Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trườn...

Tài liệu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

.PDF
123
31
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HÒA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌCGIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HÒA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Lan Hương THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS.Vũ Lan Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .............................................................. 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 5 1.2. Một số khái niệm công cụ của đến đề tài .................................................... 10 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục ........................................................................... 10 1.2.2. Văn hóa, đa văn hóa, môi trường giáo dục đa văn hóa ............................... 11 1.2.3. Khái niệm giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông .................................. 13 1.2.4. Khái niệm hoạt động chủ nhiệm lớp ........................................................... 13 1.2.5. Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa . 13 1.3. Hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông ............................................ 14 1.4. Hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở ............................................................................................ 17 1.4.1. Đặc điểm của môi trường giáo dục đa văn hóa ........................................... 17 1.4.2. Mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở .................................................... 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.4.3. Nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở ............................................................................. 21 1.4.4. Phương pháp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở ................................ 23 1.4.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động chủ nhiệm lớp .. 24 1.4.6. Yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở .................................................... 25 1.5. Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở ............................................................................. 27 1.5.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở .................................................... 27 1.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở ................................ 28 1.5.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở ........................................................... 30 1.5.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở ........................................................... 31 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở ............................................ 32 1.6.1. Yếu tố chủ quan ........................................................................................... 32 1.6.2. Các yếu tố khách quan ................................................................................. 33 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 34 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN................. 35 2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát ..................................................................... 35 2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội huyện Đại Từ .................................... 35 2.1.2. Tổng quan về các trường trung học cơ sở ở huyện Đại Từ ........................ 36 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................. 37 2.2.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 37 2.2.2. Nội dung khảo sát........................................................................................ 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.2.3. Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 38 2.2.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 38 2.3. Thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên ........... 38 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và ý nghĩa của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa .............. 38 2.3.2. Thực trạng mục tiêu của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............................................................................................. 40 2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.................................................................................................... 41 2.3.4. Thực trạng các phương pháp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa ........................................................ 47 2.3.5. Thực trạng phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa....................... 48 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.................................................................................................... 50 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ......................................................................... 50 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ..................................................................................... 53 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khaihoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ..................................................................................... 55 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ..................................................................................... 58 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ........................................................ 60 2.6. Đánh giá chung............................................................................................ 61 2.6.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 61 2.6.2. Khó khăn ..................................................................................................... 62 Kết luận chương 2 .................................................................................................. 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN ............ 66 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 66 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục ...................................................... 66 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................. 66 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................................ 66 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .............................................................. 66 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên ........ 67 3.2.1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớpphù hợp với môi trường giáo dục nhà trường, địa phương..................................................... 67 3.2.2. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GVCN ..................................... 72 3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp trongmôi trường giáo dục đa văn hóa ............................................................................................. 76 3.2.4. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............. 80 3.2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.............................................................................................. 83 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 86 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ........................... 87 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................................ 87 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm............................................................................... 87 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm................................................................................... 87 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 91 1. Kết luận .............................................................................................................. 91 2. Khuyến nghị....................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 94 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL: Cán bộ quản lý CTCN: Công tác chủ nhiệm QL: Quản lý THCS: Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông NLGD: Năng lực giáo dục GV: Giáo viên HS: Học sinh ĐVH: Đa văn hóa GD ĐVH: Giáo dục đa văn hóa GDĐT Giáo dục Đào tạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng HS THCS người dân tộc năm học 2018 - 2019....................... 36 Bảng 2.2. Số HS dân tộc thiểu số rất ít người năm học 2018 - 2019 ...................... 36 Bảng 2.3. Kết quả hạnh kiểm kỳ I năm học 2018 - 2019 ........................................ 37 Bảng 2.4. Kết quả học lực kỳ I năm học 2018 - 2019 ............................................. 37 Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và ý nghĩa của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ........... 39 Bảng 2.6. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêu của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............................ 40 Bảng 2.7. Đánh giá của GVCN về thực trạng nội dung về hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa .............................................. 42 Bảng 2.8. Tự đánh giá của GVCN về kết quả thực hiện nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp................................................................................................. 44 Bảng 2.9. Đánh giá của GVCN về tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa .................................. 46 Bảng 2.10. Đánh giá của HS về các phương pháp chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ................................................................................. 47 Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL về thực trạng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp trong môi trường GD ĐVH chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa ........... 52 Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............................ 54 Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL, GVCN về thực trạng chỉ đạo các nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp của nhà trường trong môi trường giáo dục đa văn hóa ........................................................................................................... 55 Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL, GVCN về chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS trong môi trường giáo dục đa văn hóa ................................................................................................ 57 Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm .............................................. 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ................. 60 Bảng 3.1. Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ cần thiết để thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............................................................................................... 87 Bảng 3.2. Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ khả thi để thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............................................................................................... 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Học sinh trung học cơ sở bao gồm những học sinh trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi, là giai đoạn lứa tuổi có sự chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ em sang giai đoạn người trưởng thành. Do vậy, lứa tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, sự phát triển về trí tuệ và tình cảm đạo đức, ở các hoạt động tâm lý và sự phát triển mạnh mẽ về nhu cầu tự ý thức của các em. Vì vậy, sự phát triển tâm lý của hoc sinh THCS, nhất là HS dân tộc thiểu số rất cần sự giúp đỡ, tư vấn, định hướng của người lớn, các nhà giáo dục và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp, cố vấn cho các em học sinh trong tất cả các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong công tác giáo dục HS. Học sinhở các trường THCS trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên thuộc nhiều dân tộc khác nhau như: dân tộc Dao, dân tộc Tày, dân tộc Nùng, dân tộc Kinh, dân tộc Sán Chí, dân tộc Sán Dìu, dân tộc Cao Lan...Việc tiếp nhận các hoạt động giáo dục và việc tự giáo dục của các em có sự ảnh hưởng của yếu tố khác nhau như: tâm sinh lý lứa tuổi, hoàn cảnh sống của học sinh, môi trường giáo dục của nhà trường, phương pháp giáo dục của giáo viên bộ môn và GVCN,... trong đó có sự ảnh hưởng của bản sắc văn hóa dân tộc.Đặc thù về dân tộc và bản sắc dân tộc khiến một số HS chưa cởi mở, hào hứng tham gia vào các hoạt động, một số em kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, trầm tính, thậm chí vào các ngày lễ, tết của người Dao, người Tày, người Sán Dìu… hiện tượng HS nghỉ học gây khó khăn cho hoạt động dạy, học và công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, vai trò của GVCN trong môi trường đa văn hóa rất quan trọng, bởi lẽ, nếu GVCN có các phương pháp dạy học, kỹ năng cần thiết để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục sẽ khuyến khích tư duy sáng tạo của HS, khuyến khích HS tham gia tích cực vào các hoạt động để phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa của HS, HS biết tôn trọng lẫn nhau, tránh được những bất hòa, xung khắc. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện, đặc biệt là Hiệu trưởng các trường nằm ở những xã vùng sâu của huyện Đại Từ như Bản Ngoại, La Bằng, Hoàng Nông, Quân Chu, Cát Nê,… đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của GVCN. Tuy nhiên, hoạt động chủ nhiệm lớp và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa gặp phải những khó khăn như GVCN thiếu kiến thức về môi trường giáo dục đa văn hóa, chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ năng chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa, kế hoạch chủ nhiệm lớp còn sơ sài, chưa gắn với môi trường giáo dục đa văn hóa, chưa có sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường… Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động chủnhiệm lớp và quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở là cần thiết, nhằm khắc phục những khó khăn để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở có hiệu quả, có tính khả thi. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” cho công trình nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường THCS huyện Đại Từ, Thái Nguyên, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường THCS ở các trường THCS trong huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THCS trong huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện nhưng kết quả chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của thực tiễn. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường THCS huyện Đại Từ phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, đặc điểm văn hóa dân tộc, vùng miền thì sẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nâng cao hiệu quả hoạt động chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường THCS. Thực trạng quản lý hoạt độngchủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; 6. Phạm vi nghiên cứu Khách thể điều tra: 100 giáo viên chủ nhiệm lớp, 300 học sinh dân tộc thiểu số khối 7 và khối 8. 60CBQL gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách và Chủ tịch công đoàn ở 9 trường THCS: Hùng Sơn, Bình Thuận, Văn Yên, Bản Ngoại, Hoàng Nông, Tiên Hội, Quân Chu, Ký Phú, Yên Lãng. Địa bàn: Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những tài liệu lýluận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket) Phương pháp này được sử dụng trong đề tài với mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa, mức độ tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh dân tộc thiểu số và nguyên nhân của thực trạng. 7.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm về việc quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp thông qua báo cáo trong các hội nghị tập huấn của Sở GDĐT Thái Nguyên, Phòng GDĐT Đại Từ, các trường THCS trong huyện Đại Từ và kinh nghiệm tích lũy được của cá nhân trong quá trình làm công tác quản lý nhà trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Được sử dụng với mục đích tìm hiểu những nhận xét, đánh giá của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý của các trường THCS về vấn đề quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa. 7.2.4. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa ở các trường THCS huyện Đại Từ mà đề tài đề xuất. 7.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được về mặt định lượng. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề - Nghiên cứu về hoạt động chủ nhiệm lớp Trong xã hội cộng sản nguyên thủy giáo dục chưa có trường lớp chuyên biệt. Đến chế độ chiếm hữu nô lệ, giáo dục đã có trường học. Và đến thế kỷ XVI, nhà giáo dục Séc J.A. Cômenxki (1592-1670) đã đưa ra được một hình thức tổ chức dạy học mới đó là hệ thống lớp - bài [theo 23]. Từ đó mô hình lớp học được duy trì và ngày càng phát triển mạnh mẽ ở khắp các nước trên thế giới. Ngày nay, để tổ chức giảng dạy và có các biện pháp giáo dục HS, cần phải tổ chức ra lớp học trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông. Một lớp học phải có một người quản lý lớp hay còn gọi là giáo viên chủ nhiệm. Hoạt động chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành đạo đức, hành vi có đạo đức cho học sinh. Cho nên các nước phát triển đã chỉ ra những nội dung giáo dục cho học sinh trung học mà có liên quan đến hoạt động chủ nhiệm lớp như: giáo dục cho HS về kỹ năng sống, giáo dục cho HS những giá trị sống gắn bó thiết thực với thực tiễn, giáo dục hướng nghiệp để định hướng nghề nghiệp… Quan điểm của UNESCO đã cho rằng giáo dục trung học là giai đoạn mà HS có thể thấy được những giá trị cần thiết cho cuộc sống, thấy được định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân mình. Như vậy, vai trò của hoạt động chủ nhiệm lớp góp phần quan trọng để định hướng nghề nghiệp cũng như giáo dục các phẩm chất, năng lực cần có cho HS THCS. Hoạt động chủ nhiệm lớp đã có nhiều công trình, nhiều đề tài nghiên cứu, phân tích. Các đề tài nghiên cứu công tác chủ nhiệm lớp ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể: Hoạt động chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách cho học sinh. Cho nên các nước phát triển đã chỉ ra những nội dung giáo dục cho học sinh trung học mà có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp như: giáo dục kỹ năng sống, giáo dục những giá trị sống, giáo dục hướng nghiệp… Quan điểm của UNESCO đã cho rằng giáo dục trung học là giai đoạn mà thế hệ trẻ lựa chọn cho mình những giá trị cần thiết cho cuộc sống cũng như con đường chuẩn bị bước vào hoạt động nghề nghiệp sau này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Như vậy, người GV cần tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để học sinh có thể tham gia được dễ dàng và học được rất nhiều thứ từ đó [15]. Các công trình tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động của GVCN ở trường phổ thông, bao gồm nội dung, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của GVCN ở trường phổ thông: GVCN với việc xây dựng tập thể HS, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp và những yêu cầu đối với GVCN, những kinh nghiệm, trao đổi cụ thể về công tác chủ nhiệm lớp, cụ thể là: Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, tại Điều 30, 31 quy định chức năng, nhiệm vụ của giáo viên như xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh [1]. “Lí luận giáo dục” của nhóm tác giả Phan Thanh Long, Trần Quang Cấn, Nguyễn Văn Diện đã đưa ra những chức năng cơ bản của giáo viên chủ nhiệm, những nội dung công tác chủ nhiệm, một số phương pháp giáo dục học sinh. Để làm được công tác chủ nhiệm lớp yếu tố quan trọng nhất đó là năng lực của người GVCN [15]. “Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT” của Hà Nhật Thăng (chủ biên), đã trình bày những cách thức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông [23]. Trong tác phẩm: “Những tình huống giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm” của Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ, các tác giả đã đề cập đến yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến giao tiếp giữa GV và HS cũng như quá trình GD và hình thành nhân cách HS, hình thành tập thể HS [19]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Phạm Minh Hùng trong bài viết “Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay” đã đề cập đến giáo dục học sinh qua tập thể và bằng tập thể, một nguyên tắc giáo dục quan trọng mà người khởi xướng là nhà giáo dục nổi tiếng A.S Macarenco, nhằm nâng cao năng lực cho GVCN [11]. Nguyễn Dục Quang trong bài viết “Bàn về năng lực giáo dục của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông” từ góc nhìn của chuẩn nghề nghiệp GV trung học đã phân tích về những vấn đề cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp, yêu cầu về năng lực đối với GVCN. Tác giả đã đưa ra một số nội dung cơ bản cho công tác chủ nhiệm, đề cao vai trò của người GVCN trong giáo dục học sinh, và những nội dung cần thiết đòi hỏi người GVCN tự bồi dưỡng và được bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục [18]. Trong bài viết “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường Hữu Nghị T78”, Lê Phú Thắng đã đưa ra một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp như: lựa chọn, bố trí đội ngũ GVCN; bồi dưỡng GVCN. Tác giả còn quan tâm đến việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đánh giá GVCN và đổi mới công tác thi đua khen thưởng GVCN [25]. Công trình nghiên cứu “Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên”, của tác giả Trần Thị Thúy đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và quản lý của Hiệu trưởng đối với đội ngũ GVCN, hoạt động công tác chủ nhiệm lớp. Qua nghiên cứu thực trạng tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của các trường THPT tỉnh Thái Nguyên [27]. Tháng 6 năm 2010 Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông với mục đích là: làm sáng tỏ các đặc điểm, những khó khăn, thuận lợi của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay; định hướng đổi mới nội dung, phương pháp công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông và tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên phổ thông. Nhiều kết quả, nhiều công trình nghiên cứu đã và đang được ứng dụng trong các nhà trường, hệ thống giáo dục các cấp. Đặng Thị Bích Vân trong công trình nghiên cứu về Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường THPT tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THPT tỉnh Bắc Ninh, đề xuất các biện pháp tăng cường quản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường [30]. Hoàng Thị Phương Hoa trong công trình nghiên cứu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tác giả đã triển khai nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp, thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở trường THCS Thành phố Hạ Long, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS thành phố Hạ Long, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh [12]. Thông tư 12/2011/TT-BGD ĐT về Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông nhiều cấp học [2], trong chương IV Giáo viên đã quy định về nhiệm vụ của GVCN trong nhà trường như xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường…. - Nghiên cứu về giáo dục đa văn hóa Về môi trường giáo dục đa văn hóa, có các bài viết của Nguyễn Thị Thủy, Nghiên cứu về giáo dục đa văn hóa và xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong trường mầm non, [26] đã đề cập đến chương trình giảng dạy có nội dung giáo dục phản chiếu sự đa dạng trong văn hóa các cộng đồng vừa cho trẻ nhận thức văn hóa của dân tộc mình, vừa cho trẻ nhận thức văn hóa của dân tộc khác. Lường Thị Định với bài viết Trò chơi dân gian trong giáo dục đa văn hóa ở trường mầm non có nhiều dân tộc [5]. Bài viết phân tích khi trẻ hiểu biết về văn hóa của các bạn không cùng dân tộc thì sẽ bớt được những rào cản văn hóa với giữa các trẻ, tăng tình đoàn kết, gắn bó, có những ứng xử và hành động trong giao tiếp phù hợp… Để xóa bỏ rào cản, khoảng cách văn hóa thì trò chơi dân gian là một phương tiện hiệu quả, bởi khi tham gia trò chơi không những giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vui chơi, không còn khoảng cách, có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết thêm nhiều văn hóa của các dân tộc khác, từ đó giúp trẻ phát triển về mặt xã hội. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông trong môi trường giáo dục đa văn hóado tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền chủ biên [14] đã đề cập đến đặc điểm của môi trường giáo dục đa văn hóa và ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của HS phổ thông. Trong tài liệu đã cung cấp tri thức về phẩm chất và kỹ năng GVCN cần có trong môi trường GD ĐVH, những yêu cầu đặt ra cho GVCN trong hoạt động giáo dục học sinh diễn ra trong môi trường có sự giao thoa của đa sắc văn hóa - Những nghiên cứu về quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp: Hoàng Thị Phương Hoa (2013) với đề tài Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS thành phố Hạ Long [9], đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp, thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở trường THCS Thành phố Hạ Long, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS thành phố Hạ Long, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Đặng Thị Bích Vân (2014), Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường THPT tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục [30], trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THPT tỉnh Bắc Ninh, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Qua nghiên cứu các công trình trên, chúng tôi nhận thấy các đề tài tuy xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau nhưng đã khẳng định được vị trí, vai trò của công tác GVCN trong nhà trường phổ thông, các đề tài đã chứng minh ở nhiều cấp học khác nhau. Tuy nhiên, những biện pháp mà các tác giả đưa ra khó có thể phù hợp và giúp giải quyết được những bấp cập trong công tác quản lý của các các nhà trường. Hiện nay chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”là thực sự cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận,vừa có ý nghĩa thực tiễn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất