Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyệ...

Tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

.PDF
125
254
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO HOÀNG HỮU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO HOÀNG HỮU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Thị Hằng THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phùng Thị Hằng. Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác, bảo đảm tính khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Đào Hoàng Hữu i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Tâm Lý Giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Thao, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo các trường THCS thuộc huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ đã cung cấp thông tin, tư liệu, tham gia trả lời phiếu điều tra, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quí báu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân trong gia đình đã hết lòng động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phùng Thị Hằng, người đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô, bạn bè để tôi có cơ hội trở lại vấn đề này một cách tốt nhất. Trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018 Tác giả Đào Hoàng Hữu ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ....................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ............. 6 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 6 1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 6 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................ 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................... 9 1.2.1. Quản lý, Quản lý giáo dục ................................................................................. 9 1.2.2. Hoạt động, hoạt động dạy học ......................................................................... 11 1.2.3. Tích hợp, dạy học theo chủ đề tích hợp ........................................................... 14 1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp............................................. 17 1.3. Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS ................................................................................................ 17 1.3.1. Tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS ..... 17 1.3.2. Đặc điểm của hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường trung học cơ sở .... 19 iii 1.3.3. Hiệu trưởng trường THCS với vai trò quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS ...................................................................... 25 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS .................................................................................. 33 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 36 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ............................................................................................. 37 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục THCS của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .... 37 2.1.1. Khái quát chung về các trường THCS của huyện............................................ 37 2.2. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu ...... 42 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 42 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................ 42 2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lí số liệu ........................................ 43 2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................................................ 44 2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 44 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .............................. 52 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS .................................................................................. 52 2.4.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................................................ 54 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 55 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................................................ 57 2.4.5. Đánh giá chung của các khách thể điều tra về việc thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởng các trường THCS huyện Lâm thao, tỉnh Phú Thọ ........... 59 iv 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS ............................................................................. 61 2.6. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học theo CĐTH ở trường THCS và nguyên nhân của thực trạng ..................................... 62 2.6.1. Đánh giá chung ................................................................................................ 62 2.6.2. Nguyên nhân .................................................................................................... 63 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 64 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................................ 65 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý ........................................... 65 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu và pháp lý ................................................. 65 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................................... 66 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 67 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 68 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ............................................................ 68 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và GV về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS ................ 68 3.2.2. Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS ....................................................................... 71 3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và kĩ năng dạy học theo chủ đề tích hợp cho đội ngũ giáo viên ở trường THCS ........................... 74 3.2.4. Đổi mới công tác quản lý hoạt động học tập của HS ở trường THCS ............ 76 3.2.5. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS .................................................................................. 81 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 83 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất ....................................................................................... 84 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................... 84 v 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ................................................................................... 84 3.4.3. Tiến trình khảo nghiệm .................................................................................... 84 3.4.4. Địa bàn khảo nghiệm và khách thể khảo nghiệm ............................................ 84 3.4.5. Phân tích kết quả khảo nghiệm ........................................................................ 85 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 90 1. Kết luận ................................................................................................................... 90 2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 94 PHỤ LỤC vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ, cụm từ viết tắt. Từ, cụm từ viết đầy đủ 1. CB - GV Cán bộ - giáo viên 2. CBQL Cán bộ quản lý 3. CNTT Công nghệ thông tin 4. CSVC Cơ sở vật chất 5. DHTCĐTH Dạy học theo chủ đề tích hợp 6. DHTH Dạy học tích hợp 7. GD & ĐT Giáo dục & đào tạo 8. GV Giáo viên 9. HS Học sinh 10. PPDH Phương pháp dạy học 11. QLGD Quản lý giáo dục iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê hệ thống trường, lớp năm học 2016 - 2017 .......................... 37 Bảng 2.2. Đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng năm học 2016 - 2017 ............... 37 Bảng 2.3. Đội ngũ giáo viên năm học 2016 - 2017 ............................................... 38 Bảng 2.4. Tổng hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của các trường THCS huyện Lâm Thao - Tỉnh Phú Thọ năm học 2016 - 2017 ...................39 Bảng 2.5. Bảng thống kê kết quả xếp loại học lực của học sinh các trường THCS huyện Lâm Thao trong năm học 2016-2017 ............................. 40 Bảng 2.6. Bảng thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trường THCS huyện Lâm Thao trong năm học 2016-2017 ............................. 40 Bảng 2.8. Đánh giá của khách thể điều tra về tầm quan trọng của DHTCĐTH của CBQL, GV ở các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .. 44 Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ......... 45 Bảng 2.10. Đánh giá của các khách thể điều tra về các hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên THCS .................................................... 47 Bảng 2.11. Đánh giá của khách thể điều tra về các phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS ..............................................................................49 Bảng 2.12. Đánh giá của các khách thể điều tra về kết quả hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................51 Bảng 2.13. Đánh giá của các khách thể điều tra về việc lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học theo CĐTH ở trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 53 Bảng 2.14. Đánh giá của khách thể điều tra về các biện pháp tổ chức triển khai hoạt động DHTCĐTH ở các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................................................................................................. 54 Bảng 2.15. Đánh giá của khách thể điều tra về các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo CĐTH ở trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ............. 56 Bảng 2.16. Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động DHTCĐTH ở trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 57 v Bảng 2.17. Đánh giá chung của các khách thể điều tra về việc thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởng các trường THCS huyện Lâm thao, tỉnh Phú Thọ ................................................................................. 59 Bảng 2.18. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS............61 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động DHTH tại các trường THCS huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ .............85 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động DHTCĐTH tại các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................................................................................................. 87 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ........................................86 Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất...........................................88 vi MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu, và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta từ thập niên 90 trở lại đây, vấn đề xây dựng tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào trường phổ thông, chủ yếu là bậc Tiểu học, cấp THCS và gần đây áp dụng vào việc thiết kế chương trình, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo ở các cấp phổ thông. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và ngày càng sâu rộng, đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho GD&ĐT Việt Nam. Đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn ấy, Đảng ta xác định vấn đề giáo dục con người luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực Giáo dục và đào tạo. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn dân và là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo phải được ưu tiên và đi trước. Mục tiêu cốt lõi của GD&ĐT là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam” [Dẫn theo 2]. Việc đổi mới của nền GD&ĐT để đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước chắc chắn không thể thiếu sự đổi mới và sáng tạo các phương pháp và phương tiện trong quá trình dạy học của mỗi thầy cô giáo. Trong đó dạy học theo chủ đề tích hợp có ý nghĩa vai trò to lớn. Dạy học tích hợp cũng đang là một hướng đi mới mà Bộ GD&ĐT khá kì vọng để thiết kế nội dung giáo dục phổ thông nhằm giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo Đề án đổi mới căn bản toàn diện. Trên cơ sở đó học sinh có được nhiều thông tin hơn với nội dung và phương pháp dạy mới, điều này không làm nặng nề cho người học mà làm cho người học hứng thú, giống một người thích công việc thì không biết mệt khi làm việc khi đó sẽ không đặt vấn đề quá tải hay không quá tải nữa. Vấn đề ở chỗ người giáo viên sử dụng dung lượng kiến thức như thế nào để đạt được mục tiêu giáo dục là hình thành 1 kỹ năng cho người học và công tác quản lí hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường học đạt được hiệu quả tốt nhất. Lâm Thao là một huyện đồng bằng- trung du của tỉnh Phú Thọ. Huyện lị là thị trấn Lâm Thao. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện đang có những bước chuyển mình rõ rệt. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều trường THCS trong đó nổi lên năm trường với nhiều thành tích cao về công tác dạy học và quản lý dạy học gồm Trường THCS: Lâm Thao, Sơn Vi, Supe, Vĩnh Lại, Tứ Xã. Đội ngũ giáo viên năm trường THCS trong huyện Lâm Thao kể trên còn rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, còn những bất cập cả về số lượng, hạn chế về trình độ và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Số giáo viên có kinh nghiệm tuổi nghề trên 15 năm chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Đội ngũ giáo viên nữ chiếm đa số, khoảng 70%. Đội ngũ cán bộ quản lý có một số hiệu trưởng chưa được qua các lớp đào tạo dài hạn, do vậy việc chỉ đạo hoạt động chuyên môn của nhà trường có một số vấn đề chưa theo kịp với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, trong những năm qua nhờ sự nỗ lực không ngừng, các trường THCS huyện Lâm Thao đã có những đổi mới nhất định về công tác quản lý dạy học theo chủ đề tích hợp và từng bước khẳng định mình, song chưa đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay của giáo dục, đặc biệt trong quản lý hoạt động chuyên môn khi vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là hết sức quan trọng, trong đó dạy học theo chủ đề tích hợp là yêu cầu bắt buộc. Việc quản lý tốt hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp của hiệu trưởng ở trường THCS sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục THCS. Dạy học tích hợp chủ đề có thể sẽ là định hướng thích hợp với chương trình, nội dung và cách thức tổ chức quá trình dạy học hiện nay, góp phần tạo ra môi trường học tập tốt, thuận lợi giúp học sinh tham gia tích cực vào bài học và dễ dàng ghi nhận kiến thức một cách có hệ thống, không nhồi nhét quá tải. Hơn nữa dạy học tích hợp từng bước khơi dậy khả năng tự học đang tiềm ẩn ở mỗi học sinh, tiến tới chỗ hình thành cho các em có phong cách biết tự học ở mọi nơi, mọi lúc, nâng cao tính tích cực, sáng tạo, tự lực tìm mà học ở người học, nhằm nâng cáo chất lương dạy 2 và học ở nước ta. Vì vậy nghiên cứu DHTCĐTH ở trường THCS góp phần làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay và quá trình thực hiện quan điểm chủ trương đó không chỉ có ý nghĩa khoa học về mặt lý luận mà còn có giá trị về mặt thực tiễn. Đồng thời nêu rõ được những thành công, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS là một việc cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học cấp THCS của Tỉnh. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ. 4.2. Về khách thể điều tra và địa bàn khảo sát - Khách thể điều tra: bao gồm 174 người, trong đó có 33 các bộ quản lí giáo dục và 141 giáo viên. - Địa bàn khảo sát: 05 trường THCS trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ bao gồm: Trường THCS Lâm Thao, trường THCS Sơn Vi, trường THCS Supe, trường THCS Vĩnh Lại, trường THCS Tứ Xã. 3 5. Giả thuyết khoa học Vấn đề quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua còn có những bất cập như: Năng lực dạy học theo chủ đề tích hợp của giáo viên còn hạn chế, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp chưa hợp lý, chưa thực sự khoa học, vì thế hiệu quả của hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp chưa cao. Nếu đề xuất và áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp phù hợp với tình hình thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS. 6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp của hiệu trưởng trường THCS bao gồm: Các tài liệu, các văn kiện của Đảng, của nhà nước có liên quan đến nhà trường THCS (Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học,...); Các kết quả nghiên cứu, tài liệu về hoạt động quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm xây dựng khung lý thuyết cho luận văn. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra viết: Khảo sát lấy ý kiến các Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên các trường THCS nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo CĐTH của hiệu trưởng trường THCS. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành khảo sát 118 HS nhằm làm rõ hơn thực trạng về vấn đề nghiên cứu. 4 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, giáo viên của trường để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo CĐTH của Hiệu trưởng. 7.2.3. Phương pháp quan sát: Tiến hành dự một số giờ dạy trong lớp và ngoài lớp học để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo CĐTH của Hiệu trưởng. 7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Dự trên các báo cáo sơ kết, tổng kết theo từng năm học va kinh nghiệm rút ra của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo CĐTH của Hiệu trưởng. 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động như kế hoạch chuyên môn của trường, tổ bộ môn, giáo viên trong việc xây dựng và triển khai dạy học theo CĐTH. 7.2.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến một số cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT để làm rõ hoạt động dạy học theo CĐTH trên địa bàn huyện. 7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng một số công thức toán học: tính trung bình cộng, tính phần trăm... để xử lý kết quả điều tra. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS. - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. - Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp ở các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu, thử nghiệm và thực thi dạy học theo quan điểm tích hợp được bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, từ cuối những năm 90 trở lại đây, vấn đề nghiên cứu về một khoa học thống nhất trên quan điểm phân tích hệ thống và theo quan điểm tiếp cận tích hợp trong giáo dục nhằm hình thành và phát triển các năng lực cho người học mới thực sự được quan tâm. Các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề dạy học tích hợp có thể kể đến nhà lí luận giáo dục Pháp Xavier Roegiers. Ông có hai công trình có chất lượng khoa học cao, trong đó có một cuốn đã được dịch sang tiếng Việt. Trước 1996 có: "Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực tích hợp ở nhà trường?" - Nguyên bản tiếng Pháp - người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị, NXB Giáo dục, 1996. Bốn năm sau đó, ông công bố công trình: "Một phương pháp sư phạm của hội nhập. Và tích hợp các kĩ năng có được trong giảng dạy". Phối hợp với Jean Marie De Ketele phiên bản De Boeck Đại học Bỉ, 2000 ("Une pe'dagogie de L'inte'gration. Compe'tences et inte'gration des acquis dans l'enseignement". Avec la collaboration de Jean Marie De Ketele. Editions De Boeck universite' Belgium, 2000). Theo Xavier Roegiers, sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn bộ quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực cụ thể có dự tính trước những điều kiện cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy sư phạm tích hợp tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa [dẫn theo 17]. Ngoài ra, Donald P. Cauchak, Paul D. Eggen trong mục: "Tích hợp các đơn vị chương trình học liên ngành và chuyên đề" thuộc công trình: "Học tập và phương pháp giảng dạy nghiên cứu", Công ty Allyn, 1998 (Integrating the Curriculum Interdisciplinary and thematic units thuộc công trình: "Learning and Teaching Research based methods", Allyn company, 1998) cũng đã đặt ra và bước đầu giải quyết vấn đề dạy và học theo quan điểm sư phạm tích hợp [dẫn theo 17]. 6 Ở một số nước trên thế giới, dạy học theo quan điểm tích hợp đã được ứng dụng từ những năm 80 của thế kỷ XX. Tích hợp có nơi được xem như nguyên tắc tổng quát của việc xây dựng cả hệ thống chương trình. Ví dụ chương trình Tiểu học ở Ma-lai-xi-a được gọi là: "The intergrated curriculum for Primary school" (Chương trình giảng dạy tích hợp cho trường Tiểu học) do Bộ GD&ĐT Ma-lai-xi-a công bố lần đầu năm 1997). Các chương trình tích hợp ở các nước trên thế giới có thể được thực hiện ở các mức độ khác nhau: từ phối hợp, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn. Ở mức độ thấp có sự phối hợp về nội dung, phương pháp của một số môn có liên quan nhưng mỗi môn cần đặt trong một phần hay một chương riêng. Tích hợp ở mức độ cao hơn có sự kết hợp chặt chẽ trong nội dung, đặc biệt là những phần giao nhau của các môn học này. Tích hợp ở mức độ cao nhất được thực hiện ở nội dung của các môn học được hòa vào nhau hoàn toàn thành một chỉnh thể mới đạt mục tiêu đề ra một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn về nội dung, thời gian. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau như nội dung, cách thức, hiệu quả,… của việc dạy học tích hợp trong nhà trường phổ thông, đây chính là cơ sở cho việc dạy học theo chủ đề tích hợp hiện nay. 1.1.2. Ở Việt Nam Ngày nay mục đích của dạy học không chỉ dừng lại ở cách tiếp cận truyền thụ, cung cấp kiến thức, kỹ năng, những kinh nghiệm mà loài người đã tích luỹ được cho học sinh mà đang chuyển dần sang cách tiếp cận phát triển năng lực: năng lực giao tiếp; năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; khả năng thích ứng; năng lực sáng tạo… cho học sinh. Phát triển năng lực toàn diện cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các nhà trường hiện nay theo tinh thần đổi mới giáo dục. Để làm tốt nhiệm vụ đó, các nhà quản lý giáo dục phải đầu tư nghiên cứu, trải nghiệm để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung trong nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học nói chung, quản lý hoạt động dạy học tích hợp nói riêng là hoạt động trung tâm của người hiệu trưởng cũng như là mục tiêu trung tâm và quan trọng nhất của quản lý nhà trường. Vì vậy nó là vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên cứu. 7 Những năm gần đây, vấn đề quản lý giáo dục được đặc biệt quan tâm với sự xuất hiện của những công trình nghiên cứu khoa học, những bài viết trên báo, tạp chí, tài liệu được dịch từ nước ngoài, nhiều tài liệu được xuất bản của những nhà nghiên cứu về công tác giáo dục của một số tác giả. Tác giả Trần Ngọc Giao trong cuốn “Quản lý trường phổ thông” cũng đã bàn về khoa học quản lý và QLGD [11]. Tác giả Nguyễn Phúc Châu trong cuốn “Quản lý nhà trường” đã nêu rất rõ về quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường [10]. Tác giả Đào Trọng Quang với bài “Biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp, cơ sở lí luận và một số kinh nghiệm”. Tác giả đã đề cập tới bản chất của sư 9 phạm tích hợp, quan điểm tích hợp, một số nguyên tắc chủ đạo và một số kỹ thuật của tích hợp [21]. Tác giả Đỗ Ngọc Thống đã nêu một hệ thống quan điểm tích hợp và dạy học theo hướng tích hợp, đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa cộng gộp kiến thức và tích hợp kiến thức trong cuốn “Đổi mới dạy và học Ngữ văn ở THCS”, Tác giả Trần Viết Thụ (1997) trong công trình nghiên cứu “Vận dụng nguyên tắc liên môn khi dạy các vấn đề văn hóa trong SGK trong lịch sử THPT” đã vận dụng kiến thức văn học, địa lý, chính trị vào giảng dạy bộ môn lịch sử theo quan điểm liên môn. Cuốn tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở các trường THCS, THPT của nhà xuất bản Đại học sư phạm nói về “Dạy học tích hợp là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, nhất là nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” [28]. Một số luận văn Thạc sỹ quản lý giáo dục cũng đã có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động DHTH của hiệu trưởng các trường THCS. Tác giả Lê Trọng Sơn với công trình “Vận dụng tích hợp giáo dục dân số qua dạy học phần sinh lý người ở lớp 9 THCS” tác giả đã nhấn mạnh việc tích hợp dân số vào môn Sinh học 9 là thích hợp với nội dung cũng như độ tuổi của học sinh. Tác giả Nguyễn Thị Thinh với công trình “Quản lý hoạt động dạy học tích hợp ở các trường THCS quận Nam Từ Liêm- thành phố Hà Nội” đã đề cập đến nội dung dạy học tích hợp. Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều phương diện khác nhau về lý luận cũng như thực tiễn đối với vấn đề dạy học, quản lí hoạt động dạy học tích 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan