Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở thuộc huyệ...

Tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở thuộc huyện vị thuỷ, tỉnh hậu giang

.PDF
130
84
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP -------------------- CAO THANH SƠN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỘC HUYỆN VỊ THUỶ, TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN SỸ THƯ ĐỒNG THÁP – NĂM 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Đồng Tháp, tháng Tác giả năm 2019 Cao Thanh Sơn ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc: Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Đồng Tháp, các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin được dành trọn tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất với PGS.TS Nguyễn Sỹ Thư người trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình định hướng, chuẩn bị đề cương, viết, sửa chữa, hoàn chỉnh và bảo vệ đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh của các trường trung học cơ sở mà tôi thực nghiệm đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Đồng Tháp, tháng năm 2019 Tác giả Cao Thanh Sơn iii MỤC LỤC TRANG LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii MỤC LỤC................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................. ix A. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 5 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5 8. Những đóng góp của luận văn .................................................................. 6 9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 6 B. NỘI DUNG ............................................................................................. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài...................................................... 7 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 8 1.2. Các khái niệm cơ bản........................................................................... 11 1.2.1. Quản lý .......................................................................................... 11 1.2.2. Quản lý nhà trường ....................................................................... 12 1.2.3. Hoạt động...................................................................................... 13 1.2.4. Trải nghiệm ................................................................................... 15 1.2.5. Hoạt động trải nghiệm ................................................................... 16 1.2.6. Quản lý hoạt động trải nghiệm ...................................................... 18 iv 1.3. Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học cơ sở ............. 18 1.3.1. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở 19 1.3.2. Nội dung của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở 19 1.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở............................................................................ 21 1.3.4. Vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh .................................................................... 22 1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh trrung học cơ sở............................................................................................ 24 1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học cơ sở . 27 1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở 27 1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở............................................................................ 29 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở............................................................................ 30 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở ....................................................... 32 1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở............................................................................ 34 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường trung học cơ sở .......................................................................... 34 1.5.1. Yếu tố chủ quan ............................................................................. 34 1.5.2. Yếu tố khách quan ......................................................................... 37 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 40 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VỊ THUỶ, TỈNH HẬU GIANG 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục- đào tạo của huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang ........................................................................... 41 v 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội................................................ 41 2.1.2. Khái quát về tình hình Giáo dục – Đào tạo của huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang................................................................................... 42 2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng ......................................................... 44 2.2.1. Mục đích khảo sát.......................................................................... 44 2.2.2. Mẫu khảo sát ................................................................................. 44 2.2.3. Nội dung khảo sát .......................................................................... 44 2.2.4. Phương thức khảo sát .................................................................... 45 2.2.5. Cách thức xử lí số liệu ................................................................... 45 2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu giang ........................................................ 45 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở ................... 45 2.3.2. Thực trạng mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở ..................................................................................... 49 2.3.3. Thực trạng nội dung của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở ..................................................................................... 51 2.3.4. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở ....................................................... 53 2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở............................................................................ 56 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang ............................................ 57 2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở ..................................................................................... 57 2.4.2. Thực trạng tổ chức triển khai thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở.............................................................. 58 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở............................................................................................ 60 vi 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở............................................................................ 61 2.4.5. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở............................................................................ 63 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang ....................... 64 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang .......... 66 2.6.1. Ưu điểm ......................................................................................... 66 2.6.2. Hạn chế ......................................................................................... 67 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 68 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 69 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VỊ THUỶ, TỈNH HẬU GIANG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................ 71 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................. 71 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ................................................ 71 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi .................................... 72 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất ............................................. 72 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa................................................... 72 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................. 73 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang ................................... 73 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh.............................................................................................. 74 3.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực....... 77 vii 3.2.3. Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, giáo viên để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học cơ sở đạt hiệu quả ...................................................................................... 80 3.2.4. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm .......................................................... 85 3.2.5. Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện hoạt động trải nghiệm......................................................................................... 89 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh .................................................................... 92 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp........................................................... 94 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .............. 95 3.4.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................... 95 3.4.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................ 95 3.4.3. Phương pháp khảo sát ................................................................... 96 3.4.4. Nội dung khảo sát .......................................................................... 96 3.4.5. Kết quả khảo sát ............................................................................ 96 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 99 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 101 1. Kết luận ................................................................................................ 101 1.1. Về lý luận ....................................................................................... 101 1.2. Về thực tiễn .................................................................................... 101 2. Khuyến nghị ......................................................................................... 102 2.1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo Hậu Giang và Phòng Giáo dục & Đào tạo Vị Thủy ........................................................................ 102 2.2. Đối với nhà trường ......................................................................... 103 2.3. Đối với cha mẹ học sinh và các lực lượng khác ngoài nhà trường.. 104 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 105 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ...................................... 108 PHỤ LỤC viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BGH Ban giám hiệu CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý CMHS Cha mẹ học sinh CSVC Cơ sở vật chất GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên GVBM Giáo viên bộ môn GVCN Giáo viên chủ nhiệm GDPT Giáo dục phổ thông HĐTN Hoạt động trải nghiệm HĐGDTN Hoạt động giáo dục trải nghiệm HS Học sinh QLGD Quản lý giáo dục TCM Tổ chuyên môn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNCS Thanh niên cộng sản TNTP Thiếu niên tiền phong TPT Tổng phụ trách UBND Ủy ban nhân dân ix DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ STT DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRANG Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV về mức độ quan trọng của 1 HĐTN trường THCS 46 Bảng 2.2. Nhận thức của HS về mức độ quan trọng của HĐTN 2 3 trường THCS Bảng 2.3. Nhận thức của HS về ý nghĩa của HĐTN trường THCS 47 48 Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu hoạt động trải 4 nghiệm trường THCS 49 Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV về mức độ cần thiết của các 5 nội dung hoạt động trải nghiệm trường THCS 52 Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL, GV về phương pháp, hình thức tổ 6 chức hoạt động trải nghiệm trường THCS 54 Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL, GV về mức độ kiểm tra, đánh giá 7 8 kết quả hoạt động trải nghiệm của HS trường THCS Bảng 2.8. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch HĐTN trường THCS 56 57 Bảng 2.9. Thực trạng công tác tổ chức triển khai thực hiện kế 9 hoạch HĐTN trường THCS 59 Bảng 2.10: Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐTN 10 11 trường THCS Bảng 2.11. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN trường THCS 60 62 Bảng 2.12. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ tổ chức HĐTN 12 trường THCS 63 Bảng 2.13: Thực trạng đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh 13 hưởng đến quản lý HĐTN ở các trường THCS huyện Vị Thủy 65 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi các 14 biện pháp 96 x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mức 1 độ quan trọng của HĐTN trường THCS 46 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức HS về mức độ quan trọng 2 của HĐTN trường THCS 47 Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mục 3 4 tiêu hoạt động trải nghiệm trường THCS Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mức độ cần thiết của các nội dung hoạt động trải nghiệm trường THCS 50 52 5 Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết các biện pháp 95 6 Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi các biện pháp 97 7 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp 98 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới luôn thay đổi hàng ngày, hàng giờ, với tốc độ nhanh chóng, phức tạp và sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội trên toàn cầu, trong đó có giáo dục. Chính vì thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay có những bước tiến nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Điều đó đang hướng nhân loại bước vào nền văn minh trí tuệ với hai đặc trưng cơ bản là "xã hội thông tin" và "kinh tế tri thức". Với xã hội thông tin và kinh tế tri thức, thế mạnh tương đối về nguồn lao động giản đơn hoặc tay nghề thấp đã mất ý nghĩa, lợi thế thuộc về những quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo đáp ứng được sự đòi hỏi của khoa học và công nghệ; sản phẩm được tạo ra ngày càng phản ánh sự kết tinh từ "chất xám", từ trí tuệ chứ không phải chủ yếu từ cơ bắp. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền giáo dục các nước trên thế giới. Từ tình hình phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu luôn đổi mới, dẫn đến những yêu cầu mới về hình mẫu nhân cách người lao động, trong đó có những yêu cầu mới về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con người có năng lực để cống hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc. Hội nghị Trung ương 8 khoá XI đã ra nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã xác điṇ h phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực : “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề”[10]. Trong đó các phẩm chất và năng lực của học sinh sẽ dần được hình thành và phát triển thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục trải nghiệm. 2 Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề cập: “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập; đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội” [11]. Trong thời đại ngày nay, học sinh phải thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, các em có những biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, dễ bị lôi cuốn vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỷ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Đặc biệt đối với học sinh THCS, đây là thời kỳ quá độ từ trẻ em sang người lớn, là giai đoạn hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ ước, thích tìm tòi, khám phá song thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo và dễ bị kích động…. Chính vì thế việc tổ chức hoạt động và giao lưu cho học sinh nhằm biến yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen phù hợp với chuẩn mực, giá trị sống hiện tại xã hội đặt ra. Do đó hoạt động giáo dục là hoạt động của người học, do người học, để hoạt động giáo dục đem lại hiệu quả đích thực đòi hỏi nó phải gắn với đời sống thực tế, hoạt động giao lưu của học sinh, chính vì vậy mà thuật ngữ “hoạt động trải nghiệm” xuất hiện. Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh được học qua thực tế cuộc sống, được thể hiện kiến thức, kĩ năng mình đã tích lũy được và tự mình thay đổi. Hoạt động trải nghiệm của học sinh có tác dụng tạo môi trường thuận lợi để học sinh THCS phát triển năng lực một cách tốt nhất. Tuy nhiên nó cũng không ít khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự khéo léo, kịp thời, đúng đắn, lôi cuốn các em hoạt động, nhằm phát huy khuynh hướng tự lập, sáng tạo, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, phát huy những tố chất và tài năng, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại để phát triển và thích ứng trong môi trường xã hội luôn luôn biến đổi. Vì 3 vậy, có thể nói hoạt động trải nghiệm giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình rèn luyện nhân cách, hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh; hoạt động trải nghiệm góp phần định hướng, điều chỉnh hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao. Hoạt động trải nghiệm ở trường THCS tạo điều kiện cho từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm riêng và phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh, là bước khởi đầu cho quá trình học tập suốt đời. Nói tới trải nghiệm là nói tới việc học sinh phải qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Thực tế cho thấy trong những năm qua, giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục THCS nói riêng chủ yếu quan tâm đến hoạt động dạy học, ít quan tâm đến hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm của học sinh chưa được đầu tư cả về trí tuệ, thời gian và nguồn lực. Hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang trong những năm qua đã được khuyến khích triển khai thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh chưa triển khai rộng rãi vì gặp một số khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức nên chất lượng và hiệu quả chưa cao. Công tác chỉ đạo các cấp, các ngành chưa quyết liệt, các nhà trường chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục đích của hoạt động trải nghiệm. Giáo viên còn lúng túng, khó khăn trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm... Và một trong những nguyên nhân cơ bản là ở địa phương hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể để đề xuất các biện pháp quản lý giúp định hướng cho hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường THCS. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang” cho luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục của mình. 4 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS; từ đó, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động dạy học, giáo dục học sinh ở trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS thuộc huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, khảo sát 90 CB, GV và 90 HS của các trường THCS: Vĩnh Thuận Tây, Vị Thắng, Ngô Quốc Trị, Vị Đông, Vị Thanh, Vị Thủy để khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản lý HĐTN cho HS các trường THCS huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn, nhằm giúp HS phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất. 5. Giả thuyết khoa học Hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS là điều kiện cần thiết để phát triển toàn diện nhân cách học sinh; là yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay để thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người năng động, tự chủ, nhân văn và sáng tạo. Công tác quản lý hoạt động trải nghiệm trong các trường THCS huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang hiện nay bộc lộ nhiều bất cập so với yêu cầu đổi mới. Nếu xác lập được cơ sở lý luận về quản lý HĐTN cho HS THCS và đánh giá khách quan thực trạng quản lý HĐTN cho HS ở các trường THCS huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý HĐTN cho HS phù hợp với điều 5 kiện thực tế, đặc điểm tâm lý học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS 6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thuộc huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang 6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thuộc huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa… các tài liệu lý luận, các văn bản pháp qui, các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục, các văn bản của ngành có liên quan đến công tác quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử lý số liệu về thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh, thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thuộc huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang. 7.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Nghiên cứu các báo cáo tổng kết kinh nghiệm về hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS và một số kinh nghiệm quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Trao đổi trực tiếp với CBQL, GV(bao gồm: 12 CBQL, 15 GV) các trường nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong nhà trường và tìm kiếm các biện pháp quản lý. 6 7.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Thông qua phiếu hỏi để xin ý kiến các chuyên gia về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các tham số toán thống kê nhằm xử lý các số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 8. Những đóng góp của luận văn 8.1. Về lý luận Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS. 8.2. Về thực tiễn Luận văn góp phần làm rõ thực trạng hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang hiện nay. Luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS các trường THCS huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường trung học cơ sở. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang. 7 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Tư tưởng giáo dục về học qua thực hành, trải nghiệm thực tiễn đã manh nha xuất hiện từ thời cổ đại, trong các quan điểm giáo dục của các triết gia phương Đông và phương Tây. Các nhà tâm lí học, giáo dục học, triết học đã nghiên cứu về vai trò của trải nghiệm đối với giáo dục ở những góc độ khác nhau. Có thể nhắc tới “quan điểm về phương pháp giáo dục coi trọng thực hành, vận dụng” của Khổng Tử (551-479 TCN); “Quan điểm về dạy học phải đảm bảo mối liên hệ với đời sống, giáo dục thông qua trò chơi, hoạt động ngoài lớp, ngoài thiên nhiên” của J.A Cômenxki…Trong chương trình giáo dục của mỗi nước, bên cạnh các hoạt động dạy và học qua các môn học còn có chương trình hoạt động ngoài các giờ học. Ở đó HS thông qua các hoạt động đa dạng và phong phú gắn với thực tiễn để trải nghiệm, thử sức. Thông qua các hoạt động , HS vừa được củng cố kiến thức đã học, vừa có cơ hội sáng tạo trong vận dụng do yêu cầu của các tình huống cụ thể. HĐ giáo dục được tổ chức tốt sẽ giúp HS phát triển hài hòa cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó các nghiên cứu về tổ chức hoạt động giáo dục cho HS được quan tâm nghiên cứu. Năm 1971, lý thuyết “Học tập trải nghiệm” (experiential learning) của D. Kolb chính thức được công bố lần đầu tiên với tư cách là một lý thuyết tương đối toàn diện về một phương thức học tập tích lũy, chuyển hóa kinh nghiệm. Từ đó đến nay, “Học tập trải nghiệm” đã được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực ở nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đồng thời được coi như triết lí giáo dục của nhiều quốc gia và đang tiếp tục phát triển trong thời đại hiện nay. Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI một số nước trên thế giới đã nghiên cứu và xây dựng chương trình chuyên trách về giáo dục giá trị sống, năm 1996 UNICEF đã tổ chức hội thảo thu hút được sự tham gia của nhiều nhà Giáo dục học, Tâm lý học, 1998 tại Mỹ đã tiến hành tổ chức một số hoạt động giáo dục giá trị sống ở một số tiểu 8 Bang và đã thu được những kết quả có giá trị. Năm 2000 Mỹ đã lập ra một chương trình và một tổ chức phi lợi nhuận về vấn đề giáo dục giá trị sống. Tại Châu Á - Thái Bình Dương có mạng lưới về giáo dục giá trị sống và coi đây là một vấn đề giáo dục nhằm phát triển bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hoạt động trải nghiệm được xem xét là hoạt động cơ bản để hình thành phát triển năng lực thực tiễn, kỹ năng hành động cho học sinh, sinh viên, với ý nghĩa đó Hội đồng kinh doanh Úc và phòng thương mại, công nghiệp Úc với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo khoa học Hội đồng quốc gia Úc đã xuất bản cuốn “Kĩ năng hành nghề cho tương lai” (2002); Ở Singapore cục phát triển lao động WDA đã thiết lập hệ thống kĩ năng nghề ESS,… Ở mỗi quốc gia có quan điểm khác nhau trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực cho học sinh, sinh viên. Colombia là nước khởi nguồn của mô hình VNEN, từ năm 1992 trẻ em nghèo của nước này đã được giáo dục bằng cách thực hành thay vì học để thi và kết quả là những trẻ em nghèo học trong trường học theo mô hình này phát triển tốt các hơn bạn cùng lứa trong các trường học truyền thống. Lúc này dạy học theo mô hình VNEN được các thành phố của Colombia xem xét như một con đường phá vỡ mô hình trường công truyền thống. Hàn Quốc: Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến con người được giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo. Cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo, cấp Trung học phổ thông phát triển công dân toàn cầu có suy nghĩ sáng tạo. Năm 2009, chương trình giáo dục của Hàn Quốc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành nội dung môn học trong chương trình của nhà trường phổ thông bao gồm: Hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động từ thiện, hoạt động định hướng phát triển bản thân. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Thực hiện nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành”, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội, trong thời gian qua đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về vấn đề giáo dục HS và quản lý giáo dục học sinh. Ở Việt Nam, từ thời kì đầu của nền giáo dục nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ 9 rõ phương pháp để đào tạo nên những người tài đức là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”. Bác đã từng nói: "Giáo dục phải theo hoàn cảnh và điều kiện" và "Một chương trình nhỏ mà được thực hành hẳn hoi còn hơn một trăm chương trình lớn mà không làm được". Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã được quy định tại Điều 27-Luật Giáo dục 2005 như sau: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"[22]. Theo chương trình giáo dục phổ thông mới hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục. Trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động. Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình[6]. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề. Đã có nhiều nghiên cứu trong nước đề cập đến HĐTN nói chung và HĐTN trong nhà trường nói riêng như: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam của tác giả Đỗ Ngọc Thống [26]. Tác giả Đinh Thị Kim Thoa,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất