Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phường yên hòa, quận cầu giấy, h...

Tài liệu Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phường yên hòa, quận cầu giấy, hà nội (tt)

.PDF
38
152
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI DOÃN THỊ LINH CHI QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN ĐÔ THỊ PHƯỜNG YÊN HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, TP.HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI DOÃN THỊ LINH CHI KHÓA: 2013 – 2015 QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN ĐÔ THỊ PHƯỜNG YÊN HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, TP.HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN QUỐC THÔNG HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quốc Thông, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa đào tạo Sau đại học và sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong suốt khóa học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Doãn Thị Linh Chi MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình minh họa, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................................... 3 Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn ............................................ 4 Cấu trúc luận văn ............................................................................................................. 7 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 8 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN ĐÔ THỊ PHƯỜNG YÊN HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, HN ................................. 8 1.1. Khái quát về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị Hà Nội và quận Cầu Giấy ...................................................................................................................... 8 1.1.1. Quản lý KGKTCQĐT trong quy hoạch đô thị ................................................. 8 1.1.2. Quản lý KGKTCQĐT Hà Nội ......................................................................... 9 1.1.3. Quản lý KGKTCQĐT quận Cầu Giấy ........................................................... 10 1.2. Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phường Yên Hòa .............. 11 1.2.1. Khái quát về phường Yên Hòa ....................................................................... 11 1.2.2. Thực trạng không gian đô thị phường Yên Hòa ............................................ 12 1.2.3. Thực trạng kiến trúc đô thị phường Yên Hòa ................................................ 19 1.2.4. Thực trạng cảnh quan đô thị phường Yên Hòa .............................................. 24 1.2.5. Thực trạng KTCQ của công trình HTKT và vệ sinh môi trường .................. 30 1.3. Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phường Yên Hòa ..................................................................................................................... 33 1.3.1. Các căn cứ quản lý KGKTCQĐT phường Yên Hòa ..................................... 33 1.3.2. Vấn đề quản lý thực hiện các đồ án QH trên địa bàn..................................... 34 1.3.3. Bộ máy quản lý KGKTCQ cấp phường ......................................................... 37 1.3.4. Thực trạng tổ chức sự tham gia của cộng đồng trong QL KGKTCQĐT ...... 37 1.4. Các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị có liên quan trên địa bàn ................................................................................. 39 1.5. Các vấn đề tồn tại cần được nghiên cứu trong công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phường Yên Hòa .................................................................... 40 1.5.1. Tồn tại trong các căn cứ quản lý .................................................................... 40 1.5.2. Các tồn tại về bộ máy quản lý ........................................................................ 41 1.5.3. Tồn tại trong việc quản lý không gian đô thị ................................................. 42 1.5.4. Tồn tại trong việc quản lý kiến trúc đô thị ..................................................... 42 1.5.5. Tồn tại trong quản lý cảnh quan đô thị .......................................................... 42 1.5.6. Tồn tại trong việc huy động và tổ chức sự tham gia của cộng đồng.............. 42 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN ĐÔ THỊ PHƯỜNG YÊN HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, HN44 2.1. Cơ sở pháp lý quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ......................... 44 2.1.1. Quy định quản lý KGKTCQĐT trong Luật, nghị định, thông tư .................. 44 2.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn ............................................................................. 49 2.1.3. Các đồ án quy hoạch ...................................................................................... 50 2.1.4. Quy chế quản lý QHKTĐT chung thành phố Hà Nội.................................... 51 2.1.5. Quy định về bộ máy quản lý KGKTCQĐT ................................................... 53 2.1.6. Cơ sở pháp lý về sự tham gia của cộng đồng trong XD phát triển ĐT .......... 55 2.2. Cơ sở lý thuyết về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong quy hoạch đô thị ............................................................................................................... 57 2.2.1. Lý thuyết về nhận dạng hình thái KGKTCQĐT ............................................ 57 2.2.2. Lý thuyết về bố cục KGKTCQĐT ................................................................. 61 2.3. Cơ sở lý thuyết về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị .................. 65 2.3.1. Mục đích quản lý ............................................................................................ 65 2.3.2. Phương pháp quản lý...................................................................................... 65 2.3.3. Các tác nhân tham gia vào công tác quản lý KGKTCQĐT ........................... 68 2.3.4. Cơ sở lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng trong XD phát triển ĐT........ 69 2.4. Các yếu tố tác động công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phường Yên Hòa........................................................................................................ 71 2.4.1. Các yếu tố tự nhiên ........................................................................................ 71 2.4.2. Các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội ............................................................. 72 2.4.3. Các yếu tố kỹ thuật, công nghệ ...................................................................... 73 2.5. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị .... 74 2.5.1. Kinh nghiệm nước ngoài ................................................................................ 74 2.5.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................................................ 80 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN ĐÔ THỊ PHƯỜNG YÊN HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, HN................... 83 3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phường Yên Hòa .................................................................................................. 83 3.1.1. Quan điểm ...................................................................................................... 83 3.1.2. Các mục tiêu ................................................................................................... 83 3.1.3. Nguyên tắc ..................................................................................................... 84 3.2. Giải pháp xây dựng quy định quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phường Yên Hòa........................................................................................................ 85 3.2.1. Quản lý quy hoạch và không gian đô thị ....................................................... 85 3.2.2. Quản lý đối với các trục đường, tuyến phố chính, nút giao thông ................. 94 3.2.3. Quản lý cảnh quan đô thị ............................................................................. 100 3.2.4. Quản lý kiến trúc đô thị ................................................................................ 105 3.3. Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động ................................... 115 3.3.1. Cơ cấu bộ máy và nhân sự quản lý .............................................................. 115 3.3.2. Giải pháp về cơ chế quản lý ......................................................................... 117 3.3.3. Các phương pháp nâng cao năng lực quản lý: ............................................. 119 3.4. Giải pháp quản lý KGKTCQĐT với sự tham gia của cộng đồng .................... 120 3.4.1. Các biện pháp tổ chức thực hiện sự tham gia của cộng đồng ...................... 120 3.4.2. Các nội dung tổ chức sự tham gia của cộng đồng........................................ 121 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 123 1. Kết luận ............................................................................................................. 123 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 124 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CQ Cảnh quan CTCC Công trình công cộng ĐT Đô thị HĐND Hội đồng nhân dân HTKT Hạ tầng kĩ thuật HTXH Hạ tầng xã hội KĐT Khu Đô thị KDC Khu dân cư KG Không gian KT Kiến trúc KGKTCQĐT Không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị NĐ Nghị định QĐ Quyết định QH Quy hoạch QHĐT Quy hoạch đô thị QHC Quy hoạch chung QHPK Quy hoạch phân khu QHCT Quy hoạch chi tiết QHKTĐT Quy hoạch kiến trúc đô thị QLĐT Quản lý đô thị SDĐ Sử dụng đất TKĐT Thiết kế đô thị UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 1-1 Bảng thống kê diện tích, tầng cao các CTCC phường Yên Hòa Bảng 1-2 Bảng thống kê đường giao thông hiện trạng trên địa bàn phường Bảng 2-1 Bảng thống kê các dự án có QHCT 1/500 trên địa bàn phường Bảng 3-1 Bảng phân khu các khu vực quản lý Bảng 3-2 Bảng 3-3 Bảng 3-4 Bảng 3-5 Bảng 3-6 Bảng thống kê đường chính đô thị, đường chính khu vực phường Yên Hòa Bảng thống kê các nút giao thông quan trọng trên địa bàn phường Danh mục các công viên, vườn hoa trên địa bàn phường Yên Hòa Bảng 3-5 Danh sách nghĩa trang trên địa bàn phường đề xuất di dời, chuyển đổi Bảng đề xuất nhân sự QL KGKTCQĐT phường Yên Hòa DANH MỤC HÌNH MINH HỌA, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Hình 1-1 Hình 1-2 Tên hình Vị trí phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy trong QHPK H2-2 Hà Nội Vị trí phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy trong QHCT quận Cầu Giấy Hình 1-3 Sơ đồ vị trí các dự án đã có QHCT trên địa bàn phường Yên Hòa Hình 1-4 Bản đồ quy hoạch SDĐ – QHCT KĐT Cầu Giấy Bản đồ quy hoạch SDĐ – QHCT KĐT Tây nam Hà Nội Hình 1-5 (khu xây dựng đợt đầu) Hình 1-6 Bản đồ quy hoạch SDĐ – QHCT KĐT Yên Hòa Hình 1-7 Bản đồ quy hoạch SDĐ – QHCT KĐT Trung Yên Hình 1-8 Bản đồ SDĐ – QHCT điểm dân cư đô thị hóa làng Cót Hình 1-9 Hình ảnh bờ sông Tô Lịch Hình 1-10 Hình ảnh hiện trạng khu quy hoạch công viên hồ điều hòa Cầu Giấy biến thành bãi rác khổng lồ Hình 1-11 Một sô hình ảnh vườn hoa phía Bắc trường tiểu học Yên Hòa Hình 1-12 Một sô hình ảnh vườn hoa trong KĐT Yên Hòa Hình 1-13 Hình ảnh dải mặt nước – kênh trên tuyến đường SP2 Hình 1-14 Hình 1-15 Hình ảnh các cột điện, dây điện hiện trạng gây mất an toàn và thẩm mỹ Một số hình ảnh về các điểm tập kết rác thải trên các tuyến phố chính Hình 1-16 Hình 1-17 Hình 1-18 Sai phạm trong việc cho thuê kinh doanh sai mục đích trên lô đất QH các tổng công ty Sai phạm trong việc chiếm dụng đất công viên cây xanh thành sân tennis tại KĐT Yên Hòa Thực trạng XD vượt quá tầng cao quy định tại KĐT Yên Hòa Hình ảnh lô đất dự án XD HTKT phục vụ dân sinh và nhà ở chung Hình 1-19 cư cao tầng tại tổ 24, ngõ 259 phố Yên Hòa vi phạm quy chuẩn XDVN Hình 2-1 Sơ đồ dây truyền hoạt động xây dựng và nội dung quy hoạch KGKTCQ trong đồ án QHXD Hình 2-2 Hình 2-3 Hình 2-4 Sơ đồ vị trí và vai trò của quản lý KGKTCQĐT trong tổ chức thực hiện và quản lý phát triển ĐT theo QH (theo Luật QHĐT 2009) Sơ đồ hệ thống các công cụ pháp lý của QLKGKTCQĐT Sơ đồ nội dung quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị (theo Nghị định 38/2010/NĐ-CP) Hình 2-5 Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính nhà nước về quản lý KGKTCQ phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, HN Hình 2-6 Sơ đồ các nội dung thực hiện dân chủ Hình 2-7 Sơ đồ các hình thức thực hiện dân chủ Hình 2-8 Minh họa 5 yếu tố hình ảnh đô thị của Kevin Lynch Hình 2-9 Minh họa 3 lý thuyết về TKĐT hiện đại của Roger Trancik Hình 2-10 Minh họa Lý thuyết về mối quan hệ hình nền của Roger Trancik Hình 2-11 Minh họa Lý thuyết liên hệ của Roger Trancik Hình 2-12 Minh họa Lý thuyết về vị trí của Roger Trancik Hình 2-13 Minh họa các đặc tính không gian đô thị Hình 2-14 Minh họa các dạng bố cục KGKTCQ Hình 2-15 Sơ đồ minh họa các quy luật và thủ pháp bố cục Hình 2-16 Sơ đồ mối quan hệ giữa các chủ thể và khách thể quản lý trong công tác quản lý KGKTCQĐT phường Yên Hòa Hình 3-1 Sơ đồ phân khu vực không gian đô thị phường Yên Hòa Hình 3-2 Bản đồ QH SDĐ khu A1 Hình 3-3 Bản đồ QH SDĐ khu A2 Hình 3-4 Bản đồ QH SDĐ khu A3 Hình 3-5 Bản đồ QH SDĐ khu A4 Hình 3-6 Bản đồ QH SDĐ khu A5 Hình 3-7 Sơ đồ mạng lưới đường và nút giao thông chính trong khu vực Hình 3-8 Sơ đồ Bộ máy HCNN về quản lý KGKTCQĐTphường Yên Hòa 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị là một phần trong công tác quản lý đô thị nói chung, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chất, các chức năng và tạo lập bộ mặt đô thị. Hà Nội trong gần 20 năm trở lại đây có tốc độ đô thị hóa rất nhanh và mạnh. Song song với quá trình phát triển hiện đại hóa là sự thay đổi từng ngày cấu trúc và hình thái đô thị. Sự thay đổi này là tất yếu với quy luật phát triển tuy nhiên bên cạnh đó cũng dẫn đến nhiều vấn đề bất cập mà trong đó có công tác quản lý đô thị nói chung và công tác quản lý KGKTCQĐTnói riêng. Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, và trở thành thành phố đáng sống, công tác QLĐT trên địa bàn Hà Nội đang ngày càng được quan tâm và chú trọng. Yên Hòa là 1 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc Quận Cầu Giấy, nằm trong khu vực nội đô mở rộng của thành phố Hà Nội, là khu vực đang phát triển mạnh mẽ, thuộc khu vực trung tâm mới của thủ đô, với các khu dịch vụ, thương mại, văn hóa, giải trí, du lịch, TDTT cấp Quốc gia và thành phố… nhằm giảm tải cho khu vực nội đô lịch sử… Trên địa bàn phường phát triển đan xen các khu xây dựng mới theo quy hoạch, các khu dân cư hiện hữu, khu làng đô thị hóa ven đô khá đặc trưng của Hà Nội và các khu vực cần bảo tồn. Đây là những khu vực mang tính đặc thù và khá phức tạp trong quản lý không gian kiến trúc cảnh quan. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực hiện đề tài “ Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội” là cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đô thị trên địa bànHà Nội nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất đồng bộ các giải pháp quản lý KGKTCQĐTtrên địa bàn phường Yên Hòa, tạo diện mạo không gian cảnh quan đô thị, đáp ứng nhu cầu đầu 2 tư XD, sinh hoạt và làm việc của người dân, đảm bảo phát triển đúng tính chất và định hướng quy hoạch của đô thị Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: a) Không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường Yên Hòa: - Không gian đô thị: hình ảnh cảm nhận được về không gian vật thể của đô thị, được tạo bởi kiến trúc đô thị và cảnh quan đô thị, được lượng hóa bằng một số hệ số, MĐXD và chỉ tiêu sử dụng đất trên các ô, lô phố và các trục tuyến không gian chính. - Kiến trúc đô thị: Kiến trúc của các công trình xây dựng dân dụng, sản xuất (nếu có), công trình hạ tầng kỹ thuật và môi trường và cảnh quan bao quanh trong đô thị. - Cảnh quan đô thị bao gồm: Hệ thống cây xanh, mặt nước, không gian mở và cảnh quan tự nhiên trong đô thị. b) Công cụ quản lý bao gồm: hệ thống các đồ án, văn bản pháp quy và quy định làm cơ sở cho công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên địa bàn phường Yên Hòa. c) Bộ máy quản lý. d) Sự tham gia của các thành phần liên quan. Phạm vi nghiên cứu: - Khu vực nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu trùng với ranh giới hành chính của phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội với quy mô là 2.07 km² - Phạm vi về thời gian: Các quy định quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong các đồ án QH và các văn bản pháp lý hiện hành. Khi có những thay đổi về văn bản pháp lý hoặc về QH trên địa bàn sẽ cập nhật hoặc tiến hành điều chỉnh hoặc làm mới. 3 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát , thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, xử lý các thông tin, số liệu và tư liệu, nhằm đánh giá thực trạng các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp, quy nạp để đề xuất giải pháp. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, khảo sát, đánh giá tổng hợp thực trạng về quản lý KGKTCQĐTphường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội để làm rõ những kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại yếu kém. - Xây dựng các cơ sở khoa học về quản lý KGKTCQĐT của một khu dân cư. - Đề xuất một số giải pháp quản lý KGKTCQĐT phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nộibao gồm đề xuất quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, tổ chức bộ máy và tổ chức sự tham gia cộng đồng. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: - Đề xuất đồng bộ các giải pháp quản lý KGKTCQĐT một khu dân cư để làm căn cứ áp dụng thực tiễn. - Là tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo quản lý và quy hoạch. Ý nghĩa thực tiễn: - Xây dựng quy định quản lý QH, KTtrên địa bàn phường, là một bộ phận của quy chế quản lý QHKTĐTquận , nhưng cụ thể cho từng khu vực trên địa bàn phường. - Có thể dùng như tài liệu tham khảo để nâng cao năng lực bộ máy quản lý - Xây dựng,tổ chức quản lý có sự tham gia của cộng đồng 4 Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn -Đô thị:là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. (Theo Điều 3, chương 1, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12) - Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. (Theo Điều 3, chương 1, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12) - Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. (Theo Điều 3, chương 1, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12) - Cảnh quan đô thị:là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. (Theo Điều 3, chương 1, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12) - Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố.Quản lý đô thị gồm: quản lý đất và nhà ở đô thị, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý môi trường đô thị, quản lý hạ tầng xã hội đô thị, quản lý kinh tế, tài chính đô thị. - Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị là một nội dung trong “Tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch” (chương V của Luật 5 QHĐT) bao gồm 3 nội dung là quản lý không gian đô thị, quản lý kiến trúc đô thị và quản lý cảnh quan đô thị. Công cụ chính của quản lý KGKTCQĐT là Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị (chương III của Nghị định 38/2010/NĐ-CP) - Phân khu đô thị: Địa bàn đô thị được phân thành các khu vực để thuận tiện cho lập các quy hoạch phân khu và công tác quản lý tổng thể toàn đô thị. - Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị: là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình. - Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng. - Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất. - Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. - Tầng cao tối đa, tối thiểu: là quy định số tầng cao tôi đa, tối thiểu của công trình xây dựng đối với từng khu vực hoặc lô đất cụ thể. - Cốt xây dựng khống chế: là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật. - Đất ở: là diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở chung cư (trong lô đất dành cho xây dựng nhà chung cư) hoặc là diện tích trong khuôn viên các lô đất ở dạng liên kế và nhà ở riêng lẻ (bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở liên kế và nhà ở riêng lẻ và sân vườn, đường dẫn riêng vào nhà ở liên kế hoặc nhà ở riêng lẻ đó, không bao gồm đường giao thông chung. - Đất hành chính: Đất xây dựng các công trình cơ quan hành chính đô thị: trụ sở cơ quan hành chính – chính trị cấp tỉnh, Thành phố, các Phường, xã - Đất công cộng: Đất xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ: y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao ... 6 - Đất thương mại - dịch vụ: đất xây dựng các công trình thương mại và các công trình dịch vụ đô thị khác (bưu điện, ngân hàng, khách sạn,....) - Đất đào tạo: đất xây dựng các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp: đại học, cao đẳng, trung cấp, trường TC, CĐ nghề ...(bao gồm cả khu ở của HSSV) - Đất cây xanh: đất cây xanh chia là 3 loại chính +Cây xanh công cộng: đất xây dựng các công trình quảng trường, công viên, vườn hoa, các khu, dải cây xanh - mặt nước phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, TDTT, văn hóa cho dân cư kết hợp phục vụ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường; +Đất cây xanh cách ly: khoảng cách ly bảo đảm an toàn và môi trường xung quanh các nhà máy, kho tàng độc hại; hành lamg bảo vệ công trình HTKT và môi trường. + Đất cây xanh chuyên dùng: vườn ươm, cây xanh nghiên cứu ... - Đất giao thông: Đất xây dựng các công trình giao thông, bao gồm: giao thông nội thị và giao thông đối ngoại (mạng lưới đường giao thông, nhà ga, bến tàu, bến xe đối ngoại, cảng đường thủy, cảng hàng không…); - Đất hạ tầng kỹ thuật: Đất xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị (nghĩa trang, cấp điện, cấp và thoát nước, xử lý nước thải, xử lý rác thải, phòng chống cháy...); - Đất sử dụng hỗn hợp: là công trình (hoặc quỹ đất) sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (ví dụ: ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, và/hoặc kết hợp sản xuất…). THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan