Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượn...

Tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

.PDF
157
381
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG THỊ THỤY HƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG THỊ THỤY HƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngọc THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Công trình nghiên cứu này là của tôi. Các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Dương Thị Thụy Hương i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và triển khai đề tài "Quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Ngọc, người đã tận tâm chỉ dẫn cho tôi về kiến thức và phương pháp luận trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở GD&ĐT Thái Nguyên, Phòng GD& ĐT Phú Bình, Ban Giám hiệu và giáo viên các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu khoa học, cung cấp số liệu tham gia giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được các ý kiến chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Dương Thị Thụy Hương ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 4 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ....................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 5 9. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC .................................................................... 7 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................... 7 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 7 1.1.2. Nghiên cứu trong nước .............................................................................. 11 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 12 1.2.1. Kiểm định chất lượng giáo dục, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non .................................................................................. 12 1.2.2. Đánh giá, tự đánh giá, hoạt động tự đánh giá ............................................ 12 1.2.3. Quản lý và quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn KĐCLGD ...... 13 1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động tự đánh giá ở trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ......................................... 14 1.3.1. Mục đích của hoạt động tự đánh giá ở trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ........................................................ 14 iii 1.3.2. Nội dung tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.................................................................................... 15 1.3.3. Quy trình tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.................................................................................... 16 1.3.4. Các hình thức để thực hiện tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ........................................................ 20 1.3.5. Các phương pháp thực hiện tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ........................................................ 20 1.4. Quản lý hoạt động tự đánh giá ở trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục .................................................................. 23 1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ........................................................ 23 1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ........................................................................................ 24 1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động tự đánh giá ở trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ........................................................................................ 24 1.4.4. Các hình thức quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ................................................................................. 26 1.4.5. Các phương pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ......................................................................... 26 1.4.6. Thuận lợi và khó khăn trong công tác tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ......................................... 30 1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự đánh giá trong trường mầm non......................................................................................... 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 34 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ..... 35 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................... 35 2.1.1. Mục tiêu khảo sát ....................................................................................... 35 2.1.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 35 iv 2.1.3. Đối tượng kháo sát ..................................................................................... 35 2.1.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................ 35 2.1.5. Cách thức xử lý kết quả khảo sát và thang điểm đánh giá ........................ 36 2.2. Một vài nét về các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên....... 36 2.3. Thực trạng tự đánh giá ở các trường mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái nguyên theo tiêu chuẩn KĐCLGD .................................................... 37 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên mầm non huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên về tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng........................................................ 37 2.3.2. Thực trạng nội dung tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ...................................... 40 2.3.3. Thực trạng thực hiện quy trình tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................ 51 2.3.4. Thực trạng hình thức và phương pháp tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............. 52 2.3.5. Thực trạng mức độ thuận lợi và khó khăn trong tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ........... 54 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................ 57 2.4.1. Thực trạng nhận thức về quản lí hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ...... 57 2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................ 60 2.5. Nguyên nhân của thực trạng ...................................................................... 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 67 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN...................... 68 3.1. Hệ thống các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý ................................. 68 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý .............................................................. 68 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ............................................................ 69 v 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn ............................................... 69 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .............................................................. 69 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan ........................................................ 69 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ............................................................ 70 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .... 70 3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện cho lực lượng tham gia hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục .......................................................... 70 3.2.2. Biện pháp 2: Kết hợp thực hiện công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục với công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia” ........ 83 3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho công tác tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ....... 90 3.2.4. Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với công tác tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục .................................................................. 92 3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................. 95 3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất về quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCL ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.................................. 96 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .............................................................................. 96 3.3.2. Nội dung khảo nghiệm .............................................................................. 96 3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm ........................................................................ 96 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 97 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 99 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 100 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ....... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 105 PHỤ LỤC vi BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1 GD&ĐT Giáo dục - Đào tạo 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 GV Giáo viên 4 NV Nhân viên 5 KĐCL Kiểm định chất lượng 6 KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục 7 TĐG Tự đánh giá 8 TĐGCLGD Tự đánh giá chất lượng giáo dục 9 MC Minh chứng 10 CLGD Chất lượng giáo dục 11 GDMN Giáo dục mầm non 12 QTDH Quá trình dạy học iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên mầm non về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ........................................... 38 Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức về tác dụng của hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD của CBQL và giáo viên mầm non ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên................ 39 Bảng 2.3. Thực trạng nội dung tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................... 47 B̉ảng 2.4. Thực trạng thực hiện quy trình tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 51 Bảng 2.5. Thực trạng hình thức và phương pháp tự đánh giá theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở các trường mầm non huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 53 Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thuận lợi trong tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 54 Bảng 2.7. Thực trạng mức độ khó khăn trong tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 56 Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức về mục tiêu quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 58 Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về quản lý thực hiện hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 59 B̉ảng 2.10. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 60 v Bảng 2.11. Thực trạng hình thức và phương pháp quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 62 Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên........................................................ 63 Bảng 3.1. Bảng liệt kê các tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường mầm non và tiêu chuẩn công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ....................................................................................... 84 Bảng 3.2. Bảng phân công nội dung tiêu chuẩn thực hiện công tác TĐG và xây dựng trường chuẩn quốc gia cho các nhóm công tác........................................................................................ 88 Bảng 3.3. Tính khả thi của kế hoạch TĐG .................................................. 94 Bảng 3.4. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ................ 97 Bảng 3.5. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ......................... 98 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới xung quanh chúng ta đang vận động và biến đổi không ngừng là minh chứng cho một xã hội loài người ngày càng phát triển. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội đòi hỏi sản phẩm giáo dục- đào tạo cũng phải được chuẩn hóa về “chất” và “lượng” góp phần xây dựng thương hiệu cho các nhà trường. Trên thực tế ở các nước có nền giáo dục phát triển như Hoa Kỳ, các nước Bắc Mỹ, các nước Châu Âu, các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã xây dựng được mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục mang đặc trưng riêng của từng nước. Đối với nước ta, cho đến nay tự đánh giá chất lượng giáo dục (TĐGCLGD) nói riêng và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) nói chung vẫn còn một vấn đề khá mới trong đó hiệu quả hoạt động tự đánh giá (TĐG) là chưa cao. Muốn thay đổi về “chất” của hoạt động này, rất cần đến vai trò của công tác quản lý giáo dục. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị chỉ rõ: “Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo”. Cũng tại Đại hội này, Đảng ta đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội năm 2011-2020, trong đó chỉ rõ: “Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học”. Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đề ra, Đại hội XII của Đảng cũng đã xác định rõ một trong những nhiệm vụ của giáo dục- đào tạo là “Đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GD & ĐT một cách mạnh mẽ, nhằm bảo đảm độ tin cậy, chính xác, tính khách quan, trung thực về kết quả học tập của học sinh; làm cơ sở cho việc điều chỉnh cách dạy, cách học”. Từ những nhận định trên cho thấy KĐCLGD thực sự là một mắt xích trọng yếu, một khâu cần “đột phá” của đổi mới quản lý giáo dục- đào tạo nói chung và quản lý hoạt động TĐG ở các nhà trường nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 1 Nghiên cứu lịch sử hình thành vấn đề đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo cho thấy, tư tưởng nói chung của các nhà Giáo dục học và các nhà quản lý giáo dục cho rằng: Quá trình kiểm tra đánh giá, KĐCLGD luôn gắn liền với quá trình dạy học (QTDH). Nó góp phần tạo nên động lực thúc đẩy quá trình giáo dục vận động và phát triển. Ở nước ta, khái niệm kiểm định chất lượng được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 2005 trong Điều 17 của Luật giáo dục. Theo Điều 17, Luật giáo dục (2005) khái niệm kiểm định chất lượng được hiểu: “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát”. Tiếp đến, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục. Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 46/2008/CT-BGD ĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP đã cụ thể các nội dung của công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Định kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khai kết quả kiểm định”. Năm 2014, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cấp học đồng thời để nâng cao hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 2 tháng 8 năm 2014 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. Tại Điều 2 của Thông tư 25/2014/TT-BGD ĐT ghi rõ: “Thông tư này thay thế Thông tư số 07/2011/TT-BGD ĐT ngày 11 tháng 02 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non; Thông tư số 45/2011/TT-BGD ĐT ngày 11 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. Như vậy đến nay, hệ thống văn bản để triển khai thực hiện các khâu của quy trình KĐCLGD về cơ bản đã hoàn thiện và hoạt động KĐCLGD đang được triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp học thuộc các loại hình trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Bình đã nghiêm túc triển khai và bước đầu thực hiện có hiệu quả hoạt động KĐCLGD tại các cơ sở giáo dục góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Tuy nhiên, đối với bậc học mầm non hoạt động KĐCLGD là nhiệm vụ mới, thực hiện ở một bậc học còn nhiều khó khăn, công tác KĐCLGD trường mầm non đang có những lúng túng nhất là việc quản lý hoạt động TĐG tại các nhà trường chưa phát huy được hiệu quả, nhận thức của nhà quản lý về tầm quan trọng, tác dụng của hoạt động TĐG chưa sâu sắc dẫn đến việc chỉ đạo công tác TĐG còn mang tính hình thức, chưa chú trọng đến nội dung, chưa thường xuyên liên tục, yếu về năng lực tổ chức thực hiện, tốn kém thời gian, kinh phí của đơn vị. Trước yêu cầu đổi mới của đất nước và yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đòi hỏi tất yếu phải đổi mới công tác KĐCLGD và hoạt động quản lý cũng phải chuyển mình sang một giai đoạn mới cao hơn, chất lượng hơn. Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. 3 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD tại các trường mầm non công lập. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở các trường mầm non công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD là một nội dung quan trọng công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động TĐG một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn các nhà trường thì hoạt động TĐG sẽ được thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trên 4 cơ sở đó xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động TĐG nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát Đề tài khảo sát trên số lượng khách thể là 20 cán bộ quản lý và 200 giáo viên của 8 trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu và các văn bản có liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động TĐG các trường mầm non công lập theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ, trao đổi trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên để thu thập thông tin thực tiễn về quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu thăm dò ý kiến đối với cán bộ quản lý, giáo viên nhằm khảo sát thực trạng hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD. 7.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ Đề tài sử dụng phần mềm Exell hỗ trợ phân tích kết quả khảo sát thực trạng TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa khoa học - Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn - Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ thực trạng quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Xây dựng được hệ thống biện pháp quản lý hoạt động TĐG trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giúp công 5 tác TĐG khắc phục những điểm tồn tại, đưa ra những kế hoạch cải tiến chất lượng khả thi, hiệu quả. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan