Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị hưng đạo, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dư...

Tài liệu Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị hưng đạo, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

.PDF
118
29
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN MAI HƯƠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN MAI HƯƠNG KHÓA: 2017 – 2019 QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình Mã số : 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KTS. ĐỖ THỊ KIM THÀNH XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN GS.TS. NGUYỄN LÂN Hà Nội – 2019 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới: TS. Đỗ Thị Kim Thành là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao và kinh nghiệm đã hướng dẫn tác giả tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả. Tập thể các thầy, cô giáo là giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng với các GS, PGS, TS đang công tác trong ngành đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường. UBND huyện Tứ Kỳ đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ thông tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành Luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và động viên về tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN KTS. Nguyễn Mai Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN KTS. Nguyễn Mai Hương MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục hình minh họa, sơ đồ Danh mục bảng biểu Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1 * Mục đích nghiên cứu. .................................................................................. 2 * Nội dung nghiên cứu 3 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3 * Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ................................................. 5 * Các khái niệm (Thuật ngữ) ........................................................................ 5 * Cấu trúc luận văn. ....................................................................................... 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG 1.1. Khái quát chung xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương........ 7 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................. 7 1.1.2. Vị trí, quy mô, tính chất và chức năng. .................................................. 8 1.1.3. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội khu vực. ........................................ 9 1.1.4. Nguồn lực phát triển chủ yếu. ............................................................... 10 1.2. Đồ án quy hoạch chung đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ..................................... 12 1.2.1. Giới thiệu chung.................................................................................... 12 1.2.2. Các định hướng về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị trong đồ án quy hoạch chung.................................................................................... 14 1.3. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo ......... 15 1.3.1. Đặc điểm về hiện trạng không gian và giao thông................................ 15 1.3.2. Thực trạng về kiến trúc công trình trong đô thị Hưng Đạo .................. 19 1.3.3. Thực trạng về hệ thống cây xanh, mặt nước ......................................... 26 1.3.4. Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị đô thị Hưng Đạo ....... 27 1.4. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ............................................................ 29 1.4.1. Bộ máy hành chính quản lý................................................................... 29 1.4.2. Thực trạng công tác quản lý xây dựng đô thị. ...................................... 33 1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu ............................................................... 34 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 37 2.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật................................................................. 37 2.1.2. Các văn bản pháp lý có liên quan ......................................................... 42 2.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 45 2.2.1. Lý luận về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. ................. 45 2.2.2. Lý luận về vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. .............................................................................. 47 2.2.3. Phân tích chu trình quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Đô thị Hưng Đạo ........................................................................................................ 52 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo.................................................................................................. 56 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 56 2.3.2. Kinh tế, xã hội, Cơ sở hạ tầng và môi trường ...................................... 58 2.3.3. Chính sách, pháp luật ............................................................................ 60 2.4. Một số bài học kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và Việt Nam ..... 61 2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .......................................... 61 2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam .................................................................... 65 2.4.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 68 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG. 3.1. Quan điểm và mục tiêu. ......................................................................... 70 3.1.1 Quan điểm .............................................................................................. 70 3.1.2 Mục tiêu.................................................................................................. 71 3.2. Nguyên tắc............................................................................................... 71 3.3. Phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan. ......................... 72 3.4. Một số giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo ....................................................................................................... 75 3.4.1. Quản lý đối với quy hoạch và không gian đô thị .................................. 75 3.4.2. Quản lý công trình kiến trúc ................................................................. 79 3.4.3. Quản lý về cây xanh, mặt nước ............................................................. 81 3.4.4. Quản lý về hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị đô thị .............................. 82 3.5. Giải pháp về cơ chế chính sách và bộ máy quản lý ............................ 85 3.5.1. Giải pháp bổ sung công cụ quản lý, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách .................................................................................................................. 85 3.5.2. Chính sách thu hút đầu tư và huy động nguồn lực ............................... 87 3.5.3. Đổi mới bộ máy quản lý........................................................................ 88 3.5.4. Các biện pháp để nâng cao năng lực quản lý đô thị.............................. 91 3.6. Giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý ....... 93 3.6.1. Giải pháp quản lý thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin ......... 93 3.6.2. Ứng dụng mạng xã hội vào quản lý đô thị ............................................ 97 3.7. Giải pháp quản lý có sự tham gia của cộng đồng................................ 97 3.7.1. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch ......... 97 3.7.2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đầu tư, khai thác sử dụng .................................................................................................................99 3.7.3. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm................................................................................................. 99 3.7.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị ..................................................................................... 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận ........................................................................................................ 101 Kiến nghị ...................................................................................................... 102 DANH MỤC HÌNH MINH HỌA, SƠ ĐỒ Tên hình, sơ đồ Số hiệu Trang Hình 1.1 Quy hoạch phát triển không gian đô thị đến năm 2030 13 Hình 1.2 Hiện trạng vùng không gian của xã Hưng Đạo 16 Hình 1.3 Kiến trúc cảnh quan 2 bên đường tỉnh 391 18 Hình 1.4 Hệ thống đường giao thông thôn Lạc Dục 18 Hình 1.5 Hiện trạng đường huyện 191 đi xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ 19 Hình 1.6 Đường trục thôn Ô Mễ, Xuân Nẻo 19 Hình 1.7 Khu trung tâm đô thị Hưng Đạo 20 Hình 1.8 Hiện trạng kiến trúc khu trung tâm 21 Hình 1.9 Hiện trạng kiến trúc công trình giáo dục 22 Hình 1.10 Đình Xuân Nẻo 23 Hình 1.11 Đình Lạc Dục 23 Hình 1.12 Đền Lạc Dục 24 Hình 1.13 Không gian công trình Đình Ô Mễ bị xâm lấn 24 Hình 1.14 Chợ Mũ khi xây dựng xong –năm 2016 25 Hình 1.15 Chợ Mũ sau khi đi vào hoạt động cho thuê ki ốt – năm 2018 25 Hình 1.16 Các kiểu Nhà ở có kiến trúc từ những năm 90 26 Hình 1.17 Các dạng nhà vườn, biệt thự xây mới 26 Hình 1.18 Nhà liền kề kết hợp thương mại dịch vụ 27 Hình 1.19 Nhà ở bị xuống cấp 27 Hình 1.20 Bộ mặt đô thị lôn xộn 27 Hình 1.21 Các điểm cây xanh mặt nước 28 Hình 1.22 Hiện trạng cây xanh đường phố 29 Hình 1.23 Hiện trạng trang thiết bị đô thị Hình 2.1. Cửa sổ Johari – ứng dụng nhằm tăng cường sự trao đổi, hiểu biết giữa các bên trong quá trình quản lý, thực hiện quy hoạch đô thị 29 56 73 Hình 3.2 Không gian kiến trúc cảnh quan quy hoạch chung đô thị Hưng Đạo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Vùng các công trình công cộng Hình 3.3 Vùng xây dựng mới đô thị Hưng Đạo 75 Hình 3.4 Vùng cây xanh thể thao 75 Hình 3.5 Vùng dân cư hiện hữu 76 Hình 3.6 Mô hình không gian gắn kết 79 Hình 3.7 Mô hình gắn kết bằng một không gian đệm 80 Hình 3.8 Vị trí lắp dựng các biển quảng cáo, biển hiệu 84 Hình 3.9 Phương án thiết kế cảnh quan vỉa hè đi bộ 85 Hình 3.1 74 DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên bảng biểu Trang Sơ đồ 1.1 Vị trí xã Hưng Đạo trong huyện Tứ Kỳ 8 Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý chung đô thị 30 Sơ đồ 1.3 31 Sơ đồ 2.3 Hiện trạng Mô hình quản lý các lĩnh vực xây dựng của phòng KT&HT Nội dung công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Mối quan hệ tương hỗ giữa kiến trúc cảnh quan làng trong đô thị, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư Mô tả phương pháp tư duy chiến lược của nhà quản lý Sơ đồ 3.1 Phân vùng không gian đô thị Hưng Đạo 74 Sơ đồ 3.2 mô hình đổi mới tổ chức bộ máy quản lý đô thị 90 Sơ đồ 3.3 Ứng dụng GIS trong quy hoạch - xây dựng 95 Sơ đồ 3.4 Ứng dụng MIS trong quản lý 97 Sơ đồ 3.5 Ví dụ đơn giản của một hệ thống thông tin quản lý cây 97 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 47 48 55 xanh đô thị DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1 Hiện trạng dân số xã Hưng Đao từ năm 2015-2017 9 Bảng 1.2 Bảng dự báo tiềm năng đất đai bổ sung đến năm 2030 Chức năng nhiệm vụ phòng Kinh tế hạ tầng huyện 10 Bảng 1.3 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các thành phần kinh tế của Hưng Đạo Bảng 3.1. Chức năng nhiệm vụ Ban quản lý phát triển đô thị và phòng kinh tế hạ tầng 32 59 91 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt HTKT KT&HT Cụm từ viết tắt Hạ tầng kỹ thuật Kinh tế và Hạ tầng NXB Nhà xuất bản PTĐT Phát triển đô thị QHC Quy hoạch chung QHCT Quy hoạch chi tiết QHXD Quy hoạch xây dựng TKĐT Thiết kế đô thị UBND Ủy ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài. Huyện Tứ Kỳ thuộc Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giáp thành phố Hải Dương, và huyện Vĩnh Bảo, huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng, bao bọc xung quanh là các con sông như: Sông Luộc sông Thái Bình và các con sông nhỏ của hệ thống sông Thái Bình, giữa địa bàn có con sông Tứ Kỳ chảy qua, có tuyến đường Tỉnh 391 chạy xuyên suốt nối huyện Tứ Kỳ với Quốc lộ 10. Ngoài ra huyện có 04 CCN Ngọc Sơn, CCN Kỳ Sơn, CCN Nguyên Giáp, CCN Văn Tố quy mô 30ha-50ha/cụm, và 01 KCN Hưng Đạo dự kiến triển khai trong tương lai gần. Đây là điều kiện cho huyện Tứ Kỳ phát triển cơ cấu đa dạng các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội. Thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các huyện khác và với các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... Xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ nằm trên trục đường Tỉnh 391 là tuyến đường quan trọng của tỉnh và khu vực. Trong những năm qua Hưng Đạo ngoài nghề nông trồng lúa, rau màu và trồng dưa có sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề sang dịch vụ, đi lao động xuất khẩu ở nhiều nước, nâng cao đời sống nhân dân. Xã Hưng Đạo có tốc độ phát triển và đô thị hoá tương đối nhanh, khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển và có sức hút. Trung tâm xã là một trong những khu vực sầm uất nhất của khu vực. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh. Để khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng văn hoá đô thị, nâng cao đời sống nhân dân, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2111/QĐ-UBND ngày 01/8/2016, 2 và phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2030 theo Quyết định số 3962/QĐ-UBND ngày 19/12/2017, trong đó định hướng Hưng Đạo là đô thị loại V trước năm 2020. Với các định hướng đó đô thị Hưng Đạo cần từng bước triển khai xây dựng đô thị đảm bảo không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị mới phù hợp với không gian làng xã hiện hữu. Trong thời gian qua, tốc độ đô thị hóa Hưng Đạo, đời sống, kinh tế xã hội phát triển mạnh, các công trình công cộng, dịch vụ được xây dựng, cải tạo, nhiều công trình nhà dân được xây dựng to, đẹp đáp ứng nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, Hưng Đạo vẫn là đơn vị hành chính xã nên việc quản lý đô thị chưa được quan tâm đúng mức, công cụ quản lý còn thiếu, nhà dân xây dựng tự phát, bộ mặt đô thị lộn xộn thiếu kiểm soát, công trình di tích có dấu hiện bị xâm lấn. Để đô thị Hưng Đạo (thị trấn Hưng Đạo trong tương lai) phát triển bền vững hiện đại, cần có các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng đô thị trong giai đoạn giao thoa từ xã lên đô thị. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. * Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác Quản lý và xây dựng tại xã Hưng Đạo và đồ án Quy hoạch chung đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ và nghiên cứu các cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển bền vững hiện đại. Cụ thể: - Xác định quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý. - Đề xuất phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan. 3 - Đề xuất một số giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. - Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách và bộ máy quản lý - Đề xuất giải pháp về ứng dụng công nghệ hiện đại - Đề xuất giải pháp quản lý có sự tham gia của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để các xã có định hướng và đang đề xuất thành lập đô thị loại V trên địa bàn tỉnh Hải Dương áp dụng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan. * Nội dung nghiên cứu. + Đánh giá thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo. + Xây dựng cơ sở khoa học về công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo. + Đề xuất một số giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu công tác Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ranh giới đô thị Hưng Đạo và các vùng lân cận 4 - Phạm vi nghiên cứu: + Đô thị Hưng Đạo (xã Hưng Đạo) nằm ở phía Bắc huyện Tứ Kỳ có diện tích tự nhiên là 730,29 ha; Vị trí có các phía tiếp giáp: Phía Tây giáp xã Ngọc Kỳ - Tứ Kỳ và xã Gia Lương - Gia Lộc; Phía Đông giáp xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà; Phía Nam giáp xã Tái Sơn, xã Bình Lãng huyện Tứ Kỳ; Phía Bắc giáp xã Kỳ Sơn, xã Đại Đồng huyện Tứ Kỳ.[26] + Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ đã được lập quy hoạch chung đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. * Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu: Khảo sát thực trạng công tác xây dựng và công tác quản lý xây dựng trên địa bàn xã Hưng Đạo tại thời điểm nghiên cứu, thu thập các số liệu hiện trạng về dân số, lao động, phát triển kinh tế, quy hoạch đầu tư xây dựng trong thời gian qua. - Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu: Phương pháp áp dụng với các kết quả của các nghiên cứu, các quan điểm khoa học đã được công bố có liên quan tới công tác quản lý xây dựng đô thị như quản lý Không gian; Kiến trúc; Cảnh quan đô thị; Tham gia cộng đồng; Yếu tố đặc thù; Văn hóa truyền thống... Phân tích tổng hợp áp dụng trong việc phân tích, đánh giá và phát hiện các vấn đề của hiện trạng, lý giải các hiện tượng, vấn đề trên thực tế... nhằm tìm ra hướng nghiên cứu cụ thể, quan trọng, từ đó xác định phương pháp quản lý cho từng khu vực trên cơ sở sự liên quan với toàn khu đô thị. - Phương pháp dự báo: + Dự báo xu thế đổi mới trong nội dung quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị với việc sử dụng hai công cụ: giấy phép quy hoạch và giấy phép xây dựng. 5 + Dự báo vai trò tham gia và ảnh hưởng của nhà đầu tư và cộng đồng trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị nhằm đảm bảo các định hướng phát triển đô thị bền vững. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học: + Góp phần hoàn thiện các vấn đề lý luận khoa học về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị cho các xã dự kiến lên đô thị loại V trong tỉnh Hải Dương. + Là tài liệu tham khảo trong quản lý cho các khu vực có điều kiện tương đồng. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất giải pháp quản lý các hoạt động xây dựng liên quan đến không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. * Các khái niệm (Thuật ngữ) - Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.[22] - Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền đô thị [13]. - Không gian kiến trúc cảnh quan: Là tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan. - Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan: là công tác quản lý các hoạt động của con người nhằm hướng tới mục tiêu tạo ra sự cân bằng, tổng hòa 6 giữa tự nhiên và nhân tạo. - Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [22] - Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [22] - Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. [22] - Phát triển bền vững: là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường - Theo luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014. * Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị. Trong đó phần nội dung gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. CHƯƠNG II: Cơ sở khoa học quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. CHƯƠNG III: Đề xuất giải pháp quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ngoài ra còn có phần các tài liệu tham khảo và phụ lục 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG 1.1. Khái quát chung xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . Hưng Đạo ngày nay là mảnh đất có khoảng trên hai ngàn năm lịch sử. Trước năm 1945, theo đơn vị hành chính là 03 xã Xuân Nẻo, Ô Mễ, Lạc Dục có tên nôm là: làng Nẹo, làng Mũ và làng Dọc. Tháng 2-1946, 3 xã đã hợp thành liên xã Hưng Đạo, sau chuyển thành xã Hưng Đạo tới ngày nay. Từ những năm đổi mới 1970-1980 đến ngày nay xã Hưng Đạo đang ra sức đẩy nhanh sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua các bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Năm 2012, UBND huyện Tứ Kỳ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hưng Đạo. Xã Hưng Đạo nỗ lực đầu tư xây dựng và phát triển và kết quả là năm 2017 xã Hưng Đạo được UBND tỉnh Hải Dương công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Với tốc độ phát triển và đô thị hóa ngày càng cao, năm 2016 xã Hưng Đạo đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương với tiêu chí hình thành đô thị loại V tại Quyết định số 2111/QĐ-UBND ngày 01/8/2016; Năm 2018, Đề cương nhiệm vụ lập Đề án đề nghị công nhận đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đạt tiêu chuẩn đô thị loại V đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tiến độ thực hiện trong Quý II/2019 Hưng Đạo được công nhận là đô thị loại V trong hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương, trong năm 2020 thành lập thị trấn Hưng Đạo. 8 1.1.2. Vị trí, quy mô, tính chất và chức năng. a) Vị trí địa lý, quy mô: Đô thị Hưng Đạo nằm phía Bắc huyện Tứ Kỳ, nằm giữa thị trấn Tứ Kỳ và thành phố Hải Dương, cách thành phố Hải Dương 11km về phía Tây Bắc, cách thị trấn Tứ Kỳ 8km về phía Đông Nam. Hưng đạo có tuyến đường Tỉnh 390 chạy qua nối huyện Tứ Kỳ đi xã Quý Cao đấu nối ra Quốc lộ 10 đi thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình... Sơ đồ 1.1. Vị trí xã Hưng Đạo trong huyện Tứ Kỳ [24] TP HẢI DƯƠNG Huyện Gia Lộc Huyện Thanh Hà Đi Hà Nội Đi Hải phòng Vĩnh Bảo – Hải phòng Huyện Ninh Giang Đi Hải Phòng Đi Thái Bình Quy mô diện tích tự nhiên của đô thị Hưng Đạo là 730,29 ha. b) Tính chất và chức năng: Đô thị Hưng Đạo là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối giao thông có vai trò thúc đẩy kinh tế-xã hội của cụm liên xã.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan