Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công nghệ thông tin Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trường mầm ...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trường mầm non huyện thanh trì, thành phố hà nội

.PDF
160
130
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN TRUNG HÀ NỘI, 2018 i LỜI CẢM ƠN Tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, trƣờng học, bạn bè và ngƣời thân để hoàn thành Luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trường mầm non huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trần Trung ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, phòng Đào tạo Sau Đại học đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản lý, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu, giáo viên và phụ huynh học sinh tại các trƣờng mầm non, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát và khảo nghiệm để thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân đã động viên, giúp đỡ tôi có đƣợc luận văn này. Mặc dù trong quá trình thực hiện tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hoàn thành luận văn, nhƣng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy cô giáo cũng nhƣ những ý kiến của các bạn quan tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Huyền Trang ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lập với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Huyền Trang iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iii BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ viii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... xi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3 5. Giả thuyết khoa học ..........................................................................................4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................4 7. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG TRƢỜNG MẦM NON ....6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................6 1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................................6 1.1.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................9 1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ...............................12 1.2.1. Quản lý ..........................................................................................................12 1.2.2. Quản lý giáo dục ...........................................................................................13 1.2.3. Quản lý giáo dục mầm non ..........................................................................13 1.2.4. Kỹ năng .........................................................................................................14 1.2.5. Kỹ năng sống ................................................................................................14 1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trƣờng mầm non ..................................................................................................................16 1.3. Trƣờng mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân ...................................16 iv 1.3.1. Vị trí của trƣờng mầm non ...........................................................................16 1.3.2. Mục tiêu chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo lớn.......................................16 1.3.3. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn .........................18 1.3.4. Đặc điểm phát triển kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn ............................21 1.4. Hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non ....................21 1.4.1. Mục tiêu hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non. ..22 1.4.2. Nội dung hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non ..23 1.4.3. Phƣơng pháp tổ chức hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non ......................................................................................................27 1.4.4. Hình thức tổ chức hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non ..................................................................................................................28 1.5. Quản lý hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non .......29 1.5.1. Quản lý việc thực hiện mục tiêu hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non ............................................................................................29 1.5.2. Quản lý việc xây dựng nội dung chƣơng trình hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non.......................................................................31 1.5.3. Quản lý việc thực hiện phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non ...............................................32 1.5.4. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non ............................................................................32 1.5.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non ............................................................................33 1.6. Yêu cầu đổi mới hoạt động GD cho trẻ tuổi ở trƣờng mầm non trong đó có hoạt động GD KNS cho trẻ ............................................................................33 1.7. Những yếu tố tác động đến chất lƣợng quản lý hoạt động GDKNS cho mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non.........................................................................34 1.7.1. Nhận thức và năng lực của đội ngũ giáo viên .............................................34 1.7.2. Mục tiêu, nội dung, chƣơng trình giáo dục mầm non ................................35 1.7.3. Môi trƣờng giáo dục .....................................................................................35 1.7.4. Tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống .......................................36 Kết luận chƣơng 1 ...............................................................................................38 v Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN THANH TRÌ, TP HÀ NỘI .......................................................................38 2.1. Thực trạng phát triển giáo dục mầm non Huyện Thanh Trì ........................38 2.1.1. Thực trạng vị trí địa lý, kinh tế- xã hội, giáo dục ở huyện Thanh Trì .......38 2.1.2. Khái quát thực trạng giáo dục mầm non Huyện Thanh Trì .......................40 2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trƣờng mầm non công lập huyện Thanh Trì .......................................................50 2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh học sinh về việc GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ......................................................................................51 2.2.2. Thực trạng việc xác định và thực hiện mục tiêu hoạt động GDKNS cho trẻ mẫu giáo lớn .......................................................................................................51 2.2.3. Thực trạng việc xây dựng, thực hiện nội dung GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ....................................................................................................................52 2.2.4. Thực trạng phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ............................................................................................................54 2.2.5. Thực trạng kết quả hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ..................57 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trƣờng mầm non công lập huyện Thanh Trì .....................................58 2.3.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ............................................................................................................58 2.3.2. Thực trạng quản lý xây dựng nội dung, chƣơng trình hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ......................................................................................60 2.3.3. Thực trạng quản lý thực hiện phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động GD KNS cho mẫu giáo lớn ...........................................................................61 2.3.4. Thực trạng quản lý CSVC và thiết bị phục vụ hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn .......................................................................................................62 2.3.5. Thực trạng quản lý lực lƣợng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn trƣờng mầm non................................................................................................63 2.3.6. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ................................................................................................64 vi 2.4. Thực trạng những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn trong các trƣờng mầm non công lập huyện Thanh Trì ............................................................................................................66 2.5. Đánh giá chung ............................................................................................67 2.5.1. Ƣu điểm .........................................................................................................67 2.5.2. Hạn chế ..........................................................................................................67 2.5.3. Nguyên nhân .................................................................................................68 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................71 Chƣơng 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN THANH TRÌ, TP HÀ NỘI .......................................................................72 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ............................................................72 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ...........................................72 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..............................................................72 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................................72 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ..............................................................73 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trƣờng mầm non huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ............................73 3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBQL, GV và phụ huynh học sinh về sự cần thiết GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn. ..........................73 3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non ......................................................................................................78 3.2.3. Biện pháp 3: Phát triển nội dung, đa dạng hóa hình thức, biện pháp GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ......................................................................................83 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên trong tổ chức hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ....................................................88 3.2.5. Biện pháp 5: Đầu tƣ và quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, xây dựng môi trƣờng GD phục vụ hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn...........93 3.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng, xã hội trong hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn .............................................................98 3.3. Mối quan hệ của các biện pháp ..................................................................102 vii 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..................103 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .............................................................................. 103 3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm ............................................................................. 104 3.4.3. Quy trình khảo nghiệm .............................................................................. 104 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 104 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................109 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................113 PHỤ LỤC viii BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 BGH Ban Giám hiệu 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CBQL - GV - NV 4 CSVC Cơ sở vật chất 5 CS-GD Chăm sóc - giáo dục 6 CTGDMN 7 GD 8 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 9 GDMN Giáo dục mầm non 10 GV Giáo viên 11 KNS Kỹ năng sống 12 KT-XH 13 MN 14 PHHS Phụ huynh học sinh 15 PTTH Phổ thông trung học 16 QL 17 QLGD 18 SL Số lƣợng 19 TL Tỉ lệ 20 THPT Trung học phổ thông 21 UBND Ủy ban nhân dân Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Chƣơng trình giáo dục mầm non Giáo dục Kinh tế - Xã hội Mầm non Quản lý Quản lý giáo dục ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quy mô trƣờng lớp mầm non công lập, ngoài công lập ..........................40 Bảng 2.2: Thực trạng cơ sở vật chất giáo dục mầm non toàn huyện .......................41 Bảng 2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý ............................................................................44 Bảng 2.4. Đội ngũ giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn trƣờng mầm non công lập .......46 Bảng 2.5. Sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn .......................51 Bảng 2.6. Thực trạng xác định và thực hiện mục tiêu GD KNS ở các trƣờng MN công lập trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội .............................52 Bảng 2.7. Những nội dung GDKNS đang đƣợc thực hiện tại các nhà trƣờng ........53 Bảng 2.8. Mức độ sử dụng các phƣơng pháp GDKNS đang đƣợc thực hiện tại các nhà trƣờng .........................................................................................55 Bảng 2.9. Những hình thức GDKNS đang đƣợc thực hiện tại các nhà trƣờng .......56 Bảng 2.10. Đánh giá về các kỹ năng sống đã có của trẻ mẫu giáo lớn trong các trƣờng công lập tại huyện Thanh Trì, Hà Nội .........................................57 Bảng 2.11. Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trƣờng mầm non công lập huyện Thanh Trì hiện nay .............................58 Bảng 2.12. Đánh giá về việc xây dựng mục tiêu và kế hoạch GD KNS ...................59 Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng quản lý nội dung, chƣơng trình hoạt động GDKNS cho trẻ mẫu giáo lớn .................................................................60 Bảng 2.14. Đánh giá thực trạng quản lý phƣơng pháp, hình thức tổ chức HĐ GD KNS .........................................................................................................61 Bảng 2.15. Quản lý cơ sở vật chất phƣơng tiện phục vụ hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn .......................................................................................62 Bảng 2.16. Đánh giá mức độ cần thiết của sự phối hợp các lực lƣợng trong hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn .......................................................63 Bảng 2.17. Đánh giá việc quản lý kết quả hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trƣờng MN công lập huyện Thanh Trì ...................................64 Bảng 2.18. Những yếu tố ảnh hƣởng đến GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn .................66 x Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp tăng cƣờng quản lý hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trƣờng mầm non huyện Thanh Trì ...............................................................................105 Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trƣờng mầm non huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội ...............................................................................106 xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp ...................................................106 Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp ......................................................107 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [11, tr.17] đã nêu rõ mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho nền kinh tế tiên tiến, hiện đại. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của GD&ĐT trong phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ hội nhập, Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI nhấn mạnh hơn nữa về việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, trong đó “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục” [12, tr. 4]. Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học có vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của GDMN là “Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một” [21, tr. 6]. Trƣờng Tiểu học là cánh cửa mang tính bƣớc ngoặt quan trọng của trẻ, hoạt động chủ đạo chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập với môi trƣờng mới, thầy cô, bạn bè mới, trẻ phải tự lập hơn khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ nếu không đƣợc trang bị tốt về tâm lí đặc biệt là những kĩ năng sống (KNS) cần thiết sẽ gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức của trẻ. Việc hình thành KNS cần thiết giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện về nhân cách. Nhà giáo dục cần cung cấp cho trẻ những kĩ năng, kiến thức cần thiết giúp trẻ biết yêu thƣơng và sống tốt hơn. KNS sẽ hình thành cho trẻ thói quen nhất định, trẻ có thể biến những kiến thức về KNS đƣợc cung cấp thành hành động cụ thể trong lối sống và ứng xử xã hội một cách khéo léo và không cảm thấy khó khăn trong cuộc sống. Bộ GD&ĐT ban hành chƣơng trình GDMN (CTGDMN) kèm theoThông tƣ số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT về sửa đổi bổ 2 sung một số nội dung trong Thông tƣ số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009, nội dung sửa đổi đã chỉ rõ chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo nói chung và lứa tuổi mẫu giáo lớn nói riêng đƣợc thực hiện dựa theo các chủ đề và lĩnh vực phát triển của trẻ bao gồm 5 lĩnh vực: GD phát triển thể chất; GD phát triển nhận thức, GD phát triển thẩm mỹ, GD phát triển ngôn ngữ; GD phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, nội dung GD lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội không đƣợc quy định thành bộ môn riêng biệt mà đƣợc lồng ghép trong các hoạt động và bộ môn khác. Thanh Trì là huyện thuộc ngoại thành có mặt bằng dân cƣ đa dạng, trình độ dân trí không đồng đều, chủ yếu là lao động phổ thông, một phần là công nhân viên chức với mức sống bình quân thu nhập thấp, môi trƣờng sống phức tạp dẫn đến nhiều tác động khác nhau lên trẻ lứa tuổi này. Khi gặp tình huống có vấn đề mỗi trẻ có cách phản ứng, xử lý khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Tuy nhiên, nhìn chung trẻ thƣờng nhút nhát, phản ứng chậm hơn so với trẻ em nội thành tuy cùng độ tuổi. Vì vậy, việc nghiên cứu tâm sinh lý của trẻ phải gắn với đặc điểm địa phƣơng và những kỹ năng cần thiết phù hợp với trẻ. Để đƣa vào chƣơng trình giáo dục và quản lý hoạt động GD cho trẻ mẫu giáo lớn một cách khoa học và có chiến lƣợc tại trƣờng mầm non, giúp trẻ chuẩn bị tâm lý vững vàng, có đầy đủ hành trang vững vàng, tự tin bƣớc vào lớp 1 là việc làm vô cùng cấp thiết hiện nay. Nội dung GD KNS đã đƣợc triển khai thực hiện trong chƣơng trình chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định, nhƣ một số GV, PHHS chƣa nhận thức rõ sự cần thiết phải GD KNS cho trẻ lớp mẫu giáo lớn, việc GD KNS và quản lý GD KNS còn mờ nhạt; việc xây dựng kế hoạch GD KNS của các đồng chí CBQL cũng nhƣ GV chƣa thật sát sao, chi tiết; các nội dung, sử dụng hình thức, phƣơng pháp GD KNS chƣa sáng tạo, chƣa thực sự hiệu quả... Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi phải có sự thay đổi thực sự về nhận thức trong đội ngũ CBQL, GV và những ngƣời tham gia làm các hoạt động GD KNS. Đồng thời hoạt động GD KNS phải thực sự đƣợc BGH mà trực tiếp là Hiệu trƣởng các nhà trƣờng tâm huyết, đƣa ra các 3 biện pháp quản lý hiệu quả thì chất lƣợng GD KNS mới đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới GD của ngành nói riêng và của xã hội nói chung. Từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trường mầm non huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng về QL hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì, từ đó đề xuất một số biện pháp QL hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo lớn trong các nhà trƣờng một cách hoàn thiện, khoa học và phù hợp đáp ứng yêu cầu của xã hội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động GD KNS và QL hoạt động GD KNS ở trƣờng mầm non cho trẻ mẫu giáo lớn. 3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn và QL hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trƣờng mầm non công lập huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 3.3. Đề xuất các biện pháp QL hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trƣờng mầm non công lập huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lƣợng GD trẻ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trƣờng mầm non công lập huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu đƣợc thu thập thông tin trong giai đoạn từ năm 2015 - 2018, đề xuất các biện pháp quản lý giai đoạn 2018 - 2022. - Địa bàn nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu các biện pháp QL hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn của CBQL tại các trƣờng mầm non huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. - Khách thể điều tra: Tác giả tiến hành thăm dò và lấy ý kiến về tính cấn thiết và khả thi của biện pháp đề xuất đối với 190 ngƣời (40 CBQL, 100 GV và 50 PHHS) của các trƣờng mầm non công lập huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 4 5. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý của hiệu trƣởng đối với hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo lớn theo hƣớng: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên và phụ huynh học sinh về sự cần thiết GD KNS; kế hoạch hóa hoạt động GD KNS; phát triển nội dung, đa dạng hóa hình thức, biện pháp; tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên trong tổ chức hoạt động; Đầu tƣ và quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, xây dựng môi trƣờng giáo dục phục vụ hoạt động GD KNS; phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trƣờng, xã hội để giáo dục KNS cho trẻ mãu giáo lớn thì kết quả hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo lớn tại trên địa bàn huyện Thanh Trì Hà Nội sẽ đƣợc nâng cao. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa…các tài liệu, văn bản về khoa học quản lý, hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn trong trƣờng mầm non để phân tích và tổng hợp các lý thuyết có liên quan nhằm hiểu sâu sắc hơn mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và hình thức của hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn, từ đó nghiên cứu, sắp xếp thành một hệ thống tri thức làm cơ sở lý luận cho đề tài. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phƣơng pháp quan sát: Quan sát hoạt động hàng ngày để tìm hiểu thái độ, hành vi, KNS của trẻ mẫu giáo lớn trong các mối quan hệ ứng xử đối với mọi ngƣời. Phƣơng pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành xin ý kiến, góp ý, hƣớng dẫn của các thầy giáo, cô giáo có nhiều kinh nghiệm trong công việc xây dựng đề tài, xử lý số liệu, xây dựng các biện pháp QL hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn trong trƣờng mầm non. Phƣơng pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trao đổi với CBQL, GV, PHHS của các trƣờng mầm non công lập huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Để đảm bảo tính khách quan và có cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp QL sau này, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu trƣng cầu ý kiến cho CBQL, GV tham gia giảng dạy và PHHS có con thuộc trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn tại các trƣờng mầm non trong huyện Thanh Trì. 5 6.3. Phương pháp thống kê: Phƣơng pháp này tác giả sử dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu thu đƣợc từ các phƣơng pháp nghiên cứu khác. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc trình bày theo 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn trong trƣờng mầm non. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trƣờng mầm non huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trƣờng mầm non huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Khái niệm KNS đã có nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đề cập đến trong nhiều công trình, nhƣ đánh giá của UNESCO “KNS là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày” [39]. Đồng thời UNICEF cũng đã đề cập đến KNS thông qua khái niệm, đặc điểm và những con đƣờng hình thành nhân cách ở trẻ thông qua KN. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nghiên cứu về KNS và cho rằng KNS nhƣ là một năng lực riêng biệt của từng cá nhân. Nhƣ vậy, nghiên cứu về KNS đã đƣợc rất nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và cá nhân quan tâm và tìm hiểu nhằm phát triển con ngƣời toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ đã thành lập Ủy ban thƣ ký về Rèn luyện các kỹ năng cần thiết (The secretary’s comission on achieving necessary skills SCANS). Nhiệm vụ của tổ chức này là nhằm thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động có kỹ kỹ năng thành thạo trong công việc và đạt mức thu nhập cao. Theo các nhà nghiên cứu chỉ trang bị những kỹ năng thiết yếu cho ngƣời lao động đặc biệt là kĩ năng thích ứng cải thiện hiệu quả lao động. Hội đồng kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Úc (The Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) dƣới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Khoa học Úc (The Department of Edutralian - Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (The Australia Nationnal Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn tài liệu “Kỹ năng hành nghề cho tƣơng lai” (2002). Cuốn sách đã đề cập đến những kĩ năng và kiến thức mà ngƣời lao động cần phải có, trong đó đánh giá cao kỹ năng sống. Trong đó, kỹ năng hành nghề (Employability Skills) là kỹ năng cần thiết không chỉ để có đƣợc việc làm mà 7 đó còn là động lực phát huy những tiềm năng của từng cá nhân góp phần hoạch định chính sách và chiến lƣợc cho tổ chức. Theo Nic Compton trong cuốn “The Indispensable Book of Parctical Life Skills” cung cấp các phƣơng thức để có thể giải quyết các vấn đề bối trƣớc những thách thức của cuộc sống cho mọi lứa tuổi. Đây là lí luận nhằm hỗ trợ các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh có thể xử lý tất cả các tình huống khó xử trong cuộc sống và cho mọi lứa tuổi. Trong tác phẩm “The Practical Life Skills Workbook” của Ester A. Leutenberg, John J. Liptak đƣa ra lý thuyết KNS thực sự quan trọng hơn cả chỉ số thông minh (IQ). Trong đó, KNS là những kỹ năng vô giá của ngƣời sử dụng hằng ngày, cho phép họ có thể tạo ra cuộc sống riêng mà họ mong muốn. Chỉ số thông minh của một ngƣời có KNS thể hiện là học có thể chất, tinh thần, sự nghiệp, tình cảm, xã hội, trí thông minh vƣợt trội hơn so với những ngƣời không có KNS. Cùng với những đánh giá trên, trong “Teaching Your Children Life Skills” của Deborah Carroll đã đề cập đến 10 điều quan trọng khi dạy trẻ em; bằng cách này hay cách khác tạo cho trẻ cơ hội học tập thông qua các công việc, những chuyến đi mua sắm, các kỳ nghỉ và các tình huống khác để giúp trẻ tích lũy những kỹ năng trong cuộc sống . Trong những năm đầu của thập niên 90 (thế kỷ XX), Việt Nam và các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á nhƣ: Ấn Độ, Lào, Campuchia, Indonexia, Malaysia, Thái Lan… việc nghiên cứu KNS đƣợc quan tâm hiện nay từ bậc Mầm non đến THPT là việc áp dụng thử nghiệm và triển khai chƣơng trình dạy KNS vào bài giảng và các hoạt động. Xác định mục tiêu của GD KNS là: “Nhằm nâng cao tiềm năng của con ngƣời để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo ra sự đổi thay và nâng cao chất lƣợng cuộc sống”. Giáo dục KNS ở Ấn Độ đƣợc xem là khả năng giúp tăng cƣờng sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con ngƣời. KNS bao gồm: kỹ năng giải quyết các vấn đề, có tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, giao tiếp, quan hệ liên nhân cách, ra quyết định, thƣơng lƣợng, tự nhận thức, đối phó với stress và cảm xúc, từ chối, kiên định và hài hòa…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan