Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động đoàn ở các trường th...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động đoàn ở các trường thpt huyện bình giang, tỉnh hải dương

.PDF
115
32
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM ĐÌNH HIỆP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM ĐÌNH HIỆP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG Ngành: Quản lý giáo dục Mã ngành: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ANH TUẤN THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. TRẦN ANH TUẤN. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Đình Hiệp i LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập và nghiên cứu, em đã hoàn thành chương trình khóa học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Khoa Tâm lí giáo dục - Đại học Sư phạm Thái Nguyên và hoàn thành luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đoàn ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương”. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến lãnh đạo khoa, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình, quý báu của TS. Trần Anh Tuấn - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường và các thầy giáo, cô giáo các trường THPT trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã tận tình giúp đỡ thu thập, xử lý thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu. Tuy đã rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả Phạm Đình Hiệp ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................ 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 6 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới...................................................................... 6 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .............................................................. 9 1.2.1. Hoạt động giáo dục .................................................................................... 9 1.2.2. Kỹ năng sống và Giáo dục kỹ năng sống ................................................ 10 1.2.3. Quản lý nhà trường .................................................................................. 12 1.2.3. Biện pháp quản lý .................................................................................... 14 1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống .............................................. 15 1.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ............................................... 15 1.3.1. Mục tiêu của GDKNS cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay ....... 15 iii 1.3.2. Nội dung GDKNS cho học sinh THPT ................................................... 15 1.3.3. Hình thức tổ chức GDKNS cho HS......................................................... 16 1.3.4. Nguyên tắc GDKNS cho học sinh THPT ................................................ 16 1.3.5. Biện pháp GDKNS cho HS ..................................................................... 17 1.3.6. Đánh giá chất lượng GDKNS trong trường học...................................... 18 1.4. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT ................... 18 1.4.1. Mục tiêu của quản lý HĐ GDKNS cho học sinh trường THPT.............. 18 1.4.2. Nội dung của quản lý HĐ GDKNS cho học sinh THPT ......................... 18 1.5. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia quản lý các hoạt động GDKNS trong nhà trường THPT ..................................................................................... 21 1.5.1. Vị trí, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường .............. 21 1.5.2. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia tổ chức, quản lý các HĐ GDKNS trong nhà trường THPT ...................................................................... 22 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDKNS cho học sinh THPT thông qua các HĐ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ................................................... 25 1.6.1. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 25 1.6.2. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 26 Kết luận chương 1.............................................................................................. 28 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG ............... 29 2.1. Mô tả cách thức khảo sát và đánh giá thực trạng ....................................... 29 2.1.1. Tổ chức điều tra khảo sát ......................................................................... 29 2.1.2. Đánh giá thực trạng ................................................................................. 29 2.2. Khái quát về giáo dục THPT ở huyện Bình Giang .................................... 31 2.2.1. Mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh ................................................. 31 2.2.2. Chất lượng giáo dục học sinh .................................................................. 31 2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT huyện Bình Giang .............................................................................................. 32 2.3.1. Nhận thức của các chủ thể về GDKNS cho học sinh THPT ................... 32 iv 2.3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống ......................................... 34 2.3.3. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT ................ 42 2.3.4. Thực trạng HĐ Đoàn tham gia GDKNS cho học sinh trong trường ....... 43 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động Đoàn ở các trường THPT huyện Bình Giang ........................................... 48 2.4.1. BCH Đoàn trường phối hợp với BGH trong xây dựng Chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ....................................... 48 2.4.2. BCH Đoàn trường tham gia với BGH tổ chức, chỉ đạo triển khai các HĐ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ................................................ 49 2.4.3. BCH Đoàn trường tham gia với BGH kiểm tra, đánh giá các HĐ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ....................................................... 50 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý GD KNS cho HS thông qua hoạt động Đoàn ........................................................................................... 52 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua HĐ Đoàn cho học sinh ở các trường THPT huyện Bình Giang ................. 54 2.5.1. Các thành tựu ........................................................................................... 54 2.5.2. Các hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 55 Kết luận chương 2.............................................................................................. 56 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG ............... 58 3.1. Các nguyên tác đề xuất biện pháp quản lý GDKNS thông qua hoạt động Đoàn ở các trường THPT huyện Bình Giang ........................................... 58 3.1.1 Đảm bảo tính mục đích............................................................................. 58 3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ ............................................................................. 58 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả ............................................................ 59 3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ......................................................... 59 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đoàn ở các trường THPT huyện Bình Giang ........................................... 60 v 3.2.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ Đoàn trường về GD KNS đối với công tác Đoàn trong trường THPT .............................................. 60 3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa các hoạt động của BCH Đoàn trường tham gia giáo dục kỹ năng sống ........................................................................ 64 3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ Đoàn nồng cốt tham gia giáo dục kỹ năng sống trong công tác đoàn/ trong nhà trường .............. 67 3.2.4.Biện pháp 4: Đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động Đoàn trường THPT có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống ........................ 69 3.2.5.Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ nhằm phát hiện kịp thời những khó khăn trong giáo dục kỹ năng sống; tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đoàn ..................................... 73 3.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ........................................ 76 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 60 3.4. Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động của Đoàn ở các trường THPT huyện Bình Giang ....................................................................... 80 3.4.1. Các bước tiến hành .................................................................................. 80 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS ............................................................................... 81 Kết luận chương 3.............................................................................................. 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 86 1. Kết luận .......................................................................................................... 86 2. Khuyến nghị................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 90 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 1 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BGH : Ban giám hiệu CB : Cán bộ CBQL : Cán bộ quản lý CMHS : Cha mẹ học sinh Đảng CSVN : Đảng cộng sản Việt Nam GD&ĐT : Giáo dục & Đào tạo GDKNS : Giáo dục kỹ năng sống HĐGD : Hoạt động giáo dục HS : Học sinh HS - SV : Học sinh - sinh viên HS THPT : Học sinh trung học phổ thông KNS : Kỹ năng sống NGLL : Ngoài giờ lên lớp NQ - CP : Nghị quyết - Chính phủ QL : Quản lý QLGD : Quản lý giáo dục THPT : Trung học phổ thông TNCS : Thanh niên cộng sản iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh .......................................... 31 Bảng 2.2.Thống kê kết quả hạnh kiểm học sinh ............................................... 31 Bảng 2.3.Thống kê kết quả học lực học sinh .................................................... 31 Bảng 2.4. Nhận thức của học sinh THPT về tầm quan trọng của KNS (178 học sinh) ............................................................................................ 33 Bảng 2.5: Mục tiêu GD kỹ năng sống được nhà trường thực hiện ................... 34 Bảng 2.6: Những kỹ năng sống được nhà trường quan tâm giáo dục cho học sinh THPT ......................................................................................... 35 Bảng 2.7. Những hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ..................... 37 Bảng 2.8: Những nguyên tắc được thực hiện trong quá trình giáo dục KNS cho học sinh THPT ............................................................................ 39 Bảng 2.9. Những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh .................... 40 Bảng 2.10. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh .. 41 Bảng 2.11. Nội dung QL GD KNS cho HS....................................................... 43 Bảng 2.12: Thực trạng hoạt động đoàn tham gia GDKNS cho học sinh các trường THPT thời gian qua ............................................................... 44 Bảng 2.13. Nhận xét của học sinh về hoạt động Đoàn tham gia GDKNS ........ 44 Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng một số hoạt động đoàn tham gia GD KNS cho HS ................................................................ 45 Bảng 2.15: Đánh giá của HS về thực trạng một số hoạt động đoàn tham gia GD KNS cho HS ............................................................................... 46 Bảng 2.16. Nội dung kế hoạch quản lý GDKNS ............................................... 48 Bảng 2.17: Tổ chức, chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ..... 49 Bảng 2.18: Thực trạng phối hợp kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh .............................................................................. 51 v Bảng 2.19: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý GD KNS cho học sinh thông qua hoạt động Đoàn. .......................................... 52 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT ........................................... 82 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT ........................................... 83 Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT ............................... 84 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 1.1: Bản chất của quá trình quản lý môi trường bên ngoài ..................... 14 Biểu đồ 2.1: Nhận thức về mức độ quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT của các nhà trường .......................................... 32 Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý GDKNS .......................... 79 Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................................................................................ 85 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho thanh thiếu niên là vấn đề được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm và triển khai hiệu quả. Ở Việt Nam, thời gian gần đây vấn đề GDKNS cho HS-SV đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các cấp quản lý giáo dục, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến phương diện lý luận và thực tiễn của việc GDKNS thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các con đường giáo dục khác ở tất cả các cơ sở giáo dục. Giáo dục KNS ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp người học hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức và nhân cách. Việc giáo dục KNS cho HS là vấn đề được Đảng, Nhà Nước rất quan tâm điều đó thể hiện thông qua các văn bản chỉ đạo: Nghị quyết số 02/HNTW hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VIII (1996), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN khóa IX (2001), khóa X (2006), Nghị quyết số 29/NQ-TW tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI (2013), khóa XII (2016); Luật giáo dục 2005, Luật Giáo dục sửa đổi 2009, Nghị quyết số 05/2005/NQ - CP (2005), Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020,… của Chính phủ. Bên cạnh đó, những áp lực của xã hội về tình trạng đi xuống về mặt đạo đức của một bộ phận không nhỏ HS-SV, đòi hỏi ngành GD&ĐT cần tăng cường việc giáo dục KNS cho HS. Tại Điều lệ trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ GD&ĐT ban hành (2011) đã chỉ ra: “Ngành GD&ĐT phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên” [6]. Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT (2014) Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và tại công văn số 463/BGDĐT-GDTX “Hướng dẫn triển khai thực hiện 1 giáo dục KNS tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX” (năm 2015) Trong đó đã nhấn mạnh: “Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và KNS cho học sinh” [10]. Hệ thống chủ trương trên là cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên trên thực tế các hoạt động GDKNS gặp không ít khó khăn, bất cập, hiệu quả giáo dục KNS còn chưa cao. Có lẽ, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó chính là vấn đề phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một lực lượng giáo dục, là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam. Là cánh tay phải của Đảng CS VN, là tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động cho thanh - thiếu niên và nhi đồng. Thông qua các nội dung hoạt động Đoàn - Đội - Sao nhi đồng để giáo dục thế hệ trẻ theo định hướng của Đảng và phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong suốt chiều dài lịch sử, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt vai trò của mình. Tuy nhiên do ảnh hưởng của các yếu tố về mặt xã hội, xu thế hội nhập, mở cửa, quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế, một mặt mang lại các điều kinh tế cho người dân, mặt khác cũng ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến định hướng giá trị sống, đến đạo đức thế hệ trẻ. Đòi hỏi phải có sự quản lý, kết hợp giữa Ban Giám hiệu các trường THPT với BCH Đoàn trường để thông qua các hoạt động Đoàn, giáo dục KNS, giá trị sống cho thanh thiếu niên. Cần quản lý các hoạt động Đoŕn nhý thế nŕo vŕ sự phối hợp giữa Ban chấp hŕnh Đoŕn trýờng với BGH nhŕ trýờng nhý thế nŕo để nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho HS THPT... lŕ những vấn đề đòi hỏi cần được nghiên cứu sâu và làm rõ hơn. Trong quá trình công tác tại trường THPT của huyện Bình Giang, tôi nhận thấy việc quản lý GDKNS thông qua các HĐ đoàn còn chưa được quan tâm. Các 2 công trình nghiên cứu thực tiễn GDKNS ở các trường THPT thông qua các hoạt động Đoàn còn hạn chế. Như vậy, trên lý luận, cũng như trên thực tiễn quản lý nhà trường THPT, vai trò của tổ chức Đoàn đặc biệt quan trọng. Thông qua các hoạt động đặc thù của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban chấp hành (BCH) Đoàn trường tham gia quản lý hoạt động giáo dục KNS và tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT, đây là một vấn đề còn ít được quan tâm nghiên cứu. Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đoàn ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường, trong đó làm rõ vai trò của Ban chấp hành Đoàn trường tham gia, phối hợp với Ban giám hiệu các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động Đoàn ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 4. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp quản lý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với hoạt động GDKNS cho học sinh trong việc phối hợp với BGH nhà trường được đề xuất phù hợp cơ sở lý luận quản lý giáo dục, đảm bảo các chức năng, đặc thù của hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và giải quyết được các vấn đề thực tiễn thì hoạt động GDKNS ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương sẽ đạt được mục tiêu đặt ra với chất lượng, hiệu quả cao hơn. 3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát hóa và xây dựng khung lý thuyết về GDKNS cho HS thông qua các hoạt động Đoàn ở các trường THPT - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý GDKNS cho HS thông qua các hoạt động Đoàn ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. - Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đoàn ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung giáo dục KNS cho học sinh ở các trường THPT huyện Bình Giang được giới hạn thông qua các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Các nghiên cứu thực tiễn được triển khai ở tất cả các lớp trong trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương thời gian 2017 - 2018. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn đề QLGD, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT; Phân tích, tổng hợp những tư liệu, tài liệu lý luận về QLGD, giáo dục KNS, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và những kết quả khảo sát, đánh giá công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua các hoạt động Đoàn để xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Ankét) Sử dụng phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý, giáo viên nhằm tìm hiểu thực trạng của việc quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tìm hiểu các kỹ năng sống cần thiết nhất cho học sinh THPT ở nông thôn và thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT. 4 6.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát cách tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động Đoàn. 6.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tìm hiểu kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên về việc quản lý và tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua các hoạt động của Đoàn. 6.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ 6.3.1. Phương pháp chuyên gia: Tổ chức thảo luận chuyên đề, lấy ý kiến các chuyên gia về một số kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Phương pháp nàycũng được sử dụng để đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lý GDKNS cho học sinh trước khi tổ chức thử nghiệm. 6.3.2. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng để thu thập, xử lí và phân tích các số liệu nghiên cứu thông qua các tham số thống kê. 7. Cấu trúc của luận văn - Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phần phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đoàn trong trường THPT. - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đoàn ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. - Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đoàn ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Ở Mỹ, từ những năm 1980, tất cả sinh viên trong và ngoài nước Mỹ đều có thể đăng ký chương trình giáo dục “ Thanh thiếu niên vươn xa hơn” [dẫn theo tài liệu TS Trần Anh Tuấn] [44]. Mục tiêu của cương trình nhằm giúp các thanh thiếu niên tăng cường các hành vi tích cực để dễ dàng đạt được các mục tiêu sống, hỗ trợ đạt được các kỹ năng cần thiết để phát triển và có cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh, tạo mục tiêu cuộc sống thông qua các hoạt động đóng góp tích cực cho cộng đồng. Hình thức đó được đưa vào giảng dạy 1 hay 2 lần/tuần và mỗi sinh viên không phải học chương trình đó quá 20 giờ/năm. Ở Châu Á, tiếp cận giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) muộn hơn, vào cuối những năm 1980, thậm chí sang những năm 1990. Song ở các nước Nam Á và Đông Nam Á hiện nay lại có những hoạt động GDKNS mạnh nổi bật nhất với nhiều hướng tiếp cận không hoàn toàn giống nhau [dẫn theo Trần Anh Tuấn] [44]. Trong cuốn sách“Chương trình giảng dạy kĩ năng sống”(Life Skill Education and Curriculum, 2006) tác giả Gracious Thomas nhấn mạnh vai trò của giáo viên nhằm giáo dục kĩ năng giữ an toàn cho trẻ dựa vào hệ thống giá trị cho công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. Ngoài việc phát triển một kế hoạch khả thi của hành động, tác giả cũng đã phát triển một chương trình có thể được điều chỉnh bởi hệ thống giáo dục trong nước [39]. Tác giả Diane Till Man trong cuốn “Những giá trị sống cho tuổi trẻ” (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)- 2009 “Giáo dục các giá trị sống để có kỹ năng sống ngày càng được nhìn nhận là có sức mạnh vượt lên khỏi lời răn dạy đạo đức chi tiết đến mức hạn chế trong cách nhìn hoặc những vấn đề thuộc về tư cách công 6 dân. Nó đang xem là trung tâm của tất cả thành quả mà giáo viên và nhà trường tâm huyết có thể hy vọng đạt được thông qua việc dạy về giá trị, kỹ năng sống” [13]. Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra nguyên tắc cơ bản để định hướng giáo dục kỹ năng sống trong thực tiễn: “Tất cả thế hệ trẻ và người lớn có quyền hưởng lợi từ một nền giáo dục chứa đựng các hợp phần học để biết, học để làm, học để chung sống với mọi người và học để khẳng định mình. Giáo dục hướng vào yêu cầu bồi dưỡng năng khiếu tiềm năng và phát triển cá tính người học cần quan tâm kết hợp kỹ năng thực hành và các khả năng tâm lí xã hội, đánh giá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng sống và tác dụng của kỹ năng sống đối với xã hội và cá nhân”. [49] Diễn đàn Thế giới về giáo dục cho mọi người (tại Dakar, thủ đô Senegan năm 2000) đã thông qua Kế hoạch hành động Giáo dục cho mọi người - gọi tắt là Kế hoạch Dakar, bao gồm 6 mục tiêu. Trong đó, Mục tiêu 3 nêu rõ: Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp [30]. Hội nghị Thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em, họp ngày 20 - 30/03/1990 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York đã tuyên bố: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời các em ham hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi của các em phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của các em phải được hình thành trong sự hoà hợp và hợp tác” [34]. Nhận định trên muốn nhấn mạnh đến nhiệm vụ học tập, môi trường học tập dành cho trẻ em cần phải được quan tâm đúng cách. Học sinh đến trường không chỉ học để có tri thức mà cần phải biết cách học để có sức khoẻ, có kỹ năng nghề nghiệp, có những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, nhân văn đúng đắn vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, vừa đậm đà bản sắc dân tộc lại vừa 7 mang tính phổ quát toàn cầu,... tức là mỗi học sinh luôn phải học, tự học những kỹ năng nhất định trong môi trường thích hợp để tồn tại và phát triển. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Tác giả Nguyễn Thanh Bình trong cuốn “Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống” [04] khẳng định rằng về yêu cầu cụ thể đổi mới chương trình nội dung và phương pháp. Trong đó: “Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học là hướng vào học tập chủ động, chống thói quen thụ động, đồng thời coi dạy học thông qua tổ chức hoạt động của học sinh là đặc trưng thứ nhất của phương pháp dạy học tích cực”. Tác giả cũng khái quát rằng: Do nhận thức, thiếu nguồn nhân lực và kinh nghiệm nên việc triển khai GDKNS một cách có ý thức, có hệ thống và hiệu quả ở Việt Nam còn hạn chế. Đối tượng được tiếp cận chương trình GDKNS còn hạn hẹp. Trong lĩnh vực giáo dục chính quy(Bậc phổ thông) việc GDKNS cho người học còn mờ nhạt. Tác giả Nguyễn Dục Quang trong cuốn “Hướng dẫn thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông” [35] cho rằng: “Cách thức giáo dục kỹ năng sống được hiểu bao gồm những phương pháp tiếp cận, các phương pháp dạy học tích cực và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cần quan tâm đến vai trò của người học”. Bắt đầu từ năm 2008 xuất hiện Mô hình “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội. Một trong những nội dung rất được chú ý là đưa GDKNS vào phương pháp dạy học mới phù hợp với từng lứa tuổi giúp các em tự tin trong học tập, tổ chức các hoạt động tập thể như các hoạt động do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức khuyến khích các em tham gia chủ động, tự giác từ đó rèn kỹ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống và sinh hoạt. [8] Tác giả Phạm Thị Nga [25] với luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục đã thực hiện đề tài luận án: “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan