh sân chơi không được đầu tư đúng mức. Hình 1.13. Khu cây xanh sân chơi không được đầu tư đúng mức. Hình 1.14. Vỉa hè bị xâm lấn sai mục đích và hư hỏng. Hình 1.15. Rác thải vứt bừa bãi và ô nhiễm. Hình 1.16. Biển quảng cáo lộn xộn và mất thẩm mỹ. Hình 2.1. Thành phố Singapore. Hình 2.2. Đô thị Nhật Bản. Hình 2.3. Thành phố Thái Lan. Hình 2.4. Khu đô thị Ciputra. Hình 2.5. Cổng chào khu đô thị Ciputra. Hình 2.6. Thành phố Đà Nẵng. Hình 3.1. Minh họa giải pháp bố trí nơi thư giãn Hình 3.2. Minh họa giải pháp bãi đỗ xe Hình 3.3. Khu đô thị Sông Đà nhìn từ trên cao Hình 3.4. Một số loại cây đẹp cho đô thị. Hình 3.5. Minh họa giải pháp cây xanh. Hình 3.6. Minh họa lát đá vỉa hè kết hợp cây xanh. Hình 3.7. Thùng rác phân loại Hình 3.8. Minh họa biển quảng cáo nhà phố kinh doanh. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Bảng1.1. Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Sơ đồ 1.1 Mô hình quản lý nhà nước KĐTM Sông Đà Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức quản lý tại khu đô thị Sông Đà Hà Tĩnh Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU. * Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, bộ mặt đô thị của Hà Tĩnh có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều khu đô thị mới được ra đời, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cũng như tạo cảnh quan cho đô thị, đóng góp một phần quan trọng trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa thành phố Hà Tĩnh nói riêng và đất nước nói chung. Dự án khu đô thị Sông Đà Thành phố Hà Tĩnh nằm trong trung tâm của thành phố, ra đời đầu tiên từ khi thành phố Hà Tĩnh còn thuộc Thị xã, là một trong những dự án điển hình đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố. Khu đô thị có vị trí thuận lợi phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố Hà Tĩnh. Là điểm nhấn đầu tiên cho một thành phố còn non trẻ, hệ thống kiến trúc cảnh quan cũng như hạ tầng bước đầu tạm ổn định, đảm bảo một phần chất lượng sống cho người dân sống trong khu đô thị có môi trường sống tốt hơn, văn minh hơn. Song hành với công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thì công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan luôn là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa tích cực trong đời sống thực tại. Xem xét lại công tác quản lý về kiến trúc và cảnh quan của các khu đô thị trong thành phố trong những năm gần đây cho thấy, hầu như công tác này chưa được chú trọng, quan tâm một cách đúng mức. Quá trình xây dựng còn có dấu hiệu thực hiện khác với quy hoạch được duyệt, buông lỏng quản lý và hạ tầng cảnh quan xây dựng xuống cấp nhanh chóng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng theo nhìn nhận khách quan thì nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý, một trong những công việc mang tính cốt yếu trong phát triển đô thị nói chung. 2 Chính vì vậy, đề tài: “Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu đô thị Sông Đà thành phố Hà Tĩnh” là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thiết thực trong đời sống người dân. *Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: - Đề xuất quan điểm, nguyên tắc và tiêu chí quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị Sông Đà. - Đề xuất các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu khu đô thị Sông Đà, góp phần cải thiện về đời sống của cộng đồng dân cư và khai thác tối đa về giá trị của khu ở. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị Sông Đà, tỉnh Hà Tĩnh. - Phân tích không gian kiến trúc cảnh quan của khu đô thị theo các yếu tố thiên nhiên, môi trường, không gian sống của cư dân và các tác động của không gian kiến trúc cảnh quan KĐT Sông Đà tới các khu vực lân cận. - Từ hiện trạng, phân tích và đánh giá sẽ đưa ra các đề xuất về giải pháp quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan KĐT Sông Đà. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan. - Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị Sông Đà thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, được triển khai từ năm 2005 do UBND thị xã Hà Tĩnh (nay là thành phố Hà Tĩnh) chủ quản và công ty Cổ phần Simco Sông Đà làm chủ đầu tư. Quy mô giai đoạn 1 là 23,5 ha, với tổng mức đầu tư hơn 250 tỷ đồng. 3 *Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu nhập thông tin và nghiên cứu tài liệu: tập hợp các tài liệu nghiên cứu, thu nhập các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đây là hình thức nghiên cứu các tài liệu đã có chủ yếu là về lĩnh vực không gian, kiến trúc cảnh quan. Đồng thời tìm hiểu và học hỏi các KĐT trong và ngoài nước về việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của các nước. -Phương pháp phân tích tổng hợp: phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn. -Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận logic, phân tích và tổng hợp so sánh đối chiếu định tính, định lượng và tiếp cận hệ thống. - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: xây dựng bảng điều tra phỏng vấn với các chuyên gia trong ngành, những người có kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý không gian kiến trúc cảnh quan cho các khu đô thị, môi trường, giao thông... để từ đó tổng hợp ý kiến và sau đó rút ra thành các đề xuất giải pháp tốt nhất cho mục đích nghiên cứu của mình. - Phương pháp so sánh đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu, kiến thức thực tế và các lý luận thực tiễn. *Các khái niệm thuật ngữ. Quy hoạch đô thị: hay còn gọi chung là quy hoạch không gian đô thị, là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị ( Luật Quy hoạch đô thị, 2009) [20]. 4 Thiết kế cảnh quan: liên quan chủ yếu đến các không gian mở còn lại giữa các công trình, làm cho các không gian đó đẹp hơn nhờ các giải pháp thiết kế, xử lý không gian, xử lý các tầm nhìn và sự phối hợp tinh tế giữa các bề mặt vật liệu khác nhau. Các giải pháp thiết kế bao gồm giải pháp về cây trồng, giải pháp điêu khắc, giải pháp về ánh sáng, giải pháp về vật dụng ngoại thất (ghế đá, trụ đèn, thùng rác...) ( PGS.KTS Hàn Tất Ngạn) [15]. Kiến trúc cảnh quan: Là không gian vật thể đô thị được xác định bởi các yếu tố cấu thành bao gồm thành phần tự nhiên( địa hình, mặt nước, cây xanh, con người và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo( kiến trúc công trình gia thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển ( PGS.KTS Hàn Tất Ngạn) [15]. Cảnh quan: Là một tổ hợp những phong cảnh có thể khác nhau nhưng tạo nên một biểu tượng thống nhất về cảnh chung. Cảnh quan bao gồm cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo. Cảnh quan tự nhiên: Là những cảnh quan chỉ bao gồm nhũng yếu tố tự nhiên là trạng thái vốn có của tự nhiên và chưa bị biến đổi do tác động của con người. Hầu hết các cảnh quan tự nhiên đều hài hòa và thống nhất giữa các thành phần, các yếu tố tạo nên cảnh quan đó. Cảnh quan nhân tạo: Là cảnh quan được hình thành do hệ quả của sự tác động của con người làm biến dạng cảnh quan tự nhiên. Cảnh quan đô thị: Là hình ảnh con người thu nhận được thông qua không gian cảnh quan toàn đô thị, được xác lập bởi ba yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị [5]. Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, 5 đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. [5] Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. Kiến trúc đô thị: Là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. Quản lý đô thị: Là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào việc thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển, thực hiện và duy trì các hoạt động đó để đạt được mục tiêu phát triển của chính quyền đô thị, quản lý đô thị bao gồm quản lý hành chính và quản lý nghiệp vụ trên mọi lĩnh vực đô thị. [5] Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị: Một trong những nội dung trong quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị được đề cập đến: Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể trong đô thị; phải có tính kế thừa trong kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hóa địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để giữ gìn bản sắc của từng vùng miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị; Gồm các đối tượng: về không gian đô thị (khu vực hiện hữu đô thị, khu vực mới phát triển, khu vực bảo tồn, khu vực giáp ranh, khu vực khác). [12] Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. [20]. Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội và nhà ở [20]. 6 *Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ để góp phần cụ thể hóa, bổ sung và làm phong phú thêm các vấn đề về lý luận khoa học và khái niệm về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị. - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần hoàn thiện các quy định quy chế về không gian, kiến trúc cảnh quan khu ở và đưa ra các đề xuất ứng dụng thực tiễn tối ưu về mặt mỹ quan cũng như điều kiện sống tốt nhất. * Cấu trúc luận văn. 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH 1.1. Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. 1.1.1. Giới thiệu về thành phố Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của tỉnh Hà Tĩnh. Nằm ở tọa độ 18° 24’ vĩ độ Bắc, 105° 56’ kinh độ Đông. Cách Hà Nội 360km và Vinh 50 km về phía Nam. Bắc giáp thị trấn Cày, thuộc huyện Thạch Hà; Nam giáp huyện Cẩm Xuyên; Đông giáp xã Thạch Khê, Tượng Sơn huyện Thạch Hà; Tây giáp các xã: Thạch Vịnh, Thạch Tân, Thạch Đài thuộc huyện Thạch Hà. Diện tích đất tự nhiên của Thành phố 56.32,64 ha, trong đó đất phi nông nghiệp 2.064,64ha ( đất ở đô thị 298,70 ha, đất ở nông thôn 145,88ha, đất chuyên dùng 1.620,11 ha); đất nông nghiệp 3.167,16 ha; đất khác 400.79 ha. Sau khi đưa thành phố Hà Tĩnh lên đô thị loại II vừa xong (tháng 2/2019), diện mạo các đô thị ngày càng thay đổi, chuyển biến tích cực và rõ nét. Các khu quy hoạch mới và chỉnh trang được phát triển đồng bộ văn minh về đến từng ngõ xóm, điển hình là những con đường trong khu dân cư được rải nhựa và trồng hoa, một trong số ít thành phố trên cả nước thực hiện được. Hà Tĩnh đã tập trung triển khai quy hoạch xây dựng hạ tầng đô thị, đẩy mạnh 8 thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ... Nhiều khu dân cư, khu đô thị mới hình thành với hạ tầng đô thị đồng bộ đã mang đến cho Hà Tĩnh bộ mặt khang trang, sạch đẹp. Với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên mọi lĩnh vực, Hà Tĩnh đã tranh thủ nhiều nguồn vốn đầu tư các công trình, dự án trên địa bàn, tạo bước chuyển biến tích cực cho bộ mặt kiến trúc đô thị. Nếp sống văn hóa văn minh đô thị cũng ngày càng được đầu tư và phát huy hiệu quả. Trong đó, ghi nhận nhiều công trình, dự án hoàn thành và đi vào quản lý hoạt động hiệu quả, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh. Nhiều khu đô thị mới với quy mô lớn ra đời, những công trình kiến trúc theo hướng văn minh, hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tiêu biểu như: Khu trung tâm thương mại và nhà ở Vincom; Khu đô thị Bắc TP Hà Tĩnh, Khu đô thị Sông Đà … Các dự án lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của người dân Hà Tĩnh mà đồng thời còn tạo không gian kiến trúc, cảnh quan hiện đại, là điểm nhấn cho khu vực. Tuy nhiên tốc độ đô thị hóa diễn ra chưa đồng đều, việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chưa được quan tâm đúng mức, việc đầu tư các dự án dân cư đô thị còn dàn trải, chưa tập trung dẫn đến việc chưa đồng bộ ở các khung, nhất là hệ thống thoát nước nên đôi khi dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố. Để tạo đà phát triển thành phố sẽ tiếp tục tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, quản lý giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu, đề xuất những giải pháp hướng tới mục tiêu phát triển đô thị, tạo diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững. 9 Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh– Vị trí nghiên cứu [28] 1.1.2. Thực trạng phát triển các khu đô thị mới của thành phố Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh hiện có ba khu đô thị mới đó là: * Khu đô thị Bắc Hà Tĩnh. - Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) - Vị trí: Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh. - Qui mô dự án: 86.467m2, công trình gồm: chung cư cao tầng kết hợp dịch vụ công cộng: 13.946m2; Đất ở dạng biệt thự: 15.980m2; Đất ở dạng liền kề: 32.097m2; Đất cây xanh, TDTT: 6.569m2; Đất giao thông nội bộ: 14.802m2; Cây xanh, bãi đỗ xe: 3.523m2.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan